Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/06/2019

Khi các bạn ấy trở thành "cá mập": shark Tam, tức "cậu Asanzo" làm xiếc với đồ Tàu

Trong các "cá mập" trên truyền hình, thì có Shark Vương, Shark Linh, Shark Phú, và cả Shark Tam. Riêng Shark Vương thì là bạn trường chuyên ngày trước của chúng tôi (đã đi nhanh ở đây, tháng 8 năm 2018, có ảnh bọn tôi hồi năm 1988).

Còn "cá mập" Tam thì là Phạm Văn Tam của Asanzo. "A San" này chính là cách gọi của người Trung Quốc cho người con trai có tên "Tam". Cho nên "A San" chính là "cậu Tam", tức "cậu Phạm Văn Tam".

Giải thích thêm "zo" trong Asanzo nữa, thì sẽ còn ngạc nhiên nữa.

Dưới là một ít tin nhanh và bình luận.

Đại khái A Tam làm ăn rất trúng mấy năm nay:

"
Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo - thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21,24-32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.
Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần.
Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.
Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước. 
"










---



Thủ tướng vừa có văn bản giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương khẩn trương kiểm tra, xác minh và làm rõ các vi phạm của Asanzo.

Văn bản nêu rõ, thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông có nhiều bài báo phản ánh công ty cổ phần Điện tử Asanzo Việt Nam nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc công ty Asanzo và làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng (Hải quan, Quản lý thị trường…) rà soát lại việc thực hiện quản lý nhà nước và chức trách nhiệm vụ được giao trong vụ việc này, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/7.
Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, mới đây CEO tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam trả lời báo chí rằng sản phẩm Asanzo không phải “made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.
Ông Tam khẳng định việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm.
Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa. Thời điểm này Asanzo giao nhóm ngành hàng này cho các công ty phụ trợ, ông Tam cho biết.
Chính vì vậy, kể từ thời điểm đó, trên thị trường xuất hiện 2 dòng sản phẩm khác nhau nhưng cùng modern và logo Asanzo. Nhánh thứ nhất bao gồm các thiết bị điện gia dụng được Asanzo lắp ráp trong nửa đầu năm 2018 trở về trước và gắn nhãn Việt Nam. Với nhánh thứ 2, những thiết bị này được các công ty phụ trợ của Asanzo nhập khẩu về Việt Nam và có xuất xứ từ Trung Quốc.


Thu Hằng








Dừng phát sóng phần liên quan chủ tịch Asanzo trong Shark Tank

24/06/2019 16:23 GMT+7

TTO - Theo thông tin từ vtv.vn, các phần liên quan đến chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam trong chương trình Shark Tank mùa 3 sẽ tạm thời dừng phát sóng.

Dừng phát sóng phần liên quan chủ tịch Asanzo trong Shark Tank - Ảnh 1.
Poster giới thiệu chương trình có hình ảnh của ông Phạm Văn Tam - Ảnh: Tư liệu
Cũng theo vtv.vn, việc dừng phát sóng này là động thái VTV chờ các cơ quan chức năng kết luận. Khi có kết quả cuối cùng, Đài truyền hình Việt Nam sẽ xem xét phát sóng tiếp hay không.
Shark Tank là một chương trình truyền hình thực tế thuộc bản quyền của Sony Pictures.
Chương trình truyền cảm hứng có các người chơi là doanh nhân khởi nghiệp thực hiện các bài thuyết trình trước một hội đồng các nhà đầu tư (Shark) và những nhà đầu tư này sẽ lựa chọn đầu tư hoặc không.
Shark Tank mùa 3 dự kiến lên sóng vào ngày 24-7 lúc 20h30 thứ tư hằng tuần trên VTV3. Ông Phạm Văn Tam là một trong các nhà đầu tư tham gia chương trình.
https://tuoitre.vn/dung-phat-song-phan-lien-quan-chu-tich-asanzo-trong-shark-tank-20190624160833519.htm


---










BỔ SUNG



10.


Bộ Công an sẽ vào cuộc xác minh vụ Asanzo

Trung tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an thông tin tại cuộc họp báo. Ảnh:TH.

Trước những nghi vấn liên quan đến Asanzo nhập lậu hàng hóa từ Trung Quốc nhưng gắn mác Việt Nam để bán trên thị trường, Bộ Công an có vào cuộc điều tra không?, trả lời câu hỏi này, Trung tướng Lương Tam Quang, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ sẽ vào cuộc xác minh các dấu hiệu báo chí phản ánh. Nếu có căn cứ chứng minh vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh.
"Không chỉ tập đoàn này, các tập đoàn khác cũng tương tự, chúng tôi sẽ rà soát, xác minh và xử lý nghiêm", Trung tướng Lương Tam Quang nói
Trước đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc công ty Asanzo và làm rõ các vi phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Kết quả việc xác minh báo cáo trước ngày 30/7.
Cũng tại buổi họp báo, liên quan đến vai trò, trách nhiệm của công an địa phương như thế nào trong các vụ án buôn lậu, sản xuất hàng giả quy mô lớn khi những vụ này đều do Bộ Công an phanh phui, Trung tướng Lương Tam Quang cho hay: các vụ việc này đang được cơ quan chức năng điều tra, nhưng bước đầu có thể nói hành vi phạm tội diễn ra với nhiều thủ đoạn tinh vi khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong xử lý, như vụ án làm giả xăng dầu liên quan đại gia Trịnh Sướng: đã phát hiện, bóc gỡ 4 nhóm làm giả xăng A95 khép kín, từ khâu sản xuất đến phân phối và tiêu thụ.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Công an cũng cho biết, sau những vụ việc nêu trên, Bộ Công an đã đề xuất Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả rà soát, có giải pháp để bịt các lỗ hổng về chính sách, đồng thời xem xét trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các đơn vị chức năng ở địa phương.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 6 tháng năm 2019, Bộ Công an đã triển khai 02 đợt cao điểm tấn công trấn áp truy nã tội phạm. Tập trung đấu tranh triệt phá tội phạm có tổ chức hoạt động liên quan đến “tín dụng đen”, tội phạm giết người, tội phạm kinh tế, buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả, tội phạm ma túy, tội phạm đánh bạc trên Internet. Trong đó, đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo, bảo đảm tiến độ đề ra; công tác thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng có chuyển biến tích cực; phát hiện được nhiều tổ chức, đường dây buôn lậu, sản xuất, mua bán hàng giả lớn (vụ sản xuất xăng A95 giả tại Đắk Nông và các tỉnh, thành phố); liên tiếp phát hiện, triệt xóa nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn. 
 Trong 6 tháng, lực lượng CAND đã điều tra, xử lý 59.433 vụ phạm tội, trong đó, tội phạm về trật tự xã hội là 21.071 vụ; 9.948 vụ phạm tội kinh tế; 1.139 vụ phạm tội buôn lậu; 13.932 vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về môi trường... Đặc biệt, đã phát hiện 13.185 vụ phạm tội về ma túy, bắt giữ 20.070 đối tượng./.
Theo ĐCSVN
https://ngaynay.vn/24-7/bo-cong-an-se-vao-cuoc-xac-minh-vu-asanzo-149009.html




9. Đến lượt cá mập Phú

Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse


Shark Phú cho rằng: Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ.



