Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/02/2019

Lại đạo văn : ăn trộm vẫn trở thành Giáo sư, Viện trưởng, Tổng Biên tập (tiếp theo)

Năm mới Kỷ Hợi 2019, lại thấy sự kiện đạo văn này nóng lên với sự xuất hiện của Fb Nguyễn Đức Tồn. Đã quan sát từ tháng 5 năm 2018, ở đây. Đến hôm nay, 15/2/2019, lưu trữ thuộc phạm vi entry ấy đã tràn đầy, không thể bổ sung thêm, nên phải mở phần tiếp theo.

Đã đi được 24 tư liệu. Nên ở đây, bắt đầu từ số 25.

Tháng 2 năm 2019,
Giao Blog


Những entry liên quan đã đi trên blog này:


---

TƯ LIỆU



35. Nguyễn Thị Vân The đưa lại các bài từ năm 2007


kì 1

"
Để hiểu vì sao trên báo chí và mạng xã hội tái diễn lại kịch bản GS.TS Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò vốn đã diễn ra cách đây hơn 10 năm, tôi xin công bố các bài báo Phóng sự điều tra trên báo Tuổi trẻ Thủ đô năm 2007. Tình hình của Viện Ngôn ngữ học hiện nay không khác gì tình hình của Viện NNH vào những năm 2003-2007. Sau khi ông Nguyễn văn Hiệp gửi hai thư điện thử yêu cầu GS.TS Nguyễn Đức Tồn phải ngừng cuộc đấu tranh với các hành vi tiêu cực của ông ấy, nếu không ông Hiệp sẽ dàn dựng lại kịch bản thầy đạo văn trò. GS Nguyễn Đức Tồn quyết không nhân nhượng. Và ông Hiệp đã thực hiện kịch bản đúng như đã đe dọa. Những người đã vu cáo GS Tồn đạo văn hiện nay cũng chính là những người đã từng và đang công tác tại Viện Ngôn ngữ học bị báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh các hành vi tiêu cực của họ. Đồng thời tôi cũng xin công bố một bức thư điện tử để mọi người biết CONG LY TRAN thường xuyên vu cáo, thóa mạ GS Nguyễn Đức Tồn là ai và là người như thế nào.

Những sai phạm nghiêm trọng ở Viện Ngôn ngữ học
Kỳ 1: Nỗi oan khiên của một người thầy
Cập nhật lúc 12h25, ngày 13/01/2007

Viện Ngôn ngữ học (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) là Viện đầu ngành nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ. Hàng chục năm qua, nhiều Giáo sư, Tiến sĩ tên tuổi của Viện đã có những công trình khoa học nổi tiếng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển của Viện. Tuy nhiênđáng buồn là gần đây, tại cơ quan Viện đã xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng, đã và đang gây ảnh hưởng không tốt đến uy tín, danh tiếng của Viện.

Có hay không chuyện thầy "đạo văn " của trò?
Gần đây dư luận xôn xao câu chuyện Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn - Tổng Biên tập Tạp chí Ngôn ngữ ( thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (KHXHVN ) "đạo văn" của sinh viên và Ngiên cứu sinh do mình hướng dẫn. Đây quả thật là một chuyện hi hữu ! Chẳng lẽ thầy lại đi đạo văn của những người vốn là học trò của mình?
Đi sâu tìm hiểu sự việc, mới thấy những uẩn khúc bất thường bên trong của nó...
Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn nguyên là sinh viên khoa Ngữ Văn - trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ( khoá 16 ). Năm 1976, Nguyễn Đức Tồn được về nhận công tác tại Viện Ngôn ngữ học. Năm 1984, ông được cử đi học nghiên cứu sinh tại Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Tại đây,tháng 6 năm 1988,ông đã bảo vệ luận án Phó tiến sĩ vớiđề tài "Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa các tên gọi bộ phận cơ thể người" (Trên tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt). Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu trong luận án của ông đi theo hướng đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của một tộc người. 
Đây là một hướng nghiên cứu cho đến nay vẫn còn là mới mẻ đối với Việt Nam. Sau khi bảo vệ thành công xuất sắc luận án trở về nước (tháng 11 năm 1988) Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồnđược cử làm Phó trưởng phòng Phòng Từ điển tiếng Việt thuộc Viện Ngôn ngữ học.
Năm 1996, ông được phong hàm Phó giáo sư. ở cương vị công tác nào, ông cũng nhiệt tình truyền thụ kiến thức cho lớp người kế cận. Một số sinh viên và nghiên cứu sinh đã được ông hướng dẫn luận văn, luận án đi theo hướng nghiên cứu của ông. Trong số những học trò được ông hướng dẫn đặc biệt có sinh viên Cao Thị Thu và nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh.
Cao Thị Thu vốn là cháu ruột của vợ Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn, được ông hướng dẫn đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp đại học đề tài “Đặc điểm định danh và ngữ nghĩa trường từ vựng tên gọi thực vật trong tiếng Việt” ( năm 1995 ).
Còn Nguyễn Thuý Khanh đang là cán bộ của PhòngTừ điển tiếng Việt do Phó giáo sưNguyễn Đức Tồn phụ trách cũng đã đề nghị ông hướng dẫn viết luận án Phó tiến sĩ để bảo vệ theo chế độ nghiên cứu sinh ngắn hạn (một năm).

Luận án Phó Tiến sĩ của trò Nguyễn Thuý Khanh thực hiện là: "Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật”(Trên tư liệu đối chiếu tiếng Việt với tiếng Nga)".Chính Phó giáo sư Nguyễn Đức Tồn cũng muốn hướng dẫn học trò nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở tư liệu là các nhóm từ ngữ khác để có cơ sở khái quát hoá thành công trình có tầm cỡ lí luận cao hơn nhằm xây dựng và phát triển hướng nghiên cứu mới này ở Việt Nam. 
Năm 2002, khi xuất bản cuốn sách “ Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt” , ông đã thể hiện ý định này trong cuốn sách của mình tại trang 11: "Các trường từ vựng được chọn làm đối tượng nghiên cứu trong chuyên khảo chưa được các nhà nghiên cứu chú ý dành cho những công trình riêng để khảo sát một cách toàn diện. Chính vì thế, chúng đã được chúng tôi cùng với sinh viên và nghiên cứu sinh của mình chọn làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn tốt nghịêp đại học, luận án tiến sĩ. Chuyên khảo này chính là sự khái quát hoá những thành tựu đã đạt được nói trên".

Sự thật phơi bày " Ai đạo văn ai??? "
Để hướng dẫn nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh viết luận án Phó tiến sĩ theo hướng nghiên cứu mà ông đang theo đuổi, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồnđã dành nhóm từ ngữ tên gọi động vật mà ông đang định làm chuyên khảo, để gợi ý cho học trò Nguyễn Thuý Khanh chọn làm đề tài luận án. Do đó luận án của trò Khanh chính là sự thể hiện ý tưởng của thầy.
Chính Phó giáo sư Nguyễn Đức Tồn đã khởi thảo đề cương chi tiết dựa theo các vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu đã được đặt ra trong luận án Phó tiến sĩ của ông khi còn ở Liên Xô để định hướng giúp học trò Nguyễn Thuý Khanh nghiên cứu viết luận án.Đồng thời để phục vụ viết chuyên khảo của mình, ông đã dịch trước chương “Lý luận , tài liệu và phương pháp nghiên cứu ” từ luận án của mình từ năm 1988.Tài liệu này đã được công bố một phần trong kỉ yếu "Việt Nam, những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá" do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học ngoại ngữHà Nội ấn hành năm 1993 . Ông đã đưa các tài liệu này để trò Khanh tham khảo . Chính trò Khanh đã sao chép phần lý luận và phương pháp nghiên cứu quan trọng này của thầy hướng dẫn để đưa vào luận án Phó tiến sĩ của mình. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh đã bảo vệ thành công luận án năm 1996. 
Sau đó Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn tiếp tục công việc khái quát hoá những vấn đề lý thuyết mà ông đang theo đuổi bằng việc viết tiếp chuyên khảo đã dẫn ở trên. Khi viết chuyên khảo, mỗi lần sử dụng những dữ liệu từ luận văn, luận án của học trò mình, ông đều có ghi chú cho mỗi số liệu, dù đã chú ngay từ đầu cho tên chương ở cuối mỗi trang cuốn sách của mình là "Chương này được hoàn thành trên cơ sở dữ liệu của luận án [30]hoặc luận văn [47] ”. Luận án số 30 trong tài liệu tham khảo cuốn sách của ông chính là luận án Phó tiến sĩ của học trò Nguyễn Thuý Khanh, còn luận văn số 47 là của sinh viên Cao Thị Thu .
Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì Dữ liệu có nghĩa là "Số liệu, tư liệu đã có được dựa vào để giải quyết một vấn đề" (tr. 269). Điều 761 1B của Luật sở hữu trí tuệ về bản quyền có quy định các hình thức sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả thù lao: "Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai lạc ý của tác giả để bình luận hoặc minh hoạ trong tác phẩm của mình". 
Hơn ai hết ông Tồn hiểu rằng luận văn, luận án của học trò do ông hướng dẫn hoàn toàn dựa trên tư tưởng khoa học, hệ thống lý luận và phương pháp nghiên cứu do chính ông đã đề xuất và thực hiện trong luận án của mình trước khi hướng dẫn cho học trò gần chục năm, nên đó là công trình sáng tạo chung. Khi sử dụng nội dung luận án, luận văn của học trò để làm các luận cứ ông thấy chỉ cần chú như thế là đủ và trong sáng. Công lao của ông ngoài phần khởi thảo về lý luận, phương pháp nghiên cứu và các nghiên cứu riêng cụ thể của chính mình, còn là ở phần tổng kết và khái quát hoá về lí luận không phải được trình bày ngay trong từng chương mà nằm ở cuối mỗi phần của cuốn sách gồm nhiều chương thuộc cùng một vấn đề và ở phần kết luận chung.
Chính điều này đã được các Giáo sư thẩm định hồ sơ của ông ở Hội đồng chức danh giáo sư cơ sở Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và Hội đồng chức danh giáo sư Ngành ngôn ngữ học xác nhận. Trước sự việc chuẩn bị được xét phong chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư Nguyễn Đức Tồn bị liên tiếp các thư nặc danh tố cáo với nội dung ông " đạo văn " của học trò gửi đến hai Hội đồng xét phong chức danh Giáo sư này. 
Đồng thời, nội dung tố cáo trên đối với Phó giáo sư Nguyễn Đức Tồn còn được ông Nguyễn Hữu Hoành là cán bộ và chi uỷ Viện Ngôn ngữ học gửi tới Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Chính Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường là Phó Chủ tịch, Bí thư Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã có giấy xác nhận để gửi tới Hội đồng chức danh Giáo sư Ngành Ngôn ngữ học rằng hai cuốn sách :" Tìm hiểu đặc trưng văn hoá- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt” và cuốn : “Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường”của Phó giáo sư Nguyễn Đức Tồn là“Không có sự vi phạm Luật bản quyền”.
Rõ ràng, với những văn bản có giá trị pháp lý về mặt nhà nước cùng với việc Phó giáo sư Nguyễn Đức Tồn ghi chú đúng và đàng hoàng như vậy trong các cuốn sách của mình thì không thể cho phép quy kết ông là “đạo văn” học trò của mình được ! 
Đúng như ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm là trưởng nhóm Giáo sư thẩm định của Hội đồng chức danh giáo sư ngành Ngôn ngữ đã kết luận :về tưtưởng và đạo đức, tác giả Nguyễn ĐứcTồn hoàn toàn trong sáng và không có tà ý “ đạo văn” . Song về phương pháp,ông (vào thời điểm ấy) đã hiểu sai về cách thức sử dụng tài liệu của học trò nên đã đưa nguyên khối những trang luận án của học trò vào sách mình; Ông đă mắc một sai lầm trong việc hướng dẫn luận án cho nghiên cứu sinh là đă giúp đỡ nghiên cứu sinh quá mức cần thiết và đă làm ngơ cho nghiên cứu sinh “đạo văn” của thầy.
Chính vì sự nhiệt tình quá mức này của thầy khiến học trò "ăn sẵn " rồi lại dễ dàng đồng loã với những kẻ ác ý vu cáo thầy. Còn dư luận thì nghi ngờ về điều vô lý “ thầy đạo văn của trò” cho nên có cơ quan ngôn luận đã đặt dấu hỏi chấm trước sự việc này!
Cho đến nay,trước những bằng chứng pháp lý không thể khoả lấp, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm thay mặt nhóm Giáo sư thẩm định sự việc đã có ý kiến gay gắt : "Với phát hiện này, nếu làm hết trách nhiệm của mình, chúng tôi cho rằng Hội đồng chúng ta cần có một kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét lại Luận án Phó Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh bảo vệ năm 1996, và nếu cần, có thể thu hồi bằng Phó Tiến sĩ mà Nghiên cứu sinh này không xứng đáng được nhận ".
Nỗi oan khiên của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn liên quan đến danh dự và sinh mệnh chính trị của một nhà khoa học- một người thầy, rất cần được những người có trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền công tâm, khách quan làm rõ để trả lại sự công bằng cho một nhà giáo.
(Còn nữa)
Theo Tuổi trẻ Thủ đô







