Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.

Tháng 2 năm 2017, thử làm một sưu tập, nhờ vào công nghệ kết nối hiện đại, từ các mạng xã hội khác nhau (Fb, blog, website,...). Cọi trọng yếu tố "người trong cuộc" hay "người trong cùng thời khắc ấy".


Xem toàn văn ở đây







---

Sưu tầm tháng 2 năm 2017


.

16.

Vào ngày 17 tháng 2 năm 79

In bài viết
Hai người lính: Binh nhì Quốc Phong (trái) và họa sĩ Đặng Kông Ngoạn của báo Nhân Dân trước khi nổ ra cuộc chiến tranh biên giới phía bắc ngày 17.2.1979
   "Không lẽ người cầm súng đánh Pháp, đánh Mỹ thì được suy tôn, còn người đánh kẻ đến nước ta tàn phá, giết chóc tàn bạo nơi biên giới phía bắc năm xưa lại cứ ngậm ngùi mãi vậy sao? Các thế hệ con cháu sau này họ sẽ nghĩ gì về chúng ta hôm nay?".
Tôi nhập ngũ ngày 25.11.1978, tức là vào lúc nước nhà đang sôi sục bởi những cuộc tấn công của lực lượng Khơ me Đỏ ở biên giới Việt Nam - Campuchia sang đất Việt ta. Mỗi ngày, tin tức về những cuộc tàn sát đẫm máu với những người dân vô tội ở biên giới Tây Nam cứ dội về, bằng nhiều kênh khác nhau nhưng cũng phải nói, thông tin trên báo chí thì lại không nhiều. Đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài đều đứng ngồi không yên...
Lúc đó, tôi đang còn ở đơn vị huấn luyện tân binh của Sư đoàn 433, Quân khu 3, chưa bổ sung cho hướng chiến đấu nào. Nhưng ngày 17.2, quân Trung quốc tràn sang biên giới phía bắc với câu nói trịch thượng của Đặng Tiểu Bình là "dạy cho Việt Nam một bài học".
Trước khi nhập ngũ, tôi đang là biên tập viên của Tạp chí Thanh niên thuộc Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Lẽ ra, tôi đã lên đường nhập ngũ từ tháng 8 năm đó. Song, đến sát ngày lên đường thì cơ quan Trung ương Đoàn phát hiện ra tôi là con trai duy nhất của gia đình. Mà đây lại là đối tượng được Nhà nước cho tạm hoãn nhập ngũ (khi đó, tuy là thời chiến nhưng vẫn chưa phải là giai đoạn cao điểm nên có một số đối tượng được tạm hoãn, ví dụ nếu là công nhân bậc 5, nhân viên hành chính bậc 6, cán bộ tốt nghiệp đại học mà trong nhà chỉ có một con trai, dù còn có chị em gái... thì đều được tạm hoãn).
Thế rồi, cuộc chiến cứ ngày một căng thẳng thêm ở cả hai đầu đất nước khiến cho áp lực tuyển quân ngày một lớn. Vậy là đợt gọi nhập ngũ 25.11.1978, tôi vẫn có tên và lên đường chiến đấu để thay cho một người khác (cũng là một đơn vị của Trung ương Đoàn như tôi). Anh xin phép về quê cưới vợ, nhưng rồi đến ngày, anh vẫn chưa lên. Sau này, nghe nói anh báo cáo tổ chức là do bị ốm nên không thể lên. Mà ngày đó làm gì có điện thoại ở nhà. Muốn nói chuyện thì phải ra bưu điện huyện mà gọi theo giờ đăng ký. Và nếu có gửi một bức điện tín về nông thôn cũng phải 2 ngày mới đến. Với truyền thống của cơ quan Trung ương Đoàn, việc để thiếu quân giao nộp là chuyện không thể chấp nhận. Vì thế, tôi trở thành nhân vật "cờ bí thí tốt".
Tuy là đối tượng được tạm hoãn, nhưng thấy gọi đến mình lần 2 tôi vẫn vui vẻ lên đường mà không hề viện dẫn chính sách khi đó để xin ở lại. Có lẽ, với riêng tôi có cả 2 lý do: Thứ nhất, cái không khí hừng hực của một đất nước sắp nổ ra chiến tranh, khiến người thanh niên nào cũng không đành ngồi im, né tránh trách nhiệm; Thứ hai, tôi lại là cháu họ của Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn khi đó là ông Đặng Quốc Bảo. Nay nếu mình mà nại lý do nằm trong diện "chính sách quy định" mà không đi, e rằng có khi ở lại cơ quan thêm ngày nào lại mang tiếng cho ông Bảo. Biết đâu có người đưa chuyện lại bảo do tôi "là cháu ông Bảo nên được tổ chức xét ưu tiên" này nọ nên mới được tạm hoãn... Như vậy thì sau này, dù tôi có rèn luyện, phấn đấu thế nào chăng nữa cũng chỉ là chuyện giả tạo - dưới con mắt người ngoài nhìn vào. Tôi nghĩ thật lòng như thế nên đã ra đi thanh thản...
Thời kỳ đó, tinh thần dũng cảm của chiến sĩ biên phòng Lê Đình Chinh tại biên giới phía bắc khi đấu tranh bảo vệ chủ quyền đã hy sinh anh dũng hình như đã tiếp lửa cho lớp trẻ chúng tôi. Thật rất lạ! Nó có sức mạnh tinh thần thật ghê gớm mà sau này, khi đất nước yên bình, có thời gian nghĩ lại cũng rất khó lý giải. Đặc biệt là những bài hát "đặc chính trị" kiểu như "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới..." sao có sức mạnh kỳ lạ, khơi dậy ý chí bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đến vậy.
Xin quay trở lại ngày 17.2.1979. Tôi được vị chỉ huy đại đội huấn luyện tân binh cho về tranh thủ thăm nhà 3 ngày để đi chiến đấu ở mặt trận Campuchia. Thật không ngờ, sáng hôm sau, 17.2.1979, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đưa bản tin đặc biệt: Trung Quốc phát động chiến tranh toàn biên giới phía bắc. Ai nghe tin sáng hôm đó cũng thật bất ngờ cho dù ai cũng ít nhiều có thông tin về tình hình biên giới ở cả hai đầu đất nước, đang rất căng thẳng.
Sợ đơn vị mình sẽ di chuyển sớm, tôi lo sẽ khó tìm để đuổi theo đơn vị nên cha tôi đã đưa ra bến xe và về đơn vị trước hạn. Trở về đơn vị gấp mà lòng cảm thấy nhẹ đi nhiều khi nhìn thấy đồng đội tôi vẫn ở đó dù đúng ngày đó, gia đình tôi chuyển nhà từ khu Thủ Lệ (quận Ba Đình) về khu Vĩnh Hồ (quận Đống Đa, Hà Nội) mà không giúp được gì cho gia đình...
Cũng do tình hình đột biến này, khi điểm danh và đọc quyết định thì tôi được tách ra khỏi đại đội để rút lên cơ quan Bộ Tư lệnh Sư đoàn 433. Tôi được giao nhiệm vụ cùng anh Công Ngoạn, họa sĩ của báo Nhân dân làm tờ Tin nội bộ, in roneo, gọi là "Tin Sư đoàn". Công việc chưa được mấy tuần thì Sư đoàn 433 được lệnh tách làm đôi. Tôi được phiên sang Ban Tuyên huấn Sư đoàn 319 để tăng cường cho biên giới phía bắc.


