Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-phúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-xuân-phúc. Hiển thị tất cả bài đăng

17/01/2023

Cuối năm Hổ sắp đón năm Mèo kể tiếp chuyện "đập tràn" ở Quảng Nam

Chuyện đập tràn ở Quảng Nam đã được Giao Blog kể từ đầu tháng 1 năm 2020 (xem lại ở đây). Nhưng hồi ấy do bận mà còn chưa kể hết, tính là kể dần dần.

Bây giờ, cập nhật "đập tràn" ở Xứ Quảng, ở thời điểm tháng 1 năm 2023.

Năm 2022 thì đã qua, nhưng năm Hổ thì vẫn còn ít ngày. Năm 2023 thì đã được hơn nửa tháng, nhưng năm Mèo thì vẫn phải đợi thêm ít ngày.

Ngày 17 tháng 1 năm 2023 là ngày 26 tháng Chạp năm Hổ.

07/02/2022

Tịch điền mở lại với Nhâm Dần 2022 (sau gián đoạn một năm Tân Sửu 2021 )

Tịch điền năm ngoái, năm Tân Sửu 2021, bị hoãn (xem lại ở đây). Hoãn là do covid ở thời điểm đó đang hoành hoành, mọi sự kiện bị dừng hết.

Năm Nhâm Dần 2022, tịch điền được mở lại. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi cày với trang phục nâu sồng cả bộ.

08/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa

Sau 10 năm, một Hà Minh Thành dạng mới lại xuất hiện trên bão mạng xã hội Việt Nam. Suốt một đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng 8 năm 2021.

Hà Minh Thành trong câu chuyện một cảnh sát Nhật gốc Việt, đã xuất hiện trong đại động đất và sóng thần 2011 vùng Đông Bắc nước Nhật Bản. Có thể tạm xem trên Giao Blog, ở đây hay ở đây.

Bây giờ, giữa đại dịch năm 2021, tại Sài Gòn, thì xuất hiện bác sĩ Khoa.

10 năm trước, Hà Minh Thành là con ma ở nước ngoài, nên chưa xử nó được. Mới xử được những người ở trong nước tiếp tay cho con ma ấy.

Bây giờ, câu chuyện bác sĩ Khoa và những người liên quan đang ở trong nước. Cần phải xử nghiêm những nhân vật đầu têu, không lại để hậu quả, mà cho đến gần đây ông Đào Hồng Tuyển (mệnh danh là chúa đảo Tuần Châu) hoặc thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc (hiện là chủ tịch nước) vẫn tin Hà Minh Thành với câu chuyện cậu bé nhường bánh mì ở Nhật Bản năm 2011 là chuyện có thật (xem lại ở đây).

Cần xử nghiêm và nhanh đối với con ma bs Khoa và các KOLs, các thẻ tích xanh.

20/07/2021

Lễ tuyên thệ ở quốc hội : lần thứ 2 của ông Vương Đình Huệ

Tôi quan tâm đến lễ tuyên thệ trong quan tâm chung về lĩnh vực "minh thệ" trong văn hóa Việt Nam (một biểu hiện ở cấp độ làng xã là lễ Minh Thệ ở Kiến Thụy - Hải Phỏng, chúng tôi đã khảo sát và công bố bài viết phổ thông và bài viết học thuật trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014 - ví dụ trên Giao Blog thì xem ở đây).

Sau năm 2012, phía người vi chính mới bắt đầu chuẩn bị đưa "minh thệ" vào quốc hội. Và lễ nhậm chức kèm tuyên thệ đầu tiên, có thể xem lại trên Giao Blog ở đây (từ năm 2016). Rồi tự nhiên, thành nếp có hai lần tuyên thệ. Nhắc lại: một lần tuyên thệ ở cuối khóa quốc hội cũ, rồi lại thêm một lần tuyên thệ như vậy ở đầu khóa quốc hội mới; tức là trong vài tháng, có liền hai lần tuyên thệ.