"

https://www.facebook.com/vanthe.nguyenthi/posts/306595023543920



"
Sự việc oan khiên của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn chưa dừng lại ở việc bị quy kết là thầy "đạo văn" của sinh viên Cao Thị Thu và Nghiên cứu sinh Nguyễn Thuý Khanh, mà có kẻ ác ý còn vu cáo ông với tư cách là Tổng biên tập Tạp chí Ngôn ngữ đã lấy nội dung bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà đưa vào trong cuốn sách của mình. Thực hư chuyện này như thế nào?
Có hay không chuyện Tổng Biên Tập "đạo bài" của Cộng tác viên?
Nguyễn Thị Thanh Hà là nghiên cứu sinh Viện Ngôn ngữ học, bảo vệ luận án Tiến sĩ năm 2002 với đề tài "Giá trị nghệ thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam". 
Là chuyên viên Ngữ văn của Sở giáo dục Hải Phòng, chị Hà đã giúp đỡ Tạp chí Ngôn ngữ do Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn là Tổng biên tập trong việc góp ý thiết kế nội dung đặc san Ngữ văn trong nhà trường và đã đưa tạp chí Ngôn ngữ vào nhà trường các cấp ở thành phố Hải Phòng. 
Nhờ sự giúp đỡ tận tình, vô tư của chị Hà, và từ kinh nghiệm phát hành ở Hải Phòng, Tạp chí Ngôn ngữ đã được phát triển không ngừng từ 6 số lên 16 số mỗi năm. Lượng phát hành tăng từ 500 cuốn một kì lên tới 3000 cuốn mỗi kỳ. Nhờ vậy, Tạp chí Ngôn ngữ đã trở thành tờ tạp chí đứng hàng đầu trong số các tạp chí khoa học của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Cảm kích trước sự tận tình giúp đỡ tạp chí Ngôn ngữ của chị Hà, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn đã nhận lời hướng dẫn không chính thức cho chị viết luận án Tiến sĩ. Vả lại, đề tài luận án của nghiên cứu sinh Hà cũng chính là vấn đề được ông hằng quan tâm, bởi vì trên tạp chí có chuyên mục "Ngôn ngữ trong nhà trường" mà ông với tư cách Tổng biên tập là người viết chính. Vì vậy hai thầy trò thường viết chung để đăng trên mục này của tạp chí Ngôn ngữ. 
Sau này khi bảo vệ luận án Tiến sĩ (2002), nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Hà đã chú thích trong Tóm tắt luận án và cả trong danh mục các công trình đã công bố trong luận án của mình là “bài này viết chung với Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn”. 
Năm 2001, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn tập hợp các bài viết của mình và một vài bài viết chung với học trò do ông hướng dẫn để in thành cuốn sách tham khảo "Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường...".
Khi sử dụng bài viết chung với chị Hà, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn đã có ghi chú rõ ràng là "Bài viết có sự cộng tác của Nguyễn Thị Thanh Hà, nghiên cứu sinh Viện ngôn ngữ học". 
Như vậy, hoàn toàn không có cơ sở để tố cáo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn “đạo bài” của cộng tác viên Nguyễn Thị Thanh Hà để đưa vào sách của mình!
Chính Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam Trần Đức Cường đã xác nhận sự trong sáng này của Phó giáo sư Nguyễn ĐứcTồn, tại văn bản ngày 07/09/2006: " Không có sai phạm về Luật bản quyền ".
Ai là tác giả đạo diễn "màn kịch" thầy "đạo văn" trò ?
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao cùng một nội dung sự việc như vậy mà Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn hết bị tố cáo bằng đơn, bằng công văn của chi uỷ Viện Ngôn ngữ học gửi Đảng uỷ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, rồi lại bị tố cáo bằng cách gửi nhiều đơn thư nặc danh tới Hội đồng chức danh giáo sư các cấp, nơi ông nộp hồ sơ xin xét phong chức danh giáo sư ?
Điều lạ nữa là chính các tác giả thực sự của các công trình bị tố cáo “đạo văn” lại không hề có ai tố cáo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn, mà những người “tố cáo hộ”(!) lại là chi uỷ và đích danh ông Nguyễn Hữu Hoành là cán bộ Viện Ngôn ngữ học. Tất cả họ đều không phải là chủ sở hữu và cũng chẳng phải tác giả của các bài viết nói trên ! 
Khi Phóng viên điều tra, xác minh vụ việc, Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn cho biết ông chưa bao giờ được gặp chi uỷ để giải trình mà phải giải trình ngay với Đảng uỷ Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Rõ ràng, việc chi uỷ Viện ngôn ngữ học vội vã gửi công văn cùng với đơn của ông Hoành lên cấp trên đã nằm trong mưu đồ tạo dựng "màn kịch" thầy "đạo văn" trò, bất chấp đó là hành vi vi phạm nguyên tắc sinh hoạt Đảng! 
Đằng sau của động cơ tố cáo này là gì, xin bạn đọc theo dõi tiếp kỳ sau!

(Còn nữa)
Theo Tuổi trẻ Thủ đô
"
https://www.facebook.com/vanthe.nguyenthi/posts/306595923543830





34.

Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, tiếp theo các kì trước, kì này xin công bố với mọi người bản đề cương chi tiết viết tay do tôi khởi thảo để hướng dẫn Nguyễn Thúy Khanh viết luận án. Vì Ngôn ngữ học tâm lí tộc người là một lĩnh vực nghiên cứu hoàn toàn mới ở Việt Nam nên bên cạnh việc cung cấp cho học trò các tài liệu lí luận và phương pháp nghiên cứu mang từ Liên Xô về và các công trình riêng của tôi đã được công bố, tôi có khởi thảo chi tiết Đề cương này thì nghiên cứu sinh Khanh mới có thể hiểu ý nghĩa, cách thức triển khai và mục tiêu cần đạt được của từng tiểu mục trong nội dung luận án, vì thời hạn bảo vệ đặc cách luận án chỉ có 01 năm!










https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=117431509381796&id=100033448432699



33.


"TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA DÂN TỘC CỦA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Ở NGƯỜI VIỆT (TRONG SỰ SO SÁNH VỚI CÁC DÂN TỘC KHÁC)"

Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, tiếp theo các kì trước, kì này xin công bố tiếp Đề tài khoa học cấp Viện "Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác)".

Cũng theo đường hướng nghiên cứu về đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy mà bản thân đã đeo đuổi từ nhiều năm trước, tôi đã tiếp tục triển khai Đề tài khoa học cấp Viện này. Đề tài được khởi thảo đề cương từ năm 1994 và hoàn thành năm 1996, hiện lưu tại thư viện Viện Ngôn ngữ học (Kí hiệu: CT 04, 167 tr.). 

Khi thực hiện đề tài cấp Viện "Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Trong sự so sánh với các dân tộc khác)", để kết hợp giữa hoạt động nghiên cứu với hoạt động đào tạo, tôi đã hướng dẫn cho các học trò của mình viết khóa luận tốt nghiệp, luận án đi theo hướng nghiên cứu trong luận án của tôi trước đó (1988) và tiếp tục triển khai mở rộng trong đề tài cấp Viện này. Các sinh viên, học viên tham gia cộng tác với tôi là: Huỳnh Thanh Trà (làm mảng ngữ liệu nhóm từ ngữ biểu thị sự kết thúc cuộc đời con người), Cao Thị Thu (làm mảng ngữ liệu trường từ vựng tên gọi thực vật), Nguyễn Thúy Khanh (làm mảng ngữ liệu trường từ vựng tên gọi động vật). Trên thực tế, sau khi lập đề cương, quá trình thực hiện Đề tài này của tôi (từ năm 1995 đến năm 1996) được tiến hành song song cùng với quá trình tôi hướng dẫn sinh viên Cao Thị Thu làm khóa luận tốt nghiệp đại học và NCS Nguyễn Thúy Khanh làm luận án Phó tiến sĩ (trong một năm).

Xin xem hình ảnh trang bìa ngoài, bìa trong và mục lục của Công trình khoa học1996






https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=117427256048888&id=100033448432699



32.

"

Mặc dù tôi đã có đơn tố cáo nhiều lần (bắt đầu từ tháng 8 năm 2016) gửi Đảng ủy và Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH VN về hành động thu tiền đề tài của cán bộ nghiên cứu để lập quỹ đen chi tiêu trái pháp luật, thậm chí để đi hối lộ; chi tiêu không dân chủ, công khai, minh bạch kinh phí hai hội nghị khoa học quốc tế và tiền của các cá nhân, tập thể ủng hộ Viện nhân Lễ kỉ niệm 45 năm thành lập và nhiều sai phạm khác của Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp kèm theo những bằng chứng không thể chối cãi, mặc dù đã có công văn số 449/BTCDTW-XLĐ ngày 31/01/2018 của Ban tiếp Công dân TW, Thanh tra Chính phủ; Công văn số 667/TTBNV-PBN ngày 31/1/2018 của Thanh tra Bộ Nội vụ; đặc biệt là Công văn số 2065/VPCP ngày 05/3/2018 của Văn phòng Chính phủ gửi Viện Hàn lâm KHXH VN, Bộ Nội vụ để thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam như sau: Viện Hàn lâm KHXH VN chủ trì, phối hợp cùng Bộ Nội vụ kiểm tra, xem xét phản ánh, tố cáo của một số công dân (trong đó có đơn của tôi) đối với ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện NNH để có biện pháp giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, trả lời các công dân có đơn tố cáo. Báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ. Thế nhưng cho đến nay (2/2019) Lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH VN vẫn không thực hiện yêu cầu của các công văn nêu trên. Đặc biệt gần đây, các sai phạm của ông Nguyễn Văn Hiệp đã được cơ quan chức năng tối cao khẳng định và kết luận, yêu cầu phải xử lí kỉ luật Đảng, trả lại số tiền tham nhũng, thế nhưng ông Nguyễn Văn Hiệp vẫn không bị tạm đình chỉ chức vụ để xem xét thi hành kỉ luật, mà vẫn " bình chân như vại" tại vị và quyết tâm trả thù cá nhân đến cùng đối với tôi. Mặc dù Quyết định 95/QĐ-NNH ngày 1/11/2018 do ông Hiệp kí không đúng thẩm quyền, trái pháp luật và trái với các quy chế tổ chức và quy chế phân cấp quản lí cán bộ của Viện Hàn lâm KHXH VN mà tôi đã nêu, mặc dù Quyết định 95/QĐ-NNH đã bị tôi tố cáo đang được Ban lãnh đạo Viện Hàn lâm KHXH VN thụ lí giải quyết, chưa trả lời và mặc dù tôi chưa có Quyết định nghỉ hưu của Giám đốc Bảo hiểm Thành phố Hà Nội và chưa có Sổ hưu trí, nhưng ngày 14/2/2019 Ông Hiệp vẫn chỉ đạo Kế toán trưởng của Viện Ngôn ngữ học thông báo cắt lương của tôi từ tháng 2/2019, gửi công văn cho lãnh đạo Tạp chí Ngôn ngữ yêu cầu thu hồi máy tính và chỗ làm việc của tôi. Bí thư chi bộ gửi Công văn yêu cầu tôi làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng về nơi cư trú ngay trong tháng 2 năm 2019. Tất cả những hành động trả thù này cốt để "diệt khẩu".
Vậy tại sao các văn bản pháp luật hiện hành và Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị "Về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người tố giác tham nhũng, lãng phí, tiêu cực" lại không bảo vệ được tôi là người đang tích cực chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để bảo vệ sự trong sạch của Đảng và xây dựng Đảng vững mạnh tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam?
Các văn bản pháp luật hiện hành và Chỉ thị 27 của Bộ Chính trị có hiệu lực đối với Đảng ủy và ông Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam không?
Phải chăng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là "vùng cấm", nên Lãnh đạo ở đây không thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên trong việc xử lí các cá nhân và các hiện tượng phạm pháp, tiêu cực?
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=117219282736352&id=100033448432699


"
KÌ 5: (tiếp theo)
MỘT SỐ BÀI TẠP CHÍ CỦA GS.TS NGUYỄN ĐỨC TỒNNGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA - DÂN TỘC CỦA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY CÔNG BỐ TRƯỚC 
NĂM 1996 ĐƯỢC SỬ DỤNG HƯỚNG DẤN HỌC TRÒ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ
1- "Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa: (Trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga)", T/c Ngôn ngữ, số 3 (tr. 20-24), 1993.
2- "Tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt với việc biểu trưng tâm lí-tình cảm", Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3 (tr. 60-65), 1994 .



