Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

18/06/2019

Sáng tạo Việt : sau B-phôn, là B-xe của VinFast (tin tức và bình luận)

Mấy năm trước là sự kiện B-phôn của nhóm Nguyễn Tử Quảng (ví dụ xem quan sát ở đây, từ năm 2015).

Vẫn tiếp tục định dạng "B", bây giờ, vào mùa hè rực rỡ năm 2019, là B-xe của VinFast (tập đoàn Vingroup của nhóm Phạm Nhật Vượng).

VinFAST được giải thích là "viết tắt của các từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong) ". Rõ ràng có chữ Sáng tạo. Nhưng rõ ràng, ép quá, nên bắt "Phong" viết tắt thành "Fong" hay "Fhong". Viết đúng kiểu tiếng Việt thì phải thành: VinPAST. Lại nhớ hồi thập niên 1990, người Nhật ngỡ ngàng khi người Việt mình luận chữ TOYOTA thành ra "tôi yêu cô ta" !

Bây giờ, ở huyện đảo Cát Hải (thuộc Hải Phòng), ngoài các thương hiệu nước mắm Vạn Vân - nước mắm Cát Hải (với mùi khăm khẳm đặc trưng), chúng ta còn biết đến thương hiệu VinFAST như cách giải thích trên. 

Tháng 6 năm 2019
Giao Blog


Đầu tiên là các tin tức cập nhật, và sau đó là các bình luận từ các góc nhìn khác nhau. Cứ đưa lên dần dần như mọi khi.









---

TIN TỨC


3. Tháng 6 năm 2019

VINFAST KHÁNH THÀNH NHÀ MÁY SẢN XUẤT Ô TÔ

14 Tháng 6 2019
Ngày 14/6/2019, tại Khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast - Tập đoàn Vingroup đã khánh thành nhà máy sản xuất ô tô, chính thức bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Với 21 tháng xây dựng và hoàn thiện – Nhà máy ô tô VinFast đã đạt kỷ lục thế giới về tiến độ; đồng thời đưa công nghiệp ô tô Việt tiến lên nấc thang mới: tự chủ sản xuất và làm chủ chuỗi giá trị toàn cầu dưới thương hiệu Việt - VinFast.
khanhthanh
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast là hạng mục quan trọng nhất của Tổ hợp Sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast, được khởi công vào ngày 2/9/2017. Được xây dựng trên diện tích hơn 500 nghìn m2 trong tổng số 335 ha của toàn tổ hợp, đáp ứng xu thế công nghệ 4.0 – nhà máy sản xuất ô tô VinFast đạt quy mô và độ hiện đại hàng đầu thế giới. Công suất thiết kế giai đoạn 1 là 250.000 xe/năm, giai đoạn 2 là 500.000 xe/năm, tốc độ sản xuất 38 xe/giờ.
Bên cạnh quy mô vượt trội, VinFast cũng là nhà máy ô tô đầu tiên tại Việt Nam sở hữu chu trình sản xuất hoàn thiện, đồng bộ và tự động hóa cao hàng đầu quốc tế với 6 nhà xưởng gồm: xưởng dập, xưởng hàn thân vỏ, xưởng sơn, xưởng động cơ, xưởng phụ trợ và xưởng lắp ráp. Các xưởng được kết nối liên hoàn và tự động hoá với hàng nghìn robot ABB, trang bị hệ điều hành sản xuất thông minh Siemens và SAP mang lại hiệu suất tối ưu.
Đặc biệt, VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ…. Với năng lực tự dập các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe); và khả năng gia công, sản xuất động cơ tại chỗ theo tiêu chuẩn cao của châu Âu – VinFast đã khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập.
Cùng với việc làm chủ chuỗi giá trị sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt Nam, VinFast còn xác lập kỳ tích mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, với 21 tháng hoàn tất việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền sản xuất để đi vào sản xuất hàng loạt. Trước đó, VinFast cũng đã xác lập các kỷ lục thế giới về việc khánh thành nhà máy sản xuất xe máy điện và phát triển thành công 3 mẫu xe ô tô Sedan, SUV và xe cỡ nhỏ chỉ trong vòng 12 tháng.
Song song với kỷ lục về tiến độ triển khai dự án, VinFast đã lập kỳ tích mới trên thị trường ô tô, với 10.000 đơn đặt hàng trước khi có xe thực tế một năm.
Tôi thực sự xúc động và xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các Khách hàng đã đặt mua ô tô VinFast! Niềm tin và sự ủng hộ của quý vị dành cho chúng tôi quá lớn, chúng tôi cam kết sẽ nỗ lực không ngừng để khẳng định đẳng cấp và vị trí của thương hiệu Việt Nam trên trường quốc tế, để không làm phụ lòng quý vị!” - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup – ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ.
Sau lễ khánh thành nhà máy, VinFast sẽ tổ chức bàn giao những chiếc xe đầu tiên, vượt tiến độ cam kết với khách hàng khoảng 2 tháng. Cụ thể, sản phẩm VinFast Fadil sẽ được bàn giao từ ngày 17/6/2019, trong khi Lux A2.0 và Lux SA2.0 sẽ được giao vào cuối tháng 7/2019.
Hiện tại, VinFast đang tiếp tục khẩn trương thiết kế, dự kiến sẽ ra mắt 12 mẫu ô tô các loại và xe máy điện ngay trong năm 2019 và năm 2020./.






VinFast là một Công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô với sự hậu thuẫn của Vingroup – doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, chính vì lẽ đó chúng tôi được thỏa sức thiết kế xe theo phương thức đầy mới lạ và táo bạo. Ngay từ lúc khởi đầu, mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những chiếc xe đẳng cấp thế giới, mang bản sắc Việt Nam. 

Bằng cách mời người dân Việt Nam - khách hàng tương lai đầu tiên của chúng tôi - trực tiếp tham gia vào quá trình thiết kế xe ngay từ khi mới bắt đầu, chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn cách thức thiết kế truyền thống.



Vinfast sinh ra để phá vỡ những kỷ lục trong ngành ô tô thế giới


(VTC News) - 11 tháng công bố 2 mẫu xe đầu tiên, 21 tháng khánh thành nhà máy hiện đại hàng đầu thế giới, chưa đầy 2 năm đã có sản phẩm đầu tiên, VinFast liên tiếp lập kỷ lục mới trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.



Đây là thành quả từ ý chí, quyết tâm của VinFast, triển khai bằng một tốc độ mãnh liệt để ghi danh là công ty khởi nghiệp nhanh nhất trong lĩnh vực xe hơi thế giới.
11 tháng công bố 2 mẫu xe đầu tiên
Kỳ tích đầu tiên mà VinFast ghi danh vào lịch sử ngành công nghiệp chế tạo ô tô thế giới là việc ra mắt mẫu SUV và Sedan đẳng cấp vào tháng 8/2018 - chỉ sau 11 tháng khởi công nhà máy ở Hải Phòng.
VinFast đã chọn những đối tác tốt nhất trong ngành để hoàn thiện hai mẫu xe đầu tiên. Xe được thiết kế bởi hãng Pininfarina, Italy; sử dụng nền tảng công nghệ động cơ mua bản quyền từ BMW; kết hợp với các quy trình cải tiến, đánh giá và thử nghiệm kỹ thuật nghiêm ngặt từ các đối tác như Magna Steyr và AVL.















Vinfast sinh ra de pha vo nhung ky luc trong nganh o to the gioi hinh anh 1
Chỉ sau 11 tháng, VinFast đã đưa 2 chiếc xe mẫu đầu tiên tham dự Paris Motor Show 2018 

Lux A2.0 và Lux SA2.0 của VinFast đã được tổ chức uy tín AutoBest vinh danh là “ngôi sao mới” tại một trong những triển lãm ôtô lâu đời nhất thế giới - Paris Motor Show.
"VinFast đã phát triển được hai mẫu xe và xây dựng một tổ hợp nhà máy hiện đại và quy mô chỉ sau một năm. Điều khiến ngạc nhiên là kế hoạch và khát vọng của VinFast vượt xa việc xây dựng một công ty ô tô, góp phần xây dựng Việt Nam thành một đất nước sản xuất ô tô quốc tế’, Chủ tịch AutoBest, ông Dan Vardie phát biểu.
11 tháng triển khai với tiến độ thần tốc, từ chỗ chưa có gì đến 2 mẫu xe thật, VinFast đã đưa ô tô Việt từ luỹ tre làng đến kinh đô ánh sáng, chính thức đặt dấu ấn của nền công nghiệp ô tô Việt Nam trong cuộc hội nhập với nền công nghiệp ô tô thế giới.















Vinfast sinh ra de pha vo nhung ky luc trong nganh o to the gioi hinh anh 2
Nhà máy sản xuất ô tô VinFast chính thức đi vào hoạt động sau 21 tháng xây dựng – kỷ lục chưa từng có trong ngành ô tô thế giới 

21 tháng khánh thành nhà máy
“VinFast chỉ mất 21 tháng để làm những công việc mà hầu hết các nhà máy ô tô khác trên thế giới phải cần từ 36 - 60 tháng”, ông James DeLuca - Tổng Giám đốc VinFast nói về dấu mốc VinFast khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất ô tô vào ngày 14/6/2019. Từng là Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách sản xuất toàn cầu của GM - một trong những hãng xe lớn nhất thế giới, tuy nhiên ông James DeLuca cũng không khỏi choáng ngợp trước tốc độ triển khai mãnh liệt từ VinFast.

Với kỷ lục 21 tháng - từ khởi công, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và chính thức vận hành nhà máy đi vào sản xuất hàng loạt, VinFast tạo nên kỳ tích mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới. Với VinFast, lần đầu tiên Việt Nam có nhà máy ô tô sở hữu chu trình sản xuất hoàn thiện, đồng bộ và tự động hóa cao hàng đầu quốc tế với 6 nhà xưởng gồm: xưởng dập, xưởng hàn thân vỏ, xưởng sơn, xưởng động cơ, xưởng phụ trợ và xưởng lắp ráp.
Đặc biệt, VinFast là nhà máy ô tô duy nhất tại Việt Nam làm chủ được các công đoạn cốt lõi, có năng lực tự sản xuất những cấu phần chính của một chiếc ô tô như thân vỏ, động cơ…. Với năng lực tự dập các tấm lớn (hơn 20 tấm cơ bản cho mỗi xe); và khả năng gia công, sản xuất động cơ tại chỗ theo tiêu chuẩn cao của châu Âu – VinFast đã khẳng định được vị thế của một nhà sản xuất ô tô độc lập.















Vinfast sinh ra de pha vo nhung ky luc trong nganh o to the gioi hinh anh 3
Chưa có hãng xe nào giao xe thương mại trong thời gian sớm như VinFast 

Chưa đầy 2 năm bàn giao xe ra thị trường
Không chỉ thần tốc trong việc xây dựng nhà máy, VinFast cũng đã lập kỳ tích mới trên thị trường ô tô, với 10.000 đơn đặt hàng trước khi có xe thực tế một năm. Sau lễ khánh thành nhà máy, VinFast tổ chức bàn giao những chiếc xe đầu tiên, vượt tiến độ cam kết với khách hàng khoảng 2 tháng. Cụ thể, sản phẩm VinFast Fadil sẽ được bàn giao từ ngày 17/6/2019, trong khi Lux A2.0 và Lux SA2.0 sẽ được giao vào cuối tháng 7/2019.
Để ra đời một mẫu xe với platform, động cơ và hệ truyền động hoàn toàn mới, các hãng xe thường mất 4 đến 5 năm. Hiện nay, nhanh nhất có Hyundai với khoảng 3 năm. Còn với VinFast, chỉ sau chưa đầy 2 năm khởi công nhà máy đã có sản phẩm thương mại đầu tiên - đó là kỷ lục của ngành công nghiệp ô tô thế giới.
Trước đó, VinFast đã đưa 155 là số xe ô tô đến 14 quốc gia trên thế giới, thuộc 4 châu lục khác nhau để kiểm thử chất lượng và độ an toàn, và đã vượt qua những bài kiểm tra quan trọng.
Đây là lần đầu tiên một doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam đưa xe ra nước ngoài kiểm thử, đánh giá về độ an toàn (mức độ an toàn là giá trị cao nhất của một chiếc ô tô) đồng thời cũng là kỷ lục về số lượng xe mà một hãng xe tại Việt Nam mang đi kiểm thử. Điều này cho thấy sự tự tin rất lớn của VinFast trong việc tiếp cận các tiêu chuẩn toàn cầu.
Để liên tiếp lập kỷ lục thế giới trong ngành công nghiệp ô tô, VinFast đã chọn cách hợp tác với hàng loạt tên tuổi hàng đầu trong ngành BMW, Bosch, Siemens, Magna Steyr, AVL...