01/08/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Bắt hi sinh phải hi sinh (trường hợp Nguyên Ngọc và Nguyễn Trung Thành)

Sự kiện của ngày cuối tháng 7 năm 2020. Đại khái, trong một phát biểu trước công chúng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc một văn bản (các thư kí hay người của Ban Tuyên giáo soạn sẵn), mà trong đó nói rằng nhà văn Nguyễn Trung Thành đã hi sinh thời chống Mỹ.

Sự thực thì nhà văn Nguyễn Trung Thành ấy, không ai khác, chính là nhà văn Nguyễn Ngọc - đã sắp bước vào tuổi 90 nhưng vẫn rất khỏe mạnh, ngày cuối của tháng 7 năm 2020 thì đang ở Hội An.

Hội An là thuộc Quảng Nam. Mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là người Quảng Nam (đọc nhanh ở đây).

24/05/2020

Bộ tứ trụ triều đình Đại Việt sắp tới (các dự đoán như vẫn thường thấy)

Lần trước, cách đây vài năm, từ tháng 5 năm 2015, cũng đã có những dự đoán về bộ tứ trụ triều đình từ năm 2016 (2016-2021). Tức là về nhân sự chóp bu sau Đại hội 12. Về phía học thuật, lúc đó có phân tích được xem là khoa học của bạn Lê Hồng Hiệp (đăng bản tiếng Anh ở Sing, rồi đăng mạng tiếng Việt). Xem lại ở đây.

Lúc ấy, ở thời điểm giữa năm 2015, Lê Hồng Hiệp dự đoán xanh rờn về sự xuất hiện của tân Tổng Bí thư Nguyễn Tấn Dũng vào năm 2016. Thế nhưng, rút cục dự đoán ấy sai bét.

Sau đó, là những dự đoán của bàn dân thiên hạ vào tháng 1 năm 2016, khá rôm rả. Giao Blog đã gom về ở đây.

02/04/2020

Quốc tổ cũng e ngại Cô Vy, quê thì rào làng, quê thì bỏ không làm hội Thanh Minh

Hôm nay là ngày 2 tháng 4 năm 2020, nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch, thường niên sẽ là ngày giỗ vua Hùng - quốc tổ Đại Việt (về quốc tổ ở thế kỉ 20 và thế kỉ 21, thì tạm đọc bài ở đây).

Ngày giỗ tổ hàng năm thì đền Hùng nườm nượp người với người.

Hôm nay, hội đền Hùng không được tổ chức. Nhưng cần ghi chú là: ở đền Hùng, vẫn có lễ dâng hương. Quan chức chính phủ trung ương và chính phủ địa phương đã triều kiến các vua Hùng bằng trang phục có thêm khẩu trang phòng tránh Cô Vy.

Các nơi thực hiện cách li toàn bộ xã hội. Có nơi thì rào làng, có nơi thì bỏ không làm hội Thanh Minh.

16/02/2020

Đi lễ đàn Nam Giao năm 2020 (chuyện kể của ông Nguyễn Đắc Xuân)

Tại đất cố đô Huế, mình từng có dịp gặp gỡ với các vị quan đầu tỉnh, trong đó có cả "người anh hùng hụt" Hồ Xuân Mãn (đọc lại ở đây), hay nhà thơ nguyên Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Khoa Điềm (đọc lại ở đây).

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là các cuộc gặp gỡ với các học giả người Huế chuyên viết về Huế. Vài ba lần gặp cụ Nguyễn Đắc Xuân tại "đất thần kinh". Gần đây, đầu năm 2020, cụ Xuân có viết về cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Huế có tranh thủ đi lễ đàn Nam Giao.