"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=117208962737384&id=100033448432699




31.

"
KÌ 5:
NĂM 1996 ĐƯỢC SỬ DỤNG HƯỚNG DẪN HỌC TRÒ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP VÀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, mời độc giả lần lượt xem các sản phẩm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đức Tồn có liên quan đến tri thức khoa học về vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được công bố trước năm 1996 (năm Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ luận án) và sau này đã được tổng hợp lại trong cuốn chuyên khảo năm 2002 và những cuốn chuyên khảo cùng chủ đề được tái bản có bổ sung ở những năm tiếp theo. Toàn bộ những cứ liệu này đã được GS.TS Nguyễn Đức Tồn xuất trình cho cơ quan chức năng là Bộ GD&ĐT khi chính ông đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho thẩm định hồ sơ nghiên cứu khoa học của chính mình để xác định ông có đạo văn của học trò mình hay không.
Tiếp theo kì trước, kì này xin công bố tiếp những bài tạp chí được rút từ luận án PTS (1988) của GS.TS Nguyễn Đức Tồn liên quan trực tiếp đến những "cơ sở lí luận chung" (đã công bố trong kì 4) và "phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy qua một số phương diện cụ thể của ngôn ngữ", như: ngữ nghĩa, cấu trúc ngữ nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của từ; từ đồng nghĩa; tư duy liên tưởng nói chung và chiến lược liên tưởng - so sánh, mối quan hệ giữa đặc điểm liên tường và giới tính nói riêng...Những bài tạp chí này được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và Kỉ yếu Hội thảo quốc gia trước năm 1996, được sử dụng để hướng dẫn Cao Thị Thu viết khóa luận tốt nghiệp (1995) và Nguyễn Thúy Khanh viết luận án tiến sĩ (1996).
1- “Ngữ nghĩa các từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4 năm 1989.
2- "Đặc điểm liên tưởng phụ thuộc vào giới tính của người nói" (bằng tiếng Nga), in trong "Cái mới trong việc nghiên cứu tiếng Việt và các ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á" (tr.: 156-159), Nxb Khoa học, M., 1989.
3- "Chiến lược liên tưởng - so sánh trong giao tiếp của người Việt Nam", T/c Ngôn ngữ, số 3 (tr.14-18), 1990.
4- "Nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ngôn ngữ", in trong Kỉ yếu hội thảo "Việt Nam, những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa" do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội ấn hành năm 1993 
5- "Đặc trưng dân tộc của tư duy ngôn ngữ qua hiện tượng từ đồng nghĩa: (Trên tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Nga)", T/c Ngôn ngữ, số 3 (tr. 20-24), 1993.
6- "Tên gọi bộ phận cơ thể trong tiếng Việt với việc biểu trưng tâm lí-tình cảm", Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3 (tr. 60-65), 1994 . (còn nữa)

"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=117203822737898&id=100033448432699




30.




Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, mời độc giả lần lượt xem các sản phẩm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đức Tồn có liên quan đến tri thức khoa học về vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được công bố trước năm 1996 (năm Thúy Khanh bảo vệ luận án) và sau này đã được tổng hợp lại trong cuốn chuyên khảo năm 2002 và những cuốn chuyên khảo cùng chủ đề được tái bản có bổ sung ở những năm tiếp theo. 

Trên cơ sở khối tư liệu viết tay bằng tiếng Nga, tôi đã viết phần "Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu." Do khôn khổ có hạn của luận án, tôi không thể đưa toàn bộ phần cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu đã viết này dài 171 trang viết tay bằng tiếng Nga vào luận án được. Vì vậy, khi về nước, tôi đã dịch và trích ra một phần để nêu đầy đủ những luận điểm khoa học cơ bản nhất đưa vào báo cáo tham gia Hội thảo khoa học quốc gia: Việt Nam: "Những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá" do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức năm 1993 tại Hà Nội. Xin công bố bản chụp toàn văn Báo cáo khoa học này đã được in trong kỉ yếu Hội thảo, tr.17-21.


















https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=116919759432971&id=100033448432699



29.

Trong thời gian vừa qua, GS.TS Nguyễn Đức Tồn - Thư kí Hội Đồng hương Giao Thủy tại Hà Nội, bị một số người quy kết đạo văn của học trò do mình hướng dẫn.
Để tìm hiểu sự thật, Ban Thường trực Hội đồng hương Giao Thủy tại Hà Nội đã tổ chức một cuộc họp để nghe GS.TS Nguyễn Đức Tồn trình bày. 
Chủ trì cuộc hop gồm: 
1) Ông Đỗ Như Đính - Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại,
Chủ tịch Hội 
2) Thiếu tướng Hoàng Kiền- Anh hùng LLVTND, Nguyên Tư lệnh bộ đội 
công binh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội 
3. Các ủy viên thường trực Hội ĐHGT
có mặt đầy đủ.

Sau khi nghe GS.TS Nguyễn Đức Tồn trình bày sự việc và xem xét các tư liệu bằng tiếng Nga và tiếng Việt phục vụ việc viết luận án PTS bảo vệ tại Liên Xô (1988) và các bài tạp chí, báo cáo khoa học công bố trên các sách kỷ yếu Hội thảo quốc gia và quốc tế trước khi nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ luận án TS (1996), các sách chuyên khảo, Ban thường trực Hội đồng hương Giao Thủy chúng tôi thấy rằng:
Tất cả các bài tạp chí do GS Tồn viết chung với học trò cùng đứng tên, hay luận án, luận văn do GS Tồn hướng dẫn về phương pháp nghiên cứu và cả tư tưởng khoa học, khi sử dụng trong công trình chuyên khảo của mình (2002), ông đều có chú xuất xứ công khai minh bạch. Lỗi của GS Tồn đã gây hiểu lầm chỉ là ở cách công bố kết quả nghiên cứu chung với học trò do mình hướng dẫn còn mang tính nghiệp dư, chưa được chuyên nghiệp như hiện nay, sau khi đã có Luật Sở hữu trí tuệ (công bố lần đầu tiên năm 2005). Những học trò viết chung bài với GS Tồn đều đã có giấy xác nhận và đồng ý để thầy sử dụng kết quả khoa học chung để quảng bá tri thức, góp phần vào sự phát triển sự nghiệp khoa học của đất nước. 
Chỉ khi có phương pháp nghiên cứu và tư tưởng khoa học riêng, GS Nguyễn Đức Tồn mới có thể phát triển và mở rộng chuyên khảo của mình sau mỗi lần tái bản, từ 390 tr. (2002) lên 588 tr. (2008), 633 tr.(2010), 792 tr.(2015). Vả lại thế giới cũng đã chứng kiến nếu không có nhà khoa học đứng đầu nhóm nghiên cứu, thì dù có đông đến mấy những người chỉ làm tư liệu và tập sự nghiên cứu thì cũng không thể có công trình khoa học tầm cỡ. Trên thế giới thầy hướng dẫn trò rồi sử dụng kết quả nghiên cứu chung để viết công trinh khoa học cao hơn là bình thường. Khi đó tri thức khoa học chỉ có được nhân lên chứ không bị giảm bớt hay mất đi!
Do vậy chúng tôi thấy rằng GS.TS Nguyễn Đức Tồn không có tà ý đạo văn của học trò do ông hướng dẫn.Chúng tôi nhất trí với nội dung trình bầy của GS - TS Nguyễn Đức Tôn. Thường trực HĐHGT tại Hà Nội bác bỏ những lời vụ cáo ông Tồn đạo văn của học trò, đây là một ý đồ xấu xa, gây ảnh hưởng đến uy tín của Hội đồng hương và quê hương Giao Thủy chúng tôi.Chúng tôi vẫn tín nhiệm GS - TS Nguyễn Đức Tồn, ông tiếp tục giữ chức thư kí Hội Đồng Hương Giao Thủy tại Hà Nội.
Nhân dịp đón xuân Kỷ Hợi , Thường trực HĐHGT tại Hà Nội về chúc tết lãnh đạo huyện , chúng tôi và GS - TS Nguyễn Đức Tồn đã trình bầy cụ thể để lãnh đạo huyện rõ và ủng hộ.
GS - TS Nguyễn Đức Tồn đã có đơn gửi Thủ tướng chính phủ đề nghị thanh tra kết luận cụ thể.

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN CHÍNH THỨC
VỀ LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ CỦA NGUYỄN ĐỨC TỒN 
"ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA TÊN GỌI BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI/TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG NGA VÀ TIẾNG VIỆT ĐỂ NHẬN HỌC VỊ PHÓ TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH 10.02.19 (Bản dịch từ tiếng Nga)