  Cuộc phỏng vấn trao đổi cởi mở mọi vấn đề 'nhạy cảm' mà báo chí đang quan tâm với Sunhouse
Cuộc phỏng vấn trao đổi cởi mở mọi vấn đề "nhạy cảm" mà báo chí đang quan tâm với Sunhouse

Cơn khủng hoảng thông tin truyền thông mang tên “hàng Trung Quốc núp bóng thương hiệu Việt” của Asanzo khiến dư luận gieo những nghi ngờ đòi hỏi câu trả lời về sự minh bạch nguồn gốc xuất xứ hàng hoá.
Nhìn vào các thương hiệu đồ gia dụng trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Tập đoàn Sunhouse là cái tên được nhắc đến nhiều nhất.
Ông chủ của Tập đoàn Sunhouse- Nguyễn Xuân Phú, thường được gọi là Shark Phú đã dành cho Gia Đình Mới buổi tham quan các nhà máy và một cuộc trò chuyện cởi mở về tất cả những vấn đề dư luận quan tâm.
Ông nói, qua vụ shark Tam, mọi người liên tưởng sang Sunhouse. Bởi thế, ông cũng muốn chia sẻ để dư luận hiểu rõ hơn.
Ai cũng muốn doanh nghiệp minh bạch, loại bỏ doanh nghiệp không chân chính, tuy nhiên, thực trạng cuộc sống không đơn giản như chúng ta nghĩ. Để 1 doanh nghiệp phát triển phải có cả quá trình, các giai đoạn.
“Tôi nghiệm ra điều này từ một câu nói của ông Park Min Gyu (người sáng lập Sun House Hàn Quốc): “Nước có đục cá mới lớn. Cá lớn rồi nước phải trong nếu không sẽ sinh bệnh”.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 1

-Ông có thể chia sẻ về câu chuyện ra đời của Sunhouse, và lịch sử thương hiệu của nó?
-Từ năm 1999, thông qua tập đoàn SK, tôi đã tìm đến ông Park Min Gyu khi sang Pusan. Khi đó ông Park có nhà máy Suhouse sản xuất chảo chống dính. Những lô hàng đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam là qua tập đoàn SK.
Đến 2003 tôi nói với ông Park: Thu nhập lao động Hàn Quốc rất đắt, tầm 2.000 -3.000 USD/tháng, trong khi lương của lao động Việt Nam chỉ 700.000 đồng/tháng. Ông nên liên doanh ở Việt Nam vì nhập từ Hàn về chi phí cao mà người Việt Nam còn nghèo, nếu có bán được thì chỉ bán được sản lượng rất nhỏ. Về lâu dài, Hàn Quốc không có lợi thế cạnh tranh về lĩnh vực này.
Tôi nói quan điểm là nếu bắt tay thì Sunhouse không cần phải đầu tư chính, mà Việt Nam sẽ làm, ông Park chỉ cần góp vốn 30% (hơn 150.000 USD).
Thuyết phục được ông Park, từ năm 2004, Sunhouse ra đời bằng hợp đồng liên doanh với Sunhouse Hàn Quốc. Đây là sản phẩm của 2 dòng máu Việt – Hàn.  


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 2


Giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, nếu không có ông Park thì không thể sản xuất được vì cần nguồn lực, công nghệ… Làn sóng 1999 khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến rất nhiều nhà máy Hàn Quốc phá sản nên Sunhouse có cơ hội được “bê” nguyên sang. Mua được dây chuyền inox và chảo chống dính, nên chỉ sau 1 tháng là Sunhouse bán được hàng ngay.
-Ông định nghĩa về Sunhouse như thế nào khi thương hiệu thì của Hàn Quốc, sản xuất ở Trung Quốc và công ty lại là của Việt Nam? Rốt cuộc, Sunhouse là thương hiệu Việt Nam hay Hàn Quốc?
-Lúc đó tôi bí không biết đặt tên thương hiệu là gì nên lấy luôn thương hiệu Sunhouse. Rất may là ông Park chưa đăng ký thương hiệu ở Việt Nam vì Việt Nam là đất nước nhỏ, ông Park mới đăng ký ở Mỹ…
Tập đoàn Sunhouse đăng ký thương hiệu là của Việt Nam nên bản chất là thương hiệu Việt. Vì đăng ký ở đâu, bảo hộ ở đâu thì đấy chính là thương hiệu của quốc gia đó.
Nói chuẩn mực thì thương hiệu Sunhouse ở Việt Nam là của Việt Nam. Thực tâm tôi muốn Sunhouse là của Việt Nam!


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 3

-Người tiêu dùng đang bức xúc về việc Sunhouse có dán nhãn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” lên sản phẩm có xuất xứ Trung Quốc. Việc này sai hay đúng? Vì sao lại có chuyện này, thưa ông?
- Ban đầu tôi không quan tâm tới danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” nhưng bộ phận trong Nam nói thị trường quan tâm thì anh em mới làm hồ sơ xin cấp chứng nhận và được cấp cho hàng gia dụng.
Tuy nhiên do lỗi truyền thông nội bộ nên Sunhouse nhận giải Hàng Việt Nam chất lượng cao ngành hàng gia dụng nhưng dán nhầm sang cả nhóm nồi cơm. Việc sai này chỉ ở trong nhóm hàng nồi cơm điện.
Thực ra, việc dán tem Hàng Việt Nam chất lượng cao không thuộc danh mục cơ quan nhà nước nào quản lý cả. Nếu sai thì là cái sai của Sunhouse với người dùng. Những gì sai với người dùng thì tôi chịu trách nhiệm trước người dùng.
Sunhouse có lỗi với người dùng và sẽ hoàn lại tiền nếu khách hàng nào mua phải sản phẩm bị nhầm lẫn đó mà thấy bất tiện.
-Thưa ông, vì sao Sunhouse không tập trung sản xuất sản phẩm tại các nhà máy của mình ngay từ đầu?
-Tôi cũng học kinh tế, cũng bôn ba, ước mơ lớn nhất là làm sao để sản xuất được. Đó là lý do tôi lập nhà máy sản xuất của Sunhouse.
Tôi cho rằng từ người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam đều khát khao có thể sản xuất được công nghệ.
Tuy nhiên, không phải muốn sản xuất cái gì là sản xuất được cái đó, bởi còn liên quan rất nhiều thứ: nguồn lực, tiền bạc, công nghệ…
Sản xuất được đã khó, bán được hay không còn khó gấp vạn lần.
Doanh nghiệp nhà nước còn có thể làm được, được đầu tư nhưng doanh nghiệp tư nhân thực sự rất khó, nếu mất là mất trắng luôn. Doanh nghiệp tư nhân phải cân đối rất kỹ lưỡng làm và bán, bán và làm.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 4

Do đó, quá trình thông thương của một doanh nghiệp là đầu tiên phải làm thương mại, nhập thành phẩm về, tìm hiểu, có thị trường rồi, đạt volume thị trường (giao dịch tối thiểu_PV) rồi mới sản xuất.
Sản xuất bao giờ cũng phải bắt đầu từ khâu lắp ráp, rồi dần dần mới nội địa hóa. Bản thân tôi đang lao vào sản xuất nhưng vẫn cổ vũ cho làm thương hiệu. 