Vừa tự phát triển R&D, hãng đặt hàng nhiều chi tiết từ những nhà sản xuất lớn trên thế giới. Cách làm này giúp VinFast có thể vừa xây dựng nhà máy, vừa đảm bảo được sản phẩm chất lượng, để ghi dấu ấn là công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực ô tô nhanh nhất thế giới.
Quỳnh Chi

2. Tháng 11 năm 2018

VinFast đưa Việt Nam vươn tầm quốc tế

Thu Hằng
06:50 - 21/11/2018

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định như vậy tại lễ ra mắt xe VinFast diễn ra vào hôm qua (20.11) tại Hà Nội.



















Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan mẫu xe ô tô của VinFast  /// Ảnh: Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan mẫu xe ô tô của VinFast
ẢNH: QUANG HIẾU

“Hôm nay tôi và nhiều đồng chí thành viên Chính phủ có mặt ở đây để dự cuộc phát động rất quan trọng đối với nền kinh tế tự cường trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Đó là phong trào hàng VN chinh phục người VN và ra mắt mẫu xe ô tô, xe máy điện VinFast. Có thể nói, đây là một sự kiện rất lớn của đất nước vì chúng ta có những sản phẩm chất lượng cao mang thương hiệu của nước nhà”, Thủ tướng phát biểu.
Nỗ lực chiếm lĩnh thị trường trong nước
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định: “Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN đã có những bước cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và VN trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, điện tử. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm tốt sản xuất tại VN lại phải mang thương hiệu của các công ty mẹ ở nước ngoài. Chúng ta chưa có nhiều thương hiệu VN có năng lực cạnh tranh cao, đạt đẳng cấp quốc tế, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như ô tô, xe máy điện, điện tử, chế biến nông thủy sản và các ngành dịch vụ chất lượng”.
Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của VinFast trong một thời gian rất ngắn có thể tạo ra chuỗi giá trị ô tô, xe máy điện đầu tiên mang thương hiệu VN thông qua sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đầu tư nghiêm túc từ khâu sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế đến dịch vụ bán hàng, tiện ích một điểm với những chính sách “3 Không” rất cụ thể.
“Tôi biểu dương VinFast đã có một kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ cũng như nghiên cứu phát triển để mở rộng sản xuất”, Thủ tướng nói và mong muốn “VinFast sẽ thực hiện các cam kết của mình đối với người tiêu dùng, đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, khí thải và phế thải công nghiệp để vừa có được một thương hiệu ô tô cạnh tranh, vừa có ngành sản xuất
ô tô đúng nghĩa tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho ngân sách và nhiều việc làm cho người dân. Ứng dụng nhiều hơn nữa các công nghệ 4.0 để thúc đẩy, tạo sự bùng nổ khả năng nắm bắt, tận dụng các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại VN”.
Nhắc lại sự kiện xe VinFast triển lãm tại Paris (Pháp) vừa qua đã khiến nhiều nước trên thế giới nhận ra VN đã bước sang một tầm cỡ mới, Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta hiểu sâu sắc rằng xây dựng được những thương hiệu mạnh chính là phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người VN. Tôi mong các doanh nghiệp và doanh nhân VN sẽ tiếp nối VinFast thể hiện mãnh liệt tinh thần và trí tuệ Việt cháy bỏng khát vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn tầm quốc tế để tiếp nối ra đời nhiều niềm tự hào VN”.
Giá xe từ 336 triệu đồng
Cũng trong buổi lễ hôm qua, VinFast đã chính thức công bố giá bán “3 Không” đối với ô tô phân khúc cao cấp Lux và phân khúc phổ thông Fadil.
Những thỏa thuận mua xe hơi thương hiệu Việt đầu tiên đã được ký kết. Giải thích về chính sách “3 Không” và mục tiêu của chính sách này, ông Nguyễn Việt Quang, lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, cho biết để tạo điều kiện cho đông đảo người tiêu dùng Việt được tiếp cận các sản phẩm đẳng cấp cao với giá phù hợp mặt bằng thu nhập, VinFast quyết định áp dụng các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho người tiêu dùng.
Trong đó, có chính sách giá “3 Không” gồm không tính chi phí khấu hao, không tính chi phí tài chính (lãi phải trả của các khoản vay để đầu tư xây dựng nhà máy, vốn lưu động…) và không tính lãi. Cũng như chính sách giá “3 Không” dành cho xe máy điện thông minh Klara trước đó - trong giai đoạn đầu, giá bán xe Lux và Fadil sẽ bằng đúng giá thành sản phẩm cộng với chi phí bán hàng.
Theo đó, biểu giá công bố chính thức của ô tô VinFast lần lượt là 1,818 tỉ đồng với VinFast Lux SA 2.0 (SUV); 1,366 tỉ đồng với VinFast Lux A 2.0 (Sedan) và 423 triệu đồng với VinFast Fadil. Tuy nhiên, ngoài áp dụng chính sách “3 Không”, VinFast còn áp dụng chính sách khuyến mãi đặc biệt nên mức giá đến tay người tiêu dùng tương ứng là 1,136 tỉ đồng với VinFast Lux SA 2.0; 800 triệu đồng với VinFast Lux A 2.0 và 336 triệu đồng với VinFast Fadil. Các biểu giá trên đều chưa bao gồm VAT.
Khách hàng có nhu cầu có thể ký thỏa thuận đặt mua xe ngay tại lễ ra mắt xe VinFast tại công viên Thống Nhất và tại các showroom VinFast trong các trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc từ ngày 20.11. Mức đặt cọc cho mỗi xe Fadil là 20 triệu đồng, cho Lux là 50 triệu đồng.
Hàng Việt chinh phục người Việt
Với niềm tin vào khát vọng, vào quyết tâm của đội ngũ doanh nhân VN, thay mặt Chính phủ, tôi chính thức phát động phong trào hàng VN chinh phục người VN và tôi đề nghị VCCI, Bộ Công thương và các cơ quan có liên quan phối hợp chủ trì với các hiệp hội doanh nghiệp và các bộ ngành có liên quan tổ chức thực hiện tốt và hiệu quả chương trình này, trước hết là phát động trong nước một phong trào sử dụng hàng VN, trước hết là xe máy điện và ô tô mà những sản phẩm này đảm bảo rằng có chất lượng như giới thiệu của Tập đoàn Vingroup.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
1. Tháng 9 năm 2017

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khởi công Tổ hợp sản xuất ô tô VinFast của Vingroup tại Hải Phòng

Thứ Bảy, 02/09/2017 10:56 GMT+7
 Sáng nay (2/9), Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng).

ết tắt của các từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong) hướng đến mục tiêu trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường.

Chú thích ảnh





















Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN

 ký kết Biên bản ghi nhớ với Credit Suisse AG, theo đó Credit Suisse sẽ thu xếp cho VINFAST khoản vay lên tới 800 triệu USD.
Giai đoạn 1, nhà máy sẽ xuất xưởng 1 mẫu sedan 5 chỗ; 1 mẫu SUV 7 chỗ và xe máy điện theo tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu Châu Âu, công suất dự kiến đạt 100.000 – 200.000 xe/năm.
Sản phẩm VINFAST đầu tiên sẽ ra mắt trong vòng 12 tháng tới là xe máy điện và sau 24 tháng là ô tô.
Toàn bộ quy trình sản xuất được đặt tại Nhà máy VINFAST Hải Phòng, quy mô 335 ha, gồm 5 phân xưởng chính: Phân xưởng ép; Phân xưởng thân xe; Phân xưởng sơn; Phân xưởng sản xuất động cơ; Phân xưởng lắp ráp.
Các thành phần quan trọng như động cơ và hệ thống kết cấu chính sẽ được mua thiết kế từ những nhà thiết kế hàng đầu châu Âu và Mỹ. Riêng kiểu dáng xe được sáng tạo bởi các studio danh tiếng của Italy.

ơng đón đầu công nghệ và thân thiện với môi trường, VINFAST cam kết sẽ ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0; đồng thời ưu tiên tối đa sử dụng năng lượng xanh trong quy trình sản xuất tại nhà máy. Công ty cũng chủ động đầu tư dây chuyền xử lý pin và ắc quy đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường.





















Chú thích ảnh
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Đặc biệt, VINFAST với uy tín của Chủ đầu tư Vingroup, đã quy tụ được đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới, có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô tham gia nghiên cứu, quản lý sản xuất.
VINFAST cũng sẽ hỗ trợ và hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để cùng sản xuất và phát triển các linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hóa 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực.
Phát biểu tại lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Một trong những sự kiện quốc khánh năm nay của Việt Nam có khởi công nhà máy Vinfast của tập đoàn Vingroup tại Hải Phòng. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thập kỷ trước, ông Obama khi đó xuống nhà máy GM quyết định chi mấy tỷ USD để giữ thương hiệu quốc gia. Nói như vậy để thấy ô tô không chỉ là ô tô, mà còn là thương hiệu quốc gia.
Xu hướng ô tô hóa đang phổ cập. Bộ Công thương đã nghiên cứu rằng một nước có trên 50 triệu dân phải có thương hiệu ô tô của quốc gia đó. Đảng, Nhà nước có chủ trương xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong môi trường bất trắc, việc có thương hiệu ô tô là rất quan trọng.
Thay mặt Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ biểu dương Hải Phòng, Vingroup đã phối hợp tốt để làm lễ khởi công một thương hiệu sản xuất ô tô quốc gia Việt Nam: Vinfast.
Dự án này hướng về công nghệ sạch, đảm bảo môi trường và áp dụng cuộc cách mạng lần thứ 4 (4.0) đang diễn ra trên thế giới. Vingroup hợp tác với các hãng lớn trên toàn cầu chọn mẫu mã xe, kiểu dáng hiện đại nhất.
Đi theo ô tô có hàng trăm xí nghiệp, nhà máy công nghiệp phụ trợ phục vụ ô tô. Dự án ngay tại Hải Phòng giải quyết 25.000 lao động. Trong tương lai không xa đóng góp ngân sách bằng mức thu nội địa của TP hiện nay.
Ý nghĩa dự án lớn như vậy, thay mặt Chính phủ, tôi đề nghị Vingroup, nhà đầu tư và Hải Phòng 1 số công việc: Chúng ta đang nói áp dụng công nghệ hiện đại, hãy triển khai công nghệ hiện đại đó trên thực tế ở đây.
Trong thời đại hội nhập, vấn đề môi trường và thị trường đều quan trọng. Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng của thế giới, ASEAN và Việt Nam để từ đó phân kỳ sản xuất, đầu tư hợp lý, phát huy hiệu quả dự án.
Theo Bộ Công thương trình Chính Phủ, có 3 cụm sản xuất ô tô lớn ở Việt Nam trong đó có Trường Hải ô tô và một số dự án khác. Vinfast sẽ phối hợp, hợp tác để có sự phân công hợp lý trong sản xuất, nhất là một số sản phẩm chuyên dụng, để phát huy hiệu quả toàn hệ thống. Ví dụ như sản xuất săm lốp, không phải làm tất cả, mà phải phân vai, phân phối hợp lý.
Theo tiến đô, tháng 9/2018 sẽ có sản phẩm xe máy Việt. Năm 2019-2020, có ô tô đầu tiên mang thương hiệu Vinfast, ô tô điện và ô tô chạy xăng. Đây là cố gắng lớn của Vingroup. Đạt tiến độ này sẽ là kỳ tích. 
Chính phủ biểu dương đảng bộ chính quyên và nhân dân Hải Phòng liên tục cố gắng trong nhiều năm để phát triển đồng bộ, mạnh mẽ, tìm ra một lối đi, cách làm mới, nhiều sản phẩm trọng yếu quốc gia, trong đó có ô tô mang thương hiệu Việt Nam".
Chú thích ảnh





















Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công. Ảnh: Thống Nhất-TTXVN
Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch Tập đoàn cho biết: “Sự ra đời của VINFAST thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có tầm thế giới, khẳng định khả năng làm chủ các công nghệ hiện đại của người Việt.
Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy - một trong những ngành công nghiệp mang tính dẫn dắt, có tác động tới nhiều ngành nghề khác – Vingroup cũng mong muốn tham gia góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nặng và chế tạo tại Việt Nam, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Ông Lito Camacho, Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Credit Suisse chia sẻ: "Quy mô đầu tư lớn thể hiện cam kết của Vingroup đối với ô tô - lĩnh vực đang phát triển nhanh tại Việt Nam, cũng như đối với mục tiêu xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại, được kỳ vọng là lớn nhất nước, đạt tầm quốc tế.
Việt Nam là một thị trường quan trọng của Credit Suisse và chúng tôi cam kết đem lại giá trị cho khách hàng bằng cách tận dụng sức mạnh của nền tảng tích hợp tài chính và ngân hàng đầu tư. Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Vingroup và hỗ trợ Tập đoàn trong việc phát triển ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam”.
Không chỉ mở ra cơ hội sở hữu ô tô với chi phí phù hợp, đặc biệt là thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước, VINFAST chính thức ghi dấu Việt Nam trên bản đồ sản xuất xe thế giới với dòng xe thương hiệu Việt đầu tiên.