[Trang 1] Một lĩnh vực mới của Tâm lí ngôn ngữ học - Tâm lí ngôn ngữ học tộc người, đã bắt đầu sự tồn tại của mình như một tổng thể những tư tưởng lí thuyết được minh họa bằng tài liệu ngôn ngữ cụ thể ít nhiều được tìm kiếm từ những nguồn gốc khác nhau. Và chỉ ở giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, mà cụ thể là ở giai đoạn bây giờ của nó, Ngôn ngữ học tâm lí tộc người đã chuyển sang nghiên cứu và đối chiếu có tính hệ thống các tiểu hệ thống từ vựng hoàn chỉnh, hoặc có thể là các trường từ vựng - ngữ nghĩa. Rõ ràng là bất kì công trình nào thuộc loại như thế đều rất và rất có tính thời sự, trong số đó có công trình của Nguyễn Đức Tồn. 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám khẳng định một cách chắc chắn rằng đây chính là và chỉ là công trình tâm lí ngôn ngữ học. Như chúng ta đều biết rất rõ, chính trong phạm vi ngôn ngữ học thực sự /ngôn ngữ học đại cương/ đã dần dần xuất hiện những công trình hướng vào làm sáng tỏ các đặc điểm của bức tranh ngôn ngữ - dân tộc về thế giới. Tôi xin nêu các nghiên cứu của Gak, Seliverstova, Kurinskij, Kobzareva và Lakhuti cùng nhiều công trình nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn tiếp tục chính đường hướng này.
Ý nghĩa lí thuyết và cái mới trong công trình của Nguyễn Đức Tồn được quyết định không chỉ bởi điều là tài liệu tiếng Việt độc đáo về đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa thực chất là lần đầu tiên được nghiên cứu. Thiết nghĩ rằng công trình của Nguyễn Đức Tồn rất thú vị và rất mới còn bởi vì rằng nó đưa ra cho các nhà nghiên cứu tương lai cái kiểu như là một mẫu hệ phương pháp nghiên cứu miêu [Trang 2] tả và thực nghiệm đặc trưng dân tộc của các nhóm hay các trường từ vựng - ngữ nghĩa. Ở ý nghĩa này tên gọi đã được chọn của công trình là rất đạt: đây là công trình điển hình không phải về (giời từ tiếng Nga là O - NĐT chú), mà là dựa trên (giới từ tiếng Nga là на- NĐT chú) tư liệu.
Còn nói về giá trị thực tiễn của luận án thì, theo quan điểm của tôi, nó có hai mặt. Từ điển học hai thứ tiếng nói chung động chạm đến nhiều vấn đề lí thuyết và thực tiễn; nhưng các nhà từ điển học bắt buộc phải giải quyết những vấn đề đặc biệt nan giải khi các ngôn ngữ mà họ làm việc hoàn toàn khác nhau về loại hình và phản ánh các nền văn hóa xa nhau. Về thực chất không phải chỉ là dịch một từ của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà đồng thời phải thực hiện sự giải thuyết bức tranh tương ứng về thế giới. Công trình của Nguyễn Đức Tồn, như tôi cảm thấy, là vô giá về phương diện này. Những khó khăn tương tự cũng đang đứng trước các nhà giảng dạy ngôn ngữ - dù đây là tiếng Nga trong giảng đường người Việt hay tiếng Việt được người Nga học tập. Đối với mục đích này luận án cũng cho những cứ liệu độc nhất vô nhị.
Luận án được đọc như một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn: trong nó có nhiều phát hiện thực sự. Lẽ nào lại không thú vị /và không quan trọng!/, chẳng hạn, nhận thấy rằng tiếng Việt sử dụng ẩn dụ theo vị trí và cải dung (chỉnh thể qua bộ phận) khi chuyển nghĩa một cách thường xuyên hơn gần gấp hai lần so với tiếng Nga, còn tiếng Nga, trái lại, ưa thích hơn một cách rõ rệt sự chuyển nghĩa thuần túy chức năng hoặc hoán dụ kiểu "vật chứa/vật được chứa.? Hay là /tr.76/ người Việt thông thường định hướng hay tập trung vào chi tiết, còn người Nga tập trung vào ấn tượng về đối tượng nói chung? hay là /tr.78/ người Việt thường xuyên hơn đi từ bộ phận đến chỉnh thể, còn người Nga- từ loại đến chủng? Hay /tr.85/ trong ý thức ngôn ngữ người Nga, các quá trình và trạng thái tâm lí về cơ bản được liên tưởng với trái tim, còn trong ý thức ngôn ngữ người Việt - lại liên tưởng với các cơ quan nội tạng khác nhau mà mỗi cơ quan ấy lại có sự biểu trưng riêng của mình ở ý nghĩa này ?
[Trang 3] Nói chung luận án đã thu thập được khối tư liệu đồ sộ sẽ còn phải làm việc không ít với nó, đặc biệt là ở bình diện đối chiếu. Xin nêu một ví dụ cụ thể: tác giả đã vạch ra một loạt những đặc điểm liên tưởng khác nhau giữa nam giới và nữ giới ở người Việt. Nhưng quả là còn có nhiều thực nghiệm liên tưởng trên tư liệu những ngôn ngữ khác - và ở đây có thể vạch ra được những cái song trùng hoặc, trái lại, những sự phân li rất thú vị.
Nói chung luận án được hoàn thành trên một trình độ lí thuyết và phương pháp tuyệt vời, và không hề gây nên một chút nghi ngờ nhỏ nào rằng nó đã đáp ứng được các yêu cầu đối với luận án phó tiến sĩ theo chuyên ngành đã nêu.
Tất nhiên, trong công trình của Nguyễn Đức Tồn cũng có thể tìm thấy những thiếu sót nhất định.
Tôi thấy phần yếu hơn so với các phần khác của công trình là phân mục trong chương thứ nhất dành cho từ nguyên của các từ biểu thị bộ phận cơ thể người. Ở đây có nhiều sai sót và sự thiếu chính xác rõ rệt. Tại sao "các tên gọi Đông Slavơ" trong tiếng Nga lại được xếp vào các từ vay mượn /tr.33/? Chưa chắc các từ như щека (má) hay костяк (bộ xương) nên đưa vào các ngôn ngữ Ukraina hay Bêlorutxia- nếu như không phải như thế thì đây không phải là các từ vay mượn mà là các từ thuần Đông Slavơ. Có thể, các từ điển từ nguyên có xu hướng đưa ra từ корпус ( thân mình) từ tiếng Ba Lan (tôi chưa kiểm tra điều này), nhưng tôi nghĩ rằng nguồn gốc La tinh của nó không gây cho ai sự nghi ngờ nào, mặc dù qua trung gian tiếng Ba Lan. Vì sao ngôn ngữ "Tuyếc" không trùng với tiếng Thổ Nhĩ Kì, với tiếng Aizecbaizan, với tiếng Tác ta? Trong một số trường hợp Nguyễn Đức Tồn nêu rằng "không chỉ ra được nguồn gốc". Nhưng có ai nghi ngờ rằng сперма (tinh dịch) - là từ Hi Lạp, аппендикс (ruột thừa) - từ La tinh, còn эритроцит (hồng cầu)- thuật ngữ khoa học được tạo ra một cách nhân tạo hoàn toàn mới đây/ các từ như vậy rất nhiều, và tất cả chúng đều bắt nguồn từ gốc Hi Lạp và La tinh/?
[Trang 4] Nhân tiện nói thêm, tại sao tác giả luận án lại xếp các từ плазма (huyết tương), эритроцит (hồng cầu), лейкоцит (bạch cầu) vào bộ phận cơ thể. Trong trường hợp này liệu chúng ta có mở rộng quá hay không trường từ vựng - ngữ nghĩa? 
Theo quan điểm của tôi, điều sau đây cũng không thành công lắm - đó là trong danh sách các tên gọi bộ phận cơ thể người có cả các từ thuộc ngôn ngữ nói năng hàng này và đặc biệt có cả các thuật ngữ y học và giải phẫu. Cả về từ nguyên lẫn bình diện định danh và về các phương diện khác chúng hết sức khác nhau. Tôi sẽ làm rõ tư tưởng của mình. Trước hết chúng ta quan tâm các tên gọi thuộc ngôn ngữ chung toàn dân và quan trọng là chẳng hạn, một dân tộc nhất định biểu thị cái gì bằng một từ riêng biệt và cái gì thì không có từ riêng biệt / nghĩa là không có tên gọi chuyên biệt/, các bộ phận nào của tay hoặc chân thống nhất với nhau, v.v...Ngay sau khi chúng ta đưa vào đây cả các thuật ngữ giải phẫu thì bức tranh lập tức trở nên bị xóa mờ: quả là đối với chuyên gia quan trọng là định danh xương, cơ hay khớp xương bất kì. Thuật ngữ thường là kết quả của sự sáng tạo thuật ngữ có tính cá nhân. Tôi sẽ không nói đến điều là chúng hoạt động hoàn toàn theo cách khác nhau: tiếng Nga dễ dàng chiếu tay và chân / đúng hơn, các từ phái sinh của chúng/ đến bộ phận của cửa ra vào, đến bộ phận của bàn hay tủ, cả đến bàn để viết, còn эритроцит (hồng cầu) hay надкостница (cốt mạc, màng xương), tất nhiên, không có sự chuyển nghĩa nào tương tự. /Một số có vẻ ngoại lệ kiểu như là артерии (động mạch) hay аппендикса (ruột thừa), chỉ khẳng định quy tắc - cũng như các thuật ngữ kiểu информация (thông tin) trong ý thức ngôn ngữ của người Nga, chúng đã được phi thuật ngữ hóa từ lâu.
Tại trang 46-47 tác giả luận án chỉ ra một cách thuyết phục rằng trong tiếng Việt, các bộ phận cơ thể người được biểu thị bằng những tên gọi được phân chia nhỏ hơn so với trong tiếng Nga. Không tranh luận với kết luận chung / nó đúng/, tôi muốn nêu hai nhận xét nhân về điều này. Thứ nhất, không hiểu tại sao Nguyễn Đức Tồn không sử dụng bài viết của chúng tôi cùng với Bùi Đình Mỹ trong Tuyển tập " Ngôn ngữ học đại cương và ứng dụng"/và luận án phó tiến sĩ của ông ấy/, trong đó có thể thấy sự khác biệt tương tự trên tư liệu các từ biểu thị [Trang 5] màu sắc của tiếng Nga và tiếng Việt. Thứ hai, tôi không nghĩ rằng đúng nếu coi mức độ phân chia bộ phận cơ thể chi tiết hơn trong tiếng Việt chỉ vì rằng trong tiếng Việt sử dụng phương thức ghép, còn trong tiếng Nga - cơ bản là phái sinh. Từ quan điểm của tôi, ở đây do ảnh hưởng của chính những đặc điểm của bức tranh tiếng Việt về thế giới mà bây giờ tôi không thể nói chi tiết hơn - Hãy xem bài viết đã nhắc đến trên đây.
Tôi cũng đã nói rằng theo những cứ liệu đáng tin cậy của Nguyễn Đức Tồn, một trong những sự khác biệt căn bản giữa ý thức ngôn ngữ của người Việt và người Nga là ở chỗ trong tiếng Việt, các cơ quan nội tạng khác nhau được liên tưởng với các quá trình và trạng thái tâm lí khác nhau, còn trong tiếng Nga, có thể nói, toàn bộ được quy chiếu đến trái tim. Song về tiểu tiết thì điều này không hoàn toàn đúng. Mật ở người Nga được liên tưởng một cách rõ ràng với sự tức giận/ Không tức giận,vỡ mật đấy!/, tính dễ bị kích động, tính sôi nổi / hoặc điềm tĩnh/, nhiệt tình thì được liên tưởng với máu/ горячая кровь (nhiệt huyết), хладнокровный (trực dịch theo nghĩa đen: "máu lạnh", nghĩa là "điềm tĩnh"), còn hồn vía thì có thể "уходить в пятки" (trực dịch theo nghĩa đen: "ra khỏi gót chân", nghĩa là "sợ mất hồn, hồn xiêu phách lạc"), điều đó kì lạ đối với người Việt không kém cảm giác kì lạ đối với người Nga khi tâm trạng thỏa mãn, hài lòng được người Việt biểu hiện qua từ "mát dạ", "mát lòng".
Tác giả luận án đã tiến hành một thực nghiệm liên tưởng rất chi tiết và có sức thuyết phục về các kết quả thu được, nhưng không hiểu tại sao, khác với chương 1 - lại không đối chiếu các kết quả của mình với các cứ liệu người Nga. Tuy nhiên, công việc này sẽ tiêu tốn của tác giả quá nhiều thời gian và sức lực. Thế thì hãy sử dụng các cứ liệu từ điển liên tưởng hiện có tuy có tính chất khúc đoạn nhưng, như tôi cảm thấy, là có thể được. Nhưng đây chỉ là sự mong muốn chứ không phải là thiếu sót.
Trong luận án, có thể nói, rất hiếm các lỗi in ấn hoặc viết nhầm làm ảnh hưởng đến tư tưởng của tác giả luận án. Trong trường hợp này thì điều này đã xảy ra. Ở trang 19, sau khi đã nói rằng ở người Việt biểu trưng của sự nói năng là môi, chứ không phải lưỡi, tác giả luận án đã dịch thành ngữ tương ứng có từ [Trang 6] "môi" bằng cụm từ tiếng Nga có dạng như sau :"язык за губами" (lưỡi sau môi) / tất nhiên là tác giả muốn đề cập đến :"язык за зубами" (lưỡi sau răng), nhưng răng thì có lẽ đối với người Việt ở đây hoàn toàn không đúng chỗ/.
Một lần nữa để quay trở lại đánh giá luận án, tôi muốn nhấn mạnh rằng toàn bộ cuộc tranh luận này không hề có liên quan một chút nào với sự đánh giá mặc nhiên vẫn còn là khẳng định. Tôi cho rằng luận án hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của BAK (Высшая аттестационая комиссия - Hội đồng tối cao thẩm định luận án để cấp bằng), còn tác giả của luận án - Nguyễn Đức Tồn - là nhà khoa học đã trưởng thành, hoàn toàn xứng đáng là phó tiến sĩ khoa học ngữ văn theo chuyên ngành đã nêu.
Tóm tắt luận án và các công trình đã công bố phù hợp với nội dung cơ bản của luận án.

A.A. Leont'ev
Tiến sĩ khoa học ngữ văn và tâm lí học
Giáo sư
Ngày 2 tháng 9 năm 1988.

Thiếu tướng Hoàng Kiền
Phó chủ tịch thường trực HĐHGT tại Hà Nội



https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=696303464099911&id=100011607914231

28.