02/01/2020

Về quê đương kim thủ tướng, lại được phóng xe máy qua đập tràn

Hồi ngày xưa, cũng đã lâu lắm rồi, tới cả 20 năm trước, mình lần đầu nghe chữ "đập tràn" mà không hiểu ra làm sao. Bởi người Quảng Nam phát âm chữ "đập tràn" mà mình cứ nghe thành ra "đập tròn" hay "đập tràng" ! Nghe không ra, nên không biết nghĩa là gì. Bụng bảo dạ là cứ đi, gặp nó, rồi sẽ tự khắc mà hiểu ra thôi.

Tiếng Quảng Nam khó nghe, thì có thể xem Nguyễn Hưng Quốc kể nhiều năm về trước. Đại khái, bác Quốc lúc mới vô Sài Gòn, ra chợ nói chữ "mua gạo" mà người ở chợ không hiểu gì. Người ta không thể biết anh chàng sinh viên ấy muốn mua hay bán cái gì. Bởi lẽ, cái chữ "gạo" bị người Quảng Nam phát âm méo đi quá, người Sài Gòn nghe không ra.

Đại khái vậy. Đương kim thủ tướng của Đại Việt là người Quảng Nam.

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

18/06/2019

Sáng tạo Việt : sau B-phôn, là B-xe của VinFast (tin tức và bình luận)

Mấy năm trước là sự kiện B-phôn của nhóm Nguyễn Tử Quảng (ví dụ xem quan sát ở đây, từ năm 2015).

Vẫn tiếp tục định dạng "B", bây giờ, vào mùa hè rực rỡ năm 2019, là B-xe của VinFast (tập đoàn Vingroup của nhóm Phạm Nhật Vượng).

VinFAST được giải thích là "viết tắt của các từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong) ". Rõ ràng có chữ Sáng tạo. Nhưng rõ ràng, ép quá, nên bắt "Phong" viết tắt thành "Fong" hay "Fhong". Viết đúng kiểu tiếng Việt thì phải thành: VinPAST. Lại nhớ hồi thập niên 1990, người Nhật ngỡ ngàng khi người Việt mình luận chữ TOYOTA thành ra "tôi yêu cô ta" !

Bây giờ, ở huyện đảo Cát Hải (thuộc Hải Phòng), ngoài các thương hiệu nước mắm Vạn Vân - nước mắm Cát Hải (với mùi khăm khẳm đặc trưng), chúng ta còn biết đến thương hiệu VinFAST như cách giải thích trên. 

10/06/2018

Nguồn cơn của "đặc khu" : khởi từ Vân Đồn và quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính

Tư liệu mà xác thực được, một cách công khai, là từ Quảng Ninh thời kì ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Thời điểm là khoảng năm 2011 và 2012.

Ý tưởng lúc ban đầu của ông Phạm Minh Chính là đặc khu có thể cho thuê đất tới 120 năm (thời hạn dài nhất). Nhắc lại: 120 năm.

Ý tưởng của Bộ Chính trị, và của cả chính đảng, có thể bắt đầu là từ ý tưởng của các cá nhân có trọng trách.

20/02/2018

Mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018 : 229 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Nhiều lần binh lửa gắn với Tết Việt trong lịch sử, mà những lần gần đây vẫn còn được nhắc đến nhiều nhất thì có thể kể tới (theo thứ tự từ gần tới xa): 17 tháng 2 (năm 1979, đã là 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi), Mậu Thân 1968 (đợt mở màn vào chính ngày Nguyên Đán, tính sang dương lịch là đêm 30/1/1968), mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 (tính sang dương lịch là 30/1/1789).

13/09/2017

Giỗ Bác Hồ năm 2017 : tổ chức sớm một ngày tại Đỉnh Vua ở Bà Vì

"Núi Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì gồm có ba đỉnh nổi lên giữa đồng bằng Bắc bộ, bao gồm Đỉnh Vua cao 1.296m. Đỉnh Tản Viên cao 1.227m. Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131mĐền thờ Bác Hồ được xây dựng trên đỉnh Vua nơi cao nhất của dãy núi Ba Vì"