---


BÌNH LUẬN



9.


Published 14 hours ago on 28/06/2019


By Phùng Anh Khương
Mấy tuần trước, tôi có đi về phía Đông Hà Nội, xuyên qua các khu công nghiệp và ruộng đồng, đến thành phố cảng Hải Phòng thuộc miền Bắc Việt Nam.
Bác tài chở tôi qua một cây cầu vượt biển để ra đảo Cát Hải. Tại đây, một thứ đáng chú ý đang dần thành hình: chiếc xe hơi “quốc dân” đầu tiên của Việt Nam đang được chế tạo, dưới nhãn hiệu VinFast.
Chiếc xe này nằm trong một dự án trị giá 3,5 tỷ đô-la Mỹ của công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vingroup – vốn nằm dưới quyền điều hành của người giàu nhất đất nước, Phạm Nhật Vượng. Vingroup đã xây dựng một cơ sở sản xuất tích hợp nằm trên những phần đất lấn ra biển.
Một nhà máy tiên tiến bậc nhất chứa đầy robot sản xuất đã được xây lên trong vòng 21 tháng – một tốc độ xây dựng nhanh đến mức khi tôi mở bản đồ Google để kiểm tra vị trí mình, Google vẫn còn cho thấy tôi đang đứng trên mặt biển Vịnh Bắc Bộ.
Nếu bạn chưa nghe danh Vingroup bao giờ, bạn sẽ sớm nghe thôi. Tại Việt Nam, người ta miêu tả nó như là một phiên bản chaebol Hàn Quốc, một dạng tập đoàn đa ngành cái gì cũng làm và mang trọng trách làm ngọn cờ đầu của nền kinh tế. Giống như Huyndai hay Samsung vậy. Dạng tập đoàn này không chỉ thống trị thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sản phẩm ra toàn thế giới.
Việt Nam đang nhanh chóng trở thành miền đất “toàn Vin” 
Tập đoàn này có gốc gác là một doanh nghiệp sản xuất mì gói tại Ukraine thời hậu Xô Viết, trở nên nổi tiếng trong ngành địa ốc và kinh doanh khu du lịch nghỉ mát trước khi lấn sang làm chuỗi siêu thị nhỏ, trường học, bệnh viện. Gần đây nhất, họ làm điện thoại thông minh và xe hơi. 
Vào tháng Tư vừa rồi, Vingroup mở một khách sạn năm sao có đài quan sát trong tòa cao ốc Landmark 81 – tòa nhà cao nhất Đông Dương. Đây được xem là một địa điểm tốt để quan sát được các tòa cao ốc mới (nhiều tòa của chính Vinhomes) đang dần làm thay đổi chân trời của thành phố Hồ Chí Minh, trước đây là Sài Gòn. 
Khi hãng Formula 1 tổ chức cuộc đua xe công thức 1 đầu tiên của họ tại Hà Nội vào năm sau, Vingroup sẽ là nhà tài trợ độc quyền của họ. 
Ngày nay, một người Việt Nam có đẳng cấp nhất định thường sống trong một căn nhà Vinhome, cho con học trường Vinschool (và từ năm 2020 là đại học VinUni), đi nghỉ mát tại khu resort Vinpearl, và nạp điện cho chiếc xe máy VinFast của họ tại một siêu thị VinMart.
Lê Thị Thu Thủy, phó chủ tịch tập đoàn Vingroup, miêu tả doanh nghiệp mình như một nhà cung ứng hàng hóa và dịch vụ “từ trong nôi ra đến ngoài mộ” cho một quốc gia đang trong cơn chuyển dịch. 
“Với danh tiếng của chúng tôi, bất kỳ sản phẩm nào Vingroup bán đều rất chạy”, Thủy, một cựu nhân viên ngân hàng Lehman Brothers, nói với tôi khi chúng tôi gặp mặt tại một văn phòng mới của VinFast. Lối đi vào văn phòng đó phải qua một cổng hình chữ V mang phong cách phục cổ vị lai (retro-futuristic) của nhà máy VinFast. 
Sự trỗi dậy của Vingroup phản ánh chính sự trỗi dậy của Việt Nam – một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Người sáng lập Vingroup là người giàu nhất trong năm tỷ phú của đất nước, theo tạp chí Forbes. Ông có giá trị tài sản ròng là 7,6 tỷ đô-la Mỹ. 
Nhưng phần còn lại của Việt Nam cũng đang tăng trưởng: theo tập đoàn nghiên cứu thị trường Nielsen, lương trung bình của người Việt đã tăng 17%, còn thu nhập khả dụng của cá nhân đã tăng 29% trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Lương bổng sẽ tiếp tục tăng thêm 30% nữa, trong khi thu nhập sẽ tăng thêm 26% từ nay đến năm 2022. 
Nielsen chỉ ra rằng số lượng người giàu Việt Nam đang gia tăng chóng mặt, trong đó có các triệu phú đô-la Mỹ. Con số triệu phú đô-la này sẽ tăng 170% để đạt 38.600 người trước năm 2025.
Trong suốt nhiều tháng nghiên cứu viết bài về Vingroup, tôi đã quan sát cận cảnh những chuyển biến như vậy. Tôi đã đi qua Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, hai siêu đô thị của Việt Nam. 
Tôi đã đi xuống phía Nam đến Phú Quốc – nơi từng là một hòn đảo của những người du lịch ba-lô nhàn nhã. Giờ đây, tại đó, Vinpearl đang xây dựng hàng ngàn phòng khách sạn cùng một khu công viên hoang dã có những bầy thú săn và những buổi diễn các điệu nhảy Zulu hai lần một ngày. 
Tôi đã nói chuyện với những người theo dõi sự trỗi dậy của Vingroup: từ chính các quan chức của tập đoàn, cho đến các nhà tư vấn, nhà phân tích, từ nhân viên hiện thời cho đến cựu nhân viên tập đoàn, và các nhà hoạt động xã hội dân sự.
Quả là không khó để tìm những người ngưỡng mộ Vingroup. Logo tập đoàn này có con chim hình chữ V màu vàng trên nền đỏ. Đó là màu của quốc kỳ Việt Nam.
Vingroup đang khá thành công trong việc tuyển dụng những tài năng người Việt Nam trong và ngoài nước có kinh nghiệm để phụ trách các hoạt động ngày càng mở rộng của họ. Trong số những người đó có cả Jim DeLuca, từng là một nhân viên kỳ cựu của hãng General Motors. Ông hiện là giám đốc điều hành của VinFast.
Tuy nhiên, mức độ phát triển lớn của tập đoàn này cũng đặt ra nhiều dấu hỏi. Một số nhà phân tích đã tỏ ra lo ngại rằng Vingroup đang bung ra quá cỡ khi lấn sân ra ngoài lĩnh vực bất động sản – một lĩnh vực hái ra tiền – sang một ngành nhiều rủi ro và có tính cạnh tranh cao là sản xuất xe hơi.
Nghiêm trọng hơn nữa, một số người Việt Nam đã đặt vấn đề: liệu là tình hình Việt Nam có đang trở nên giống như Hàn Quốc với các chaebol, như Samsung, dính vào các bê bối chính trị hay không? Các nhà hoạch định chính sách và giới chính trị gia Việt Nam có đang gặp nguy cơ bị Vingroup và các doanh nghiệp tư nhân đang lên mua chuộc, lợi dụng hay không? 
Sau hơn hai thập niên làm phóng viên quốc tế, tôi nghiệm ra rằng, chính phủ cộng sản Việt Nam là một trong những chính phủ thân thiện với doanh nghiệp nhất mà tôi từng gặp. 
Giống như ở Trung Quốc, công thức kết hợp một môi trường kinh doanh năng động với một nhà nước độc đảng phi dân chủ đã giúp tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.
Tuy nhiên, do thiếu vắng những cơ chế kiểm soát và cân bằng, chẳng hạn như một nền báo chí tự do hay một cộng đồng công dân được phép nói những gì họ nghĩ, thì có một rủi ro là các doanh nghiệp lớn có thể giành được quá nhiều quyền lực. Rủi ro đó vẫn là đáng kể ngay cả với những doanh nghiệp có sứ mệnh tự xưng như Vingroup là “tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam”.
“Để thành công được ở Việt Nam, bạn phải xây dựng quan hệ với những người trong chính phủ có khả năng bảo vệ bạn,” Alexander Vuving, một học giả người Mỹ gốc Việt tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Honolulu, nói với tôi. “Nhưng khi bạn đã có một mối quan hệ thân cận với những người có quyền trong một nhà nước chuyên chế, bạn có thể cảm thấy mình mong muốn dùng mối quan hệ quyền lực đó để bịt miệng những ai chỉ trích bạn.”
Khi nghiên cứu để viết bài này, tôi đã bắt gặp nhiều câu chuyện từ những khách hàng của Vingroup, từ những nhà hoạt động và những người khác. Họ kể rằng họ từng bị công an Việt Nam hoặc là liên lạc hoặc là bám theo, sau khi họ lên tiếng chỉ trích Vingroup. 
Các tin tức tiêu cực về tập đoàn này thường biến mất một cách kỳ lạ trên các báo điện tử trong nước (vốn do nhà nước kiểm soát) hay trên Facebook. 
Đặng Hoàng Giang, người điều hành một tổ chức phi chính phủ chuyên về quản trị công, cho rằng quyền lực của Vingroup đang làm chia rẽ công luận. 
“Một phần công luận ngưỡng mộ Vingroup vì họ xây được những tòa nhà chọc trời, những khu resort và nhiều thứ khác. Một phần khác, tôi thuộc phần này, thì đang rất lo lắng về những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ công việc kinh doanh của Vingroup, về cái cách rất phi minh bạch mà các tài sản công cứ biến thành tài sản của Vingroup, và về cái cách mà họ đang ảnh hưởng lên truyền thông để bịt miệng những ai chỉ trích họ”, ông Giang nói. 
Tỷ phú đầu tiên
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Ảnh: Financial Times.
Người sáng lập Vingroup, Phạm Nhật Vượng, hay “Vượng Vin” như cái cách nhiều người gọi, là một người khôn lanh và làm việc không ngừng nghỉ. 
Người giàu nhất Việt Nam này điều hành tập đoàn của ông ta một cách chặt chẽ. Tôi được bảo là ông Vượng chỉ trả lời phỏng vấn mỗi năm một lần, và tờ Tuổi Trẻ của Việt Nam đã giành được suất phỏng vấn đó từ tháng Hai vừa rồi.
Vượng sinh năm 1968 và lớn lên ở Hà Nội. Cha ông ta phục vụ trong không quân. Khi còn là một thiếu niên trong những năm 1980, Vượng là một trong số những học sinh có được đặc quyền đi du học tại Đông Âu. Khi đó, nền kinh tế hậu chiến của Việt Nam vẫn đang khốn khổ vì cấm vận. Sau khi học tại một viện địa chất ở Moscow, Vượng chuyển về Kharkiv ở Ukraine. 
Khi khối Xô Viết tan rã, một loạt các cơ hội kinh doanh đã mở ra cho những ai dám làm dám chịu. Vượng ban đầu cùng phối hợp làm ăn với Lê Viết Lam – một sinh viên Việt Nam khác. Ông Lam sau này cũng sáng lập một tập đoàn đa ngành khác là Sun Group. 
Năm 1993, Vượng và Lam thành lập Technocom. Công ty này sử dụng một quy trình công nghệ mang từ Việt Nam sang để tạo ra Mivina – nhãn hiệu mì gói phổ biến nhất tại Ukraine. 
Cách đây một thập niên, Vượng bán Technocom cho Nestlé với giá ước lượng khoảng 150 triệu đô-la Mỹ. Ông mang khoản tiền này về Việt Nam. Đó là một quyết định đúng thời điểm. Ông rút tiền khỏi Ukraine đúng lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ảnh hưởng đến quốc gia Đông Âu này, để rồi mang tiền về Việt Nam khi các biện pháp cải cách kinh tế theo định hướng thị trường đang đẩy mạnh tăng trưởng ở đây.
[Người dịch: Mặc dù thông tin trên được báo chí xác nhân, tuy nhiên, việc kinh doanh của Phạm Nhật Vượng ở Việt Nam đã bắt đầu ít nhất là từ đầu những năm 2000, như thông tin trên website của tập đoàn, với các dự án Vinpearl ở Nha Trang và Vincom Bà Triệu ở Hà Nội]
Dự án lớn đầu tiên của Vượng chính là khu resort Vinpearl [thành lập năm 2001, khai trương năm 2003 – ND]. Khu này được xây trên một hòn đảo kém phát triển nằm ngoài khơi thành phố biển Nha Trang. Các nhân viên Vingroup mới vào làm thỉnh thoảng hay được kể lại cách mà Vượng đã giải quyết được một thử thách kỹ thuật tưởng chừng như không thể nào giải quyết nổi: xây một cáp treo đi ngang biển từ ngoài đảo vào trong đất liền. 
Sau thành công ban đầu đó, Vượng xây khu tổ hợp cao ốc văn phòng đầu tiên của Hà Nội, trung tâm Vincom Bà Triệu [thành lập năm 2002, khai trương năm 2004 – ND], và một loạt các dự án nhà ở khác tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. 
Nhiều dự án đó được xây dựng với hỗ trợ từ các chương trình “Xây dựng-Chuyển giao” (Build-Transfer). Trong các chương trình này, các công ty nhà nước thiếu tiền hay các quan chức giao đất cho các nhà kinh doanh địa ốc để đổi lấy đường xá hay các cơ sở hạ tầng khác.
