Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

25/02/2019

Những điều nhà văn Phạm Thị Hoài không thấy ở Yangon : BOT của doanh nhân Việt Nam

Bài ghi chép của Phạm Thị Hoài về đất nước Miến Điện và thủ đô Yangon, từ nhiều năm trước, thì có thể đọc ở đây (năm 2013).

Dưới là một bài ghi chép khác của một quan chức báo chí chính thống. Có nhắc đến phức hợp BOT của doanh nhân Đoàn Nguyên Đức tại Yangon dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đọc thêm về phức hợp ấy cùng năm 2015 ở đây.

24/02/2019

Sự kiện thú vị 2019 : cặp sông nổi tiếng "Áp Lục" và "Hồng Hà" xuất hiện trở lại từ hành trình đường sắt vạn dặm của ông Kim

Sông Áp Lục là con sông gắn bó sâu sắc với người Triều Tiên (gồm hai miền nam bắc, là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc ngày nay). Tựa như là sông Hồng, hay Hồng Hà (hay sông Nhị, tức Nhị Thủy), đối với người Đại Việt chúng ta.

Hồi ngày xưa, khi gặp nhau trên đất Trung Quốc, thì các đoàn sứ bộ Đại Việt với đoàn sứ bộ Triều Tiên (cùng đến triều cống thiên triều) hay có dịp đàm đạo và xướng họa thơ văn với nhau.

Khi họ xướng họa với nhau, thì một bên hay nhắc đến sông Áp Lục, còn một bên hay nhắc đến sông Hồng (cũng gọi sông Nhị). Chính sứ thần Lê Quí Đôn đã có những bài thơ thù tạc với sứ thần Triều Tiên, mà trong đó có nhắc đến cả sông Áp Lục và sông Hồng.

23/02/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ minh họa trực tuyến cho bài giảng của thầy Cu Nỡm

Tháng 8 năm 2018, giảng tòa kinh tế của thầy Cu Nỡm chạy giáo án với tiêu đề "Doanh nghiệp tặng sách để làm gì" (đã để ở đây). Trong bài đó, thầy Cu Nỡm đưa lại các phương án từ thời cổ với Lã Bất Vi: dùng cái này để buôn cái khác.

20/02/2019

Bên dưới tượng đài là chỗ thắp hương : phải chăng là sáng tạo Việt Nam ?

Bạn nào là dân mĩ thuật và kiến trúc (xây dựng), có thể trả lời một thắc mắc này của tôi được không ?

Bản thân tôi, thì sẽ làm một sưu tập từ các nơi.

Để xem, đó có phải là một sáng tạo độc đáo của người Việt Nam hiện đại hay không ?

Sáng tạo này có nên đưa thành biểu tượng đặc trưng Việt Nam "dưới tượng đài là chỗ thắp hương" hay không, thì cũng cần có câu trả lời.

Minh Thệ năm 2019


18/02/2019

40 năm chiến tranh biên giới : ông Lê Kiên Thành chắc có nhớ nhầm về đám cưới

Mấy năm trước, nhân 35 năm ngày chiến tranh biên giới, ông Lê Kiên Thành trong gia đình cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã kể lại kỉ niệm đáng nhớ, có lẽ là đáng nhớ nhất trong đời mình, là: đám cưới của ông được tổ chức vào chính hôm quân đội Trung Quốc nổ súng ở các tỉnh biên giới phía Bắc, rồi tràn vào lãnh thổ Việt Nam. Đọc cụ thể ở đây (ngày 17/2 năm 2014, cách nay đúng 5 năm).

Lúc đó, bên cạnh sự bất ngờ một chút, thì đã có một sự nghi vấn. Nhưng chưa tiện nêu. Chỉ lặng lẽ đưa bài của Lê Kiên Thành về lưu.