Tiểu đội tân binh thuộc E104, F433 đóng tại Bút Sơn, Phủ Lý, Hà Nam
Sau này, tôi được biết một điều thật đau xót. Đơn vị cũ của tôi được chi viện cho mặt trận phía nam mà lớp lính mới tò te như tôi ở cùng tiểu đoàn huấn luyện ngày đó đã thật không may (họ phần lớn là sinh viên đang học dở đại học). Lớp tân binh đó vừa mới bước qua cửa ngõ biên giới với Campuchia chưa bao xa thì có tới gần nửa đại đội cũ của tôi đã vướng phải mìn lá của Khơ me Đỏ. Họ bị thương vong quá nặng, mà lại toàn bị tiện đứt ống chân, trong khi họ chưa được đánh một trận nào. Tôi đã may mắn không bị như các anh. Thật đau xót và ngậm ngùi!
Chiến sự 17.2.1979 ở biên giới phía bắc đâu chỉ diễn ra vài ngày mà nó còn kéo dài khá nhiều năm (đến khoảng năm 1989). Nhiều người bạn đồng lứa với tôi đã hy sinh trong cuộc chiến đấu ấy. Người còn sống thì vẫn tiếp tục bám trụ kiên cường trên những mỏm núi cao, họ giữ chốt để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha.
Có những khó khăn, gian khổ rất bình thường nhưng cũng thật dễ sợ mà sau vài chục năm, nay có nói lại với lớp trẻ, họ cũng không thể hình dung nổi: Bộ đội ta khi đó ở trên chốt, ăn uống thì kham khổ đã đành, nhưng vài ngày mới được"tắm" một lần nhưng mà là tắm... khô thì cơ cực lắm. Tức là phải kỳ cọ khan cơ thể mà không có giọt nước nào, sau rồi xoa một thứ hợp chất giống như cồn khô để sát trùng, mát lạnh. Đó là một hợp chất do ngành quân y hồi đó chế ra, nó cũng hơi giống với dạng khăn ướt của ta sau này. Thực chất, chỉ để xoa vào người nhằm tẩy khô, vệ sinh cho đỡ mắc bệnh ngoài da chứ không hề được tắm rửa. Chờ hết đợt trực chiến, họ lại xuống núi thay nhau tắm rửa, nghỉ ngơi. Và, họ lại đổ máu và hy sinh cũng không ít vì những viên đạn bắn tỉa hiểm hóc, đầy khiêu khích từ phía bên kia biên giới. Lúc nào, những họng súng đó cũng rình rập họ.
Tôi có may mắn nằm ở tuyến 2, không phải là đơn vị chiến đấu trực tiếp như các anh và đó cũng là may mắn thứ 2 trong 9 năm khoác áo lính. Ấy vậy mà suốt mấy chục năm qua, cả người đã mất trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên cương phía bắc lẫn người thân của họ còn sống và cả những cựu chiến binh, cứ mỗi năm vào ngày này, 17.2. lại thêm một lần ngậm ngùi vì họ không được suy tôn, tưởng nhớ. Không lẽ người cầm súng đánh Pháp, đánh Mỹ thì được suy tôn, còn người đánh kẻ đến nước ta tàn phá, giết chóc tàn bạo nơi biên giới phía bắc năm xưa lại cứ ngậm ngùi mãi vậy sao? Các thế hệ con cháu sau này sẽ nghĩ gì về chúng ta hôm nay? Việc xây dựng ở nơi biên cương một tượng đài tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc mà sao đã gần 40 nay nay vẫn chưa xây nổi?
Tôi cũng thấy ấm lòng sau nhiều năm im ắng, khi năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc tiếp xúc với cựu chiến binh các sư đoàn 313, 314, Quân khu 2, đơn vị đã hy sinh cả ngàn người ở Vị Xuyên, Hà Giang trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía bắc nhiều năm trời (1984-1988) vào dịp kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ để tri ân họ và có lời hứa sẽ thực hiện ý nguyện này.
Quay trở lại với không khí của những ngày đất nước bị quân bành trướng phương Bắc gây hấn, tôi mới hiểu rằng: Khi đất nước bị đe dọa xâm lăng từ các thế lực bên ngoài thì lòng căm giận kẻ xâm lược lại càng bốc cao hơn bao giờ hết. Khi đó, tinh thần dân tộc, tính bất khuất không cam chịu mất nước càng khiến con người ta đoàn kết một lòng hơn hết thảy. Nó mạnh mẽ đến lạ kỳ. Có lẽ khi ấy, chúng ta mới chứng kiến thứ thuốc thử liều cao về tinh thần yêu nước, bảo vệ giang sơn đất nước của mỗi con người Việt Nam ta chuẩn xác nhất.
Từ một đất nước nghèo nàn, Việt Nam ta lại phải kinh qua nhiều cuộc chiến tranh liên miên, chúng ta càng thấu hiểu cái giá phải trả cho một đất nước luôn mong mỏi có hòa bình và sự ổn định. Với chúng ta, chiến tranh, dù chỉ để tự vệ cũng chỉ một sự bất đắc dĩ. Chỉ có hòa bình và ổn định, chúng ta mới xây dựng được cuộc sống no ấm và hạnh phúc.
Tôi rất thấm thía câu chuyện mà ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, khi còn là Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhắc nhở chúng tôi trong một dịp đầu năm mới. Đó là cái thời điểm cả nước đang sục sôi vụ giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Khi đó, nhiều tờ báo tỏ ra thiếu bình tĩnh khi phản ánh, dù rằng cũng chẳng sai gì. Ông Huynh nói chân tình và cũng là nhắc nhở theo lối anh em trong nhà: "Nếu một mình báo chí các cậu mà làm được cái việc giàn khoan Trung Quốc họ rút thì tốt quá, cần gì phải có quân đội đông vậy? Đấu tranh thì cũng cần hết sức tỉnh táo và bình tĩnh và dùng nhiều biện pháp. Chiến tranh là cái điều cực chẳng đã mới để xảy ra. Các chú không thấm thía bằng anh đâu. Trong ngần ấy năm ở quân ngũ thời chống Mỹ, có giai đoạn ác liệt nhất là bảo vệ thành cổ Quảng Trị, anh từng chôn cất biết bao đồng đội. Anh hiểu, chỉ con nông dân như bọn anh là cầm súng và chết nhiều thôi. Anh còn nhớ, đơn vị anh chỉ có một cậu là con cán bộ cấp vụ ở Bộ Ngoại giao hy sinh, có còn ai là con quan chức đâu? Vì thế, nếu có chiến tranh, người dân thường vẫn là đối tượng thiệt thòi, hy sinh nhiều nhất...".
Song, có lẽ, dù ở vào giai đoạn nào của lịch sử, một dân tộc nếu đoàn kết, cùng một lòng chung sức gánh vác trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc, biết tôn trọng quá khứ, tôn trọng lịch sử và các thế hệ đã đổ máu hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc thì dân tộc ấy sẽ mãi mãi trường tồn. Một khi lòng dân không yên, thiếu niềm tin vào cuộc sống vì thấy nhiều bất công, oan ức không được giải quyết thấu đáo thì sẽ luôn là những mối lo tiềm ẩn cho một xã tắc khao khát bình yên mà chưa thật yên...
Nhưng có một điều dễ thấy nhất, là tình yêu đất nước trong mỗi chúng ta, sự kiêu hãnh của một dân tộc luôn biết chiến thắng ngoại xâm cho dù nước mình là một nước nhỏ, cũng không giàu có gì, nếu không nói còn rất nghèo. Đó là điều cần được ghi nhận ở người Việt Nam chúng ta.