-Hiện nhà máy đã hiện đại hơn nhiều, năng lực sản xuất cũng nâng cao, có khó khăn gì để Sunhouse không từng bước làm ra sản phẩm Made in Việt Nam đúng nghĩa?
-Để sản xuất hiệu quả thì phải đạt được volume mà nhu cầu thị trường rất đa dạng. Để mở 1 bộ khuôn hoàn chỉnh làm nồi cơm điện mất 6 tỷ đồng và để khấu hao hết được ít nhất với hàng sản phẩm nhựa tầm 500.000 sản phẩm cho đến sản phẩm cơ khí khoảng 200.000 sản phẩm. 
Như vậy nếu 1 tháng 1 model nồi cơm chỉ bán được 1.000 chiếc thì để khấu hao 500.000 sản phẩm nhựa thì phải mất 500 tháng.
Bởi nhu cầu thị trường họ cần rất nhiều thứ, đặc biệt là những sản phẩm mới. Mình chưa biết mình bán được bao nhiêu mà mình đã mở khuôn thì sẽ thất bại.
Vậy thì quy trình test thị trường bằng những mẫu mã mới. Để launching 1 sản phẩm thông thường mất 1- 2 năm, từ khâu design, concept, sang khâu thử làm mẫu test, ổn rồi mới mở khuôn, sản xuất thử ra thị trường. Đó là một quá trình rất dài.
Nhu cầu thị trường luôn thay đổi, nếu doanh số không đủ lớn mà mình sản xuất là sập tiệm ngay.
Chính vì thế nồi cơm Sunhouse có 2 dạng: Đầu tiên là nhập khẩu, sau đấy sản xuất. Thế nên có thể cùng 1 model sản phẩm mà lại có 2 xuất xứ. 
Tương tự như vậy một số mẫu mã mới ra, nếu mình không làm thì doanh nghiệp khác mua mất, do đó mình phải song song vừa sản xuất vừa nhập khẩu.
Thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường; thứ 2 là chỉ những mã bán đủ sản lượng lớn thì Sunhouse mới sản xuất, có 1 số mã thì Sunhouse show hàng, tức là phát triển từ đầu tới cuối.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 5


-Vừa sản xuất nhưng vẫn nhập khẩu hàng Trung Quốc về, giá trị của thương hiệu Sunhouse sẽ nằm ở đâu, thưa ông?
-Bản thân tôi đang ước mơ sản xuất nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta đang cổ súy sai vì chuỗi giá trị tạo nên sản phẩm rất dài, phần sản xuất chỉ chiếm 10- 30% trên toàn giá trị sản phẩm.
Còn ai sở hữu thương hiệu mới là người giữ được giá trị sản phẩm, ít nhất chiếm 70% giá trị, chứ không phải người sản xuất.
Vậy, phải cổ suý 1 quốc gia càng nhiều thương hiệu thì quốc gia đó càng hùng mạnh.
Bản thân tôi rất thèm khát sản xuất vì ban đầu mình nghĩ sản xuất mới là quan trọng. Sau này mới ngộ ra, ai là người chủ sở hữu thương hiệu mới là người chiếm phần lớn giá trị sản phẩm. Còn sản xuất bản chất của nó chỉ là cửu vạn.
Nếu tôi đầu tư vào 1 khu đô thị thì rất là nhàn chứ không đầu tư vào sản xuất. Nhưng sản xuất rất cần để nắm được công nghệ, quy trình thì mới kiểm soát chất lượng hàng hoá. Bắt buộc phải trải qua sản xuất để toàn bộ quy trình kiểm soát chất lượng hàng hoá thì chúng ta mới đặt gia công, kiểm soát được.
Sunhouse có 2 chuyên gia Hàn Quốc kiểm soát chất lượng, tạo nên sự khác biệt của tập đoàn Sunhouse. Ở Việt Nam không có công ty nào đầu tư về cả quy trình mềm lẫn trang thiết bị kiểm soát như Sunhouse.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 6

-Thưa ông, hàng Sunhouse nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, có làm giảm đi giá trị thương hiệu của mình?
-Tôi muốn chúng ta thay đổi quan niệm về hàng Trung Quốc đi. Quốc gia chúng ta đang phải trả cái giá vô cùng đắt vì bản chất các thương hiệu Phillips, Electrolux đều là hàng Trung Quốc.
Truyền thông chúng ta cứ tập trung vào thương hiệu Việt mà tại sao không chú ý tới doanh nghiệp đa quốc gia đang lợi dụng quan niệm của chúng ta về hàng Trung Quốc.
Cứ lật đít tất cả các đồ dân dụng thương hiệu nổi tiếng lên xem nó xuất xứ từ đâu?
Trong khi chúng ta phải trả giá gấp 3 lần, đó là điều đau đớn. Tôi rất muốn làm rõ điều đó.
Chính tư duy của người dân dẫn tới doanh nghiệp họ phải làm sai. Các doanh nghiệp phải “mượn hơi” thương hiệu Đức, họ phải trả thêm ít nhất 15% - 20%cho nơi xuất xứ đó. Trong khi họ nhập bếp từ Made in Đức, Tây Ban Nha 100% từ Trung Quốc vòng qua Đức rồi về Việt Nam. Điều đó thật đau đớn!


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 7

Tôi là người trong nghề nên rất đau đớn. Một sản phẩm gắn mác ABCD rồi bán đắt gấp 3 lần. Có những sản phẩm Made in Đức từ Trung Quốc về Việt Nam bóc tem dán luôn. Kể cả những sản phẩm Made in “xịn” của Đức thì linh kiện cũng từ Trung Quốc hết. Mác made in Germany không có ở thị trường này.
Nếu có thì cũng là về lắp ráp ở Đức. Linh kiện của Đức thì có nhưng để làm ra thành phẩm thì vẫn phải có thêm linh kiện của Trung Quốc nhập về. Bởi Trung Quốc là công xưởng của thế giới. 
-Vậy sự khác biệt của Sunhouse nhập khẩu từ Trung Quốc và vô vàn sản phẩm na ná Sunhouse đang bán ngoài thị trường với giá rẻ hơn là gì, thưa ông?
-Có sự khác nhau từ sự đặt hàng của các hãng theo tiêu chuẩn nào. Có những hãng đặt mã rất rẻ, không có tiêu chuẩn. Nhưng có các doanh nghiệp đặt hàng với tiêu chuẩn tốt. Những hãng như Philiips, Electrolux có tiêu chuẩn và Sunhouse cũng đưa ra tiêu chuẩn.
Trong chất lượng sản phẩm có 2 yếu tố: Ban hành tiêu chuẩn đúng và kiểm soát tiêu chuẩn ban hành ra.
Người tiêu dùng Việt Nam cần hiểu Trung Quốc có hàng triệu doanh nghiệp từ doanh nghiệp Trung ương, thành phố tới cả những các tổ hợp, các làng nghề.
Đơn vị nhỏ lẻ của Việt Nam sang đặt hàng ở những tổ hợp, làng nghề không có tiêu chuẩn dẫn tới chất liệu vớ vẩn. Còn những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc luôn đứng đầu thế giới.
Truyền thông Việt cần truyền thông để người dân hiểu hàng Trung Quốc thế nào là tốt, thế nào là chưa tốt.
Cái gốc của vấn đề tạo nên sản phẩm tốt là ở chỗ cội nguồn linh kiện được sản xuất bởi ai, hãng nào?


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 8

-Hiện Sunhouse vừa bán sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc, vừa bán sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Làm thế nào để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn?
-Trên mỗi sản phẩm Sunhouse có tem, ghi rõ xuất xứ. Trên tem của Sunhouse ghi rõ Made in China hay Made in Việt Nam và được sản xuất bởi nhà cung cấp nào, có địa chỉ rõ ràng. Sunhouse minh bạch về mọi thứ.
Có thông tin Sunhouse in sai mã vạch. Nhưng bản chất mã vạch dùng để phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp nào, xuất xứ ở đâu. Chứ mã vạch không dùng để chứng nhận xuất xứ, mọi người đang hiểu sai.
Truyền thông của Sunhouse không được phép làm không thành có, sai thành đúng mà chỉ được trau chuốt câu từ mình sử dụng chứ không được lừa người dùng.
Tôi vẫn nói với công ty, truyền thông giống như make up, chỉ là trang điểm cho cô gái chứ không được phép làm thay đổi bản chất của cô gái.
Tại Sunhouse, cái gì cũng có thể tha thứ được, có thể sửa được nhưng sự không trung thực với người dùng thì không thể tha thứ.
-Trong bối cảnh thị trường đang bị loạn thương hiệu, nguồn gốc xuất xứ, lời khuyên dành cho người tiêu dùng là gì?
-Theo tôi, cơ quan quản lý tập trung quản lý tới những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, an toàn người tiêu dùng.
Nếu không liên quan nhiều thì hãy nhường quyền cho người tiêu dùng và hãng, bởi nếu bắt nhà nước làm quá rộng thì không có nguồn lực để làm.
Người tiêu dùng cần trang bị kiến thức để nhận biết được hãng sản phẩm nào uy tín và trung thực.
Hãy dùng quyền tẩy chay đối với những hãng không trung thực. Các hãng sản phẩm cần phải trung thực với khách hàng, nếu không sẽ bị tẩy chay.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 9