Năm 2012, Vượng sáp nhập Vinpearl – mảng kinh doanh resort – với Vincom – mảng kinh doanh địa ốc – để tạo thành Vingroup.
Một năm sau đó, tạp chí Forbes tuyên bố Vượng là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. “Câu chuyện của Vượng chính là hiện thân của câu chuyện Việt Nam thời hậu chiến, một thành quả tư bản trên một đất nước vẫn tồn tại trên danh nghĩa là một nước cộng sản”, Forbes bình luận.
Bây giờ, chiến lược kinh doanh của Vượng tiếp tục theo đuổi cái cốt truyện “hiện thân” đó. 
Tất cả những gì tôi nghe kể về Vingroup đều cho thấy đấy là một môi trường làm việc khắt khe. Họ có một chuẩn quy tắc ăn mặc nghiêm khắc, những nhân viên vi phạm có thể chịu phạt bằng cách trừ lương (một phát ngôn viên Vingroup cho tôi biết tiền phạt này được góp vào làm từ thiện). 
Trong cuộc phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, Vượng nói rằng văn hóa doanh nghiệp của Vingroup được xây dựng xung quanh “ba giá trị: lòng yêu nước, kỷ luật, và văn minh”. Vượng đề xuất cho nhân viên tập đoàn ông đọc cuốn sách dạy kinh doanh “Từ tốt đến vĩ đại: Tại sao một số công ty đạt bước nhảy vọt còn các công ty khác thì không“.
Vingroup càng mở rộng sang các ngành khác thì sản phẩm mới lại càng xuất hiện nhiều hơn. VinFast mới đây xuất xưởng xe máy chạy điện, một dạng ít ô nhiễm hơn so với phương tiện mà phần lớn người Việt Nam dùng để đi lại. Tuy nhiên, VinFast đang đặt cược là vài triệu người trong dân số 100 triệu người Việt Nam sẽ sớm đặt mua những chiếc xe hơi đầu tiên của họ. Quy trình sản xuất những chiếc ô tô mui kín, mẫu đầu tiên trong một nhóm ba mẫu xe, đã được khởi động vào tháng 6 này.
Công luận biết rất ít về các mối quan hệ giữa Vingroup và chính phủ Việt Nam. Nhưng trong khi giới lãnh đạo Việt Nam đang tìm cách đẩy qua bên lề các doanh nghiệp nhà nước cứng nhắc, họ thường phát biểu rằng khối kinh tế tư nhân là động lực hàng đầu cho tăng trưởng của đất nước. 
Năm 2017, khi Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng (người mới đây đã trở thành chủ tịch nước), tới thăm nhà máy VinFast, có tin cho biết ông Trọng đã khen ngợi Vingroup là “nhà tiên phong trong sản xuất nhãn hiệu xe quốc gia”.
Gần đây hơn, trong một dịp khai trương sản phẩm hồi đầu tháng 6/2019, Vượng đã lái một chiếc xe điện tại nhà máy Hải Phòng của VinFast. Ngồi cùng xe với Vượng là khuôn mặt tươi cười của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người đang khuyến khích người dân nước mình “ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Năm ngoái, chính phủ Việt Nam đưa ra một số biện pháp để kiểm soát lượng xe hơi nhập khẩu. Động thái này có lợi cho VinFast và cả Thaco, nhà sản xuất xe hơi còn lại của Việt Nam. Nhiều người Việt Nam tin rằng động thái đó là một nỗ lực bảo hộ nhãn hiệu xe hơi non trẻ của VinFast. 
Việt Nam cũng đã công bố các kế hoạch giảm sử dụng xe gắn máy gây ô nhiễm trong giao thông tại hai siêu đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhiều người Việt Nam nói với tôi cho rằng động thái này cũng được thiết kế để giúp đỡ cho các xe máy chạy điện của VinFast và cho doanh nghiệp kinh doanh xe buýt chạy điện, VinBus, mà Vingroup mới lập ra vào tháng 5/2019.
Khi tôi hỏi phó chủ tịch Thủy rằng Vingroup có đóng vai trò gì trong chính sách giao thông của chính phủ Việt Nam hay không, bà Thủy gạt bỏ ngay ý tưởng đó: “Chúng tôi không bao giờ vận động hành lang với chính phủ vì bất cứ điều gì cả”, bà nói. 
Trình bày chung về tầm nhìn của ông Vượng dành cho Vingroup, bà Thủy nói tập đoàn này có một sứ mạng “rất nặng nề” là phải dẫn dắt nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, với mục tiêu trở thành doanh nghiệp dẫn đầu hay chí ít là đứng thứ nhì trong mọi ngành kinh doanh họ làm. “Chúng tôi đã có may mắn trong các năm qua khi chính phủ hỗ trợ khối kinh tế tư nhân vươn lên hàng đầu”, bà Thủy nói. “Chúng tôi may mắn là đang có mặt đúng thời điểm và đang làm những gì tốt nhất cho đất nước.”
Chiếm lĩnh
Một cửa hàng tiện lợi VinMart của Vingroup ở Hà Nội. Ảnh: Reuters.
Sự thâm nhập của Vingroup vào mọi mặt trong đời sống tại Việt Nam sẽ còn trở nên sâu sắc hơn nữa. 
Năm ngoái, Vingroup làm cả thị trường ngạc nhiên bằng tuyên bố khởi động mảng kinh doanh điện thoại thông minh VinSmart, và một đơn vị mới trong tập đoàn chuyên về trí tuệ nhân tạo và phân tích dữ liệu lớn. 
Ông Vượng tuyển người một cách sâu rộng cho các hoạt động mới, săn tìm nhân tài từ giới người Việt sống ở nước ngoài, những người hay được gọi là Việt kiều. Vũ Hà Văn là một giáo sư toán học tại Đại học Yale đã có nhiều năm làm việc ở nước ngoài (ở Mỹ ông được biết đến với tên Van H Vu). Ông đã được chọn làm cố vấn chính cho Vingroup về trí tuệ nhân tạo. 
Tôi đến nói chuyện với ông Văn tại khu Times City, một khu đô thị tại Hà Nội do Vingroup xây dựng. Khu này là một minh họa sống động cho tầm nhìn của Vingroup: bên cạnh các căn hộ chung cư cao cấp Vinhomes là bệnh viện quốc tế Vinmec, một ngôi trường Vinschool, một thủy cung Vinpearl, và một khu mua sắm Vincom Mega Mall. 
Trong văn phòng Vingroup có đầy các ghế lười hạt xốp và tranh ảnh Bill Gates với Steve Jobs, ông Văn bảo tôi rằng công việc của họ là nghiên cứu các ứng dụng dữ liệu lớn sẽ cho phép Vingroup cung cấp thêm các dịch vụ khác khi tập đoàn này mở rộng các ngành kinh doanh điện thoại, TV thông minh, nhà cửa và xe hơi. 
Ví dụ, các cửa hàng siêu thị VinMart có thể sử dụng các “camera thông minh” để lưu lại thông tin về thời gian khách hàng nán lại một gian hàng nào đó trong siêu thị. 
Ông Văn cũng nói với tôi rằng đơn vị nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Vingroup đang tiến hành các nghiên cứu với mục đích “trợ giúp cộng đồng khoa học và xã hội nói chung”. Trong số đó có một nghiên cứu làm bản đồ gen người cho Việt Nam. 
Qua một chương trình có khả năng giúp ích cho ngành công nghệ cao còn non trẻ của Việt Nam, Vingroup còn đang cấp học bổng cho các sinh viên cao học tài năng, những người này không hề có nghĩa vụ bắt buộc phải làm việc cho Vingroup sau khi tốt nghiệp.
“Chúng tôi cho rằng nếu lực lượng lao động của cả nước lớn mạnh, chúng tôi cũng sẽ hưởng lợi thôi,” ông Văn bảo tôi.
Tuy nhiên, với việc Vingroup và các công ty đang lên khác gia tăng ảnh hưởng và cho ra lò các công nghệ mới đầy quyền năng, giới hoạt động xã hội dân sự nói rằng cần phải có biện pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả giới doanh nghiệp lớn. 
Các quan điểm phê phán và các báo cáo khắt khe về giới doanh nghiệp lớn rõ ràng là đang thiếu vắng trong môi trường truyền thông bị nhà nước kiểm soát của Việt Nam. Các đơn vị truyền thông Việt Nam không chỉ phải hoạt động dưới bàn tay kiểm duyệt của nhà nước, họ thường vật lộn về mặt tài chính và rất ngại làm phiền lòng các doanh nghiệp mua nhiều quảng cáo.
Mối quan hệ giữa cánh nhà báo và các doanh nghiệp thường khá là nhập nhằng. Giống như tại Trung Quốc, các phóng viên Việt Nam thường được trả lương thấp và họ thỉnh thoảng được các doanh nghiệp cho thêm các khoản tiền mặt nhỏ mỗi lần họ đến dự các buổi họp báo. 
Khi tôi đến dự buổi khai trương mẫu điện thoại Vsmart tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 12 năm ngoái, trong bộ tài liệu quảng cáo dành riêng cho báo giới mà bên Vingroup trao cho tôi có kèm một phong bì hai triệu đồng (khoảng 85 đô-la Mỹ). Tôi trả cái phong bì đó lại cho một nhân viên Vingroup. 
Bên Vingroup xác nhận rằng tại Việt Nam “theo thông lệ” doanh nghiệp thường mời các phóng viên ăn trưa sau buổi họp báo. Một khoản “tiền tiêu vặt” thường được doanh nghiệp trao cho các phóng viên trong trường hợp doanh nghiệp không thể tổ chức ăn trưa. (Các bữa ăn trưa của tôi ở Hà Nội đều do tòa soạn Financial Times trả, ít khi nhiều hơn 10 đô-la Mỹ.)
Khi tôi mới lần đầu viết bài về VinFast cho Financial Times năm 2018, công ty này đã liên lạc với tôi chỉ vài phút sau khi bài báo được đăng lên mạng. Họ yêu cầu chúng tôi xóa bỏ một câu trong bài nói về mối quan hệ giữa Vingroup với hãng BMW vốn đang hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho VinFast. Vingroup không hề nói rằng câu đó sai sự thật. Financial Times từ chối yêu cầu xóa câu đó của họ. 
Tuy nhiên, trong cõi mạng Việt Nam, các tin bài với những chi tiết gây tranh cãi thường biến mất sau khi có sức ép từ các doanh nghiệp hay quan chức nhà nước. 
Tranh luận về tầm ảnh hưởng đang lớn mạnh của Vingroup thường sống động hơn trên các mạng xã hội. Việt Nam hay được miêu tả là một phiên bản nhỏ của Trung Quốc, nước láng giềng cộng sản của Việt Nam. Tuy nhiên, có một lĩnh vực mà phép so sánh này trật lất: mạng internet. Trung Quốc xây dựng mạng internet riêng của họ phía sau bức “vạn lý tường lửa” để không cho các dịch vụ mạng xã hội từ Mỹ xâm nhập. Việt Nam thì lại vẫn cho phép Facebook, YouTube và Google hoạt động.
Người Việt Nam được tự do nói những gì họ nghĩ hơn người Trung Quốc nhưng thỉnh thoảng họ vẫn phải gánh chịu hậu quả của việc đó.
Sử dụng một luật an ninh mạng khắt khe mới ban hành, chính phủ Việt Nam đang cố gắng kiểm soát các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ từ Mỹ cũng như môi trường tự do ngôn luận mà các doanh nghiệp này cung cấp. Chính phủ Việt Nam đang cảnh giác với vai trò của mạng xã hội trong việc tạo điều kiện cho người dân tổ chức các cuộc biểu tình lớn. Những cuộc biểu tình như thế đã diễn ra trong những năm gần đây, ví dụ như cuộc biểu tình năm 2016 liên quan đến việc một nhà máy thép của Đài Loan xả hóa chất độc hại ra bên ngoài. 
Quyền lực
Một chiều nọ ở Hà Nội, tôi gặp Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động thuộc cộng đồng bất đồng chính kiến tuy nhỏ nhưng rất có tiếng nói tại Việt Nam. 
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người phải đối mặt với cả quyền lực của chính quyền lẫn Vingroup. Ảnh: New York Times.
Tuấn đã có nhiều bài viết sắc sảo trên Facebook về các thương vụ đất đai lớn có dính líu tới các đại doanh nghiệp tư nhân và giới quan chức chính phủ. Trong một loạt bài bắt đầu từ cuối năm 2016, Tuấn chất vấn cách mà Vingroup đã dùng để có thể giành được một mảnh đất đắt đỏ nằm ở trung tâm Hà Nội vốn có liên quan đến việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước chuyên kinh doanh dịch vụ triển lãm.
Tuấn đặt câu hỏi về giá tiền mà Vingroup đã trả, về quy trình mà Vingroup dùng để lấy được đất, và về một quyết định của Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội cho phép Vingroup xây dựng các tòa nhà chọc trời trên khu đất đó. Việc xây dựng này bất chấp các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát độ cao công trình vốn được áp dụng bên trong khu vực nội đô mang tính lịch sử của thủ đô Hà Nội. (Vingroup nói rằng họ đã xin được giấy phép cho việc xây dựng công trình đến 50 tầng tại khu đất đó.)