"
Kì 3


Đó là lời đánh giá của Giáo sư A.A. Leont'ev, người sáng lập ra chuyên ngành nghiên cứu Ngôn ngữ học Tâm lí tộc người Xô viết, Tiến sĩ Ngôn ngữ học và Tiến sĩ Tâm lí học với tư cách là người phản biện thứ nhất nhận xét về luận án PTS của tôi bảo vệ tại Viện Ngôn ngữ học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1988) .
Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, mời độc giả xem toàn văn bản luận án PTS và lời nhận xét của GS. A.A.Leon'tev về luận án của tôi đã được tôi dịch sang tiếng Việt từ bản gốc bằng tiếng Nga (1988) để nộp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chính bản luận án này chứa đựng toàn bộ tư tưởng hạt nhân khoa học và phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy tộc người dựa trên tư liệu là trường từ vựng - ngữ nghĩa. Vì vậy, sau này khi hướng dẫn học trò để viết chuyên khảo, tôi muốn tiếp tục kiểm chứng 9 luận điểm khoa học đã được tôi nêu ra trong phần Kết luận (từ tr.130-136) của luận án PTS năm 1988, đặc biệt là luận điểm sự khác biệt về loại hình tư duy ngôn ngữ giữa các dân tộc nói chung, giữa người Việt và người Nga nói riêng và cách tính hệ số tương quan tư duy giữa các dân tộc. Đây là luận điểm lí thuyết và phương pháp tính toán về đặc trưng dân tộc và hệ số tương quan tư duy giữa các dân tộc chưa từng được nêu ra trong các công trình nghiên cứu lí thuyết ngôn ngữ học thế giới. Luận điểm nghiên cứu này đã được đưa ra trong kết luận 5, tr. 133 Luận án PTS năm 1988 và tôi cũng đưa ra cách tính toán hệ số tương quan tư duy ngôn ngữ giữa các dân tộc qua từng thông số được khảo sát (độ phong phú, độ tập trung, độ phân tán và hệ số tương quan tư duy). Luận điểm này đã được Hội đồng chấm luận án của tôi tại Viện Ngôn ngữ học, Viện HLKH Liên Xô gồm 20 thành viên có mặt là giáo sư và viện sĩ tán thành, đánh giá cao. Chính vì vậy để phát triển và hoàn thiện các tư tưởng khoa học hạt nhân trong luận án của mình, tôi đã thiết kế phần khảo sát kiểm chứng trên tư liệu một số trường từ vựng cơ bản khác, như: tên gọi thực vật, tên gọi động vật, nhóm từ biểu thị sự kết thúc cuộc đời con người... dựa theo khung khảo sát, phân tích trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người (đã triển khai trong luận án của tôi năm 1988 và các bài báo đã được công bố từ 1988-1994 - trước khi nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ luận án), từ đó có cơ sở khái quát hoá thành công trình chuyên khảo (2002) có tầm cỡ lí luận cao hơn. Độc giả có thể tham khảo bài viết của GS.TS Đỗ Việt Hùng- Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: "Chuyên khảo Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy: Một đóng góp lớn cho lí luận ngôn ngữ học", đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2015. 
Cho nên, tất cả các phần khảo sát các trường từ vựng - ngữ nghĩa cụ thể trong chuyên khảo (2002) của tôi cũng như trong các nghiên cứu do tôi cùng viết chung với học trò hoặc dựa trên kết quả hướng dẫn học trò viết khóa luận tốt nghiệp, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ (gồm: trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi bộ phận cơ thể người, trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi thực vật, trường từ vựng - ngữ nghĩa tên gọi động vật, nhóm từ biểu thị sự kết thúc cuộc đời con người) đều có sự đồng nhất về mặt cấu trúc khung phân tích (có thể đối chiếu qua mục lục luận án của tôi với mục lục các khóa luận, luận văn, luận án do tôi hướng dẫn hay nội dung các bài tôi viết chung với học trò). Đặc biệt chính dựa trên tư tưởng khoa học và phương pháp nghiên cứu của tôi về đặc điểm định danh của bộ phận cơ thể người trong luận án PTS của tôi mà hàng loạt luận án tiến sĩ về thuật ngữ học do tôi khởi đầu hướng dẫn và một số người khác hướng dẫn sau đó đã bảo vệ thành công xuất sắc tại Học viện KHXH. Nhờ đó 50 thạc sĩ và 20 tiến sĩ do tôi hướng dẫn đã bảo vệ thành công luận văn, luận án của mình.












"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=116900189434928&id=100033448432699



"
CHUYÊN NGÀNH 10.02.19 (Bản dịch từ tiếng Nga)

[Trang 1] Một lĩnh vực mới của Tâm lí ngôn ngữ học - Tâm lí ngôn ngữ học tộc người, đã bắt đầu sự tồn tại của mình như một tổng thể những tư tưởng lí thuyết được minh họa bằng tài liệu ngôn ngữ cụ thể ít nhiều được tìm kiếm từ những nguồn gốc khác nhau. Và chỉ ở giai đoạn phát triển tiếp theo của mình, mà cụ thể là ở giai đoạn bây giờ của nó, Ngôn ngữ học tâm lí tộc người đã chuyển sang nghiên cứu và đối chiếu có tính hệ thống các tiểu hệ thống từ vựng hoàn chỉnh, hoặc có thể là các trường từ vựng - ngữ nghĩa. Rõ ràng là bất kì công trình nào thuộc loại như thế đều rất và rất có tính thời sự, trong số đó có công trình của Nguyễn Đức Tồn. 
Tuy nhiên, tôi cũng không dám khẳng định một cách chắc chắn rằng đây chính là và chỉ là công trình tâm lí ngôn ngữ học. Như chúng ta đều biết rất rõ, chính trong phạm vi ngôn ngữ học thực sự /ngôn ngữ học đại cương/ đã dần dần xuất hiện những công trình hướng vào làm sáng tỏ các đặc điểm của bức tranh ngôn ngữ - dân tộc về thế giới. Tôi xin nêu các nghiên cứu của Gak, Seliverstova, Kurinskij, Kobzareva và Lakhuti cùng nhiều công trình nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Tồn tiếp tục chính đường hướng này.
Ý nghĩa lí thuyết và cái mới trong công trình của Nguyễn Đức Tồn được quyết định không chỉ bởi điều là tài liệu tiếng Việt độc đáo về đặc điểm từ vựng- ngữ nghĩa thực chất là lần đầu tiên được nghiên cứu. Thiết nghĩ rằng công trình của Nguyễn Đức Tồn rất thú vị và rất mới còn bởi vì rằng nó đưa ra cho các nhà nghiên cứu tương lai cái kiểu như là một mẫu hệ phương pháp nghiên cứu miêu [Trang 2] tả và thực nghiệm đặc trưng dân tộc của các nhóm hay các trường từ vựng - ngữ nghĩa. Ở ý nghĩa này tên gọi đã được chọn của công trình là rất đạt: đây là công trình điển hình không phải về (giời từ tiếng Nga là O - NĐT chú), mà là dựa trên (giới từ tiếng Nga là на- NĐT chú) tư liệu.
Còn nói về giá trị thực tiễn của luận án thì, theo quan điểm của tôi, nó có hai mặt. Từ điển học hai thứ tiếng nói chung động chạm đến nhiều vấn đề lí thuyết và thực tiễn; nhưng các nhà từ điển học bắt buộc phải giải quyết những vấn đề đặc biệt nan giải khi các ngôn ngữ mà họ làm việc hoàn toàn khác nhau về loại hình và phản ánh các nền văn hóa xa nhau. Về thực chất không phải chỉ là dịch một từ của ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà đồng thời phải thực hiện sự giải thuyết bức tranh tương ứng về thế giới. Công trình của Nguyễn Đức Tồn, như tôi cảm thấy, là vô giá về phương diện này. Những khó khăn tương tự cũng đang đứng trước các nhà giảng dạy ngôn ngữ - dù đây là tiếng Nga trong giảng đường người Việt hay tiếng Việt được người Nga học tập. Đối với mục đích này luận án cũng cho những cứ liệu độc nhất vô nhị.
Luận án được đọc như một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn: trong nó có nhiều phát hiện thực sự. Lẽ nào lại không thú vị /và không quan trọng!/, chẳng hạn, nhận thấy rằng tiếng Việt sử dụng ẩn dụ theo vị trí và cải dung (chỉnh thể qua bộ phận) khi chuyển nghĩa một cách thường xuyên hơn gần gấp hai lần so với tiếng Nga, còn tiếng Nga, trái lại, ưa thích hơn một cách rõ rệt sự chuyển nghĩa thuần túy chức năng hoặc hoán dụ kiểu "vật chứa/vật được chứa.? Hay là /tr.76/ người Việt thông thường định hướng hay tập trung vào chi tiết, còn người Nga tập trung vào ấn tượng về đối tượng nói chung? hay là /tr.78/ người Việt thường xuyên hơn đi từ bộ phận đến chỉnh thể, còn người Nga- từ loại đến chủng? Hay /tr.85/ trong ý thức ngôn ngữ người Nga, các quá trình và trạng thái tâm lí về cơ bản được liên tưởng với trái tim, còn trong ý thức ngôn ngữ người Việt - lại liên tưởng với các cơ quan nội tạng khác nhau mà mỗi cơ quan ấy lại có sự biểu trưng riêng của mình ở ý nghĩa này ?
[Trang 3] Nói chung luận án đã thu thập được khối tư liệu đồ sộ sẽ còn phải làm việc không ít với nó, đặc biệt là ở bình diện đối chiếu. Xin nêu một ví dụ cụ thể: tác giả đã vạch ra một loạt những đặc điểm liên tưởng khác nhau giữa nam giới và nữ giới ở người Việt. Nhưng quả là còn có nhiều thực nghiệm liên tưởng trên tư liệu những ngôn ngữ khác - và ở đây có thể vạch ra được những cái song trùng hoặc, trái lại, những sự phân li rất thú vị.
Nói chung luận án được hoàn thành trên một trình độ lí thuyết và phương pháp tuyệt vời, và không hề gây nên một chút nghi ngờ nhỏ nào rằng nó đã đáp ứng được các yêu cầu đối với luận án phó tiến sĩ theo chuyên ngành đã nêu.
Tất nhiên, trong công trình của Nguyễn Đức Tồn cũng có thể tìm thấy những thiếu sót nhất định.
Tôi thấy phần yếu hơn so với các phần khác của công trình là phân mục trong chương thứ nhất dành cho từ nguyên của các từ biểu thị bộ phận cơ thể người. Ở đây có nhiều sai sót và sự thiếu chính xác rõ rệt. Tại sao "các tên gọi Đông Slavơ" trong tiếng Nga lại được xếp vào các từ vay mượn /tr.33/? Chưa chắc các từ như щека (má) hay костяк (bộ xương) nên đưa vào các ngôn ngữ Ukraina hay Bêlorutxia- nếu như không phải như thế thì đây không phải là các từ vay mượn mà là các từ thuần Đông Slavơ. Có thể, các từ điển từ nguyên có xu hướng đưa ra từ корпус ( thân mình) từ tiếng Ba Lan (tôi chưa kiểm tra điều này), nhưng tôi nghĩ rằng nguồn gốc La tinh của nó không gây cho ai sự nghi ngờ nào, mặc dù qua trung gian tiếng Ba Lan. Vì sao ngôn ngữ "Tuyếc" không trùng với tiếng Thổ Nhĩ Kì, với tiếng Aizecbaizan, với tiếng Tác ta? Trong một số trường hợp Nguyễn Đức Tồn nêu rằng "không chỉ ra được nguồn gốc". Nhưng có ai nghi ngờ rằng сперма (tinh dịch) - là từ Hi Lạp, аппендикс (ruột thừa) - từ La tinh, còn эритроцит (hồng cầu)- thuật ngữ khoa học được tạo ra một cách nhân tạo hoàn toàn mới đây/ các từ như vậy rất nhiều, và tất cả chúng đều bắt nguồn từ gốc Hi Lạp và La tinh/?
[Trang 4] Nhân tiện nói thêm, tại sao tác giả luận án lại xếp các từ плазма (huyết tương), эритроцит (hồng cầu), лейкоцит (bạch cầu) vào bộ phận cơ thể. Trong trường hợp này liệu chúng ta có mở rộng quá hay không trường từ vựng - ngữ nghĩa? 
Theo quan điểm của tôi, điều sau đây cũng không thành công lắm - đó là trong danh sách các tên gọi bộ phận cơ thể người có cả các từ thuộc ngôn ngữ nói năng hàng này và đặc biệt có cả các thuật ngữ y học và giải phẫu. Cả về từ nguyên lẫn bình diện định danh và về các phương diện khác chúng hết sức khác nhau. Tôi sẽ làm rõ tư tưởng của mình. Trước hết chúng ta quan tâm các tên gọi thuộc ngôn ngữ chung toàn dân và quan trọng là chẳng hạn, một dân tộc nhất định biểu thị cái gì bằng một từ riêng biệt và cái gì thì không có từ riêng biệt / nghĩa là không có tên gọi chuyên biệt/, các bộ phận nào của tay hoặc chân thống nhất với nhau, v.v...Ngay sau khi chúng ta đưa vào đây cả các thuật ngữ giải phẫu thì bức tranh lập tức trở nên bị xóa mờ: quả là đối với chuyên gia quan trọng là định danh xương, cơ hay khớp xương bất kì. Thuật ngữ thường là kết quả của sự sáng tạo thuật ngữ có tính cá nhân. Tôi sẽ không nói đến điều là chúng hoạt động hoàn toàn theo cách khác nhau: tiếng Nga dễ dàng chiếu tay và chân / đúng hơn, các từ phái sinh của chúng/ đến bộ phận của cửa ra vào, đến bộ phận của bàn hay tủ, cả đến bàn để viết, còn эритроцит (hồng cầu) hay надкостница (cốt mạc, màng xương), tất nhiên, không có sự chuyển nghĩa nào tương tự. /Một số có vẻ ngoại lệ kiểu như là артерии (động mạch) hay аппендикса (ruột thừa), chỉ khẳng định quy tắc - cũng như các thuật ngữ kiểu информация (thông tin) trong ý thức ngôn ngữ của người Nga, chúng đã được phi thuật ngữ hóa từ lâu.
Tại trang 46-47 tác giả luận án chỉ ra một cách thuyết phục rằng trong tiếng Việt, các bộ phận cơ thể người được biểu thị bằng những tên gọi được phân chia nhỏ hơn so với trong tiếng Nga. Không tranh luận với kết luận chung / nó đúng/, tôi muốn nêu hai nhận xét nhân về điều này. Thứ nhất, không hiểu tại sao Nguyễn Đức Tồn không sử dụng bài viết của chúng tôi cùng với Bùi Đình Mỹ trong Tuyển tập " Ngôn ngữ học đại cương và ứng dụng"/và luận án phó tiến sĩ của ông ấy/, trong đó có thể thấy sự khác biệt tương tự trên tư liệu các từ biểu thị [Trang 5] màu sắc của tiếng Nga và tiếng Việt. Thứ hai, tôi không nghĩ rằng đúng nếu coi mức độ phân chia bộ phận cơ thể chi tiết hơn trong tiếng Việt chỉ vì rằng trong tiếng Việt sử dụng phương thức ghép, còn trong tiếng Nga - cơ bản là phái sinh. Từ quan điểm của tôi, ở đây do ảnh hưởng của chính những đặc điểm của bức tranh tiếng Việt về thế giới mà bây giờ tôi không thể nói chi tiết hơn - Hãy xem bài viết đã nhắc đến trên đây.
Tôi cũng đã nói rằng theo những cứ liệu đáng tin cậy của Nguyễn Đức Tồn, một trong những sự khác biệt căn bản giữa ý thức ngôn ngữ của người Việt và người Nga là ở chỗ trong tiếng Việt, các cơ quan nội tạng khác nhau được liên tưởng với các quá trình và trạng thái tâm lí khác nhau, còn trong tiếng Nga, có thể nói, toàn bộ được quy chiếu đến trái tim. Song về tiểu tiết thì điều này không hoàn toàn đúng. Mật ở người Nga được liên tưởng một cách rõ ràng với sự tức giận/ Không tức giận,vỡ mật đấy!/, tính dễ bị kích động, tính sôi nổi / hoặc điềm tĩnh/, nhiệt tình thì được liên tưởng với máu/ горячая кровь (nhiệt huyết), хладнокровный (trực dịch theo nghĩa đen: "máu lạnh", nghĩa là "điềm tĩnh"), còn hồn vía thì có thể "уходить в пятки" (trực dịch theo nghĩa đen: "ra khỏi gót chân", nghĩa là "sợ mất hồn, hồn xiêu phách lạc"), điều đó kì lạ đối với người Việt không kém cảm giác kì lạ đối với người Nga khi tâm trạng thỏa mãn, hài lòng được người Việt biểu hiện qua từ "mát dạ", "mát lòng".
Tác giả luận án đã tiến hành một thực nghiệm liên tưởng rất chi tiết và có sức thuyết phục về các kết quả thu được, nhưng không hiểu tại sao, khác với chương 1 - lại không đối chiếu các kết quả của mình với các cứ liệu người Nga. Tuy nhiên, công việc này sẽ tiêu tốn của tác giả quá nhiều thời gian và sức lực. Thế thì hãy sử dụng các cứ liệu từ điển liên tưởng hiện có tuy có tính chất khúc đoạn nhưng, như tôi cảm thấy, là có thể được. Nhưng đây chỉ là sự mong muốn chứ không phải là thiếu sót.
Trong luận án, có thể nói, rất hiếm các lỗi in ấn hoặc viết nhầm làm ảnh hưởng đến tư tưởng của tác giả luận án. Trong trường hợp này thì điều này đã xảy ra. Ở trang 19, sau khi đã nói rằng ở người Việt biểu trưng của sự nói năng là môi, chứ không phải lưỡi, tác giả luận án đã dịch thành ngữ tương ứng có từ [Trang 6] "môi" bằng cụm từ tiếng Nga có dạng như sau :"язык за губами" (lưỡi sau môi) / tất nhiên là tác giả muốn đề cập đến :"язык за зубами" (lưỡi sau răng), nhưng răng thì có lẽ đối với người Việt ở đây hoàn toàn không đúng chỗ/.
Một lần nữa để quay trở lại đánh giá luận án, tôi muốn nhấn mạnh rằng toàn bộ cuộc tranh luận này không hề có liên quan một chút nào với sự đánh giá mặc nhiên vẫn còn là khẳng định. Tôi cho rằng luận án hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của BAK (Высшая аттестационая комиссия - Hội đồng tối cao thẩm định luận án để cấp bằng), còn tác giả của luận án - Nguyễn Đức Tồn - là nhà khoa học đã trưởng thành, hoàn toàn xứng đáng là phó tiến sĩ khoa học ngữ văn theo chuyên ngành đã nêu.
Tóm tắt luận án và các công trình đã công bố phù hợp với nội dung cơ bản của luận án.