"Linh tinh tình phộc" (lễ hội Trò Trám) các năm gần đây, và lên tiếng của học giới

Đã thấy học giới Việt Nam lên tiếng về các ảnh chụp và video quay cảnh "phộc" vào nhau giữa hai sinh thực khí (một bên nam, một bên nữ).

Các ảnh và video năm Hợi 2019 thì xem cụ thể ở entry trước (ở đây).

Ở Nhật Bản, chuyện tương tự và lên tiếng của học giới đã có tiền lệ, khoảng 50 năm trước. Đã có một tranh luận về tính thiêng của lễ hội. Vẫn còn đang tiếp tục.

16/02/2019

Phát ấn tiếp tục mở rộng : Đền Trần ở Thanh Hóa, rồi lư hương tượng đài Quận 1

Đền Trần ở nhiều nơi khác nhau. Không phải Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương,... Ở Thanh Hóa, cũng sẽ có phát ấn với số lượng khoảng 10.000 lá.

Mĩ thuật Việt Nam : bia Văn Miếu Hà Nội dưới góc nhìn của nhóm Trần Hậu Yên Thế

Gần đây, gặp Trần Hậu Yên Thế, có nhắc về chuyến tàu liên vận quốc tế Bắc Kinh - Hà Nội khoảng 20 năm về trước. Thế vẫn nhớ rất rõ. Chuyến đó chúng tôi du lãng Bắc Kinh về, ngẫu nhiên gặp lưu học sinh họ Trần cũng về Hà Nội nghỉ hè gì đó. Trong khoang xe lửa có mấy vị Việt Nam sau: một Giáo sư Dân tộc học ở Nam Bộ, hai bà buôn chuyến sang Nga (các bà có hộ chiếu Ba Lan và hộ chiếu Việt Nam), hai lưu học sinh Trung Quốc (bản thân hai vị ngẫu nhiên gặp mà không phải cùng trường, trong đó có một người là Thế), và tôi. 

Đấy là lần gặp đầu tiên.

Lần ấy, vị Giáo sư Dân tộc học bất ngờ với việc người Trung Quốc khá ưa chuộng nước hoa Sài Gòn. Đến mức, ông tính mua một lọ trên tàu liên vận năm ấy.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

Lại đạo văn : ăn trộm vẫn trở thành Giáo sư, Viện trưởng, Tổng Biên tập (tiếp theo)

Năm mới Kỷ Hợi 2019, lại thấy sự kiện đạo văn này nóng lên với sự xuất hiện của Fb Nguyễn Đức Tồn. Đã quan sát từ tháng 5 năm 2018, ở đây. Đến hôm nay, 15/2/2019, lưu trữ thuộc phạm vi entry ấy đã tràn đầy, không thể bổ sung thêm, nên phải mở phần tiếp theo.

Nhìn lên Ba Bể : nơi giao tranh Lê - Mạc ngày xưa và Lồng Tồng ngày nay

Bài của cụ Ô Phúc Bình ở Bắc Cạn - một tác giả đã 92 tuổi, hàng ngày vẫn viết bằng cả bút cả máy tính, vẫn chơi điện thoại thông minh, vẫn thường xuyên cập nhật Fb, vẫn tham gia cả công việc ruộng vườn ở thôn quê. Giao Blog đã giới thiệu về cụ ở đây.

Bài của cụ đăng trên tạp chí Văn nghệ Ba Bể số 1&2 năm 2019.

14/02/2019

Nghề rèn của người Nùng An vừa được đưa vào Danh mục DSVHPVTQG

Đợt mới này, có 17 di sản trên toàn quốc được công nhận - tức là được Bộ Văn hóa (nói tắt) đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Quốc gia. Một trong số đó là Nghề rèn của người Nùng An ở xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.

Đến hiện tại, tỉnh Cao Bằng có hai di sản quốc gia trọng yếu, là chuông Đà Quận (chùa Viên Minh) và nghè rèn Nùng An (xã Phúc Sen), thì với tôi, đều là gắn bó thiết thân.