Tuấn kể rằng vào tháng 5/2018, anh đã bị giữ lại tại sân bay TP. Hồ Chí Minh khi vừa đi nước ngoài về. Tuấn đã bị giữ 15 tiếng đồng hồ bởi các sĩ quan đến từ Phòng A67, đơn vị chống khủng bố của Bộ Công an đầy quyền lực tại Việt Nam. Chính Bộ Công an này đã chủ trì việc soạn thảo luật an ninh mạng của Việt Nam. Tuấn kể rằng một viên chức đã nói với anh: “Anh phải xóa bài về Vingroup và cách họ chiếm khu đất kia.”
Không sợ hãi, Tuấn viết tiếp một bài khác kể lại cả vụ việc bị tạm giữ này. Anh viết: “Nếu các ông muốn tôi xóa bài về đảng hay về chính quyền thì tôi còn hiểu. Nhưng tại sao các ông lại muốn tôi xóa bài về Vingroup?”. Tuấn vẫn để các bài đó trên trang Facebook của mình.
Tuấn không phải là người duy nhất đã đặt câu hỏi về các thương vụ đất đai của Vingroup, Thủ tướng Nguyễn  Xuân Phúc đã công khai hỏi rằng ai cho phép xây dựng công trình cao tầng trong nội đô Hà Nội. (Các tài liệu đã được công khai cho thấy rằng Vingroup mua lại đến 90% cổ phần của công ty triển lãm, dựa trên đề xuất của công ty đó, trong một vụ mua bán cổ phần mà Vingroup là bên duy nhất đi mua.)
“Tôi tin tưởng một cách mạnh mẽ rằng người Việt Nam xứng đáng có một đất nước tốt đẹp hơn”, Tuấn nói với tôi. “Nhưng để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi cần một nền báo chí tự do, chúng tôi cần tự do hiệp hội, và chúng tôi cần tự do hội họp để người dân có thể được lắng nghe”.
Sơn Đặng, một kiến trúc sư ngụ tại Nha Trang, nói rằng anh để ý đến khu công viên hoang dã trên đảo Phú Quốc của Vingroup sau khi nhìn thấy hình ảnh khu công viên này trên bản đồ Google Earth. Sơn nhận thấy  công viên này được xây dựng trên đất thuộc quy hoạch rừng quốc gia của Việt Nam. 
Sơn bèn viết một bài phê phán Vingroup trên Facebook. Bài viết lan toả nhanh chóng và được trích lại trên trang BBC Việt Ngữ – một nguồn tin không kiểm duyệt của nhiều người dân trong nước. 
“Sau khi tôi đăng bài đó, tôi bị chỉ trích gay gắt trên trang của mình. Các chỉ trích đó đều bảo vệ Vingroup”, Sơn kể với tôi. Anh nói rằng anh cũng đã bị sách nhiễu tại chính nhà mình, nhưng anh yêu cầu tôi không viết chi tiết về việc đó để tránh nguy cơ bị trả đũa. 
Các hậu quả rõ là nặng tay nói trên dành cho những người chỉ trích Vingroup không chỉ xảy ra cho những người thuộc cộng đồng bất đồng chính kiến nhỏ bé của Việt Nam.
Trong một buổi chuyện trò cà phê sáng tại một khách sạn sang trọng ở Hà Nội, tôi đã gặp một nhóm chuyên gia và doanh nhân giàu có. Họ đều nói rằng họ đã bị công an Việt Nam hỏi thăm vì chỉ trích Vingroup.
Năm người mua căn hộ trong khu đô thị Vinhomes Skylake đã kể với tôi rằng họ đã phải trả những mức giá cao nhất tính trên mét đất cho các căn hộ hạng sang. Nhưng họ vẫn chưa được chuyển vào ở các căn hộ đó. Một con đường dẫn vào khu nhà, cùng với một cái hồ (được nêu trong tên khu đô thị) vốn phải được xây vì là một phần trong dự án “Xây dựng-Chuyển giao” – đến giờ vẫn chưa có. 
Những nhà đầu tư địa ốc cáu kỉnh thì ở đâu trên thế giới cũng có cả. Nhưng nhóm năm người này phàn nàn rằng phản ứng của Vingroup đã làm cả bọn họ ngạc nhiên. 
Hồi tháng 1/2019, khoảng 250 khách mua căn hộ Skylake đã gặp Vingroup để yêu cầu tập đoàn này giải thích lý do giao nhà chậm trễ. (Các khách mua nhà này kể lại rằng địa điểm diễn ra cuộc gặp đã phải thay đổi hai lần do yêu cầu từ công an.) Cuộc gặp không đưa ra được giải pháp gì. Vingroup chuyển vấn đề cho bên luật sư của họ. 
Sau cuộc gặp, một số khách mua nhà tham gia cuộc gặp đã nhận được những tin nhắn điện thoại từ những số lạ. Họ kể với tôi rằng những tin nhắn này đe dọa “an toàn của gia đình” họ. 
Họ bèn tổ chức hai cuộc biểu tình vào tháng Ba vừa rồi. Cuộc biểu tình đã có mặt cả công an và “những kẻ nhìn như bọn mafia trong các series phim bạo lực Hollywood”. Họ cho tôi coi hình của một nhóm người đàn ông trẻ, một vài người trong nhóm đó mang khẩu trang và cầm dù (trong một ngày không mưa). Những kẻ đó lườm mắt vào camera chụp hình. Một người trong nhóm các khách mua nhà đã bị trầy xước do xô xát với một kẻ trong nhóm người lạ đó.
Truyền thông nhà nước có đưa tin về tranh chấp tại khu đô thị Skylake. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, các bài báo biến mất khỏi mạng internet sau khi được đăng tải. 
Sau khi tôi phỏng vấn những vị khách mua nhà nói trên vào tháng Tư vừa rồi, hai người trong số họ đã bị công an gọi điện và đến nhà hỏi thăm. Bên công an cảnh báo họ không được nói chuyện với phóng viên hay đăng bài trên Facebook (một cuộc gọi diễn ra ngay trong lúc tôi đang phỏng vấn một người. Cuộc gọi đó cảnh báo người này không được nói chuyện với người ngoại quốc).
Nhóm khách mua nhà kia gửi email cho tôi sau các cuộc phỏng vấn. Họ yêu cầu tôi không nêu tên họ nhưng thỉnh cầu tôi phải kể câu chuyện của họ ra. 
Tuy không thể liên kết trực tiếp Vingroup với bên công an và với nhóm những kẻ đeo khẩu trang, các vị khách mua nhà đầy bất bình của khu Skylake tin rằng có một mối dây liên kết cả ba nhóm đó. 
Khi tôi hỏi Vingroup về các cuộc các chạm trán nói trên, Vingroup nói rằng các thông tin này “không chính xác” và “rõ ràng là dựa trên những nguồn không khả tín hay những tin đồn thất thiệt”.
Khi tôi hỏi Vingroup về vụ tranh chấp Skylake, họ xác nhận rằng các công trình công cộng [thuộc dự án Skylake – ND] đang được Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội tiến hành. “Chúng tôi không thể can thiệp [vào các công trình đó]”. Và rằng chi tiết này đã được nêu trong hợp đồng mua bán nhà với các khách hàng, đồng thời đã giải thích cho họ. “Nhưng một số người từ chối không chịu hiểu”.
Một dấu hiệu cho tầm ảnh hưởng khủng khiếp của Vingroup chính là việc một loạt người Việt Nam mà tôi đã phỏng vấn, bao gồm bốn chuyên gia chuyên phân tích tài chính về Vingroup, đều từ chối cho tôi dẫn lời mà có nêu tên họ. Họ sợ Vingroup sẽ không hài lòng.
Chính Vingroup cũng giám sát mạng xã hội. Họ làm một việc mà người Việt Nam gọi là “hóng” (social listening) và trong một số trường hợp, Vingroup tiến hành can thiệp, cho dù là những vấn đề nhỏ.
Đỗ Thanh Huyền, một người làm việc tại Hà Nội, kể với tôi rằng Vingroup đã liên hệ với cô sau khi cô phàn nàn về tập đoàn này trên Facebook. Huyền phản ánh rằng một máy trộn xi măng tại một khu đô thị của Vinhomes đang nằm chắn trên một đoạn lề đường, khiến cho người đi bộ phải đi xuống lòng đường đông đúc xe cộ.
Nhân viên của Vingroup đã liên lạc với Huyền nói rằng họ đang xử lý vấn đề nên yêu cầu Huyền phải gỡ bài trên Facebook xuống. Huyền từ chối. Cô bảo tôi: “Tôi nói với họ ‘Không, đó là những gì tôi thấy. Tôi muốn các anh phải tôn trọng không gian công cộng’”.
Huyền nói tiếp: “Việc này không chỉ là về xe hơi, về xe máy điện, về trí tuệ nhân tạo hay về trường đại học; đây là về cái cách mà họ đang cố gắng kiểm soát xã hội. Chúng tôi cần phải học những bài học từ các chaebol”.
Vingroup xác nhận rằng họ có theo dõi mạng xã hội với mục tiêu “xử lý nhanh” nhằm bảo vệ quyền lợi khách hàng của họ. “Thông thường, những người phàn nàn trên mạng xã hội đều tự nguyện sửa bài hoặc xóa bài”, Vingroup cho tôi biết.
Cái bóng chaebol
Toà nhà Landmark 81 của Vingroup được cho là toà nhà cao nhất Đông Dương. Ảnh: TaiwanNews.
Tranh cãi về Vingroup xuất hiện trong một thời điểm quan trọng đối với các nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
Các chaebol ở Hàn Quốc đã từng là nền tảng cho kỳ tích phát triển kinh tế của nước này. Nhưng các chaebol cũng liên tục làm xáo trộn hệ thống tài chính Hàn Quốc và gặp hàng loạt các bê bối. Một bê bối năm ngoái dẫn đến án tù dành cho cựu tổng thống Park Geun-hye.
Một chuyên gia người Hàn Quốc nói rằng có một rủi ro là các doanh nghiệp mới nổi của Việt Nam, dẫn đầu là Vingroup, có thể trở thành những doanh nghiệp “quá lớn để có thể sụp đổ” (too big to fail). Việc này mang lại những hậu quả nhất định cho cả nền kinh tế và xã hội Việt Nam.
“Nếu Vingroup hay các doanh nghiệp khác chiếm một phần đáng kể việc sản xuất hay nguồn việc làm của Việt Nam, chính phủ sẽ không có lựa chọn nào ngoài việc phải dựa dẫm vào các doanh nghiệp lớn đó để điều chỉnh chính sách kinh tế”, Woochan Kim, một giáo sư dạy ngành kinh doanh của Đại học Korea, nói với tôi qua điện thoại từ Seoul. “Rất khó để quản lý các doanh nghiệp này, và truyền thông trong nước sẽ phụ thuộc nặng nề vào quảng cáo từ Vingroup và các doanh nghiệp khác. Phụ thuộc tới mức truyền thông sẽ không đưa tin về các bê bối của doanh nghiệp”.
Không thể biết được là giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam có đang thảo luận chuyện này hay không. Công chúng hiếm khi biết đến các tranh luận chính trị trong nội bộ đảng. Nhưng chính sách mang dấu ấn nhất của vị lãnh đạo đảng, ông Nguyễn Phú Trọng, chính là chiến dịch chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn. Chiến dịch này đã khiến một loạt cựu quan chức và doanh nhân vào tù. 
Hồi tháng Tư vừa rồi, công an bắt Phạm Nhật Vũ, em trai Phạm Nhật Vượng, với nghi vấn đưa hối lộ trong một vụ bê bối của một doanh nghiệp truyền thông. Vụ bắt giữ này có vẻ không liên quan đến Vingroup, tuy nhiên, nhiều người xem đây là một dấu hiệu cho thấy nhà nước Việt Nam đang ngày càng ít dung túng cho các sai phạm của những kẻ chóp bu.
Trong điều kiện là nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh, cùng với việc kinh doanh địa ốc – nguồn tiền chính cho các ngành kinh doanh mới đầy rủi ro của họ – vẫn đang ăn nên làm ra, Vingroup sẽ tiếp tục chiếm thế thượng phong và ngày càng lớn mạnh.
Nhưng quỹ đạo phát triển của các doanh nghiệp ít khi nào là một đường thẳng, kể cả những doanh nghiệp ở Việt Nam, nơi mà doanh nghiệp lớn nhất trong nước có vẻ, trong một chừng mực nào đó, ít nhất là vẫn đang dựa dẫm vào sự ủng hộ từ giới chóp bu cầm quyền.
“Giờ đây, tôi nghĩ rằng, nếu mọi thứ vẫn tiếp tục như hiện nay, Vingroup sẽ là một trong những doanh nghiệp tư nhân được quản lý tốt nhất tại Việt Nam”, Alexander Vuving nói. Tuy nhiên, ông phân tích thêm: “Vì thành công của một doanh nghiệp tư nhân ở đất nước này tùy thuộc vào mối quan hệ của họ với các chính trị gia, số phận của họ tùy thuộc nhiều vào các dàn xếp chính trị nội bộ bên trong giới tinh hoa cầm quyền”.
Tác giả John Reed là phóng viên phụ trách Đông Nam Á và là trưởng văn phòng Bangkok của Financial Times.
https://www.luatkhoa.org/2019/06/vingroup-va-su-troi-day-day-nghi-van-cua-mot-de-che-kinh-te/?fbclid=IwAR32lzaB9vb8B5uhuvmoFAR-ioIgdc6V5uzgaUiNurm5NIvoNp9Js0cevhY