Quốc Phong
http://motthegioi.vn/chuyen-hom-nay-c-155/vao-ngay-17-thang-2-nam-79-56645.html




15. Các con số



  • 20 tháng 2 2017

Đội khiêng cáng của dân quân Trung Quốc ngày 22/02/1979 chờ vượt biên giới sang Việt Nam hỗ trợ quân chính quyBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐội khiêng cáng của dân quân Quảng Tây ngày 22/02/1979 chờ vượt biên giới sang Việt Nam đưa thương binh về

Sau cuộc chiến đẫm máu năm 1979 cho đến nay hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các con số thương vong, theo giới quan sát quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu của các học giả Phương Tây đã đề cập đến độ tàn khốc của cuộc chiến ngắn ngày này, gồm cả số quân tham chiến, số thương vong trong binh sỹ và thường dân Việt Nam bị giết.
BBC Tiếng Việt giới thiệu các số liệu khác nhau:
SỐ QUÂN THAM CHIẾN
Peter Tsouras viết trên Military History Magazine:
Trung Quốc đã tập trung 200 nghìn quân thuộc 20 sư đoàn, cùng 400 xe tăng và 1.500 khẩu pháo. Lực lượng của Quân Giải phóng (PLA) lên tới 70 nghìn quân chỉ ở vùng giáp Lạng Sơn.
Sư đoàn Sao Vàng của Việt Nam bảo vệ Lạng Sơn bị Trung Quốc đẩy lui. Trong vòng vài ngày sau, quân Trung Quốc bao vây, xóa sổ sư đoàn này và biến Lạnh Sơn thành bình địa.
David Dreyer trong bài 'The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict':
PLA chuẩn bị cho cuộc tấn công với 300-400 nghìn quân và khoảng 1.200 xe tăng cùng pháo binh, hỏa tiễn và các loại vũ khí hỗ trợ.
Ngày 17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100 nghìn quân Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập.
Đối mặt với quân Trung Quốc ban đầu chỉ là 75-80 nghìn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam.
Có kinh nghiệm của gần 30 năm chiến tranh, phía Việt Nam chống trả dữ dội và chia thành các đơn vị nhỏ, cấp tiểu đội, tiểu tổ để dùng cách đánh du kích chống lại quân xâm lăng.
Đồi núi được biến thành pháo đài với đường hầm, hố chông. Phía Trung Quốc không tiến nhanh như họ muốn và phải trì hoãn kế hoạch đánh chiếm Cao Bằng.
SỐ THƯƠNG VONG
Không bên nào công bố số thương vong chi tiết.
Peter Tsouras viết:
Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15 nghìn bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28 nghìn quân Trung Quốc bị giết và 43 nghìn bị thương.
Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.
Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica:
Quân Trung Quốc chiến đấu vô cùng tồi tệ chống lại dân quân tiền tuyến của Việt Nam.
Sau ba tuần giao tranh với con số thương vong 45 nghìn (Việt Nam nói là gây ra cho phía Trung Quốc) Quân Giải phóng đã phải rút về.

Nghĩa trang quân đội Trung Quốc sau cuộc chiến với Việt Nam 1979Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNghĩa trang quân đội Trung Quốc sau cuộc chiến với Việt Nam 1979

Sam Brothers trong bài 'The Enemy of My Enemy: The Sino-Vietnamese War of 1979 and the Evolution of the Sino-American Covert Relationship' viết:
Phía Trung Quốc, theo một ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 thương vong trong khi phía Việt Nam, dù số liệu còn mù mờ, là khoảng từ 35 nghìn đến 50 nghìn.
Nhưng cuộc xung đột chỉ xảy ra trong 27 ngày, với đúng 17 ngày giao tranh, mà đã tạo ra con số thương vong như vậy cho thấy sự man rợ (savage) của nó.
LIÊN XÔ ĐÃ LÀM GÌ?
Sam Brothers:
Liên Xô có các chuyến bay TU-95D từ Vladivostok về phía Nam để theo dõi tình hình.
Một tàu tuần dương lớp Sverdlov và một tàu khu trục lớp Krivak cũng được cử đến tham gia đơn vị hải quân gồm 17 tàu đã có mặt tại bờ biển Việt Nam.
Moscow cũng cử sáu chiếc phi cơ vận tải Antonov-22 đến Hà Nội ngày 23/02, và có hai chuyến bay Liên Xô và Bulgraia từ Calcutta tới Hà Nội ngày 26/02/1979.
Tuy thế, Liên Xô không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến dù đã ký hiệp ước phòng thủ với Hà Nội.
CĂNG THẲNG HẬU CHIẾN
Trang GlobalSecurity.org:
Cho đến cuối thập niên 1980, phía Việt Nam biến vùng biên giới thành các 'pháo đài thép' và dùng các đơn vị dân quân được huấn luyện tốt để phòng thủ trước Trung Quốc.

Bộ đội Việt Nam ở chiến trường Lạng SơnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBộ đội Việt Nam ở chiến trường Lạng Sơn

Ước tính 600 nghìn người được điều động vào các chiến dịch sẵn sàng chiến đấu để ngăn ngừa Trung Quốc tiến sang lần nữa...gây phí tổn tiền bạc lớn cho Việt Nam.
Giới quan sát nước ngoài cũng đánh giá rằng "các cuộc va chạm ở biên giới tiếp tục xảy ra trong suốt thập niên 1980, nổi bật là trận tháng 4/1984, khi quân Trung Quốc lần đầu tiên dùng vũ khí mới, súng Type 81 (AK-47 của Trung Quốc).
Hai nước phải đến 2007 mới hoàn tất việc ký kết xong hiệp định biên giới trên bộ, theo các bản tin quốc tế.
Dù cuộc chiến 'phản kích tự vệ' của Đặng Tiểu Bình nhắm vào Việt Nam là thất bại quân sự, Sam Brothers trong bài viết cũng trích lời ông Lý Quang Diệu, Thủ tướng Singapore bày tỏ cái nhìn khác:
"Báo chí Trung Quốc coi hành động trừng phạt Việt Nam của người Trung Quốc là một thất bại nhưng tôi lại tin rằng nó đã thay đổi lịch sử vùng Đông Á."

http://www.bbc.com/vietnamese/39029505




14. Sự chuẩn bị của phía Đặng Tiểu Bình

Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đón tiếp Đặng Tiểu Bình tại sân bay Singapore nhân chuyến Đặng công du các nước ASEAN trong tháng 11/1978 nhằm vận động các quốc gia này ủng hộ Trung Quốc đánh Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản Suzuki Zenko tiếp Đặng Tiểu Bình tại Nhật Bản trong tháng 11/1978.


Đặng Tiểu Bình với Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter trong chuyến thăm của Đặng đến Mỹ cuối năm 1978 đầu năm 1979. Quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ chính thức được bình thường hóa ngày 1/1/1979.


Chủ Nhật, 21/02/2016 10:28



Trung Quốc được ai ủng hộ trong chiến tranh xâm lược 1979?


(Quan hệ quốc tế) - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2-1979 đã được Trung Quốc chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự và đặc biệt là ngoại giao.

Trung Quốc luôn biện minh cho hành động của mình là một cuộc “Chiến tranh phản kích tự vệ” (?!). Tuy nhiên, cuộc chiến “phản kích” (thường ở trong trạng thái bị động) này thực chất là một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện, huy động lực lượng chính quy của hầu hết các quân khu Trung Quốc.
Trung Quốc đã tiến hành chuẩn bị rất chu đáo, từ tập trung các nguồn lực kinh tế cho đến hoạch định quân sự (đã xem trong kỳ trước). Song song với đó, Bắc Kinh cũng đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để tìm kiếm sự ủng hộ hoặc chí ít là không phản đối của các nước khác.
Thăm dò ý kiến các nước Asean
Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.
Sau khi một báo cáo đặc biệt của tình báo được trình bày, thì đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Tuy nhiên khi đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.
Ngày 5-11-1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN để tập hợp lực lượng cho bước đi sắp tới về Việt Nam. Việc Việt Nam - Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện vào ngày 3-11-1978 đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để “đo lường” phản ứng của khối này.
Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt - Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để “tái cân bằng quyền lợi” của các nước Đông Nam Á.
Trong chuyến đi này, Đặng Tiểu Bình không giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam và nói rõ quyết tâm của Trung Quốc không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội.
Thái độ của từng nước ASEAN có điểm khác nhau và cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam.
Tuy nhiên, khi Việt Nam nghiêng về phía Liên Xô, các nước ASEAN cũng nhận thấy cần phải “nhích hơn chút nữa” về phía Trung Quốc.
Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Trung Quốc mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.
Trung Quoc duoc ai ung ho trong chien tranh xam luoc 1979?
Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
Tìm kiếm sự ủng hộ của “đồng minh mới” (Hoa Kỳ)
Sau thời kỳ “Ngoại giao bóng bàn” năm 1972, với hàng loạt chuyến thăm viếng lẫn nhau của giới lãnh đạo Trung-Mỹ, quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Liên Xô đã xấu đi trông thấy, trên thực tế, lúc này Bắc Kinh đã coi Hà Nội và Moscow là “những kẻ thù”.
Trong giai đoạn tiếp theo, Bắc Kinh quay sang bắt tay Mỹ chống lại Liên Xô. Khi đó, Washington tập trung chống phá Moscow, với sự gây rối giúp sức của Bắc Kinh, đồng thời Trung Quốc cũng lãnh trách nhiệm ngăn cản sự lớn mạnh của Việt Nam và ảnh hưởng của Liên Xô tới đông nam Á.
Chuyến đi Mỹ của Đặng Tiểu Bình từ 28 đến 30 tháng 1 năm 1979, (sau khi vừa bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 1 năm 1979), sau đó là tới thăm Nhật Bản cũng là nằm trong mục đích chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam vào tháng 2-1979.
Đặng Tiểu Bình đã thông báo về ý định chuẩn bị tấn công Việt Nam cho đồng minh mới Hoa Kỳ, mong nhận được sự ủng hộ của Mỹ và các đồng minh của Washington trong khối NATO và ngăn chặn các nghị quyết chống nước này do Liên Xô khởi thảo trình Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc được ai ủng hộ trong chiến tranh xâm lược 1979?

