Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/06/2019

Nhật kí Tưởng Giới Thạch từ 1915 (lúc 28 tuổi), kéo dài 57 năm

Có hai đoạn mình quan tâm, và chắc sẽ đề cập đầu tiên, là đoạn cụ Tưởng nói đến nhân vật Hồ Chí Minh bị quản thúc (qua các báo cáo của Trương Phát Khuê và nhiều người nữa), và đoạn cụ Tưởng tiếp đón cụ Ngô Đình Diệm tới xem Đài Loan diễn tập quân sự.

Cả hai đoạn đó, mình đã thấy một ít tư liệu gốc gác.

25/06/2019

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark Tam, tức "cậu Asanzo" làm xiếc với đồ Tàu

Trong các "cá mập" trên truyền hình, thì có Shark Vương, Shark Linh, Shark Phú, và cả Shark Tam. Riêng Shark Vương thì là bạn trường chuyên ngày trước của chúng tôi (đã đi nhanh ở đây, tháng 8 năm 2018, có ảnh bọn tôi hồi năm 1988).

Còn "cá mập" Tam thì là Phạm Văn Tam của Asanzo. "A San" này chính là cách gọi của người Trung Quốc cho người con trai có tên "Tam". Cho nên "A San" chính là "cậu Tam", tức "cậu Phạm Văn Tam".

Giải thích thêm "zo" trong Asanzo nữa, thì sẽ còn ngạc nhiên nữa.

Dưới là một ít tin nhanh và bình luận.

Đại khái A Tam làm ăn rất trúng mấy năm nay:

24/06/2019

Áo dài Việt Nam : chuyện dọc ngang kim cổ

Bắt đầu từ những chuyện gần đây. Đầu tiên, nhớ lại chuyện nhà thiết kế Minh Hạnh mang áo dài cùng một dàn người đẹp Việt sang bên xứ Phù Tang mấy năm trước. Rất ấn tượng với màn trình diễn áo dài Việt trong khung cảnh ngôi đền thần đạo Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 9/2015).

Bây giờ, thì có tin bà Nguyễn Thị Kim Ngân có tới 300 bộ áo dài do Võ Việt Chung thiết kế.

Mà đó là tin của năm 2017. Cho nên, bây giờ thì có khi hơn con số 300 rồi.

Chiều ngày 24/6/2019, con số cũ 300 bộ (của bài báo năm 2017) đã không còn nữa. Có thể đã được xóa đi. Sẽ post bản chụp màn hình trước khi xóa (bản chụp chính sẽ đưa lên sau, ở đây chỉ có một đoạn trích rút gọn).

23/06/2019

Giới hạn của tri thức và những khoảnh ruộng riêng : Ngô Bảo Châu siêu toán nhưng lơ mơ về sử

Mình đã viết từ mấy năm trước liền hai bài liên quan sâu đến Paul Giran (hiện vẫn là bản thảo), lại có một chương trình dài hơi trong hai năm 2017 - 2018 liên quan đến cụ này (chương trình đã nghiệm thu vào đầu năm 2019, có nhiều người đọc bản thảo đó). Nhưng tất cả vẫn còn đang chỉnh sửa, mấy năm rồi, khi nào xong sẽ cho công bố.

Người Việt Nam mình đã biết đến cụ P. G từ lâu rồi, từ hồi đầu thế kỉ XX. Sách cụ ấy ra là có bài điểm sách ngay từ hồi đó rồi. Có nhiều thảo luận ngay từ hơn cả 100 năm trước rồi. Đã cũ đến mức có thể tính bằng 5 hay 6 đời người !

22/06/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rực rỡ hai năm về trước ở Phủ Giày - Nam Định

Phủ Giày Nam Định là gốc.

Lại có Phủ Giày Sài Gòn được xây dựng sau năm 1954, vốn là do nhóm con cháu họ Trần Lê ở Phủ Giày Nam Định di cư đứng lên khởi xướng. Theo truyền ngôn, mẹ con bà Trần Lệ Xuân (phu nhân của ông Ngô Đình Nhu) có đóng góp tinh thần và tài lực lúc kiến thiết cũng như duy trì việc thờ phụng sau này. Bà Nhu đã đề xuất việc phụng thờ cả Liễu Hạnh công chúaHai Bà Trưng tại Phủ Giày Sài Gòn. Cho đến ngày nay, tháng 6 năm 2019, vẫn thờ phụng như vậy.