-Thưa ông, các doanh nghiệp nên có bài học như thế nào từ vụ việc của Shark Tam?
-Có thể Tam là đối thủ cạnh tranh của tôi trong tương lai, nhưng tôi biết Tam là một doanh nhân trẻ, có khát vọng, có mong muốn.
Cái sai của Tam gồm cả cố tình và vô thức. Nếu chúng ta ủng hộ doanh nghiệp Việt cả tư nhân lẫn nhà nước thì sẽ nhìn nhận vấn đề thật chuẩn xác.
Thực ra hiện nay chưa có hướng dẫn thế nào là Made in Việt Nam, thế nào là lắp ráp. Trên thế giới này có hàng trăm khái niệm “made by”, “made for”. Và nếu chưa có hướng dẫn cụ thể thì không nên ép doanh nghiệp có thể mất thương hiệu. 
Tôi nghĩ nên cho người ta (Shark Tam và Asanzo) cơ hội để sửa sai.
Người tiêu dùng đủ thông thái để lựa chọn những doanh nghiệp tốt, sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.
Thế nên, chỉ có những hãng không có đăng ký bảo hộ thương hiệu, không có hệ thống bảo hành bảo dưỡng thì mới làm bậy.


Shark Phú và ‘ván bài lật ngửa’ về thương hiệu Sunhouse 10


Còn tôi tin những hãng đã sở hữu thương hiệu, quảng bá thương hiệu xây dựng hệ thống rồi họ sẽ phải chú trọng chất lượng.
Đâu đó có thể họ chưa thật tốt, nhưng người ta sẽ phải làm tốt vì đã gắn thương hiệu rồi, ông đã bỏ tiền làm marketing rồi nếu ông không làm tốt thì ông chết đầu tiên.
Tôi mong muốn giới truyền thông và cơ quan quản lý tạo điều kiện để họ có cơ hội sửa sai vì không phải dễ gì mà Shark Tam xây dựng được thương hiệu Asanzo.
Tôi khẳng định Shark Tam có những cái sai nhưng cái sai đó là do nhiều lý do, đặc biệt là cái sai về nhận thức cũng như am tường về pháp luật.
Còn trong tâm doanh nhân này có khát vọng, đó là cái mà cần được nuôi dưỡng, cần được chia sẻ và góp ý để họ thay đổi.  
-Sunhouse thực sự có ý nghĩa như thế nào với ông? 
- Từ trước nay tôi chưa bao giờ làm sai với lương tâm. Tôi làm để cống hiến, hưởng thụ. Khi có trăm tỷ rồi thì vật chất là vô nghĩa mà lúc đó làm việc vì danh dự, vì mong muốn cống hiến cho xã hội.
Tất cả những câu nói trên truyền thông đều chân thành, sự thật, từ trong tim mình ra.
2 năm trước, rộ lên thông tin tôi bán công ty cho Elextrolux. Thông tin đó là đúng, nhưng cuối cùng tôi đặt câu hỏi: “Tiền nhiều để làm gì?”.
Nếu bán đi thì cầm một cục tiền thì cuộc sống sẽ rất thoải mái. Tôi vẫn muốn làm cái gì đó để Sunhouse mạnh hơn. Sau vài ngày suy nghĩ tôi đã quyết định không bán mà đầu tư vào sản xuất.
-Xin cảm ơn ông! 
Việt Hưng- Nguyễn Quyết (thực hiện) 
Lưu ý: Gia Đình Mới giữ bản quyền bài viết, đề nghị không trích dẫn, cắt cúp, đặt lại tiêu đề dẫn tới người đọc hiểu sai ý của nhân vật trả lời phỏng vấn!
Công ty Cổ phần Tập đoàn Sunhouse tiền thân là Công ty TNHH Phú Thắng được thành lập ngày 22/5/2000. Năm 2004, Sunhouse liên doanh với Công ty TNHH Sunhouse Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH Sunhouse Việt Nam và xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất đồ gia dụng, ứng dụng công nghệ Anodized lạnh tiên tiến tại khu vực ASEAN.
Năm 2010, Sunhouse chính thức lấy tên là Công ty Cổng phần Tập đoàn Sunhouse, đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng (hàng gia dụng, điện gia dụng, thiết bị nhà bếp, thiết bị điện công nghiệp, máy lọc nước, thiết bị chiếu sáng…).
Sau 16 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Sunhouse đã gia nhập nhóm doanh nghiệp nghìn tỷ, sở hữu 7 công ty thành viên và 6 nhà máy, với tổng diện tích hơn 60.000m2 cùng hơn 2.000 cán bộ công nhân viên.


© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 
Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp.
Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm ThanhTrần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 
Địa chỉ: P208- C3, Làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0868-186-999, email: toasoan@giadinhmoi.vn
Bản quyền thuộc về Tạp Chí Gia Đình Mới. Nghiêm cấm sao chép nội dung bài viết dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. 


https://www.giadinhmoi.vn/tieu-dung/shark-phu-va-van-bai-lat-ngua-ve-thuong-hieu-sunhouse-d24617.html





8.

***
Bình quân giá một đôi giày Nike khoảng hơn 100 - 300 đô-la.
Đôi giày ấy sản xuất tại Việt Nam, người sản xuất chỉ có 20-30 USD, trong đó có cả chi phí vật tư, nhân công.
Tương tự, iPhone bán 1000 đô la, đơn vị sản xuất là Foxconn (Trung Quốc) chỉ có 200-300 usd.
Như vậy, trong mỗi sản phẩm lưu hành trên thị trường, sản xuất chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong chuỗi giá trị (xem hình).
Do đó, một quốc gia mạnh thì cần phải sở hữu cả 2 yếu tố quan trọng: Nền sản xuất mạnh & Thương hiệu mạnh.
Nếu xét theo mô hình này, trong chuỗi giá trị của Asanzo, lợi ích của người Việt không hề nhỏ.
Asanzo có thể có sai lầm trong việc minh bạch nguồn gốc sản phẩm, các vấn đề về kê khai thuế.
Tuy nhiên, nếu không có họ thì Samsung, LG không hạ giá TV, người Việt sẽ phải trả cho Hàn Quốc nhiều tiền hơn.
Nếu không có Asanzo, TCL và Midea đã "nuốt" trọn thị phần này, toàn bộ dòng tiền sẽ đổ về Trung Quốc, thay vì ở lại Việt Nam (trong túi Asanzo).
Việc kinh doanh gian dối cần phải chấn chỉnh và xử lý.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý nên cân nhắc giữa lỗi cố ý, lỗi vô ý và bối cảnh chung của các doanh nghiệp Việt Nam.
Và quan trọng là, nếu "bóp chết" Asanzo thì người Việt được gì và mất gì?
Cái được đầu tiên là sự hỉ hả của số đông vốn ghét sự gian dối. Cái được tiếp theo là có thể một số doanh nghiệp tử tế trong phân khúc có cơ hội mở rộng thị trường.
Cái hại cũng có thể nhìn thấy rõ. Đó là Samsung, LG của Hàn Quốc và TCL, Midea... không dễ gì bỏ qua miếng bánh thị phần béo bở của Asanzo.
Asanzo cũng sẽ chẳng sống được nếu cứ gian dối và bị cộng đồng tẩy chay.
Nếu nhìn tổng thể, cơ quan quản lý nên xử lý nghiêm sai phạm, còn để cho Asanzo một con đường sống.
Cái mà cơ quan quản lý nên dẹp trước tiên chính là Hội Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.
Hội này có thể gọi là Hàng Gì Đó Chất Lượng Cao cũng được chứ mang danh Việt Nam rồi đi thu tiền và cho dán lung tung sẽ mang tiếng cả quốc gia.

https://www.facebook.com/trantrongan.hn/posts/10157237463537768





7.