A.A. Leont'ev
Tiến sĩ khoa học ngữ văn và tâm lí học
Giáo sư
Ngày 2 tháng 9 năm 1988.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=116902279434719&id=100033448432699



27.

"

Kì 1: HÌNH ẢNH KHỐI TƯ LIỆU GỒM CÁC PHIẾU CHÉP TAY BẰNG TIẾNG NGA NẶNG 5 KG ĐỂ VIẾT LUẬN ÁN PTS (1988) VÀ CÁC CHUYÊN KHẢO KHOA HỌC CỦA TÔI

Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, mời độc giả lần lượt xem các sản phẩm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đức Tồn có liên quan đến tri thức khoa học về vấn đề đặc trưng t văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được công bố trước năm 1996 (năm Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ luận án) và sau này đã được tổng hợp lại trong cuốn chuyên khảo năm 2002 và những cuốn chuyên khảo cùng chủ đề được tái bản có bổ sung ở những năm tiếp theo.
Trước hết là Khối tư liệu được đọc trích từ sách báo chuyên môn bằng tiếng Nga về Ngôn ngữ học tâm lí tộc người để có cơ sở phát triển lí thuyết viết không chỉ luận án PTS của tôi ở Nga mà còn để thảo Đề cương chi tiết hướng dẫn Nghiên cứu sinh Nguyễn Thúy Khanh viết luận án TS theo chế độ đặc cách trong thời gian 01 năm.



















"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=116602222798058&id=100033448432699



"
Kì 2: BẢN GỐC BẰNG TIẾNG NGA VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT PHẦN "CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU"

Để có câu trả lời GS.TS Nguyễn Đức Tồn có đạo văn từ luận án của Nguyễn Thúy Khanh - học trò của ông hay không, mời độc giả lần lượt xem các sản phẩm nghiên cứu của GS.TS Nguyễn Đức Tồn có liên quan đến tri thức khoa học về vấn đề đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy được công bố trước năm 1996 (năm Nguyễn Thúy Khanh bảo vệ luận án) và sau này đã được tổng hợp lại trong cuốn chuyên khảo năm 2002 và những cuốn chuyên khảo cùng chủ đề được tái bản có bổ sung ở những năm tiếp theo. 
Sau khi công bố hình ảnh Khối tư liệu (gồm các phiếu chép tay nặng 5kg) được đọc trích từ sách báo chuyên môn bằng tiếng Nga về Ngôn ngữ học tâm lí tộc người để có cơ sở phát triển lí thuyết viết luận án PTS của tôi ở Nga (bảo vệ năm 1988), tôi xin công bố bản thảo viết tay bằng tiếng Nga (1984-1988) dài 171 trang về "Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu" dựa trên Khối tư liệu đã công bố để phục vụ cho việc viết luận án PTS và các chuyên khảo của tôi nhưng đã bị vu cáo là đạo văn của Nguyễn Thúy Khanh. Những vấn đề lí thuyết này đã được tôi công bố một phần trong bài kỉ yếu Hội thảo "Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa" do Hội ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội tổ chức vào năm 1993. Bản dịch kèm theo do tôi trực tiếp dịch sang tiếng Việt để nộp cho Bộ Giáo dục & Đào tạo.













"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=116609982797282&id=100033448432699



26.