8.

















Báo Giao thông trò chuyện với ông Võ Quang Huệ, Phó tổng giám đốc Vingroup về chiến lược phát triển thương hiệu VinFast trong thời gian tới.


Tiến Mạnh (Thực hiện)


https://www.baogiaothong.vn/emagazine-pho-tgd-vingroup-vo-quang-hue-chia-se-ve-tham-vong-cua-vinfast-d424627.html?fbclid=IwAR2doJEjgp6_yz6Kv9WJC-Zsln92O9zYO_Y1vAVotUkseLq0NAhfVjCcBNU






7.



6.

Rất nhiều ý kiến là nghi ngờ sự thành công. Những người có hiểu biết về công nghệ ô tô, đều đặt dấu hỏi, bởi nền công nghiệp phụ trợ gần như không có, thì lấy gì sản xuất ô tô. Xưa, mình cũng đặt câu hỏi đó. Đất nước mà con ốc vít không sản xuất nổi, cái xe đạp không làm ra hồn, mà đòi sản xuất ô tô thì đúng là hoang đường.
Nhưng mà, thực ra, phải hiểu rằng, tầm như ông Vượng, thì làm sao mà ông ấy không hiểu được điều đơn giản mà ai cũng nói được đó, nhất là các nhà báo, trí thức.
Sau, mình lại tin, ông Vượng làm được, thậm chí làm tốt, bởi vô vàn lý do, nhưng, có một lý do này, khiến mình ngẫm nghĩ nhiều ngày, sau buổi trò chuyện với một nữ chuyên gia người Việt, sáng lập viên trường dạy nghề chuyên cung cấp nhân lực cho Nhật.
Theo bà, tương lai của thế giới, con đường của sự phát triển, không nằm ở cái ốc vít, nói rộng ra là công nghiệp phụ trợ, mà lại nằm ở thiết kế.
Bà ấy nói câu đó, khiến mình rất khó hiểu. Nhưng, hơn một năm qua, càng ngẫm, càng thấy đúng.
Ví như, việc sản xuất một cái áo, thứ quan trọng lại không phải là vải. Trung Quốc đã dệt cho chúng ta các loại vải nguyên liệu tốt nhất, với giá rẻ nhất, thì chúng ta sản xuất làm gì nữa. Chúng ta nhập luôn về, và may nó theo thiết kế và định vị thành trào lưu cho toàn xã hội. Chuyện này phải phục anh Khải shit. Bởi, anh ấy đã biến cái mảnh khăn lụa 10k của Tàu, thành 1 triệu, rõ là siêu lợi nhuận.
Vậy thì anh Vượng làm gì? Đó chính là thiết kế. Anh thuê những nhà thiết kế hàng đầu thế giới, vẽ ra các mẫu xe. Chính người Việt đã chọn ra mẫu ưa thích nhất. Và, anh ấy đã sản xuất chính những chiếc xe theo sở thích của người Việt.
Thằng giỏi, là phải biết đứng trên vai người khổng lồ. Anh Vượng đã đứng trên vai của vô số thằng khổng lồ, để có những bước đi nhanh, mạnh, thần tốc.
Những chiếc xe lúc đầu sẽ ít được nội địa hóa. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, cùng nhiệt huyết vì nền công nghiệp quốc gia, việc bán hàng phát triển, tích lũy được vốn lớn, thì tự nhiên nền công nghiệp phụ trợ sẽ phát triển theo. Lúc đó, có thể có cả vạn doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào sản xuất công nghiệp phụ trợ để phục vụ nền công nghiệp ô tô nước nhà ấy chứ.
Giờ, xem lại các tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, mới thấy, cái phòng thiết kế mới là quan trọng nhất. Một thương hiệu ô tô, có cả ngàn nhà thiết kế làm việc ngày đêm, mỗi năm chỉ cho ra được vài mẫu, mà có khi vài năm mới có một mẫu đột phá. Chỉ cần có mẫu thiết kế, thì cả vạn doanh nghiệp sản xuất chế tạo trên khắp thế giới cùng chung tay sản xuất theo mẫu thiết kế đó, để ra được một chiếc ô tô.
Giống như, xây một ngôi nhà, việc đầu tiên là có tiền, thuê được thiết kế, còn phần xây dựng, có cả ngàn thằng nhà thầu hau háu chờ có việc. Cái nhà đẹp và chất lượng hay không, nó quan trọng nhất lại chính là mẫu thiết kế. Thiết kế ở đây không phải chỉ có cái hình dạng bề ngoài, mà nó chi tiết đến từng cột kèo, đinh vít, ổ điện, thoát nước, chịu lực... Bộ phim cũng vậy, chỉ cần có ý tưởng, thì khó thế nào đạo diễn, biên kịch, quay phim, kỹ xảo cũng làm được hết. Chỉ sợ trí tưởng tượng của con người có giới hạn, chứ kỹ xảo không có giới hạn.
Thiết kế là ý tưởng và sáng tạo, chính là tương lai dẫn dắt thế giới.

https://www.facebook.com/duongvtc/posts/2268384919921663




5.


Live : Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã mua công nghệ Auto " đồng nát" về Việt Nam

79.943 lượt xem


Xuất bản 17 thg 6, 2019


ĐĂNG KÝ 23 N

Live : Tỉ phú Phạm Nhật Vượng đã mua công nghệ Auto " đồng nát" về Việt Nam quảng cáo và đang bán cho người dân ra sao?

TBT, CT nước N.P Trọng cùng Thủ tướng N.X Phúc bảo kê bán giá "cắt cổ" loại xe đã bị châu âu Âu thải hồi toàn bộ từ những năm 2016!
Phát hình trực tiếp tại hãng đã từng bán loại xe này tại Đức
. Giá bán tại Đức chỉ có 5123,€ ( tương đương khoảng 133 Triệu VNĐ); ông Phạm Nhật Vượng bán giá 395 Triệu VNĐ.
. 165 Đại lý tại Đức đã phải đóng cửa hoặc chuyển đổi kinh doanh vì bán loại xe này
Lê Trung Khoa - Thoibao.de từ Berlin, CHLB Đức / Truyền hình thực tế 17.06.2019
. Loại xe này đã không thể bán được tại Châu Âu từ 11.2016 và tháo dỡ, dừng dây chuyền sản xuất. ----
Xe Fadil của VinFast là mẫu cũ Chevrolet: https://tuoitre.vn/xe-hoi-cua-ti-phu-...
Hãng Chevrolet đã phải đóng cửa từ tháng 12.2016 trên toàn châu Âu, loại xe tương tự như xe Fadil của VinFast giá 133 Triệu: https://www.auto-motor-und-sport.de/n...
Cuối năm 2015 đã có 165 cửa hàng bán xe Chevrolet phải đóng cửa: https://www.t-online.de/auto/technik/...
28.6.2018: Ký kết Đối tác chiến lược giữa GM (công ty mẹ của Chevrolet) và Vinfast https://media.gm.com/media/vn/en/chev...


https://www.youtube.com/watch?v=t-gFG44ZxQI&fbclid=IwAR3IpLsq6ioRC2vNXE3gLuX48lCYT4qjgqcje2DHRBUBqyuBMDw6_HNfR20



4.