(Quan hệ quốc tế) - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2-1979 đã được Trung Quốc chuẩn bị cực kỳ chu đáo cả về kinh tế, quân sự và đặc biệt là ngoại giao.

Trong chuyến đi này, Đặng đã hứa lãnh trách nhiệm thay Mỹ “dạy cho Việt Nam một bài học”, dùng hành động thực tế để chứng minh những cam kết giữa hai bên, đồng thời cũng bảo đảm rằng, cuộc tấn công Việt Nam sẽ diễn ra nhanh chóng, có giới hạn và đạt hiệu quả cao.
Giới chức Mỹ sau đó đã khuyến cáo Liên Xô chớ có can thiệp sâu vào mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu không sẽ phải đối đầu với cả Mỹ và Trung Quốc, mà ảnh hưởng trực tiếp là các Hiệp định mà 2 nước có thể sẽ ký kết ngay sau đó, ví dụ như Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (SALT).
Ngày 12-8-1978, trước khi tấn công xâm lược Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị có thời hiệu trong mười năm và sẽ tái ký sau đó.
Những hành động ngoại giao vói mật độ dày đặc của Bắc Kinh đã đạt được hiệu quả mong muốn là tìm được sự ủng hộ của Mỹ và sự im lặng của một số nước, trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của họ đối với Việt Nam.
Chuẩn bị dư luận
Để chuẩn bị dư luận, Trung Quốc công khai tuyên bố trước dư luận trong nước và quốc tế rằng “Việt Nam là tiểu bá theo đại bá Liên Xô”; “Trung Quốc quyết không để cho ai làm nhục”; cuộc tiến công của Trung Quốc vào Việt Nam sắp tới là nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn hạ ở bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng lúc 8 giờ sáng ngày 17-2-1979
Từ ngày 1 đến ngày 13 tháng 1 năm 1979, phía Trung Quốc liên tiếp có nhiều phát biểu và bình luận bênh vực chính quyền của chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, tố cáo Việt Nam xâm lược.
Ngày 15 tháng 2 năm 1979, nhân dịp kỷ niệm 29 năm hiệp ước Trung-Xô về vấn đề Mông Cổ và thời điểm kết thúc chính thức Hiệp ước hợp tác Trung-Xô (không được tái ký), Đặng Tiểu Bình tuyên bố Trung Quốc có thể chuẩn bị tấn công giới hạn Việt Nam.
Trước thái độ đó, báo chí và chính giới Mỹ không có phản ứng công khai, còn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với chức vụ Thủ tướng) Liên Xô A.Kosygin thì nhận định, tuyên bố của Đặng Tiểu Bình có thể là một bản “tuyên ngôn chiến tranh với Việt Nam”.
Trung Quốc xác định “thời cơ đã chín muồi” để đánh Việt Nam nhưng đã phải nhận thất bại thảm hại
Tóm lại, thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ đồng tình, các nước ASEAN ít nhất cũng chưa lên tiếng phản đối, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng khó có khả năng can thiệp trực tiếp, cùng lắm cũng chỉ hỗ trợ vũ khí và chuyên gia quân sự.
Trung Quốc cũng nhận định, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sự hao tổn sinh lực sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là lúc thời cơ đã chín muồi nhất để Trung Quốc xâm lược Việt Nam.
Vậy là guồng máy khổng lồ cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là “Chiến tranh phản kích tự vệ” đã được chuẩn bị xong và sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.
Ngày nay, với sức mạnh của truyền thông, hầu như ai trong số chúng ta cũng đã nhận thức rất rõ những “cái mất” của Trung Quốc sau cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2 năm 1979, nhưng cơ bản vẫn còn mơ hồ về những điều Bắc Kinh đạt được, hay nói cách khác đó chỉ ra tính mục đích của họ khi tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa này.
Trong kỳ sau, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về vấn đề này.
  • Thiên Nam
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-quoc-duoc-ai-ung-ho-trong-chien-tranh-xam-luoc-1979-3300811/



13. Thêm một ít tư liệu về vụ thảm sát ở nông trường Đức Chính:

Anh Nông Văn Ất ở xã Hưng Đạo, xã Hòa An (nay thuộc TP. Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng (ảnh Mạnh Thường).

Nguồn: Kym Kym Fb.
https://www.facebook.com/groups/boonghay/permalink/1460723363952228/



Chị Nông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại. Ảnh: Mạnh Thường.


12.

KỶ NIỆM CHIẾN TRANH 1979
chtranh1979.jpgNgày này cách đây 38 năm (16-2-1979), tôi lúc đó là lính đóng quân tại Đồng Đăng (Lạng Sơn) được đơn vị cho về phép. Gọi là nghỉ phép cho nó oai chứ thực ra chỉ là nghỉ “chui” thôi vì lúc đó tình hình biên giới đã căng thẳng lắm rồi nên tất cả các đơn vị đều ở tình trạng cấm trại.
Đơn vị tôi là Đại đội 12ly7, Trung đoàn 12, Sư 3. Đại đội có 4 trung đội, 3 trung đội ở ngay Đồng Đăng, riêng một trung đội được điều đi tăng cường cho Tiểu đoàn 5 đóng quân ở gần cửa khẩu Tân Thanh (trên Quốc lộ 4A, cách Đồng Đăng đi về hướng Na Sầm khoảng 8 km). Ngày nay khu vực cửa khẩu Tân Thanh đã sầm uất lên nhiều rồi, chứ thời đó còn hoang vắng lắm. Do là đơn vị tăng cường nên tất cả quyền hành đều nằm trong tay ông Trung đội trưởng. Ông này người Hải Hưng, đi bộ đội trước tôi 2 năm, rất thích phô trương, thành tích. Khi đó Đơn vị mới chuyển quân lên Lạng Sơn, tình hình biên giới căng thẳng nên phải gấp rút triển khai việc xây dựng trận địa. Lính tráng phải đào hầm suốt ngày, đôi khi phải đào cả ban đêm. Để có thành tích, ông Trung đội trưởng tuyên bố sẽ thưởng cho anh em về phép nếu đào hầm đạt chỉ tiêu (hình như là 5m hào/ngày?) thế là lính tráng làm như điên.
***
Rồi cũng đến lượt mình được về phép. Hôm đó sáng sớm tôi và một đồng ngũ tên Duy, người Hà Sơn Bình (tên thời đó của tỉnh Hà Tây) lặng lẽ đi bộ từ nơi đơn vị đóng quân về Đồng Đăng sau đó đi tiếp về Lạng Sơn. Vừa đi đường vừa lo tránh đội quân cảnh, vì nếu gặp đội này mà không có giấy tờ gì nó sẽ quy ngay cho là đảo ngũ và bắt về Trung đoàn. Mà như thế thì chuyện về phép chui sẽ lộ bem, hỏng hết cả cơm lẫn cháo. Cũng may, anh em về đến Lạng Sơn mà không đụng phải đội vệ binh này. Đến Lạng Sơn, còn sớm vì phải 9–10 giờ đêm mới có tàu về xuôi, hai anh em ghé tạm vào một nhà dân ở ngay đầu cầu Kỳ Lừa để tá túc và cũng để thay bộ quần áo bộ đội bằng bộ quần áo dân sự mang sẵn từ nhà đi lúc nhập ngũ, chủ yếu cũng để tránh đội vệ binh. Sau này có dịp quay lại Lạng Sơn, tôi không tìm lại được gia đình này nữa, do cầu bị đánh sập, cảnh quan cũng thay đổi nhiều.