Đại khái, đã nói về quan hệ giữa Phủ Giày Sài GònPhủ Giày Nam Định trong một bài học thuật công bố chính thức cuối năm 2018 và đầu 2019, ở đâyở đây. Thật ra, vào giữa năm 2018 (hồi tháng 5 năm đó), đã công bố bản tạm thời trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Đại học Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc), xem nhanh ở đây.

21/06/2019

Nhân ngày báo chí 2019 : truyền thông miệng, cứ đinh ninh và cứ tin

Hồi nhỏ của lớp trưởng thành vắt qua những năm tháng đầu thời kì Đổi Mới của chúng tôi, có rất nhiều câu chuyện dạng truyền thông miệng. Được nghe ở trường lớp với bạn bè hay thầy cô, được nghe ở gia đình với hàng xóm, mà cũng có khi là chuyện vãn ở nơi bến tàu bến xe,...

Có khi phải mất tới mấy chục năm, mới vỡ lẽ, những cái tưởng có thể cứ thế mà tin, mà đinh ninh, thì hóa ra là "dổm".

19/06/2019

Báo "mới" của các cụ "cũ" : "Tạp chí Phương Đông" (nhóm Nguyễn Văn Hưởng)

Ghi chép nhân dịp ngày báo chí Việt Nam.

Đó là tờ báo của nhóm các cụ đã hưu trí Nguyễn Văn Hưởng, Trần Mai Hạnh, Nguyễn Như Phong. Đã ra được khoảng nửa năm nay. Gắn với Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông.

Đến hôm nay, mình cũng chưa có hân hạnh mục kích sở thị tờ này. Hoàn toàn chỉ thấy tin qua mạng.

Chống diễn biến hòa bình : thượng tá nhà báo quân đội Nguyễn Văn Minh

Có một nhà báo vốn xuất thân từ quân đội đã ra cuốn sách về chống diễn biến hòa bình. Đại khái như sau.

18/06/2019

Sáng tạo Việt : sau B-phôn, là B-xe của VinFast (tin tức và bình luận)

Mấy năm trước là sự kiện B-phôn của nhóm Nguyễn Tử Quảng (ví dụ xem quan sát ở đây, từ năm 2015).

Vẫn tiếp tục định dạng "B", bây giờ, vào mùa hè rực rỡ năm 2019, là B-xe của VinFast (tập đoàn Vingroup của nhóm Phạm Nhật Vượng).

VinFAST được giải thích là "viết tắt của các từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong) ". Rõ ràng có chữ Sáng tạo. Nhưng rõ ràng, ép quá, nên bắt "Phong" viết tắt thành "Fong" hay "Fhong". Viết đúng kiểu tiếng Việt thì phải thành: VinPAST. Lại nhớ hồi thập niên 1990, người Nhật ngỡ ngàng khi người Việt mình luận chữ TOYOTA thành ra "tôi yêu cô ta" !

Bây giờ, ở huyện đảo Cát Hải (thuộc Hải Phòng), ngoài các thương hiệu nước mắm Vạn Vân - nước mắm Cát Hải (với mùi khăm khẳm đặc trưng), chúng ta còn biết đến thương hiệu VinFAST như cách giải thích trên. 

17/06/2019

Nước mắm truyền thống ở Cát Bà thời 1950s, và dòng họ nhạc sĩ Đoàn Chuẩn

Gần đây, trong một bài viết học thuật ngăn ngắn về Cát Bà (tâm điểm của huyện đảo Cát Hải - Tp. Hải Phòng), tôi có nhấn mạnh đến nước mắm Cát Hải - nước mắm Cát Bà với mùi khăm khẳm đặc trưng. Bài đó đã nói nhanh ở đây.

Nước mắm Cát Hải có mùi khăm khẳm đặc trưng, đó là kiến thức có được qua trải nghiệm cá nhân bằng các lần ra Cát Bà. Lần gần đây nhất là năm 2013, xem ở đây.