Paul Nguyễn Hoàng Đức
1- Trình độ tư duy lúa nước mới thoát nạn mù chữ mà sang tận trời Tây bê triết học duy vật Đức (chẳng hiểu khô – khoai gì) đòi tiến lên thiên đường bánh vẽ của cộng sản (?)
2- Mới làm được thuyền thúng và lá tre sang phương Tây bệ về công nghệ đóng tàu, kết quả mua ụ nổi sắt vụn phá giá cả ngàn lần ?
3- Chưa làm được cái đinh ốc đã giở võ ù xọe xoay sở mua công nghệ ô tô vứt đi của Đức về làm bãi đồng nát ?
4- Sống thiếu lý trí nhưng cứ đòi làm ông chủ ?
5- Ai chỉ lỗi của mình thì xúm lại chửi người ta điên, đấy không phải là cách tự chứng minh mình là nô tài sao?
6- Tư duy nước đôi hèn nhát thiếu trách nhiệm truyền kiếp vớ được biện chứng pháp A = Phi A của Hegel liền tưởng đây là tư duy nước đôi toàn thể - thần dược phục sinh cho thói lèo lá biện hộ cù quay vô tận của mình?
7- Hội nhà văn đã chính thức xác nhận: văn học Việt Nam chưa xứng với tầm thời đại, trong ao chưa có cá to chúng ta đành bắt tép, ấy vậy mà một bọn đui mù về văn học, một bài thơ chưa viết nổi, một bài luận cũng không (theo số liệu, số người viết được tiểu luận văn học VN chỉ suýt soát hai bàn tay) lại dùng lối a dua công nghệ để tung hô “người cánh hẩu” như đại văn hào. Đó có phải dốt hay nói chữ không?
Còn nhiều nữa, nhưng tôi tạm nêu con số 7 thôi.
Paul Đức 18/6/2019
https://www.facebook.com/paulnguyenhoangduc/posts/2289375997986207


3.




authorQuốc Phong Thứ Ba, ngày 18/06/2019 19:13 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Để đi đến thành công, không chỉ Vinfast cần được người Việt đón nhận, tiêu thụ, mà bất kể doanh nghiệp Việt nào cũng cần được thế.


   

Vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước, lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất nước Hàn Quốc và đã thầm cảm phục dân tộc này vô cùng. Tôi đã thử "giải mã" và cảm nhận được sâu sắc vì sao nước họ phát triển nhanh đến mức thần kỳ sau 40 năm cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều tạm đình chiến, cho dù tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn. Ngay từ lần ấy, tôi đã thầm mong ước Việt Nam mình cũng cần học hỏi tinh thần tự hào dân tộc, tự lực tự cường của dân tộc Hàn, tinh thần người Hàn tự hào dùng hàng "made in Korea". Chỉ có như vậy, dân tộc Việt chúng ta mới hùng cường đi lên.

Tinh thần Hàn Quốc: Tự hào khi dùng hàng nội địa!
Nếu ai đã đọc cuốn sách “Made in Korea” của ông Richard M. Steer - chuyên gia quản trị doanh nghiệp tại Trường kinh doanh Lundquist, Đại học Oregan, Hoa Kỳ, thì sẽ vô cùng cảm phục một doanh nhân vĩ đại người Hàn cách đây ngót 50 năm. 
Tác giả cuốn sách muốn qua cuộc đời và sự nghiệp của một doanh nhân xứ Kim chi để đúc rút ra nguyên lý thành công của cái gọi là "tinh thần doanh nhân Hàn Quốc" và "dân tộc tính Hàn Quốc".
 
Cuốn sách “Made in Korea” của ông Richard M. Steer

Nhân vật trong cuốn sách nói trên là "vị thuyền trưởng vĩ đại của con tàu Hyundai". Ông Chung Ju Yung - người con trai cả trong một gia đình có 8 anh em ở ngôi làng nông nghiệp Asan rất nghèo khó của Hàn Quốc, đã xây dựng nên đế chế Hyundai bắt đầu từ con số 0 đầy gian khó năm xưa.



Bất chấp sự bàn lùi, ngăn cản của giới khoa học, ông còn nghĩ ra phương pháp "tàu chở dầu", dùng lưới chèn đá quai đê lấn biển, tạo ra vùng đất mênh mông để trồng trọt, nhờ vậy đã cung cấp lương thực cho đất nước có tới 80% diện tích là đồi núi, đất đai cằn khô như Hàn Quốc.Thử hỏi, liệu trên thế giới có mấy ai như ông Chung, vào những năm 1970, dù chưa hề có kinh nghiệm đóng một chiếc thuyền nhỏ, mà lại có thể tự tin thuyết phục chính phủ đồng thuận cho mở công ty đóng tàu biển? Tiếp đó là thuyết phục đối tác nước ngoài hỗ trợ công nghệ rồi thuyết phục ngân hàng nước ngoài cho vay hơn 60 triệu USD để mở công ty đóng tàu biển hạng nặng? 

Đã có quá nhiều điều người đời có thể gọi là "phép mầu", thế nhưng ông Chung luôn khẳng định "phép mầu chỉ có trong tôn giáo, chứ chính trị hay kinh tế thì không".  
“Phép mầu”, theo ông, là thành quả của sự vận dụng sức mạnh ý chí, là phải có một niềm tin mãnh liệt vào "khả năng vô biên của con người". Chính cá tính mạnh mẽ, quyết liệt và những trải nghiệm ở vị thuyền trưởng Chung ấy đã lý giải vì sao doanh nhân vĩ đại này của Hàn Quốc luôn tâm niệm rằng: "Nếu lạc quan và có thái độ sẵn sàng thì bạn sẽ làm được bất cứ điều gì. Thành công hay thất bại đều là ở tư tưởng và thái độ của mình"...
Tuy nhiên, để đi tới thành công to lớn đối với Hyundai như hôm nay, ngoài sự vượt khó của người đứng đầu doanh nghiệp ấy, phải nhắc đến tinh thần của người Hàn Quốc và Chính phủ Hàn Quốc trợ sức giúp họ thành công. Đó là nhờ có chủ trương đúng của chính phủ, luôn hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp lúc còn gian khó. Đó là tinh thần "Người Hàn dùng hàng Hàn".
Nếu không có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc ấy, làm sao đất nước này chỉ trong vài chục năm đã có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất ô tô ra đời, bám trụ kiên cường và thành công như bây giờ, không riêng chỉ Hyundai; làm gì có chuyện rất rất nhiều sản phẩm do người Hàn Quốc làm ra đủ sức cạnh tranh với nhiều thương hiệu mạnh trên thế giới.
Như tôi vừa nhắc đến từ đầu, từ những năm trước 1990, Hàn Quốc đã khích lệ người dân quan tâm và ủng hộ hàng hoá trong nước sản xuất. Trên mọi ngả đường, chúng tôi chứng kiến xe Hàn Quốc luôn chiếm vị trí độc tôn, tìm mỏi mắt cũng khó thấy một chiếc xe nước ngoài nào khác.
Nếu không có tính dân tộc và tinh thần dân tộc cao như người Hàn thì thử hỏi đất nước họ có phát triển nhanh và vững chắc đến như vậy không? Tôi nghĩ là rất khó, thậm chí là không thể!

“Tự hào Việt Nam” và trách nhiệm với sản phẩm của người Việt!
Nhiều chuyên gia kinh tế đã có chung một nhận xét rằng, một quốc gia có đến trăm triệu dân thì rất cần và rất nên nghĩ đến chuyện xây dựng một nhà máy sản xuất xe hơi cho đất nước mình. Đó không chỉ là danh dự, là bộ mặt cho một quốc gia phát triển mà còn rất hiệu quả về kinh tế, nhất là tình hình kinh tế và đời sống người dân của quốc gia đó đang dần khá lên. 
Trong lịch sử nước nhà, ngành sản xuất ô tô đã xuất hiện cả nửa thế kỷ nay ở cả hai miền khi đất nước còn bị chia cắt, tiếc rằng đã không duy trì được và lụi tàn.

 
650 chiếc xe VinFast Fadil đầu tiên đã đến tay người tiêu dùng trong ngày 17/6/2019.

Ở miền Bắc, Nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo vào ngày 21/12/1958, lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh ở miền Bắc nên xe “Chiến Thắng” không được sản xuất hàng loạt, rồi sau đó thì dừng hẳn. Dù sao, đây có thể coi là sự bắt đầu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Ở miền Nam, trước ngày đất nước thống nhất 1975, xe hơi hiệu La Dalat do hãng Citroën của Pháp thiết kế và nắm bản quyền chế tạo, người Việt chỉ được thuê làm công nhân lắp ráp. Nhưng do xe La Dalat được lắp ráp tại nhà máy Citroën đặt tại Sài Gòn, một số bộ phận đơn giản của xe (đèn chiếu sáng, còi báo hiệu, ghế nệm) được nội địa hóa (tỷ lệ nội địa mới đạt 25-40%), nên một số người tại Việt Nam vẫn coi La Dalat là xe hơi "made in Vietnam". Tiếc rằng sau đó, chúng ta chủ trương xoá bỏ tư sản mại bản nên nhà máy không tồn tại nữa.
Bây giờ, với tỷ lệ nội địa như thế, theo quy định, người ta vẫn coi nó chỉ là xe lắp ráp, như vài chục năm qua các liên doanh lắp ráp xe hơi đến Việt Nam. 
Trước Vinfast có đến chục năm, doanh nghiệp sản xuất xe tải nhẹ Vinaxuki của ông chủ Bùi Ngọc Huyên cũng khá đình đám và rất đáng nể trọng. Nhưng do đường hướng chưa chuẩn so với thực lực, ông đã bỏ thế mạnh sản xuất xe tải nhẹ chuyển sang sản xuất xe con 4 chỗ. Vốn thiếu, chất lượng xe lại không được thị trường chấp nhận, nên doanh nghiệp này đành đắp chiếu trong đống nợ đáng tiếc. Đây quả là điều đáng tiếc cho ông Huyên với khát vọng thật tốt đẹp nhưng không thành.
Vinfast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại khác. Bước đi của ông khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất xe hơi thật chắc chắn, bài bản, căn cơ, mà vốn liếng thì lại rất mạnh, dễ được ngân hàng tin tưởng và chấp nhận cho vay hơn rất nhiều. Ông cũng thừa hiểu, người đi sau luôn gặp nhiều gian nan và có được thị phần thật không dễ dàng, nhất là với Việt Nam, khi đây không phải là lĩnh vực chúng ta có uy tín trên thương trường dù công nghệ rất hiện đại.
Thực trạng cũng cho thấy chúng ta vẫn còn áp dụng chính sách thuế quan với ô tô quá cao, khiến cho giá ô tô tại Việt Nam cao gấp 3 - 4 lần so với giá xe các nước như Pháp, Mỹ, Nhật Bản... Điều này rồi đây sẽ thay đổi và sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước tiêu thụ sản phẩm tốt hơn...

 
Người tiêu dùng trải nghiệm chiếc xe Vinfast Fadil trước khi lăn bánh ra đường phố. Ảnh: Nguyễn Chương.
Ông Bùi Huy Hùng - nguyên Tổng giám đốc Công ty 3C một thời oanh liệt đầu những năm 1990, mới đây đã có nhận xét khá thú vị với tôi rằng: "Vinfast rồi đây sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với phần còn lại của thế giới để chinh phục người tiêu dùng. Tôi nghĩ là họ rất hiểu điều đó nên đã chấp nhận ra biển lớn. Họ quả là những người dũng cảm và tài giỏi, dám làm việc cực khó và rất mạo hiểm bằng tiền của mình (nếu có vay mượn thì phải chịu trách nhiệm). Trong thời buổi ở nước ta, khi mà cả quan lẫn dân thích chém gió phần phật, thích "nổ" tung trời, mà có những người làm ra sản phẩm cụ thể, thiết thực cho xã hội như thế thì thật đáng khích lệ. Dù phía trước họ sẽ còn vô vàn khó khăn, nhưng tôi vẫn xin chúc họ thành công!”.


“Khoảnh khắc chiếc xe PTO đầu tiên lăn bánh. Đó là lúc tôi nhìn vào những đôi mắt cộng sự của mình và nói rằng chúng ta đã làm được điều không thể. Và tôi phải tự thú rằng, tôi đã bật khóc!”, tâm sự của ông Benjamin Peter Stewart - Giám đốc hậu cần sản xuất của Vinfast đã cho thấy, ngay đến người nước ngoài đến làm thuê cho người Việt cũng nể người Việt mức nào.Vài ngày trước, Nhà máy sản xuất ôtô VinFast (Tập đoàn Vingroup) đã chính thức khánh thành và bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt, chỉ sau 21 tháng xây dựng. Hôm qua 17/6, những chiếc xe đầu tiên của Vinfast đã được bàn giao cho khách hàng.