Sau đó hai anh em lên tàu và về đến Ga Hàng Cỏ khoảng 4–5 giờ sáng. Tôi rủ Duy về nhà tôi (lúc đó ở khu TT Đại học Sư phạm HN), ăn uống, nghỉ ngơi. Chiều khoảng 2–3 giờ tôi lấy xe đạp đưa Duy sang bến xe Hà Đông để bắt xe về Ứng Hòa. Sau khi đưa Duy về, tôi tranh thủ chạy sang nhà Tuấn, Phương (cùng đi bộ đội với tôi ở khu TT ĐHSP) chơi và cũng để báo tin cho bố mẹ các bạn biết (tôi ở B3, nhà Tuấn, Phương ở B2). Ngay khi nhìn thấy tôi cô Minh mẹ Tuấn rất ngạc nhiên nói “cháu ơi sao cháu lại về đây, cô nghe nói là Trung Quốc đánh mình từ sáng nay rồi mà”. Tôi ngỡ ngàng nói đêm qua cháu vẫn còn ở ga Lạng Sơn mà có thấy đánh nhau gì đâu cô. Thời đấy thông tin khác bây giờ. Trung Quốc đánh từ sáng sớm nhưng mãi tối, đài phát thanh và truyền hình mới đưa tin về chiến tranh. Hơn nữa qua câu chuyện về phép của tôi thì thấy là phía mình hoàn toàn bị bất ngờ về thời điểm đánh của Trung Quốc.
***
Ngay tối hôm sau (18-2) tôi ra ga Hà Nội để bắt tàu đi lên đơn vị. Do Trung Quốc đánh nên tàu chỉ chạy đến ga Đồng Mỏ. Tôi xuống ga Đồng Mỏ và tìm cách để về lại đơn vị. Tôi được hướng dẫn tìm đến một trạm thu dung ở ngay Đồng Mỏ. Ở đó người ta cho biết là không thể về lại đơn vị theo đường Lạng Sơn và Đồng Đăng được do quân Trung Quốc đã chiếm Đồng Đăng và đang pháo kích dữ dội vào Lạng Sơn. Cuối cùng tối đó tôi được bố trí lên thùng một xe quân sự (hình như là Gat 66) để chạy về Trung đoàn theo đường Tràng Định, Tu Đồn, Điềm He, Khánh Khê. Đấy là sau này tôi mới biết là chạy theo đường đó chứ lúc ấy chỉ biết ngồi trên ô tô và đi thôi. Đến gần sáng thì cũng đến được khu vực Trung đoàn đóng quân (cách Đồng Đăng khoảng 5–6 km). Xung quanh đạn pháo nổ ầm ầm, chẳng biết là pháo ta hay pháo nó. Do đánh nhau nên cũng không ai biết, mà tôi cũng chẳng biết hỏi ai xem đơn vị cũ của tôi nay đang ở đâu. Người ta bố trí tôi vào Đại đội Công binh của Trung đoàn. Gọi là Công binh nhưng lúc đó chủ yếu là thực hiện việc khiêng thương binh. Ngay sáng hôm đó tôi được điều động vào một tổ đi khiêng thương binh. Do đường chính đã bị chặn và thường xuyên bị pháo kích nên chúng tôi được dẫn đi từ Trung đoàn vào khu vực Đồng Đăng theo đường tắt trong núi. Đường khó đi nên phải 4–5 tiếng mới đến được khu vực Đồng Đăng (ngay phía sau của Công an Biên phòng). Ngồi dưới chân đồi mà nghe rõ tiếng súng bắn nhau ở trên đỉnh đồi.

***
Lại nói thêm về tiếng súng. Hôm đầu tiên từ Hà Nội lên đến ga Đồng Mỏ đã nghe tiếng pháo từng chập từ xa xa vọng lại. Trên ô tô từ Đồng Mỏ đi lên đơn vị cả đêm nghe tiếng pháo, càng ngày càng rõ hơn. Đến chặng cuối, ô tô dừng lại không đi tiếp nữa, chắc sợ gần pháo phát hiện mục tiêu sẽ bắn trúng, vì vậy tất cả phải xuống đi bộ. Vừa đi vừa được người dẫn đường hướng dẫn cách tránh pháo. Pháo bắn thường có tiếng đề-pa đầu nòng, tiếng đạn nổ khi chạm mục tiêu và tiếng đạt rít khi bay trên không. Tiếng đề-pa và tiếng đạn nổ khi chạm mục tiêu tuy to nhưng không đáng sợ có thể vẫn tiếp tục đi. Khi nghe tiếng đạn bay rít như chim thì cũng không sao, chỉ khi nghe tiếng xoèn xoẹt ngay ở trên đầu là phải lập tức nằm phục ngay xuống, hai tay có thể ôm đầu. Thế là vừa đi vừa thỉnh thoảng nằm ngã, lúc đầu hay nhầm, nhưng vài lần rồi cũng quen. Nhưng phải nói thực là luôn luôn có cảm giác rờn rợn, nhất là khi có tiếng xoèn xoẹt rồi tiếng nổ ngay gần đâu đó, cứ cảm giác như là nó trúng mình đến nơi rồi.