25/06/2019 01:22 GMT+7


TTO - Khuya 24-6, chương trình truyền hình thực tế Shark Tank đã bất ngờ phát thông báo thay đổi Hội đồng Đầu tư cho mùa thứ 3 sẽ phát sóng vào cuối tháng 7 này.

Shark Tank gạch tên Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam khỏi Hội đồng Đầu tư - Ảnh 1.
Shark Tank đã gỡ hình ảnh chủ tịch Asanzo khỏi website và fanpage của chương trình, đồng thời thông báo gạch tên ông Phạm Văn Tam khỏi hội đồng đầu tư - Ảnh: Shark Tank Việt Nam
Cụ thể, trên fanpage chính thức của chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam đã khẳng định Hội đồng Đầu tư có sự thay đối. Trong đó, ông Phạm Văn Tam - chủ tịch HĐQT Tập đoàn Asanzo Việt Nam sẽ không tiếp tục tham gia chương trình với vai trò là nhà đầu tư khách mời của mùa 3. 
Các thành viên Hội đồng Đầu tư khác của mùa 3 này vẫn giữ nguyên như đã công bố tại buổi ra mắt. "Shark Tank Việt Nam luôn hướng tới việc xây dựng và phát triển một sân chơi khởi nghiệp công bằng và lành mạnh" - thông báo này khẳng định.
Trước đó vào sáng 24-6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) cũng thông báo tạm thời sẽ dừng phát sóng các phần có liên quan tới Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam trong chương trình Shark Tank mùa 3. Theo VTV, các phần liên quan tới Chủ tịch Asanzo Phạm Văn Tam trong chương trình Shark Tank sẽ tạm thời dừng phát sóng, chờ kết luận từ các cơ quan chức năng. Khi có kết quả cuối cùng, Đài truyền hình Việt Nam sẽ xem xét phát sóng tiếp hay không.
Trả lời câu hỏi của báo chí vào chiều 23-6 về việc có tiếp tục tham gia Shark Tank hay không? Ông Phạm Văn Tam không trả lời bản thân tiếp tục hay rút lui khởi Shark Tank mà chỉ giải thích việc ông tham gia Shark Tank vì ông cũng là một người khởi nghiệp, người đi trước của các bạn trẻ nên muốn đóng góp cho các bạn trẻ khởi nghiệp. 
"Tôi muốn cùng chương trình đó chia sẻ với các bạn khởi nghiệp, đó là mong muốn có hệ sinh thái khởi nghiệp tốt hơn với kinh nghiệm tôi đã từng trải qua. Cái chuyện đầu tư thì tôi cũng có một chút tài chính để hỗ trợ khi các bạn đó khởi nghiệp khó khăn" - ông Tam nói. 
Đồng thời, ông Tam cũng cho rằng việc ông tham gia chia sẻ kinh nghiệm tại chương trình này để giúp các bạn trẻ tránh vấp ngã 5-7 lần khi làm ăn như mình.
https://tuoitre.vn/shark-tank-gach-ten-chu-tich-asanzo-pham-van-tam-khoi-hoi-dong-dau-tu-20190625004108558.htm



6.







BTV Tiếng Dân
25-6-2019
Vụ Asanzo được bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, liệu Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao có lừa dối người tiêu dùng không? Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội cho rằng, đây là Hội tư nhân bình chọn, hoàn toàn không nhận kinh phí nhà nước, không thu phí doanh nghiệp. Hội không lãnh tiền thuế của dân, rồi nhận tiền doanh nghiệp để trao/ bán danh hiệu.
LS Lê Nguyễn Duy Hậu phản bác: “Vậy lý do gì mà rất rất rất nhiều người đã nghĩ đây là Danh hiệu chính thống của Nhà nước, đến mức cô Hạnh phải đăng đàn đính chính như vậy? … Nếu không có sự tuyên truyền của các cấp chính quyền, bằng những cuộc vận động hàng Việt Nam chất lượng cao, bằng những hội chợ do chính Sở ban ngành tổ chức… từ hàng chục năm qua, thì người dân đã không lầm lẫn như vậy.
Mà sự tuyên truyền đó thì lại được thực hiện bằng tiền thuế của dân. Câu hỏi đặt ra, vì sao chính quyền lại đi sử dụng tiền thuế của dân để tuyên truyền, lăng xê cho một thứ vốn dĩ vô giá trị và chỉ có tính tham khảo, mà không hề cảnh báo người tiêu dùng, ngay cả khi họ đã không còn trực tiếp thực hiện việc trao giải?





Lễ công bố “hàng Việt Nam chất lượng cao” năm 2018 của Hội. Nguồn: Website Hội DNHTDCLC

Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Asanzo có lừa dối người tiêu dùng? LS Lê Hoài Trung nhận định, Asanzo ghi tem nhãn “xuất xứ VN” trên sản phẩm điện gia dụng là không đúng, bởi vì xuất xứ gốc là TQ. Dù công đoạn lắp ráp diễn ra ở VN thì xuất xứ linh kiện điện tử do Asanzo sử dụng vẫn là từ TQ.
Về dấu hiệu trốn thuế của Asanzo, bài viết lưu ý: “Hầu hết các công ty ‘ma’ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về VN tương tự như Công ty Trần Thoàn mà chúng tôi điều tra được đều có chung điểm đến cuối cùng: nhà máy Asanzo VN”. Bài viết đặt câu hỏi: “Các doanh nghiệp này có liên quan gì đến Asanzo và có kê khai, xuất hóa đơn, nộp thuế đầy đủ không?”
Báo Người Lao Động đưa tin: Cục Thuế TP HCM tăng cường xử lý hàng nghi giả mạo “Made in Vietnam”. Cục Thuế TP HCM gửi văn bản đến các Phòng Thanh tra – Kiểm tra, Chi cục Thuế quận, huyện về vấn đề tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giả mạo nhãn mác “Made in Vietnam”. Cục Quản lý thị trường TP cũng được đề nghị phối hợp kiểm tra các vụ vi phạm nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam”.
Thêm một vụ “mất bò mới lo làm chuồng”. Hàng điện tử Asanzo, lụa Khải Silk chỉ là hai trong số những trường hợp hàng TQ lũng đoạn thị trường VN. Hàng TQ đã tràn vào thị trường VN từ lâu chứ không chỉ mới đây, bởi giá rẻ và xuất xứ không rõ ràng nên rất dễ tiêu thụ.
Sở Công thương và… Thủ tướng vào cuộc
VTC đưa tin: Nghi vấn Asanzo là hàng Trung Quốc ‘đội lốt’ hàng Việt: Sở Công thương TP.HCM vào cuộc. Vụ Tập đoàn điện tử Asanzo bán hàng Tàu, dán nhãn Việt, hôm qua, Sở Công thương TP HCM cho biết, Sở đã báo cáo Bộ Công thương về kết quả rà soát hoạt động của doanh nghiệp này.
Thủ tướng yêu cầu xác minh việc Asanzo nhập hàng Trung Quốc dán mác Việt Nam, VnExpress đưa tin. Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng xác nhận, Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan làm rõ các nghi vấn Tập đoàn điện tử Asanzo bán hàng Tàu, nhưng gắn nhãn Việt.
Thủ tướng cũng giao “Bộ Tài chính – Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh thông tin báo chí phản ánh vụ việc Asanzo nhập khẩu sản phẩm sản xuất tại nước khác gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam”, báo cáo kết quả kiểm tra trước ngày 30/7/2019.
Video Player
00:00
04:15
______

https://baotiengdan.com/2019/06/25/asanzo-ban-hang-tau-gia-hang-viet-trach-nhiem-cua-hoi-doanh-nghiep-hang-viet-nam-chat-luong-cao/




5.