Để đi đến thành công, không chỉ Vinfast cần được xã hội người Việt đón nhận, tiêu thụ, mà bất kể doanh nghiệp Việt nào cũng cần được thế. 
Nên chăng, ngay lúc này nên phát động một phong trào lớn: Người Việt Nam tự hào dùng hàng Việt Nam. Nên chăng, hãy bắt đầu từ các cơ quan nhà nước qua các vị lãnh đạo hãy làm gương, sử dụng các sản phẩm trong nước sản xuất, lắp ráp, mang thương hiệu Việt. Từ đó, sản phẩm Việt Nam sẽ ngày một lan toả, được kiểm nghiệm chất lượng tích cực hơn. Cũng từ đó, trong lĩnh vực xe hơi, tôi nghĩ giá thành sản phẩm sẽ giảm hơn hiện nay, khi nhà máy chạy hết công suất. Tuy nhiên, Nhà nước khi ban hành chính sách cũng cần khách quan, công bằng, không để thất thu thuế nhưng rất cần nhất quán, có tầm nhìn xa, tránh thay đổi để doanh nghiệp luôn phải chạy theo, rất mệt mỏi. 

http://danviet.vn/kinh-da-trong/sau-o-to-vinfast-la-chuyen-nguoi-viet-tu-hao-dung-hang-viet-989411.html?fbclid=IwAR0yP4OUNWZ81l66KHWXIf-ZqZ0vtd_1kqdL1s9VwfhL02Jg4hHReqFUVQM


2.



bình thường ô tô nhập về bị đánh thuế cỡ 100%. tuy như vậy khiến ô tô trở nên đắt đỏ so với thế giới, nhưng nhà nước thu được số tiền thuế. giờ vincom nhập dây chuyền sản xuất ô tô đem về việt nam lắp ráp, giá bán ô tô cũng xấp xỉ như nhập ngoại, nhưng nhà nước thất thu thuế. như vậy đáng lẽ tiền thuế là của nhà nước nhưng giờ chảy vào túi cá nhân. nhưng tại sao chính phủ lại cổ vũ? liệu có phải thủ tướng và các quan chức khác được hưởng % không?
https://www.facebook.com/donga01/posts/10217707118821748


1.

Những ngày qua, Vinfast đã xuất xưởng những chiếc xe đầu tiên của mình đến tay người tiêu dùng. Nếu phải định nghĩa lại về “sản xuất” thì Vinfast theo một nghĩa nào đó là một sản phẩm được sản xuất của VN. Vậy nhưng:
Sau hàng loạt những ưu đãi về đất đai để mở xưởng, ưu đãi khi nhập các linh kiện máy móc. Thậm chí là k có thuế nhập khẩu đối với dòng sản phẩm đắt tiền và chỉ chịu thuế VAT và các loại thuế TTĐB. Thế nhưng xe hơi điện Vinfast có giá cao đến vậy?
Hoạt động sản xuất của Vinfast bắt nguồn từ chuỗi cung ứng của họ và giá thành cạnh tranh hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào chuỗi cung ứng này. Để làm một chiếc ô tô, công việc đầu tiên là phải mua thép để sản xuất ô tô. Vậy nhưng công nghệ luyện kim của VN chỉ mới dừng ở mức luyện được thép xây dựng là loại thép luyện thấp nhất trong các loại thép. Thậm chí, loại thép này nếu so sánh với thép Việt Nhật, sản xuất ở VN theo công nghệ Nhật Bản thì chỉ đạt khoảng 80% về chất lượng. Nếu ai đã từng cầm hai loại thép này thì không cần đến các công cụ đo lường cũng sẽ phát hiện ra loại thép nào tốt hơn, tôi miêu tả như vậy để mọi người hiểu được khoảng cách trong ngành Thép nó lớn đến mức nào. Như vậy, vật liệu chiếm tỷ lệ lớn nhất để sản xuất ra ô tô là thép. Họ đều phải nhập khẩu tất cả. Chưa kể đến độ chất lượng.
Tiếp theo, hoạt động của chuỗi cung ứng theo nguyên lý: nhà thầu của họ ở đâu thì họ đặt nhà máy ở đó, từ nhà thầu đến nhà cung ứng đầu - cuối cùng. Tuy nhiên, vị thế của Vinfast trên trường quốc tế k dc lớn. Do vậy họ không đủ uy tín để các nhà cung ứng khác có thể đặt nhà máy của họ ở gần Vin. Điều này cộng thêm một phần chi phí vào giá thành.
Thứ ba, Vinfast, đã cố gắng để thúc đẩy một số nhà cung ứng Việt tham gia vào quá trình sản xuất. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, các hãng lớn như Toyota, Mec cơ đì đã mở nhà máy ở VN bao nhiêu năm nay nhưng các nhà cung ứng của VN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Cho dù lần này là du di, thì nếu nó thành công vẫn là một điều khó khăn cho các nhà cung ứng này vs đặc tính vắt chanh bỏ vỏ. Cũng giống như việc điều hành công ty xây dựng, phần nhỏ doanh nghiệp làm ăn vs Vin đều báo lỗ dù số tiền trên/m2 cao hơn so với các nhà thầu khác. Một phần là vì bản thân họ dở, một phần vì các nhân viên thầu khoán của Vin bắt buộc họ phải tìm ra lỗi của thầu phụ để có một mức lương tốt. Hơn thế nữa, các nhà cung ứng này vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu của bên ngoài. Nó lại thêm một phần chi phí. 
Cuối cùng, Vinfast mua lại toàn bộ từ thiết kế, một số hạng mục thiết kế của họ đặt thầu lại cho các nhà thiết kế Việt nhưng về cơ bản là đa phần đi mua. Cho đến hoạt động sản xuất, các robot hàn và dập vỏ của họ. Nó được tính vào chi phí khấu hao. Hơn nữa, phải sản xuất được một lượng chục ngàn chiếc thì mới có lời. Mà với nhu cầu hiện tại, thì vẫn là lỗ.


Trở lại với xe điện, xe hơi điện được sản xuất với số linh kiện ít hơn so với xe hơi truyền thống. Nếu ai đã từng tháo lắp một chiếc xe máy điện sẽ thấy điều này. Về cơ bản nó “đơn giản” hơn nhiều so với động cơ đốt trong. Chỉ có một công nghệ cốt lõi mang lại lợi nhuận tốt và lâu dài, đó là pin. Nhưng công nghệ pin lại rất khó theo lời của CEO Tesla - Lông Mứt Elon Musk. Một công nghệ pin tốt, phải đáp ứng được các điều kiện: sạc nhanh, số lần sạc được nhiều, công suất lớn hay thời gian sử dụng cho một lần sạc phải cao, tỷ lệ an toàn và tháo lắp nhanh. Cho đến hiện nay, thì ngoài tesla, và các công ty nhật thì còn một công ty startup ở Châu Âu là có thể cạnh tranh được về Pin. Nhưng nó được gọi là công nghệ lõi trong sản xuất xe điện. Dễ thấy là Vinfast lờ đi việc quảng cáo Pin mà thay vào đó là các thông số kỹ thuật truyền thống khi mua ô tô.
Tiếp đến, khi mua một chiếc xe điện, khác hẳn với việc mua một chiếc xe động cơ đốt trong. Các điểm bán xăng nhiều hơn các điểm xạc điện. Các kỹ sư VN rất tốt trong việc sửa chữa động cơ nhưng việc sửa chữa điện hay đường dây điện trong ô tô lại rất thấp.
Và cuối cùng, toàn tin không hay cho Vin khi bắt đầu VN thiếu điện, một số nơi bị cúp điện nhiều hơn so với các năm trước. Và đầu tàu dẫn dắt là nhà nước đang phải gánh sức ép nợ công 3,2 triệu tỷ đồng đang đến hạn. Như vậy, thời cơ để cho Vin phát triển thực sự k mấy thuận lợi.


Mọi người ở đây đều đã tìm hiểu về Vin. Những giọt nước mắt của người dân Thủ thiêm khi bị mất đất. Mặc dù còn nhiều hơn ở đó một Vin và Vin cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở Hà Nội và một số tỉnh khác. Nhưng nó chẳng là gì so với việc lấy đất của người khác làm giàu. Vì suy cho cùng thì những đồng tiền làm đường xá đó cũng là móc từ túi những ng bị mất đất. Không có Vin thì cũng có hàng trăm doanh nghiệp khác sẵn sàng mở đường khi có một món lợi lớn chờ đằng sau.
Và việc Vin, giống như bPhone, luôn luôn kêu gào Lòng yêu nước. bPhone thậm chí còn cấp “Giấy chứng nhận yêu nước” cho những ai mua sản phẩm của họ. Tôi không hiểu, yêu nước là làm đúng với những gì đất nước cần, chứ k phải yêu nước để đem ra kinh doanh như họ thường hay nói ra trong những hội nghị, hội thảo của mình. 
Tuy nhiên, một số việc nó làm là tốt, ví dụ như tạo công ăn việc làm cho người dân và không tốt như tăng giá đất lên để ng dân bình thường hiếm có cơ hội mua nhà. Chửi cũng đã chửi rồi. Thực sự tôi vẫn muốn nó phát triển, nhưng k phải theo dòng giống cha bồi của Hàn. Mà thật sự ra thì trước đó, chính phủ Hàn cũng k ưu tiên nhưng cha bồi này nhiều, họ chỉ thúc đẩy một cơ chế tốt để nó tự phát triển. Giống như Samsung, họ đã tự đi trên đôi bàn chân của họ với sự trợ giúp của nhà nước một chút. Vậy làm sao để nó hoặc là thế hệ sau có thể phát triển mà k phải đi theo vết xe đổ của Vin:


1. Mỗi một nhà khoa học ở đây, ai cũng có lòng yêu nước. Từ yêu nước Mỹ đến ghét Trung Cộng, từ thích Trung Cộng đến trung dung thì vẫn luôn như vậy. Phát triển khoa học cơ bản, đặc biệt là các ngành công nghiệp cơ sở: luyện kim, chế tạo, bán dẫn, robot, it và sức khoẻ. VN rất cần các nhà khoa học như vậy. Có thể đến hết đời mọi người, mọi người vẫn chưa làm dc. Nhưng đến đời con cháu mọi người thì có thể làm dc. Đừng để sự bất lực giống như một giáo sư của BK TPHCM trong buổi giảng cuối cùng: “hết đời tôi vẫn chưa được nhìn thấy một ngành luyện kim của VN. Tôi hi vọng đến đời các anh chị có thể làm cho nó phát triển”.
2. Các giám đốc khoa học tương lai của Vn rất yếu trong việc quản trị, đặc biệt là quản trị tài chính và nhân sự. Nên mỗi giám đốc này đều cần có một nơi để phát triển các kỹ năng khoa học quản trị của họ. 
3. Mỗi nhà khoa học ở đây đều là cầu nối tương lai của các quỹ mạo hiểm. Người Việt mình vốn chỉ luôn quan niệm rằng đầu tư là phải có lời. Nhưng khái niệm đầu tư thì khác. Vậy nên mong chờ vào một nền kinh tế sáng sủa hơn mà dựa vào tư duy hiện tại của số đông là điều k thể.
4. Dịch các sách cơ bản và chuyên ngành. Việc dịch này là việc vừa học vừa phát triển được cộng đồng.



Tôi nghĩ rằng với một cộng đồng lớn như vậy, 4 điều này là điều làm dc trong tầm tay. Còn Vin với bản tính của họ sớm muộn gì cũng sẽ trở thành công xưởng của một công ty sản xuất ô tô khác. Tuy nhiên, dẫu sao, họ vẫn có thể chịu đựng được, nếu như họ có một hệ thống chăm sóc và bảo dưỡng xe tốt và giá cả rẻ hơn. Bởi vì việc mua xe không tốn hơn so với việc nuôi xe. Nếu họ chú trọng vào điều này thì họ có thể thành công. Chỉ có điều là họ nên nói thật với mọi người trước khi họ làm bất cứ điều gì tiếp theo!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.