Sau đó chúng tôi được lệnh đi vào khiêng thương ở hang đá ngay sau khu vực Công an Biên phòng. Đêm đó chúng tôi khiêng thương binh đi cả đêm. Trời tối, đi theo đường núi, súng ống thì lại không có, cả tổ 5–6 người chỉ có người dẫn đường khoác một khẩu AK, còn lại mỗi người chỉ có hai trái lựu đạn, chỉ lo lạc vào ổ phục kích thì toi cả lũ. Do đêm tối nên bản thân người dẫn đường nhiều khi cũng không chắc chắn về đường đi, có lúc đi lạc ra gần quốc lộ, lại phải quay lại. Thương binh nằm trên cáng đau rên rỉ, nghe chuyện lạc đường mất bình tĩnh càu nhàu suốt trên đường. Anh em khiêng cáng, thương bạn đau nhưng khiêng nặng, lại đi cả đêm đường rừng, mệt tưởng đứt hơi, Cuối cùng gần sáng đoàn cũng đưa được thương binh đến khu vực hang phẫu của Trung đoàn tại Bình Trung. Thực ra lúc đó rất sợ lọt vào ổ phục kích, nhưng sau này mới biết Tầu thời đó rất ít khi đánh đêm và phục kích. Ngẫm thêm một chút thì thấy rằng thằng đi xâm lược nên nó còn lạ nước, lạ cái hơn mình vì vậy trời tối nó cũng sợ và thường co cụm lại trên các đỉnh đồi mà nó đã chiếm được. Vì vậy trong thời gian chiến sự quân ta vẫn có thể đi lại vào ban đêm mà ít khi bị phục kích. Đây cũng là lý do vì sao Sư 3 lúc đó bị bao vây trong khu vực núi đá những vẫn có đầy đủ gạo nước, vì vẫn có những đường dây vận chuyển tiếp tế vào ban đêm (Đấy là tôi đoán vậy thôi). Chỉ có cái là ban đêm pháo nó bắn gần như liên tục, ít có những khoảng thời gian yên tĩnh.
***
Ngày hôm sau, lại được lệnh đi khiêng thương tiếp, tuy nhiên khi đang đi qua khu vực của Trung đoàn tình cờ nhìn thấy Tuấn Thìu (lính gọi là Tuấn quân khí) đang ngồi ở chỗ ban chỉ huy Trung đoàn. Anh em gặp nhau mừng quá. Trong khu TT ĐH SP đi cùng đợt với tôi có khoảng 7–8 người, Tuấn là người đầu tiên tôi gặp lại sau khi bắt đầu chiến sự. Tuấn báo cho tôi biết Sơn (con cô Thục Anh), Phương O, Mạnh bị thương đã đưa về tuyến sau. Tuấn chỉ cho tôi chỗ đóng quân hiện nay của Đại đội tôi (đã rút từ Đồng Đăng về, hiện cũng đang ở khu vực Trung đoàn). Tôi quyết định bỏ Đại đội Công Binh và trở về Đại đội cũ của mình. Tại Đại đội tôi gặp lại Duy, ông bạn cùng về ngày 16-2 với tôi và lên sau tôi 2 ngày. Nó kể hôm biết tin chiến sự, ở lại thêm hơn một ngày, sau đó nó đi từ quê lên và ghé qua nhà tôi để rủ tôi đi cùng. Đến nhà thì biết là tôi đã đi rồi. Nó trách sao không đợi nó lên để cùng đi. Thời đấy không có điện thoại như bây giờ nên muốn liên lạc với ai thì chỉ có cách phải đến gặp tận nơi. Sau đó một ông anh tôi đưa nó ra ga Hàng Cỏ rồi đi tàu lên tìm lại đơn vị. Hành trình của nó cũng na ná như của tôi.

Chiều hôm đó Đại đội triệu tập tôi, Duy và một cậu nữa cùng Trung đội cũng bị lạc đơn vị và yêu cầu chúng tôi sáng hôm sau tìm đường đi lên Trung đội ở khu vực của khẩu Tân Thanh.
***
Thế là sáng hôm sau ba chúng tôi theo chỉ dẫn bắt đầu đi theo một con đường tắt để lên lại đơn vị, vì đường chính đã bị Trung Quốc chặn mất rồi. Thực ra ba anh em lúc đó chẳng ai biết đường đi như thế nào, nhưng vì lệnh nên vẫn phải lên đường thôi. Đại khái là phải đi theo một con đường tắt ô tô có thể đi được (khoảng 15–20 km) qua xã Hoàng Văn Thụ (đây là quê hương của Hoàng Văn Thụ nên con đường được mở khá rộng) là sẽ lên đến chỗ đơn vị đóng quân cũ. Trước đây khi ở đơn vị tôi cũng đã nghe về con đường này và cũng có lần trong một dịp đi lấy củi cho đơn vị đã đi theo nó một đoạn khoảng 3–4 km, sau thấy nó cứ đi hun hút vào rừng nên không đi tiếp nữa. Bọn tôi ba người được cấp cho một khẩu AK và mỗi người một ít lựu đạn. Tôi được giao giữ khẩu AK. Sáng đó đi đường rừng vắng vẻ, đi được khoảng 3–4 km, tôi bảo hai bạn đi cùng dừng lại để tao bắn thử khẩu súng này xem sao, vì súng mới cứ phải thử phát. Sau đó tôi nhằm vào một gốc cây trên đồi bắn thử. Ngay sau khi bắn xong, đột nhiên chúng tôi nghe tiếng nói lao xao ở phía trước, sau đó có một tốp khoảng 3-4 người mặc quần áo bộ đội tiến đến hỏi tiếng súng ở đâu. Chưa kịp trả lời thì chúng tôi nhận ra nhau là lính cùng ở Tiểu đoàn 5, nơi mà Trung đội của tôi lên tăng cường. Mấy cậu ấy bảo là may mà Tiểu đoàn bộ đi phía sau chứ nếu biết bọn tôi bắn lung tung thế này thì sẽ bị phê bình đấy. Thì ra Tiểu đoàn 5 đang trên đường lui quân về khu vực Trung đoàn. Cũng may mà chúng tôi đi đúng đường rút quân của Tiểu đoàn chứ nếu đi khác đường thì không biết có tìm được đơn vị không hay là lạc sang Trung Quốc rồi !

16-2-2017

Nguyễn Hải, SP77
https://cespsite.wordpress.com/2017/02/19/chien-tranh-bien-gioi-1979/