Nhập dời các thiết bị, linh kiện điện tử; lập lờ giữa việc ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình, Asanzo có dấu hiệu trốn thuế và lừa dối khách hàng.

Mấy ngày qua, người tiêu dùng bàng hoàng khi báo chí phanh phui vụ Công ty CP điện tử Asanzo Việt Nam (đơn vị  đã được cấp chứng nhận "Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn" năm 2017) thực ra chỉ lắp ráp tivi từ linh kiện nhập từ Trung Quốc. Còn đồ điện gia dụng, công ty nhập "nguyên con" từ Trung Quốc, không sản xuất một mẩu linh kiện điện tử nào. Tuy nhiên, trên bao bì, tem nhãn của Asanzo đều ghi xuất xứ Việt Nam kèm slogan "Asanzo - đỉnh cao công nghệ Nhật Bản".
Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, CEO tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về lắp ráp thành sản phẩm không có gì mới. Tuy nhiên, khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.
Asanzo có dấu hiệu trốn thuế, lừa dối khách hàng 
CEO tập đoàn Asanzo - ông Phạm Văn Tam
Trước sự việc gây ồn ào của Asanzo, VietNamNet đã có trao đổi với luật sư Đặng Đình Thịnh (Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật, Hội Luật gia Việt Nam).
Theo luật sư Thịnh, trường hợp của Asanzo có dấu hiệu vi phạm pháp luật, có thể chúng ta tránh hàm oan nhưng không được bỏ lọt tội phạm. 
“Theo thông tin báo chí phản ánh, họ có một số đơn vị doanh nghiệp nhập các thiết bị, linh kiện từ Trung Quốc về. Nhưng Asanzo không nhập nguyên chiếc vì nhập nguyên chiếc sợ thuế. Theo quy định, nhập nguyên chiếc đối với hàng điện tử sẽ phải đóng 10% thuế nên họ nhập dời ra như vậy để né thuế. Số tiền né thuế này rất lớn. Đây là vi phạm về trốn thuế. Thất thoát tiền Nhà nước lớn như vậy, để cho sòng phẳng thì Cục thuế phải làm rõ việc này”, luật sư Thịnh nêu quan điểm
Cũng theo luật sư Thịnh, Asanzo còn có vi phạm thứ hai là sau khi nhập hàng về họ né kiểm tra chất lượng. Bởi, nếu nhập nguyên đai nguyên kiện sản phẩm thì buộc phải thông qua kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa, nhưng họ chỉ nhập từng linh kiện, từng bộ phận thì không bị kiểm tra.
“Vì vậy, ngoài việc né thuế ra thì sản phẩm chất lượng có đáp ứng được như quảng cáo hay không? Khả năng họ né kiểm tra chất lượng là do sản phẩm không đáp ứng được”, luật sư Thịnh đặt nghi vấn.
Về nhãn mác, xuất xứ cũng như là nơi sản xuất theo luật sư Thịnh, có rất nhiều người không để ý và sẽ nhầm tưởng nó là nơi sản xuất. Xuất xứ Việt Nam thường là do Việt Nam sản xuất. Để chữ “xuất xứ Việt Nam” thì đại đa số người tiêu dùng nhìn vào đều nghĩ sản xuất tại Việt Nam chứ không thể suy diễn ra được là nó được hoàn thiện ở Việt Nam nhưng nó được sản xuất ở nơi khác.
Luật sư Thịnh cho rằng, doanh nghiệp này lập lờ để người tiêu dùng bị nhầm lẫn. “Tại sao xóa đi dấu vết “made in China”, tại sao không ghi rõ là xuất xứ tại Việt Nam, sản xuất tại Trung Quốc? còn anh ghi là xuất xứ tại Việt nam thì người ta sẽ hiểu là hàng hóa của Việt Nam”, luật sư Thịnh cho hay.
Vị luật sư khẳng định, Asanzo có dấu hiệu của tội “Lừa dối khách hàng”. Theo điều 198 BLHS quy định về tội “Lừa dối khách hàng”: Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; Nếu phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt; Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên thì bị phạt từ 100 đến 500 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm tới 5 năm tù.
Việc làm gian dối của Asanzo theo luật sư Thịnh sẽ gây ra nhiều hệ lụy nên cơ quan chức năng cần phải điều tra, làm rõ.

https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ho-so-vu-an/asanzo-co-dau-hieu-tron-thue-lua-doi-khach-hang-544520.html



4.



 Sở Công thương TP.HCM đã có báo cáo báo cáo gửi lên Bộ Công thương kết quả rà soát hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo.

Thông tin của Sở cho biết tại TP.HCM, các sản phẩm của Asanzo được phân phối tại khoảng 143 điểm bán của hệ thống bán lẻ như điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Điện máy xanh..., các cửa hàng bán lẻ truyền thống (chủ yếu tập trung ở khu vực chuyên kih doanh mặt hàng điện tử như Nhật Tảo, Hùng Vương) và các kênh thương mại trực tuyến như Shopee, Sendo, Lazada,…
Các sản phẩm mà Asanzo đăng ký sản xuất, kinh doanh là các mặt hàng điện gia dụng (như tivi thông minh, bếp hồng ngoại, bình đun nước, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn ủi), điện lạnh (máy lạnh, quạt, quạt làm mát) và điện tử (điện thoại di động).


Theo Sở Công thương, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 20-10-2016.



Cho đến nay, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Tp.HCM chưa nhận được đơn thư khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng về sản phẩm của Asanzo. Các hoạt động khuyến mãi sản phẩm Asanzo đều thực hiện theo thủ tục thông báo khuyến mãi theo quy định, hình thức khuyến mãi chủ yếu là "Mua hàng tặng hàng".

Thông tin bất ngờ mới từ TP. Hồ Chí Minh về vụ Asanzo
Ông Tam có buổi gặp gỡ một số báo chí vào ngày 23/6 vừa qua
Sở Công thương cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp Cục Quản lý thị trường, các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của Asanzo. 
Trước đó, Cục Hải Quan Tp.HCM có văn bản trả lời báo Tuổi Trẻ ngày 22/5, cho biết hiện nay chưa có căn cứ để xác định địa chỉ đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp nhập khẩu hàng Trung Quốc cung cấp cho Asanzo là không có thật hoặc giám đốc "ảo".
Ngoài ra, Sở Công thương TP cho biết đã đề nghị Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM báo cáo cụ thể về danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do hội cấp cho Công ty Asanzo. 


Trước đó, vào ngày 21/6, Hội “Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao” đã tước danh hiệu của Asanzo. Theo bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội, Hội quyết định tước quyền sử dụng nhãn hiệu HVNCLC với Asanzo, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn tử tế.



Chia sẻ trên trang cá nhân mạng xã hội, bà Hạnh cho biết thêm hồ sơ kinh doanh mà Asanzo cung cấp cho Hội là không đúng với thực tế, “thể hiện sự cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng của Asanzo, cũng là vi phạm điều lệ sử dụng danh hiệu mà doanh nghiệp đã cam kết khi nhận”.