Lần ấy, lúc trở vào bờ, phải đi phà, thì ngẫu nhiên gặp hai ông khách say rượu người huyện Kiến Thụy, rõ ràng chở 10 lít nước mắm bằng can nhựa trắng trên xe máy, mà liêng biêng thế nào, lúc sang bờ kiểm tra đã vơi quá nửa (can bị rò rỉ hay bật nút đậy gì đó) ! Cả cái xe máy một mùi khẳm khẳm ! Hai ông thì nồng nặc mùi rượu, trộn lẫn với mùi nước mắm ! Nhớ rất rõ !

Bây giờ, qua sưu tập của bác Tạ Thu Phong, chúng ta có cơ hội nhìn lại cái thời 1950s nước mắm sản xuất ở Cát Hải - gắn với gia tộc họ Đoàn. Đó là gia tộc sản xuất nước mắm truyền đời, gắn với thương hiệu nước mắm Vạn Vân nổi danh một thời, cũng là gắn với nhạc sĩ Đoàn Chuẩn.

Thêm một nốt nhạc nữa, để biết đến Đoàn Chuẩn trong tương quan với nước mắm Vạn Vân có mùi khẳm khẳm đặc trưng, với sóng nước Cát Bà, với các làng chài của người Việt gốc Hoa.

16/06/2019

Giáo dục phổ thông ở Hà Nội : ví dụ hệ thống THCS ở quận Cầu Giấy 2019

Gần đây, qua thực tế, mới thấy có rất nhiều phụ huynh không nắm rõ thế nào là "công lâp" và "ngoài công lập".

Đợt nóng dữ dội vừa qua, học sinh thủ đô trải qua các kì thi "khắc nghiệt" vào Trung học Cơ sở (cấp 2 ngày xưa) và Trung học Phổ thông (cấp 3 ngày xưa), xem nhanh ở đây.

Bây giờ, lấy ví dụ về hệ thống "công lập" và "ngoài công lập" cấp Trung học Cơ sở ở một quận nội thành Hà Nội - tạm lấy quận Cầu Giấy trước.

15/06/2019

Những dòng họ hiếu học và khoa bảng ở Thăng Long : 550 năm ngày đăng khoa của Nguyễn Như Uyên (1469 - 2019)

Đó là làng Cót ở Hà Nội. Là một trong 4 làng của bộ "tứ danh hương" (bốn làng nổi tiếng), thật ra, là ở rìa cận kinh thành Thăng Long xưa. Làng Cót nằm bên dòng sông Tô Lịch.

Tên chữ của làng CótHạ Yên Quyết. Tại sao gọi là "Cót" thì có nhiều thuyết khác nhau. Nhưng lí do "âm đọc na ná" thì xem ra thuyết phục hơn cả, ví như gần đấy là làng Mọc (tên chữ là Nhân Mục), hay làng Láng (tên chữ là Yên Lãng).

Làng Cót là quê hương của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm (dòng họ Hoàng cũng sản sinh ra nữ toán học gia Hoàng Xuân Sính). Nay đã có một con đường trong làng mang tên Hoa Bằng.

Phía địa phương đang đề nghị thành phố Hà Nội cho đặt tên con đường làng chạy trước đình là "Nguyễn Như Uyên" để tưởng niệm nhà khoa bảng thời Lê Thánh Tông.

13/06/2019

Giữa biển lửa nắng nóng, gặp anh em họ Trần (Nhuận Minh - Đăng Khoa) và cặp đôi

Hai anh em nhà bác Trần Đăng Khoa thì đã tạm đi nhanh ở đây, trong liên đới với quê hương Điền Trì phủ huyện Nam Sách (nay là xã Quốc Tuấn huyện Nam Sách). Và từ lâu, cũng đã hình thành cặp đôi Trần Đăng Khoa - Hoàng Anh Sướng (ví dụ đọc ở đây).

Hôm nay, giữa cái nóng như phát cháy của Hà Nội, như dự kiến từ lúc đầu, đã gặp cặp anh em và cặp đôi nói trên.