Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-văn-hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-văn-hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

16/10/2021

Tiếng nói đòi truy tố những người chịu trách nhiệm về sách giáo khoa (của Trần Mạnh Hảo và những người khác)

Giữa lúc dịch covid bùng phát vào khoảng giữa năm 2021, nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã lên tiếng mạnh mẽ về giáo dục và học thuật Việt Nam, lúc đó là có liên quan sâu đến chuyên ngành ngôn ngữ học (xem cụ thể ở đây).

Đúng như nhà thơ đã cho biết, trong khoảng 30 năm qua, ông đã bền bỉ quan sát và phản biện sách giáo khoa, mà trọng tâm là sách giáo khoa môn Văn. Nhiều năm trước, ông đã kêu gọi về việc cần truy tố những người đứng đầu trong việc tổ chức biên soạn và biên soạn sách giáo khoa các cấp (từ tiểu học đến sau đại học). Các kêu gọi đó, Trần Mạnh Hảo đã cho đăng trên trang Facebook của ông.

Tôi đã quan sát Fb của Trần Mạnh Hảo từ khoảng các năm 2014 - 2015 (ví dụ đọc những entry đầu tiên Giao Blog chép nhật kí bằng thơ của Trần Mạnh Hảo, ở đây). Cũng đã thấy tiếng kêu cứu của ông về sách giáo khoa.

16/09/2021

Chuyện cũ Khoa Ngữ Văn ngày trước, chuyện mới Khoa Ngôn Ngữ hiện nay (bản ghi của Nguyễn Hữu Đạt)

Đây là Khoa Ngữ Văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước.

Chúng tôi là sinh viên Khoa Ngữ Văn thời đầu thập niên 1990. Lúc chúng tôi học thì vẫn là khoa chung như truyền thống, trong đó có nhiều bộ môn khác nhau (cổ cận dân, ngôn ngữ, Hán Nôm,...), nhưng cơ bản thì hiểu là có một bên Ngữ và một bên Văn ở chung một nhà. Sinh viên trong khoa được học liên thông cả Văn và Ngữ một cách tự nhiên, nên cơ bản là có kiến thức nền về Văn học và Ngôn ngữ học.

Đại khái như sau cho dễ hiểu: đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là thuộc đội Văn (bộ môn cổ cận dân). Đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Kim Sơn cũng thuộc đội Văn (bộ môn Hán Nôm). Nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết thì thuộc đội Ngữ.

31/08/2021

Thử nhìn kĩ vào giáo dục Việt Nam hiện nay: các bài "Hành động nói" trong sgk Ngữ văn 8

Về "việc nói", cũng tức là "hành vi phát ngôn", "hành vi phát thoại", theo cách sử dụng tôi đề xuất vào tháng 8 này, thì có gắn với một cuộc tranh luận đang triển khai trên không gian mạng, được quan sát ở đây

Với tư cách người quan sát và một người học tiếng Việt, tôi sẽ đưa ra một sơ kết về cuộc tranh luận này sau (hệt như một tạm kết cho cuộc tranh luận của cụ Cao Xuân Hạo nhiều năm về trước, xem trên Giao Blog ở đây). 

27/08/2021

Hành vi phát ngôn (hành vi phát thoại, việc nói) - nhìn nhanh về ngôn ngữ học ứng dụng 2021

Ngày trước, chúng tôi có hai đội.

Cùng phòng 404, nhưng có hai đội. Dạng như nước sông không phạm nước giếng. Mà muốn phạm sang nhau cũng không được, vì khác hoàn toàn chuyên môn hẹp, dù cùng một chuyên môn lớn. Phòng 404 thì tôi đã kể nhanh ở đây.

Chuyên môn lớn của chúng tôi là Văn hóa Khu vực. Và phòng 404 của chúng tôi, rộng rãi, để cùng lúc được 30 máy tính có vách ngăn, tức cùng lúc 30 người có thể làm việc, nhưng thường chỉ có khoảng trên dưới 10 nhân thường trực mà thôi. Phòng ấy, là Khu vực học, và cũng gọi là Văn hóa và Ngôn ngữ.

Tôi thuộc đội Văn hóa (nhân loại học văn hóa, dân tộc học, văn hóa dân gian), cùng với các đàn anh chị như Mi. (kể nhanh về chị Mi ở đây) hay anh Yama (kể nhanh về anh Yama ở đây). Còn đội Ngôn ngữ thì như chị Kim hay em Abe (kể nhanh ở đây).

22/11/2020

Tạp chí "Ngôn ngữ học" (Viện Ngôn ngữ học, VASS) bị đình bản 1 năm (phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học)

Mãi đến gần đây, tôi mới biết tạp chí Ngôn ngữ học bị đình bản. Lúc ấy, nói chuyện với nhóm bạn cũ ở Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày trước), thì mới được một bạn thông tin vậy. Chắc là khoảng tháng 10 năm 2020.

Thế là phải đi hỏi người thuộc "quân nhà", và đã xác nhận là đúng vậy, đúng là Ngôn ngữ học bị đình bản 1 năm.