"
Giáo Sư - Tiến sĩ Nguyễn Đức Tồn - Nguyên Viện trưởng viện Ngôn ngữ học - Thư kí BCH Hội đồng hương Giao Thủy quê tôi. Một người chống tiêu vực đang bị trù dập. Tôi trân trọng ý chí của anh, nên đăng bức thư này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2014
​Kính gửi: Chú Nguyễn Xuân Thắng!
Anh viết lá thư bằng máu và nước mắt này gửi tới Em với tất cả sự nặng lòng, chân tình hơn cả anh em ruột thịt, trước sự an nguy của Viện Ngôn ngữ học hiện nay và tất nhiên điều đó sẽ không thể không kéo theo hệ lụy đối với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam!
​Đã bao nhiêu ngày nay anh trăn trở, day dứt, tính suy có nên gặp trực tiếp hay viết thư cho Em hay không, vì trong lần làm việc cuối năm ngoái với Đoàn công tác của Đảng ủy do Phó Bí thư Võ Khánh Vinh dẫn đầu tại chi bộ Viện Ngôn ngữ học, anh đã nắm tay Nguyễn Văn Hiệp buộc Hiệp phải cùng hứa đoàn kết thực sự vì sự ổn định và phát triển bền vững của Viện Ngôn ngữ học. Song trên thực tế, Nguyễn Văn Hiệp lời nói không đi đôi với việc làm, miệng hô hào đoàn kết, nhưng hành động thì lại lôi bè kéo cánh, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết, luôn gây ra cho anh những chuyện đau lòng, cô lập muốn tiêu diệt anh. Đi đâu Nguyễn Văn Hiệp cũng xuyên tạc nhằm vu cáo và bôi xấu anh. Anh đã kiên trì nín nhịn. Song đến giờ thì giọt nước đã tràn ly, khó có thể chịu đựng nổi hơn nữa. Biết Em rất bận, và anh cũng không muốn Em đau đầu thêm, nhưng anh thấy không thể không nói để Em biết sự thật nên đã viết lá thư này trước khi buộc phải sử dụng đến quyền công dân của mình đề nghị với các cơ quan chức năng.
​Như Em đã biết, đúng ra Nguyễn Văn Hiệp hoàn toàn không thể được bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng nếu căn cứ vào Quy định 57 của Chính phủ - theo như kết luận mà Vụ trưởng Vụ bảo vệ chính trị nội bộ của Ban Tổ chức Trung ương Đảng - TS Quản Minh Cường đã khẳng định. Nhưng điều lo ngại hơn nữa là Nguyễn Văn Hiệp hoàn toàn không hề có một chút năng lực quản lí nhà nước nào trong quá trình điều hành Viện Ngôn ngữ học. Chắc chắn điều này Em đã rõ, không cần phải nói thêm. Tuy nhiên Nguyễn Văn Hiệp lại không biết dựa vào những người đáng tin cậy mà nhất nhất nghe theo trưởng phòng hành chính - tổ chức vốn không hề có kiến thức gì về quản lí nhà nước và dựa vào một số con người xu thời, cơ hội nên đang đưa Viện Ngôn ngữ học đến chỗ khủng hoảng trầm trọng, nội bộ nghi kị lẫn nhau, không khí quan hệ trong nội bộ Viện hết sức nặng nề. Các cán bộ trẻ sợ hãi, không dám nói nửa lời dù rất bất bình. Thậm chí hiện nay, Nguyễn Văn Hiệp còn bao che, bảo kê cho việc làm lộng hành, sai trái của trưởng phòng hành chính - tổ chức đã ngụy tạo hồ sơ khi xét và đánh giá nhân sự trong Viện khiến những người có liên quan hết sức bất bình.​
​Nguy hiểm hơn nữa, những gì đã và đang diễn ra còn cho thấy Nguyễn Văn Hiệp cũng hoàn toàn không hề có năng lực cả về khả năng nghiên cứu khoa học của cá nhân, hướng dẫn cao học và nghiên cứu sinh lẫn năng lực hoạch định đường hướng phát triển khoa học của Viện Ngôn ngữ học trong những năm tới.
Khi Lãnh đạo Viện Hàn lâm và Viện Ngôn ngữ học đưa Nguyễn Văn Hiệp từ Trường ĐH KHXH&NV về đây, điều mà chúng ta đã kì vọng nhiều nhất ở anh ta chính là năng lực khoa học của một trí thức trẻ sẽ đảm đương được vị trí đầu tàu, tiếp tục dẫn dắt, phát triển cơ đồ của Viện mà lãnh đạo tiền nhiệm trực tiếp trước Nguyễn Văn Hiệp là anh, có thể nói, đã phải khổ công gây dựng, chỉnh trang lại từ đống đổ nát. Nhưng thật thất vọng, Nguyễn Văn Hiệp từ khi về Viện đến nay đã gần 3 năm nhưng chưa có một sản phẩm khoa học nào dù nhỏ nhất, chưa hề có một bài viết nào được đăng trên tạp chí Ngôn ngữ hay các tạp chí chuyên ngành có liên quan. Ngay cả trong Hội thảo khoa học quốc tế nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập Viện Ngôn ngữ học (tháng 5/2013), anh ta là người đứng đầu Viện nhưng cũng không có bài báo cáo khoa học, thậm chí là người chủ trì nhưng anh ta cũng không viết nổi báo cáo đề dẫn cho Hội thảo này như Em đã biết.
Về phía vai trò của người lãnh đạo, cầm trịch, khi xây dựng định hướng chuyên môn cho toàn Viện Ngôn ngữ học trong những năm tới, Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp hoàn toàn không hề có một chút ‎ý tưởng nào mang tầm chiến lược, cũng không tham khảo các ý kiến chuyên gia đầu ngành, mà yêu cầu từng phòng chuyên môn tự xây dựng, đề xuất định hướng khoa học của phòng mình, và đường hướng chuyên môn của Viện chỉ là dấu cộng đơn thuần các định hướng của từng phòng chuyên môn, không có đường hướng khoa học chung cho toàn Viện. Hiện nay phụ trách các phòng hầu hết chỉ là thạc sĩ nên việc hoạch định đường hướng khoa học của các phòng cũng hết sức hạn chế.
Trong cuộc họp toàn Viện nghe báo cáo về định hướng khoa học của các phòng chuyên môn, anh đã bày tỏ ‎ý kiến đề nghị Viện Ngôn ngữ học làm thêm vấn đề chuẩn hóa ngôn ngữ để thực hiện chức năng tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước và cũng là để kế thừa những thành tựu nghiên cứu về chính sách ngôn ngữ và luật ngôn ngữ của 17 đề tài thuộc hai chương trình cấp Bộ do Viện Hàn lâm KHXH VN đã đầu tư (2009-2012). Song Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp gạt phắt không cho tiếp tục. Theo thông báo của Viện, bản thân anh đã đăng kí đề tài cấp Bộ 2015-2016: "Vấn đề chuẩn hóa các trường hợp sử dụng chưa thống nhất trong tiếng Việt hiện nay" để phục vụ cho việc xây dựng luật ngôn ngữ cũng bị Hiệp gạt bỏ và chỉ cho phép thực hiện với tư cách đề tài tiềm năng như cán bộ tập sự nghiên cứu. Một đề tài khác được phân theo kiểu "phát chẩn" cho tạp chí Ngôn ngữ mà TS Vũ Thị Sao Chi chủ nhiệm hoàn toàn không phải là do viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp "nhường" như lời anh ta vẫn rêu rao.
Những đường hướng nghiên cứu do anh gợi ý cho cán bộ trẻ theo sở trường, năng lực bản thân và nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị cơ sở cũng bị Viện trưởng Hiệp phủ nhận, lung lạc. Chẳng hạn, anh ta tuyên bố: "phong cách học chết rồi", "Viện Ngôn ngữ học không cần nghiên cứu ngôn ngữ kí hiệu của người khiếm thính"... khiến cho cán bộ nghiên cứu trẻ rất hoang mang. Những cán bộ trẻ trước đây được nhận về Viện để phục vụ cho công tác nghiên cứu mang tính đặc thù riêng của phòng chuyên môn, chẳng hạn như cán bộ có chuyên ngành Hán Nôm rất cần cho công tác nghiên cứu về lịch sử tiếng Việt, thì cũng bị Viện trưởng Hiệp soi xét, chỉ trích, kì thị, cho rằng khả năng chuyên môn không hợp với công tác nghiên cứu ở Viện Ngôn ngữ học, làm cho lòng người chán nản, bi quan về công việc mình đang làm. Lấy lí do Trung tâm phục hồi chức năng ngôn ngữ của Viện không kiếm ra tiền, anh ta cho "xóa sổ" Trung tâm này mà không hề xin phép hay báo cáo Chủ tịch Viện Hàn lâm theo Quy chế. Nhưng ngay sau khi xóa bỏ Trung tâm, chuyển hết cán bộ sang phòng chuyên môn khác, thì anh ta lại đang có kế hoạch hợp tác với một trung tâm trẻ em câm điếc của tư nhân...
Có lẽ Hiệp muốn phủ nhận những gì anh đã gây dựng để nó được khẳng định bản lĩnh, được tỏa sáng chăng ? Em cũng đã biết, với anh tâm huyết cả đời là nghiên cứu khoa học của bản thân và vun đắp cho sự nghiệp khoa học của cả Viện, nên chứng kiến sự ấu trĩ, học phiệt của Nguyễn Văn Hiệp, anh rất đau lòng và lo cho tương lai của Viện.
Trong quản lí khoa học, Hiệp hết sức độc đoán, học phiệt, phủ nhận, gạt bỏ các ý kiến và đề tài nghiên cứu của những cán bộ mà anh ta đố kị.
​Điển hình là việc chọn lựa 8 đề tài cấp Bộ (2015-2016) vừa qua đã được Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp chỉ đạo thực hiện không đúng quy trình, chỉ dựa ‎ý tưởng để chọn, tìm cách gạt bỏ đề tài của 2 cán bộ tạp chí Ngôn ngữ bằng cách bỏ phiếu kín ỷ vào số đông theo lợi ích nhóm chứ không dựa vào tính khoa học. Khi anh đề nghị cho các chủ nhiệm đề tài trình bày đề cương để Hội đồng khoa học xét đánh giá công khai và đóng góp ý kiến thì Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp thẳng thừng khẳng định là không cần thiết. Hội đồng khoa học cứ theo ‎ý tưởng nêu ở đề tài mà chọn bằng cách bỏ phiếu kín (cho dễ thực hiện ‎ý đồ gạt bỏ đề tài của những người không cùng phe cánh mà vẫn được tiếng là dân chủ, tuân theo ‎ý kiến của Hội đồng khoa học Viện! Và trên thực tế Hiệp đã có chủ trương dựa vào Hội đồng khoa học do anh ta tự một mình lập để chống lại các chủ trương lãnh đạo của chi ủy Viện Ngôn ngữ học). Sau đó Ban Quản lí khoa học yêu cầu, Hiệp đã phải tổ chức bảo vệ đề cương 8 đề tài này ở cơ sở, tuy nhiên các ‎ý kiến phản biện cũng không được tiếp thu, có lẽ chỉ làm để lấy lệ! Trong 8 đề tài cấp Bộ 2015-2016 được Viện chọn đề nghị lên Viện Hàn lâm, nhiều đề tài không có tính khả thi, chẳng hạn đề tài Biên soạn ngữ pháp tiếng Gia Rai, vì cả chủ nhiệm và các thành viên đề tài đều không biết tiếng Gia Rai, nhưng Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp đã tuyên bố một cách phản khoa học rằng, không cần phải biết tiếng dân tộc thiểu số này vẫn có thể thực hiện được đề tài.
​Cũng với cung cách ấy, các chương trình khoa học hợp tác với bên ngoài Nguyễn Văn Hiệp cũng chỉ dành chọn những người cùng phe cánh dù năng lực chuyên môn hạn chế và thậm chí có người còn gian dối trong khoa học.
​Do Viện không có định hướng khoa học rõ ràng nên Nguyễn Văn Hiệp có lẽ chủ trương dựa vào các quan hệ của mình để mời các cá nhân tới Viện thông báo khoa học theo kiểu "câu lạc bộ". Và do năng lực chuyên môn yếu kém, nông cạn nên Nguyễn Văn Hiệp cũng không nhận biết được trong nội dung được các báo cáo viên trình bày có thông tin nào là mới, thông tin nào là cũ, nên thường đại ngôn và nói sai khoa học. Khi anh thảo luận, nói lại cho cán bộ trẻ rõ thì Nguyễn Văn Hiệp hay nổi đóa, bào chữa, lấp liếm theo kiểu ngụy biện. Điển hình là vào thứ năm tuần trước (15/5), Nguyễn Văn Hiệp phát biểu trước cơ quan đã 3 lần nhắc đi nhắc lại tuyên bố: "không thể chuẩn hóa ngôn ngữ" (trong khi bản thân Hiệp đang chủ nhiệm đề tài cấp Bộ về "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" có liên quan đến vấn đề này, với kinh phí 370 triệu đồng, đến tháng 7 / 2014 đã phải nghiệm thu). Khi anh thảo luận lại rằng: Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp tuyên bố như vậy là không đúng, cần có quan điểm đúng và phải hiểu rõ chuẩn và chuẩn hóa là gì. Đồng thời cần phải hiểu rằng việc chuẩn hóa chỉ đặt ra đối với phạm vi giao tiếp có tổ chức như trên các phương tiện thông tin đại chúng, hay trong nhà trường, nơi công sở…, chứ không đặt ra đối với các hoạt động giao tiếp cá nhân, không có tổ chức, như ngòai đường phố, nơi chợ búa, hay khi "chít chát"… Ví dụ: Trước đây ông Cư Hòa Vần đã có công văn yêu cầu các giám đốc nhà xuất bản, các tổng biên tập không dùng các từ Chàm hay Mèo để gọi các dân tộc này, mà dùng dân tộc Chăm, dân tộc Mông, để tránh kì thị dân tộc. Tất cả mọi người đều đã chấp hành và sử dụng theo chỉ định đó cho đến nay… Khi nhận thấy mình đã sai, viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp lập tức phủ nhận điều mình vừa tuyên bố, và yêu cầu cán bộ Viện làm chứng (!). Sau đó Nguyễn Văn Hiệp lại gặp riêng anh nói rằng: "Anh nóng và thẳng tính hay làm cho em bẽ mặt trước Viện"(!). Nếu Nguyễn Văn Hiệp không kiêu ngạo, tự phụ, biết lắng nghe thì anh đâu cần phải nói lại trước Viện như vậy để cho cán bộ nghiên cứu trẻ khỏi mắc sai lầm. Không phải chỉ một lần mà rất nhiều lần Nguyễn Văn Hiệp phát biểu những điều thiếu hiểu biết và phản khoa học như thế trước toàn Viện, khiến lớp cán bộ trẻ hoang mang về các đường hướng khoa học. Hỏi làm Viện trưởng của một Viện chuyên môn đầu ngành như thế có xứng?!
​Vì tà tâm mà Nguyễn Văn Hiệp hay đố kị, luôn gây khó dễ, xung đột với Chi ủy và lãnh đạo Tạp chí Ngôn ngữ, mượn lời thâm độc của những kẻ xu thời hòng phủ nhận Chi ủy và Tạp chí Ngôn ngữ. Thậm chí Hiệp còn vu cáo, mạt sát Chi ủy là ngu vì đã kiện anh ta nên Viện Ngôn ngữ học mất hết mọi danh hiệu thi đua (!). Điều đó xuất phát từ chỗ anh ta quá hám quyền lực, muốn nắm giữ mọi vị trí lãnh đạo, trong khi cả năng lực quản lí và khoa học đều chỉ cho thấy một sự kém cỏi, thụ động, thậm chí anh ta cũng không hề biết mình có đủ tiêu chuẩn để được giao trọng trách hay không mà cũng cứ đòi ( chẳng hạn như Hiệp đòi làm Tổng biên tập tạp chí Ngôn ngữ, trong khi bản thân không phải là đảng viên).
​Hiện nay các tổ chức như Chi đoàn thanh niên, Công đoàn của Viện Ngôn ngữ học đang chuẩn bị đại hội. Viện trưởng Nguyễn Văn Hiệp đã có sự chỉ đạo, vận động để sao cho những người cơ hội cùng phe cánh sẽ trúng cử để đứng đầu các tổ chức này y như anh ta đã vận động chống lại chủ trương chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy trong việc bầu bổ sung cấp ủy và Bí thư chi bộ của Viện Ngôn ngữ học vừa qua. Tình hình mà cứ tiếp diễn như vậy thì Viện Ngôn ngữ rồi sẽ trở lại cái thời tương tàn mà anh đã nếm trải và Em cũng đã chứng kiến.
​Khẩn mong Em có biện pháp nghiêm khắc để cứu Viện Ngôn ngữ học hiện nay! Bản thân anh không hề có tham vọng gì khác ngoài điều mong được "yên thân" để làm việc và cống hiến.
​Trân trọng! ​
​Kính thư
​Nguyễn Đức Tồn (kí bằng máu)
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=694589497604641&id=100011607914231



25.