11. Lưu Trọng Văn (con trai Lưu Trọng Lư) gửi Lê Kiên Thành (con trai Lê Duẫn)

Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.
Gã quen biết nhiều con của các ông là lãnh đạo cấp cao nhất của đất nước một thời, rất buồn là đa số họ co vòi, hoặc lo làm ăn, hoặc bo bo yên phận với những gì đã có, hoặc bảo thủ bởi những vòng kim cô mà các phụ huynh để lại như một truyền thống, duy Lê Kiên Thành khác. Ông nồng nhiệt quan tâm vận nước và thẳng thắn lên tiếng đấu tranh với những gì trì kéo dân tộc, hăng hái đóng góp ý kiến cho con đường phát triển của dân tộc.
Tuy vậy cái khó của ông Thành là ông chưa dám nhìn thẳng vào sự thật của đất nước có căn nguyên cả từ thời cha ông là vua ngự trị đất nước này.
Gần đây ông Thành trả lời trên Tuần Việt Nam về những gì ông biết qua cha ông về sự kiện ngày 17 tháng Hai năm 1979 tạo nên một làn sóng không nhỏ trong dư luận nước nhà.
Điều rõ nhất là qua bài trả lời phỏng vấn, gã và người đọc tin tưởng ông Thành luôn đứng về phía dân tộc chứ không hề bao che, núp bóng những thế lực nào đó để biện minh cho kẻ thù dân tộc. Gã và người đọc tin rằng ông Lê Duẩn luôn đứng về dân tộc để chống lại bọn ngoại xâm.
Tuy vậy, có một sự thật khác, còn một sự thật khác mà vì là bổn phận người con kính yêu cha nên ông Thành không thể và có thể cả không đủ nhận thức để đánh giá đầy đủ vai trò của cha ông đối với vận nước, và con đường đi của đất nước.
Đó là, nếu ông Thành cho rằng cha ông biết rất rõ âm mưu của Mao và Đặng Tiểu Bình từ trước cả năm 1975 sẽ tìm mọi cách thôn tính Việt Nam như trả lời của ông Thành trên báo thì tại sao, cha ông không hề có phương án chuẩn bị tốt nhất cho đất nước?
Chắc chưa ai quên ông Lê Duẩn đã tuyên bố hào hứng thế nào khi đất nước thống nhất 1975: Vĩnh viễn từ nay đất nước ta sạch bóng quân thù.
Nếu ông Lê Duẩn như ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu có tầm nhìn chiến lược về Trung Cộng ngay từ năm 1954, lo sợ VN sẽ bị Trung Cộng thôn tính, thì tại sao ông lại vội vã khẳng định "vĩnh viễn không còn kẻ thù" như thế?
Nếu ông Lê Duẩn có ý thức chiến lược về kẻ thù tiềm ẩn và nguy cơ bị xâm chiếm qua bài học năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và năm 1972 Trung Quốc bắt tay với Mỹ bán rẻ VN vì lợi ích của Trung Quốc thì ông có chịu coi Đặng Tiểu Bình là người bạn thân thiết chí cốt của mình không để rồi sau này ông ngỡ ngàng về cái gọi là sự phản bội tình bạn ấy?
Liệu ông Lê Duẩn có dám cao ngạo cộng sản, cao ngạo kẻ chiến thắng để đưa đất nước vào cảnh bị cô lập trên thế giới, để dân tộc VN bị chia rẽ, hàng trăm ngàn người của chế độ cũ bị tù đày, ruồng bỏ, hàng ngàn trí thức của dân tộc, những tinh hoa làm nòng cốt cho sức mạnh dân tộc bị đẩy ra biển, vượt biên không?
Hơn ai hết là người kế thừa ông Hồ Chí Minh, ông Lê Duẩn thừa biết dân tộc đoàn kết mới có sức mạnh.
Ông Lê Duẩn là người am hiểu lịch sử Dân tộc, hơn ai hết ông biết nước mạnh về kinh tế, chính trị, đoàn kết thì không kẻ nào có thể xâm chiếm được.
Lòng dân thì tan hoang vậy.
Kinh tế thì ông Lê Duẩn kiên định và duy ý chí theo chủ thuyết "làm chủ tập thể và kinh tế tập trung bao cấp" phá bỏ mọi quy luật thị trường đã dẫn đến nghèo đói, sức dân, lực nước kiệt quệ mà di hại của nó còn đến tận bây giờ.
Sự thật phải là sự thật.
Gã tin cha của ông Thành là người yêu nước. Nhưng gã không tin cha ông Thành là người sáng suốt và có tầm nhìn chiến lược, toàn diện về vận nước về kẻ thù và về con đường đi của đất nước.
Vì không sáng suốt nên mới chủ quan trước những cảnh báo về quân xâm lược, mới bị động hầu như không hay biết sẽ có 600.000 quân Trung Quốc tràn qua nước ta vào sớm 17.2.1979.
Đó là chưa kể có vấn đề khó hiểu về nhân tâm khi chính cái tối 17.2.1979, lúc nước sôi lửa bỏng như thế, khi mà hàng ngàn chiến sĩ, người dân bị Trung Quốc giết hại dã man, khi lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc bị dày xéo bởi quân xâm lược thì hầu hết lãnh đạo cao nhất của đất nước cùng ông Lê Duẩn tổng tư lệnh tối cao vẫn đến dự đám cưới của ông Thành, con trai ông Duẩn. Và, theo tường thuật của ông Thành thì các vị vẫn nói cười bình thường như chiến tranh chưa hề xảy ra.
Những người cha, người mẹ, người con, người vợ của những người bị quân xâm lược thảm sát sẽ nghĩ sao khi người thân và quê hương của họ chìm trong máu lửa thì những vị lãnh đạo có trách nhiệm cao nhất với đất nước vẫn dành thời gian cho một cuộc vui của con lãnh tụ?
Gã nghĩ lịch sử đã đến lúc cần lên án hành động thiếu nhân văn và trách nhiệm này.
Có thể đêm ấy có đám cưới của một người lính, rồi ngày mai người lính ra trận.Và có thể người lính sau đêm tân hôn vĩnh viễn không trở về.
Nhân dân vẫn chia vui cùng người lính ấy.

Ông Thành cũng là người lính lúc ấy.
Nhưng ông Thành còn là con của tổng tư lệnh. Hành động phải đạo nhất là chính ông Thành quyết định hoãn đám cưới ngày vui của mình để cha mình, tổng tư lệnh tập trung vào việc chỉ huy chiến trận trong lúc đất nước trong tình thế nguy nan này.

Nếu người con không sẵn sàng hoãn đám cưới thì chính người cha tổng tư lệnh phải đề nghị con hoãn đám cưới vì lúc này tình hình đất nước chưa cho phép.
Còn không thì, cứ đám cưới thật đơn giản người cha cùng dàn lãnh đạo tới có lời chúc mừng trong mấy phút rồi rút về vị trí chỉ huy của mình.
Nhưng sự thực qua lời kể của ông Thành thì đám cưới của ông không diễn ra theo kịch bản như gã vừa nêu.
Tiếc rằng sau 38 năm chính ông Thành cũng không nhận ra lỗ hổng nhân tâm này.
Câu chuyện ông Thành kể về sự kiện ngày 17.2.1979 theo gã vẫn nóng hổi bài học cho những ai đang cầm quyền và cho cả những nhà viết sử.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1802600106731885&id=100009457401127


10.

Thứ Bảy, 18/02/2017 08:05

Cuộc chiến 2/1979: Chứng cứ dã tâm của Trung Quốc

(Quan hệ quốc tế) - Từ lâu, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và chủ động vạch kế hoạch xâm lược Việt Nam vào tháng 2/1979, núp dưới cái tên “Cuộc chiến phản kích tự vệ”.

Giới tướng lĩnh nước này đã đề xuất một chiến dịch quân sự chống lại khoảng một trung đoàn quân Việt Nam đóng ở Trùng Khánh - một huyện biên giới của tỉnh Cao Bằng tiếp giáp với huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, giống như cuộc chiến tranh biên giới trước đây Bắc Kinh đã tiến hành với Nga năm 1969.
Châu Đức Lễ sau này kể lại rằng, lúc đó Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc tin rằng, vị trí cô lập của Trùng Khánh sẽ cho phép quân đội Trung Quốc chia cắt tiền đồn này của Việt Nam khỏi quân tiếp viện và dễ dàng đánh chiếm được huyện này.
Tuy nhiên, sau một ngày xem xét một báo cáo đặc biệt của giới tình báo về khả năng Việt Nam đưa quân vào Campuchia, đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.
Giới tướng lĩnh nước này đề xuất một cuộc tấn công vào một đơn vị quân đội thường trực Việt Nam trên một khu vực địa lý rộng hơn. Mặc dù vẫn chưa thống nhất được quy mô của cuộc chiến nhưng hội nghị cũng đã xác định quyết tâm mở một cuộc chiến lớn chống Việt Nam.
Qua trình leo thang thành cuộc chiến xâm lược quy mô lớn
Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký “hiệp ước hữu nghị và hợp tác” với Liên Xô. Trong chuyến thăm Đông Nam Á cuối tháng 11-1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam một bài học".
Ngày 23-11-1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp khác. Kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô, trong thời gian khá dài, nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã được bàn bạc kỹ lưỡng.
Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu (chủ chốt là quân khu tỉnh Quảng Tây) và Quân khu Thành Đô (chỉ lấy Quân khu tỉnh Vân Nam, thủ phủ ở Côn Minh) sẽ trực tiếp thực hiện chiến dịch xâm lược này.
  
Ban đầu, Trung Quốc dự định sẽ tấn công vào Trùng Khánh-Cao Bằng
Ngoài ra cuộc họp cũng quyết định điều động một lực lượng dự bị chiến lược, bao gồm 4 Tập đoàn quân và 1 sư đoàn, lấy từ các khu vực khác là quân khu tỉnh Vũ Hán và Quân khu Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.
Vào ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần, các đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng 1 năm 1979.
Ngày 22/12/1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam.
Bắc Kinh cũng cắt nguồn viện trợ dầu vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam vào cuối năm 1978, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, cũng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.
Trong cuộc họp Quân ủy Trung ương Trung Quốc vào lễ Giáng sinh năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chiến trường chung, mà 2 cánh quân sẽ tiến đánh vào Việt Nam theo hai hướng đồng thời chỉ định Hứa Thế Hữu làm chỉ huy mũi phía đông ở Quảng Tây và Dương Đắc Chí, tư lệnh quân khu Vũ Hán, chỉ huy cánh quân phía tây ở Vân Nam.