Điều tra mới đây của báo Tuổi Trẻ đặt ra nghi vấn một số công ty thuộc Tập đoàn điện tử Asanzo Việt Nam đã nhập hàng loạt thiết bị điện tử xuất xứ Trung Quốc như nồi cơm điện, lò nướng, tivi, máy lạnh, loa… về dán nhãn Việt Nam để bán ra thị trường.
Ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch tập đoàn Asanzo phản hồi rằng sản phẩm Asanzo không phải “made in Việt Nam” mà là “xuất xứ tại Việt Nam”, điều này cũng được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.  Mới đây, tại buổi gặp gỡ báo chí chiều 23-6, ông Tam cho biết đối với sản phẩm tivi, Asanzo nhập 70% linh kiện từ Trung Quốc, 30% còn lại Asanzo tự làm như: thiết kế bảng mạch, hiệu chỉnh phần mềm Android TV, bộ nguồn phù hợp với điện 220V, remote...
Dũng Nguyễn
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/tong-kiem-tra-xac-minh-cac-san-pham-cua-asanzo-544633.html



3.

Xem cảnh bác nông dân chống đỡ không ít lời lẽ mang tính mỉa mai cay nghiệt của mấy ông bà "cá mập", để rồi rút lui một cách khá bẽ bàng, thấy chợn. Từ đó không dám bén mảng nhìn ngó gì đến đám "cá mập" này nữa 






VTV vừa quyết định loại “cá mập” Asanzo ra khởi chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Việt Nam (Việt dịch là Thương vụ bạc tỷ) mùa 3 dự kiến lên sóng vào tháng 7 tới đây. Sau vụ ông chủ của thương hiệu này bị tố chuyên sản xuất “hàng Việt ruột China” đang khiến dư luận ồn ào. 



“Cá mập” là nick đặt cho một số ông/bà chủ những doanh nghiệp “có máu mặt” đang nổi. Được mời lên truyền hình phản biện, tìm kiếm các dự án khởi nghiệp tiềm năng để xem có nên bỏ tiền vào đầu tư hay không. 



Luôn tiện kể lại cái cảm giác này. Số là dạo nọ vô tình bật tivi đúng chương trình “cá mập”. Thấy các cá mập “rỉa rói” một bác nông dân đứng tuổi đã có chút ít thành công về sản xuất nông sản sạch, lên tivi với hy vọng kiếm thêm chút vốn mở rộng sản xuất. 

Thôi thì “Đồng tiền liền khúc ruột”, và triết lý kinh doanh của các doanh nhân đã có sỏi thì đâu phải người trần mắt thịt nào cũng hiểu ngay được. Với lại có thể format chương trình quy định phải có những pha tranh cãi “gay cấn” sát sạt để tạo hấp dẫn. Nhưng cảnh bác nông dân chống đỡ không ít lời lẽ mang tính mỉa mai cay nghiệt của mấy ông bà cá mập, để rồi rút lui một cách khá bẽ bàng, thấy chợn. Từ đó không dám bén mảng xem thêm nữa. 

Nhưng thôi, kệ các ông bà “cá mập” với những con mồi của họ. Kệ cái thương hiệu điện tử gia dụng đang gây tai tiếng kia, cứ để những nhà quản lý xác minh làm rõ. Dẫu cứ không tài nào hiểu nổi vì sao “Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản” lại được chọn làm slogan cho loại sản phẩm toàn ruột Trung Quốc, còn bên ngoài gắn tên Việt Nam?!

Và lại thêm một lần trải nghiệm bẽ bàng với bao câu nói hay ho nữa được báo chí xới ra sau vụ này. “Mong làm sản phẩm tử tế cho người Việt”. Hay quá! “Doanh nghiệp Việt muốn trỗi dậy thì đừng theo cái bóng của các ông lớn mà cần tập trung vào thế mạnh cốt lõi, thấu hiểu thị trường, sản phẩm, đối thủ, khách hàng và kiên định với hành trình khởi nghiệp. Đó là chìa khóa để Việt Nam vươn lên trở thành một quốc gia khởi nghiệp xứng tầm, một “Israel châu Á” trong tương lai”. Quá hay ho!

Khiến nhớ ngay đến phát ngôn tâm huyết “để đời” của Khải Silk “Lòng tử tế luôn là xu hướng thời trang đắt đỏ nhất trong mọi thời đại”. “Cá mập” Khải Silk cũng bị loại khỏi Shark Tank từ hồi 2017, khi bị phát hiện gắn mác lụa Việt cao cấp cho hàng Trung Quốc. 

Ngẫm, thấy sự đời ngày càng biến ảo hay ho theo phiên bản “Nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn. 

o Trần Tuấn





2.

Shark Tam thoái 89% vốn, Tập đoàn Asanzo chỉ có 5 lao động?


0:00/0:00
Báo nói Dân trí

Cập nhật đến ngày 15/6/2019, Công ty CP Tập đoàn Asanzo chỉ có tổng cộng 5 lao động. Còn ông Phạm Văn Tam (Shark Tam) đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%. 


>>Bà Vũ Kim Hạnh: Asanzo cố tình khai báo sai về xuất xứ hàng hóa 
>>Chân dung Phạm Văn Tam, CEO Asanzo dính nghi án hàng Trung Quốc "đội lốt"

Công ty CP Tập đoàn Asanzo, doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nghi vấn "hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam", được thành lập vào ngày 20/10/2016 với tên gọi ban đầu là Công ty CP Tập đoàn Asan, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Cổ đông lớn nhất sáng lập là ông Phạm Văn Tam (90%) và một số cổ đông khác gồm Công ty TNHH Truyền thông Asanzo (2%); Công ty CP Điện tử Asanzo Việt Nam (2%), Phạm Xuân Tình (2%), Phạm Văn Toán (2%) và Phạm Thị The (2%).











Shark Tam thoái 89% vốn, Tập đoàn Asanzo chỉ có 5 lao động? - 1
Ông Phạm Văn Tam trong buổi gặp mặt báo chí chiều 23/6. Ảnh: Đại Việt 

Song sau đó, ông Phạm Văn Tam đã thoái gần hết vốn tại công ty CP Tập đoàn Asanzo vào ngày 13/7/2018, giảm tỷ lệ sở hữu từ 90% xuống còn 1%. Hiện tại, pháp nhân Phạm Xuân Tình đang làm chủ sở hữu/Người đại diện theo pháp luật.
Cập nhật đến ngày 15/6/2019, trong thông tin về thuế được Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp cung cấp, Công ty CP Tập đoàn Asanzo chỉ có tổng cộng 5 lao động.
Hiện tại, ông Phạm Văn Tam đang là chủ sở hữu/người đại diện góp vốn tại 2 doanh nghiệp là Công ty CP Truyền thông và Giải trí Asanzo và Công ty CP Công nghệ cao Asanzo.
Công ty CP Truyền thông và Giải trí Asanzo thành lập ngày 24/9/2014. Dữ liệu tính đến ngày 15/5/2017, ông Phạm Văn Tam nắm 80% vốn công ty. Đến 8/9/2018, công ty tăng mạnh vốn từ 200 triệu đồng lên 50 tỷ đồng.
Địa chỉ trụ sở nằm tại Phòng 903 Tầng 9 Tòa Nhà Flemington Tower, 182 Lê Đại Hành - Phường 15 - Quận 11 - TP Hồ Chí Minh, ngành nghề kinh doanh là Bán buôn thực phẩm. Đây cũng là địa chỉ trụ sở hiện tại của Công ty CP Đầu tư Asanzo.
Công ty CP Công nghệ cao Asanzo mới thành lập trong năm 2019 với vốn điều lệ đạt 300 tỷ đồng, ba cổ đông sáng lập công ty này là Phạm Văn Tam, Dương Thị Ngọc Giàu, Nguyễn Thị ý Nhi. Ngành nghề kinh doanh là Sản xuất linh kiện điện tử, địa chỉ trụ sở tại Lô I-15, Đường D2, Khu Công Nghệ Cao - Phường Tăng Nhơn Phú B - Quận 9 - TP Hồ Chí Minh.
Chiều 23/6, sau những thông tin về việc Asanzo dùng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, ông Phạm Văn Tam, CEO Công ty CP Tập đoàn Asanzo cho biết, bản thân ông rất buồn.
Ông Tam khẳng định Asanzo không cần phải bóc dòng chữ "Made in China" khỏi các linh kiện bên trong, điều này là không cần thiết. Thực tế, Asanzo đã dán tem niêm phong bên ngoài sản phẩm, bảo hành trong 3 năm. Người tiêu dùng không được phép bóc tem này ra, nếu không hãng sẽ không chịu trách nhiệm.
Theo ông Tam, người tiêu dùng cũng không nhất thiết phải quan tâm những vấn đề quá chi tiết bên trong sản phẩm, và Asanzo cũng không bắt buộc phải công bố, quan trọng là công ty đã bảo hành với người tiêu dùng.
P.V (Tổng hợp)
Theo: Nguyên Phương
Dân Việt 