"
VIỆC CỰC CHẲNG ĐÃ PHẢI NÓI
Đúng là cực chẳng đã mới phải nói.
Về quê ăn tết, một số bạn quý mến hỏi thăm và hỏi về Quyết định không kéo dài thời gian công tác cho 01 cán bộ của Viện Ngôn ngữ học. Tôi xin trả lời như sau (đây là lần thứ hai phải trả lời việc “cực chẳng đã” này, lần trước là trả lời theo yêu cầu của Tổ xác minh nội dung tố cáo đối với việc ban hành Quyết định số 95/QĐ-NNH ngày 01/11/2018 của Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học về việc nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với ông Nguyễn Đức Tồn):
Ông Nguyễn Đức Tồn sinh ngày 01/02/1952, tính đến năm 2012 ông tròn 60 tuổi sẽ được nghỉ hưu theo quy định để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, còn tính đến năm 2019 thì ông Nguyễn Đức Tồn đã 67 tuổi.
Thực hiện Nghị Định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ về trọng dụng, sử dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, hằng năm Viện Ngôn ngữ học đã họp (theo thành phần quy định) và đã tạo điều kiện cho ông Nguyễn Đức Tồn được tiếp tục gia hạn công tác từ năm 2012 đến nay (06 năm, mỗi năm họp một lần). Tuy nhiên, trong thời gian ở lại công tác ông Tồn không chấp hành sự phân công của đơn vị; giữ chức danh khoa học nhưng không làm công tác nghiên cứu khoa học gắn với các phòng chuyên môn, để có thể truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ cán bộ trẻ, mà lại thường xuyên gây mất đoàn kết trong cơ quan và khiếu kiện kéo dài, năm 2016 Ban Kiểm tra Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có kết luận về các vụ việc ông Tồn tố cáo.
Năm 2019, Viện Ngôn ngữ học KHÔNG CÓ NHU CẦU tiếp tục gia hạn công tác đối với ông Nguyễn Đức Tồn và đã thực hiện các quy trình theo Nghị Định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ; Công văn số 27/KHXH-TCCB ngày 27/01/2015 của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam về quy trình, thủ tục kéo dài thời gian công tác đối với công chức, viên chức khoa học khi đủ tuổi nghỉ hưu; Công văn số 1714/KHXH-TCCB ngày 12/8/2015 của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. Đây là quyết định tập thể, được thông qua bởi nhiều thành phần theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Viện Hàn lâm KHXH VN, cụ thể được thực hiện như sau:
1. Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học đã có cuộc họp ngày 9/7/2018 để đánh giá nhu cầu công tác đối với cán bộ thuộc diện được kéo dài công tác hàng năm theo NĐ 40. Sau khi đánh giá tổng thể nhu cầu, và xét tình hình thực tế, Lãnh đạo Viện đi đến thống nhất không có nhu cầu kéo dài thời gian công tác với ông Nguyễn Đức Tồn .
2. Lãnh đạo Viện có Công văn số 113/NNH xin ý kiến của Cấp ủy về chủ trương kéo dài hoặc không kéo dài thời gian công tác theo NĐ 40 đối với cán bộ diện NĐ 40. Cấp ủy đã họp, trao đổi và có Công văn số 09/CV-CU hoàn toàn đồng ý với Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học kéo dài thời gian công tác đối với 3 cán bộ (ông Đoàn Văn Phúc, ông Phạm Tất Thắng, ông Mai Xuân Huy) nhưng không kéo dài thời gian công tác đối với ông Nguyễn Đức Tồn.
3. Ngày 19/7/2018 Cấp ủy, Lãnh đạo Viện và Ban chấp hành Công đoàn Viện Ngôn ngữ học đã họp để xem xét kéo dài hoặc không kéo dài công tác đối với cán bộ diện NĐ 40, trong đó có trường hợp ông Nguyễn Đức Tồn. Hội nghị đã rà soát, thảo luận các tiêu chí để kéo dài thời gian công tác cho từng cán bộ diện NĐ 40 và đã bỏ phiếu kín, kết quả như sau:
Ông Mai Xuân Huy: 5/6 phiếu đồng ý kéo dài công tác.
Ông Phạm Tất Thắng: 6/6 phiếu đồng ý kéo dài công tác
Ông Đoàn Văn Phúc: 6/6 phiếu đồng ý kéo dài công tác
Ông Nguyễn Đức Tồn: 1/6 phiếu đồng ý kéo dài công tác.
Như vậy, theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Viện Hàn lâm về việc thực hiện NĐ 40, ông Nguyễn Đức Tồn không đạt đủ số phiếu, tức không đủ tín nhiệm để được gia hạn kéo dài thời gian công tác. Đây là kết quả ý kiến của các thành phần đại diện theo hướng dẫn thực hiện NĐ 40. Căn cứ vào Biên bản các cuộc họp đã nêu trên đây, có thể thấy việc không đồng ý kéo dài thời gian công tác cho ông Nguyễn Đức Tồn dựa trên các cơ sở quan trọng sau đây:
Thứ nhất, Viện Ngôn ngữ học không có nhu cầu kéo dài công tác đối với ông Nguyễn Đức Tồn, đây là nhận định căn cứ vào tình hình công tác hàng năm. Trong những năm được kéo dài thời gian công tác trước đây, Ông Nguyễn Đức Tồn không sinh hoạt công tác ở phòng chuyên môn mà làm Chủ tịch HĐ biên tập Tạp chí Ngôn ngữ. Tuy nhiên, từ 2012 đến 2018 Hội đồng biên tập chưa họp lần nào, có dấu hiệu HĐ biên tập bị vô hiệu quá, thể hiện ở chỗ hầu hết các số tạp chí chỉ do ông Nguyễn Đức Tồn và bà Vũ Thị Sao Chi biên tập. Hiện nay, nhu cầu quốc tế hóa tạp chí đang được đặt ra đối với các tạp chí chuyên ngành của Viện Hàn lâm KHXHVN, ông Nguyễn Đức Tồn làm Chủ tịch HĐ biên tập không đảm bảo hiệu quả của HĐ biên tập, cần có sự thay đổi, ông Tồn nên nghỉ hưởng chế độ hưu trí để nhường biên chế cho người trẻ. 
Thứ hai, báo chí trong thời gian qua liên tục có những bài viết về nghi vấn đạo văn của ông Nguyễn Đức Tồn, với gần 150 bài phản ánh nghi vấn ông Tồn đạo văn, được đăng tải ở 30 tờ báo (báo giấy và báo mạng) trong đó có những báo lớn như Vietnamnet, Vnexpress, Lao Động, VOV. Vụ việc đã được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo làm rõ. Cho dù vụ việc đang được thanh tra của Bộ Giáo dục xem xét, thẩm định chứng cứ để có báo cáo lên Phó thủ tướng ra kết luận cuối cùng, nhưng uy tín của Viện Ngôn ngữ học nói riêng và ngành Ngôn ngữ học nói chung đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Thứ ba, ông Nguyễn Đức Tồn liên tục gửi đơn khiếu kiện, tố cáo Lãnh đạo Viện đã gây tình trạng nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Cho dù vụ việc đã được Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Viện Hàn lâm xem xét giải quyết, nhưng ông Nguyễn Đức Tồn vẫn không đồng ý với các kết luận của Ủy ban kiểm tra, và vẫn kiên trì việc khiếu kiện theo kiểu “một mất một còn”. Việc khiếu kiện như vậy kéo dài suốt thời gian ông Tồn được gia hạn đến nay và nhằm mục đích cá nhân, nặng quy chụp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đoàn kết nội bộ và gây mất ổn định, gây hoang mang cho toàn thể cán bộ trong cơ quan.
4. Ngày 31/7/2018, Viện Hàn lâm KHXHVN có Công văn số 1473/KHXH-TCCB khẳng định Viện Ngôn ngữ học đã làm đúng các quy trình và đồng ý để Viện Ngôn ngữ học ban hành Quyết định kéo dài thời gian công tác đối với 03 cán bộ là ông Đoàn Văn Phúc, ông Phạm Tất Thắng, ông Mai Xuân Huy. Về trường hợp ông Nguyễn Đức Tồn, Công văn 1473/KHXH-TCCB khẳng định thẩm quyền không kéo dài thời gian công tác là của Viện trưởng Viện Ngôn ngữ, thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Viện Hàn lâm và trong trường hợp cần thiết, lấy thêm ý kiến của cán bộ chủ chốt trước khi quyết định. Chấp hành chỉ đạo của Công văn 1473/KHXH-TCCB ngày 3/8/2018, Lãnh đạo Viện Ngôn ngữ học đã triệu tập Hội nghị cán bộ chủ chốt gồm: Lãnh đạo Viện, lãnh đạo Tạp chí, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Chi đoàn, Trưởng ban TTND, các Trưởng, Phó phòng và tương đương, Kế toán trưởng, (Phó TBT phụ trách và Bí thư Chi đoàn vắng mặt, Phó Bí thư Chi đoàn đi thay Bí thư Chi đoàn), tất cả gồm 17 người. Mục đích của Hội nghị là thêm một kênh thăm dò về sự đồng thuận đối với kết quả cuộc họp ngày 19/7/2018. 
Hội nghị đã thảo luận thẳng thắn, dân chủ các khía cạnh khác nhau và tiến hành bỏ phiếu, kết quả như sau:
15/17 phiếu nhất trí với ý kiến không kéo dài thời gian công tác cho ông Nguyễn Đức Tồn.
2/17 phiếu trắng.
Như vậy, việc Viện Ngôn ngữ học không đồng ý kéo dài thời gian công tác theo diện NĐ 40 đối với ông Nguyễn Đức Tồn đã được thực hiện đúng quy trình theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Viện Hàn lâm, việc không kéo dài này thể hiện ý chí của tập thể, thể hiện qua nhiều cuộc họp và Hội nghị khác nhau.
Bản thân tôi thấy sự việc xảy ra như vậy là điều đáng tiếc, nhưng đó là một điều bất khả kháng. Trong buổi lễ trao Quyết định nghỉ hưu cho cán bộ diện NĐ 40 của Chính phủ, tôi đã chúc ông Nguyễn Đức Tồn luôn dồi dào sức khỏe, ủng hộ sự phát triển của Viện Ngôn ngữ học trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế.






"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=380026959482565&id=100024257933167





Lễ trao quyết định nghỉ hưu và gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp đón Tết Kỷ Hợi 2019

 30/01/2019 |  298
http://vienngonnguhoc.gov.vn/bai-viet/le-trao-quyet-dinh-nghi-huu-va-gap-mat-can-bo-huu-tri-nhan-dip-don-tet-ky-hoi-2019_720.aspx?fbclid=IwAR0LTuIRgURjK_3JNLa-qrDNLhPt_u3tqsS_E46cMHeVqdKFGAenYFyRboY







..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.