Bây giờ là một phân tích của nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn. Bản thân ông Tồn thì nhiều năm nay bị vướng vào một nghi án đạo văn rất lớn, mà đến hiện nay, vẫn chưa có hồi kết (ví dụ đọc lại ở đây).

Nhìn chung, với con mắt khách quan của người quan sát, Giao Blog thấy một bức tranh khá ảm đạm về ngành Ngôn ngữ học Việt Nam hiện nay, mà gắn liền trực tiếp với các cá nhân tiêu biểu của ngành đó: Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Thị Sao Chi. Bản thân nguyên Viện trường Viện Ngôn ngữ thì dùng từ "què cụt" cho cơ quan cũ của mình.

Học sinh ngành Ngôn ngữ học có hỏi tôi về sự khó hiểu này. Tôi bảo: các em nên đọc sách của thầy Nguyễn Tài Cẩn và thầy Cao Xuân Hạo. Hãy đọc sách của hai cụ đó để duy trì niềm đam mê trong các em.

07/05/2020

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ IV (thông báo bổ sung về việc lùi thời hạn)

Thông báo đăng ngày 1/5/2020, kí tên ở dưới là Trưởng Ban tổ chức - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Nguyễn Văn Hiệp.

Còn lần trước, tức lần thứ III, vào tháng 4 năm 2017, thì có thể đọc nhanh ở đây. Chủ nhân Giao Blog có tham gia và phát biểu tại hội thảo lần thứ III, ở tiểu ban 2 Ngôn ngữ học liên ngành do nhà ngôn ngữ học Nguyễn Đức Tồn làm chủ trì (cả phiên sáng và phiên chiều). Tư liệu của tiểu ban 2 thì xem ở đây.

09/04/2020

Điều chuyển nhân sự trong đại dịch Cô Vy : trường hợp Viện Hàn lâm KHXH VN

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam bắt đầu sự điều chuyển nhân sự từ mấy tháng trước, sau khi Tân Chủ tịch nhậm chức vào tháng 11 năm 2019 - xem lại ở đây (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam là đổi tên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào cuối năm 2012, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây).

Ví dụ, có thể thấy việc điều chuyển cán bộ từ Tạp chí Ngôn ngữ học về Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam vào đầu tháng 12 năm 2019, xem lại ở đây (mục 17 sẽ có đoạn: "Chiều ngày 04/12/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Lễ trao Quyết định điều động và bổ nhiệm TS. Vũ Thị Sao Chi giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam.").

Việc điều chuyển trong đại dịch Cô Vy, có lẽ là ngẫu nhiên trùng hợp về thời gian mà thôi.

27/06/2019

Đạo văn và đốt lò : đệ đơn lên bàn ông Trần Quốc Vượng của nhóm đồng hương Hoàng Kiền

Liên quan đến nghi án đạo văn hàng thập kỉ nay của ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm KHXH VN; nguyên Tổng Biên tập tạp chí Ngôn ngữ học), đang đi ở đây ở đây, thì đã từ lâu lâu xuất hiện người đồng hương thiếu tướng quân đội Hoàng Kiền.

Bây giờ, là các thông tin mới của tướng Kiền về việc mới đây ông Nguyễn Đức Tồn đã gặp và làm việc với ông Trần Quốc Vượng.

15/02/2019

Lại đạo văn : ăn trộm vẫn trở thành Giáo sư, Viện trưởng, Tổng Biên tập (tiếp theo)

Năm mới Kỷ Hợi 2019, lại thấy sự kiện đạo văn này nóng lên với sự xuất hiện của Fb Nguyễn Đức Tồn. Đã quan sát từ tháng 5 năm 2018, ở đây. Đến hôm nay, 15/2/2019, lưu trữ thuộc phạm vi entry ấy đã tràn đầy, không thể bổ sung thêm, nên phải mở phần tiếp theo.

20/04/2017

Thông tin Hội thảo : Thứ Bảy tuần này (22/4/2017)

Về hội thảo này, đã điểm tin từ cuối năm ngoái (xem lại ở đây).

Hội thảo Ngôn ngữ học Quốc tế lần thứ III Các khuynh hướng ngôn ngữ học hiện đại và nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam

Đại khái chương trình hội thảo như sau (chụp ảnh giấy mời đã nhận được):

19/11/2016

Chuyện cũ nhiều năm trước : luận tranh về chuyện nói ngọng và chữa ngọng của các nhà ngôn ngữ Đại Việt

"Không thể và không cần sửa"
(Trần Trí Dõi, 2011)

"Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại."
(Nguyễn Văn Hiệp, 2011)


Đúng vậy, chuyện đã bàn rôm rả trên mặt báo từ nhiều năm trước.

Thông tin hội thảo năm sau : Hội thảo ngôn ngữ học quốc tế 3 (tháng 4/2017)

Thông báo đầu tiên, vừa đăng tải trên trang của Viện Ngôn ngữ học.