Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Bản dịch tiếng Việt các danh tác của Phúc Trạch Dụ Cát

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen gọi, từ thời các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. Có thể xem thêm ở đây

Một trong những người dịch Phúc Trạch một cách chuyên tâm dạng "trút cả tâm can", rồi đem áp dụng ngay quan điểm giáo dục của Phúc Trạch vào thực tế, ở Việt Nam sau Đổi Mới, chính là một người bạn vong niên - nhà giáo/cựu lưu học sinh Phạm Hữu Lợi.

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

20/02/2018

Tôn Sĩ Nghị chính là người biên tập bộ sách có vẽ tranh về Quang Trung

Bộ sách lớn có tranh vẽ về vua Quang Trung đang được đề cập ở đây (bắt đầu từ 7/1/2018). Hôm nay, nhắc đến vua Quang Trung, vì đang là ngày mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018, như thường niên, tại Hà Nội, lễ kỉ niệm (229 năm) chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Mùng 5 Tết Mậu Tuất 2018 : 229 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Nhiều lần binh lửa gắn với Tết Việt trong lịch sử, mà những lần gần đây vẫn còn được nhắc đến nhiều nhất thì có thể kể tới (theo thứ tự từ gần tới xa): 17 tháng 2 (năm 1979, đã là 21 tháng Giêng năm Kỷ Mùi), Mậu Thân 1968 (đợt mở màn vào chính ngày Nguyên Đán, tính sang dương lịch là đêm 30/1/1968), mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789 (tính sang dương lịch là 30/1/1789).

19/02/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : Hiện đại hóa Nhật Bản, được và mất

Như đã điểm tin đợt trước, đang là dịp kỉ niệm 150 năm Minh Trị Duy Tân (xem lại ở đây, tháng 5/2017). Minh Trị Duy Tân, tức công cuộc hiện đại hóa Nhật Bản, trong liên quan với văn hóa quốc gia và văn hóa địa phương, là một mối quan tâm lớn của tôi. Ví dụ ở đây (năm Bình Thành 17, tức năm 2005).

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm qui mô toàn quốc, xuất hiện nhiều cách nhìn mới về Minh Trị Duy Tân.

18/02/2018

Tết nay lại nhớ tết xưa : Hà Nội đêm trước Đổi Mới, Tết con Hổ 1986

Những tấm ảnh màu, được chụp vào dịp áp Tết Bính Dần 1986, bởi một nhà nghiên cứu Nhật Bản. Chính xác là 28 tháng Chạp năm Ất Sửu, dương lịch là ngày 6 tháng 2 năm 1986 (Thứ Năm).

Khoảng 7 năm sau sự kiện "19 tháng 2" năm 1979.

Là đêm trước của Đổi Mới.

16/02/2018

"17 tháng 2", mai mới là mùng 2 Tết

17 tháng 2 năm 1979, đó là dương lịch, còn âm lịch thì là ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi. Đúng vào ngày đám cưới của con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Một sự trùng hợp như là ngẫu nhiên của lịch sử. Đã đi ở đây (đưa lên ngày 17/2/2014) hay ở đây (khởi từ ngày 17/2/2017). 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Rút gọn thành một cái mốc "17 tháng 2". Như là một từ riêng trong tiếng Việt hiện đại.

Mậu Tuất 2018, ngày Nguyên Đán

Cung chúc tân xuân.

15/02/2018

Không gian Tết Việt 2018 : Trò chuyện vào sáng 30, trên truyền hình

Ba nội dung trò chuyện chính là: bao sái bàn thờ tổ tiên, bánh chưng bánh dày, mâm ngũ quả. Không gian trò chuyện là sân trước nhà truyền thống làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh).

Chương trình vừa phát lúc 9 h sáng nay, ngày 15 tháng 2 năm 2018, tức sáng 30 Tết. Truyền hình VOV.

13/02/2018

Tiếp câu chuyện tồn tại hơn nửa thế kỉ: làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2018)

Riêng chỉ trên không gian blog, thì cũng đã tới cả chục năm cùng một chủ đề này. Cứ đến khoảng đầu mỗi năm (tháng 1 và tháng 2 dương lịch) thì tự nhiên sôi động trở lại. Thật ra, thì đã bắt đầu từ thập niên 1960. Tức cũng đã hơn cả nửa thế kỉ rồi. 

Tính đến đầu năm 2017, thì đã tập hợp ở đây.

Từ đây là bàn luận ở thời điểm năm 2018.