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/shark-tam-thoai-89-von-tap-doan-asanzo-chi-co-5-lao-dong-20190624173404038.htm




1.



Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo - doanh nghiệp bị tố là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam - đã bươn chải khắp nơi kiếm tiền mà không học đại học.

Mấy ngày nay, thông tin cáo buộc sản phẩm của CTCP Tập đoàn Asanzo là hàng Trung Quốc "đội lốt" xuất xứ Việt Nam gây xôn xao dư luận. Bởi hiện nay, Asanzo đã nằm ở top 3 thị trường điện tử Việt Nam.
Theo Cổng thông tin Quốc gia đăng ký doanh nghiệp, CTCP Tập đoàn Asanzo được thành lập vào tháng 10/2016 với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Đây là đơn vị kinh doanh chính của thương hiệu Asanzo.
Chủ đầu tư lớn nhất của Tập đoàn Asanzo khi đó là ông Phạm Văn Tam, góp vốn 90 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ sở hữu 90%). 10% vốn còn lại chia đều cho 5 chủ đầu tư khác, gồm hai tổ chức CTCP Điện tử Asanzo Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông Asanzo; ba cá nhân gồm bà Phạm Thị The, ông Phạm Văn Toản và ông Phạm Xuân Tình.
Chân dung Phạm Văn Tam, CEO Asanzo dính nghi án hàng Tàu
Ông Phạm Văn Tam, CEO Asanzo.
Thời điểm hiện tại, nhóm cổ đông sáng lập chỉ còn sở hữu 7% Tập đoàn Asanzo, trên vốn điều lệ của công ty vẫn giữ nguyên 100 tỷ đồng.
Hiện CEO của Tập đoàn Asanzo là ông Phạm Văn Tam.
Ông Tam sinh năm 1980 tại Quảng Ninh. Học xong THPT, ông Tam đã bươn trải khắp nơi kiếm tiền mà không học đại học.
Ông Tam từng chia sẻ: “Ở quê tôi, mọi người chọn sản xuất, buôn bán để làm giàu, chẳng mấy ai vào đại học và chọn con đường sự nghiệp công danh. Tôi học cách kiếm tiền từ những ngày còn nhỏ. Cũng như những bạn bè đồng trang lứa trong vùng, tôi không mặn mà với việc vào đại học”.
Theo lời kể của CEO Asanzo, trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, ông Tam đã trải qua nhiều công việc như chụp ảnh, bưng phở, áp tải hàng, buôn linh kiện...
"Thời niên thiếu tôi có thể không học cao. Với tôi, kinh nghiệm trường đời là người thầy duy nhất" - ông Tam từng tâm sự.
Bén duyên với tivi từ năm 11 tuổi, đam mê máy móc đã thôi thúc ông bước chân vào ngành điện tử.
Cuối năm 2013, nhận thấy những thương hiệu tivi nổi tiếng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp, ông quyết định thành lập Asanzo - thương hiệu Tivi dành riêng cho người Việt. Asanzo đã tập trung sản xuất các loại tivi có kích thước tầm trung từ 21,24-32 inch, tập trung vào phân khúc khách hàng ở nông thôn.
Chỉ sau một năm có mặt trên thị trường, Asanzo đã đạt doanh số hơn 100.000 chiếc tivi. Năm 2015, con số này đã tăng gấp 3 lần.
Năm 2016, lượng tivi bán ra đã lên tới con số 500.000 chiếc, đưa tổng doanh thu của công ty cán mốc hơn 2.500 tỷ đồng. Đến năm 2018, Asanzo đã bán ra trên 4 triệu sản phẩm các loại, đạt doanh thu 6.250 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2017.
Với hơn 70 dòng sản phẩm đã đưa Asanzo lọt Top 3 trên thị trường điện tử Việt Nam, chiếm 18% thị phần cả nước. 
Chân dung Phạm Văn Tam, CEO Asanzo dính nghi án hàng Tàu
Ông Phạm Văn Tam cho biết công ty đã ngừng sản xuất các mặt hàng điện gia dụng và chỉ còn lắp ráp các sản phẩm TV và điều hòa mang nhãn hiệu Asanzo.
Tuy nhiên, mới đây, một số tờ báo lớn đã đăng tải loạt điều tra về công ty Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng lại ghi có xuất xứ tại Việt Nam, đồng thời lập nên các công ty "ma", không có thật, để nhập hàng Asanzo từ Trung Quốc sau đó bí mật đưa về các nhà máy của Asanzo tại Việt Nam.
Không chỉ vậy, Asanzo cho công nhân gỡ tem "made in China" trên sản phẩm rồi dán đè tem "xuất xứ Việt Nam" trước khi tung ra thị trường. Có hẳn một quy trình ráp màn hình ti vi tại nhà máy Asanzo mà công nhân phải tuân theo việc bỏ tem "made in China".
Trước nghi vấn “Asanzo là hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam”, ông Phạm Văn Tam cho VietNamNet biết sản phẩm Asanzo không phải “Made in Việt Nam” mà xuất xứ tại Việt Nam.
Chia sẻ với PV. VietNamNet về lô hàng linh kiện lò nướng thủy tinh bị Cục Hải quan TP.HCM kiểm tra tháng ngày 7/9/2018, ông Tam khẳng định Asanzo đã ngừng sản xuất các mặt hàng này từ khoảng tháng 6/2018.
Trước đây, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện gia dụng còn cao, do vậy Asanzo đã cho xây dựng các dây chuyền lắp ráp để sản xuất mặt hàng này trong nước. Sang nửa cuối năm 2018, đầu năm 2019, khi thuế các mặt hàng này trở về 0, nhận thấy không có lãi, Asanzo đã không sản xuất các thiết bị điện tử gia dụng này nữa mà chỉ tập trung vào 2 dòng sản phẩm chính là TV và điều hòa không khí.
Ông Tam cho rằng, việc Asanzo nhập các linh kiện từ Trung Quốc về để lắp ráp thành sản phẩm không có gì là mới. Tuy nhiên khi gắn nhãn, bao bì cũng như trong giấy bảo hành, Asanzo ý thức được việc đó nên chỉ ghi “Xuất xứ Việt Nam” thay vì “Made in Việt Nam” trên sản phẩm của mình.
Theo ông Tam, thời điểm nửa đầu năm 2018 trở về trước, Asanzo vẫn còn láp ráp các mặt hàng điện gia dụng. Tuy nhiên khoảng 1 năm trở lại đây, Asanzo không còn lắp ráp các mặt hàng điện gia dụng nữa.
Phương Anh(Tổng hợp)

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.