Đầu tháng 1/1979, đường bay Bắc Kinh-Hà Nội cũng bị cắt, bên cạnh đó, Trung Quốc ráo riết chuẩn bị về mọi mặt cho cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn vào lãnh thổ nước ta.
Đến giữa tháng 1 năm 1979, Bắc Kinh đã gần như hoàn tất việc chuẩn bị huy động lực lượng, bao gồm gần 20 sư đoàn chính quy Trung Quốc, với trên dưới 25 vạn quân chủ lực, hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, hàng vạn khẩu pháo, cối và các loại vũ khí khác đã tập trung gần biên giới với Việt Nam.
Hơn 700 máy bay chiến đấu và máy bay ném bom (tức 1/5 lực lượng không quân Trung Quốc), đã được đưa đến các sân bay giáp biên giới, phối hợp với các lực lượng lục quân, chuẩn bị một chiến dịch tấn công tổng lực, đại quy mô, xâm lược trực diện, xâm lược toàn diện.
Ngày 11-2-1979, 2 ngày sau khi Đặng Tiểu Bình hoàn tất chuyến thăm Mỹ-Nhật, cuộc họp Bộ Chính Trị mở rộng được triệu tập. Đặng đã ra mệnh lệnh phát động cuộc tấn công Việt Nam vào ngày 17 tháng 2 năm 1979, gửi tới các tư lệnh cánh quân Quảng Tây và Vân Nam.
Như vậy, cuộc chiến tranh xâm lược tháng 2/1979 đã được Trung Quốc chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, núp dưới cái tên giả dối là “Cuộc chiến tranh phản kích tự vệ” trước “sự xâm lược của Việt Nam”.
Kết luận:
Cái gọi là “lực lượng Biên phòng Trung Quốc” thực chất là hơn 320.000 quân chủ lực, cùng với 300.000 lính hậu cần, kỹ thuật, dân công… làm nhiệm vụ bảo đảm. Sự “tự vệ” của Bắc Kinh được thể hiện bằng hành động chủ động tung hàng chục vạn quân ồ ạt nổ súng và tràn qua biên giới Việt Nam.
  
Trung Quốc “tự vệ” trước Việt Nam bằng 320.000 quân chủ lực
Có ai tin được tuyên bố “Trung Quốc không hề có ý định xâm lược Việt Nam" ?
Có ai tin được rằng, nếu không gặp phải sức kháng cự vô cùng mạnh của dân quân, tự vệ và bộ đội địa phương, cùng nhân dân các tỉnh biên giới thì Trung Quốc sẽ chủ động rút quân?
Có ai tin được tuyên bố “Trung Quốc không muốn một tấc đất nào của Việt Nam” hay không, trong khi Bắc Kinh đã lấn chiếm từng cột mốc, từng cao điểm biên giới phía Bắc của Việt Nam trong giai đoạn trước đó; hoặc thừa lúc Việt Nam đang mải đánh Mỹ hay gặp nhiều khó khăn thời hậu chiến để chiếm giữ một phần Hoàng Sa, Trường Sa?
Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc trong những kỳ tiếp theo.

Thiên Nam

http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/cuoc-chien-21979-chung-cu-da-tam-cua-trung-quoc-3329366/?paged=3




9.





NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CUỘC CHIẾN TRUNG - VIỆT DƯỚI CON MẮT MỘT KÝ GIẢ HUNGARY
Thứ sáu - 17/02/2017 20:57

(NCTG) Nhà báo kỳ cựu Hungary Dunai Péter, từng là phóng viên thường trú tại Việt Nam của nhật báo lớn nhất Hung “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và Hãng Thông tấn Hungary MTI trong thời kỳ 1981-1984, đã gửi cho NCTG chùm ảnh tư liệu quý về cuộc chiến biên giới khởi đầu ngày 17-2-1979.

Tác giả (giữa) trong một cuộc trao đổi tù binh. Ảnh chụp vào mùa đông năm 1982 tại biên giới Việt - Trung. Sau lưng nhà báo Dunai Péter là phía Trung Quốc. Cạnh tác giả là nhà báo Terzieff, phóng viên Hãng Thông tấn Bulgaria BTA
Tác giả (giữa) trong một cuộc trao đổi tù binh. Ảnh chụp vào mùa đông năm 1982 tại biên giới Việt - Trung. Sau lưng nhà báo Dunai Péter là phía Trung Quốc. Cạnh tác giả là nhà báo Terzieff, phóng viên Hãng Thông tấn Bulgaria BTA

Dunai Péter là một nhà báo tài ba, đã “từng khẳng định mình ở cả Moscow và Tây Đức”, theo nhận định của cựu Đại sứ Hungary tại Việt Nam Szász Dénes, nhà ngoại giao có vợ Việt và nói, đọc thạo tiếng Việt, cũng như đã có nhiều năm làm việc cùng nhà báo Dunai Péter tại Hà Nội.



Ông cũng là tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban), do NXB Kossuth ấn hành năm 1986. Hiện đã nghỉ hưu, nhưng Dunai Péter vẫn làm việc trên cương vị chuyên gia tư vấn và nghiên cứu về các vấn đề quân sự và an ninh.



Là một thân hữu của NCTG, ông đã viết riêng cho báo những hồi tưởng về cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979, thông qua một số sự việc mà ông có dịp tận mắt chứng kiến, trên tư cách một trong số không nhiều ký giả nước ngoài tại Việt Nam thời đó (Xem Phần 1 và Phần 2 của bài viết).



Chùm ảnh tư liệu sau mà Dunai Péter cung cấp cho NCTG được thực hiện trong những chuyến tác nghiệp của ông tới vùng biên giới phía Bắc do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội, mà ông là nhà báo Hung duy nhất.
 












Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung
Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung

Trong những chuyến đi đó, Dunai Péter có dịp chứng kiến những khổ đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu bởi cuộc chiến xâm lược của Trung Cộng. Ông đã ghi lại được hình ảnh về những xóm làng bị đạn bom tàn phá hoang tàn, những vùng cư dân không còn bóng người và chìm trong đổ nát.



Theo lời ông kể lại, Đồng Đăng là thị trấn lớn cuối cùng mà nhóm phóng viên nước ngoài đi qua. Những đạo quân Trung Quốc khi rút lui đã cho nổ hết nhà cửa, tiêu hủy tất cả những gì có thể ích lợi với cư dân: các toa tàu hỏa, đường ray, thiết bị trong nhà máy, đường xá, kênh đào...



Khi không còn đường cho xe đi đi, các nhà báo xuống xe và tiếp tục đi bộ cho đến biên giới, nhiều khi phải theo những đường mòn hẹp tới mức phải đi theo hàng một, và xung quanh là khu vực đã được rà mìn. Đâu đâu cũng có dòng chữ “Có mìn” viết trên đá cảnh báo những nơi chưa được rà mìn.



Đặc biệt, Dunai Péter là một trong số ít những ký giả ngoại quốc tại Việt Nam thời đó có dịp mục sở thị​ những vụ trao đổi tù binh, mà ông có viết lại kỹ lưỡng trong bài viết cho NCTG, và còn giữ lại những tấm ảnh quý trong loạt ảnh sau đây. Trân trọng giới thiệu tới độc giả NCTG! (NCTG)
02

03

06

07

09

04

03

11

12

10

13

14

16
NCTG


http://nhipcauthegioi.hu/lich-su/NHUNG-HINH-ANH-VE-CUOC-CHIEN-TRUNG-VIET-DUOI-CON-MAT-MOT-KY-GIA-HUNGARY-5560.html









Thứ hai - 17/02/2014 00:12

(NCTG) “Trong vụ trao đổi tù binh này có một tấn tuồng gì đấy mang tính kỳ quặc và buồn bã. Nhiều tù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới, đã quẳng ngay túi quà với động tác ngoạn mục. Cứ mỗi người như thế lại có hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu đi như thể bị ốm nặng - mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ, và đây là điều mà không phải mọi người Việt đều có được trong những thời gian đói kém ấy” - hồi ức của nhà báo Hungary Dunai Péter.


Ký giả Duna Péter cùng phu nhân trong Tết Cộng đồng Xuân Giáp Ngọ - Ảnh: Trần Lê

Lời giới thiệu: Dunai Péter, tác giả cuốn sách về Việt Nam “Một trăm ngàn cây số tại Việt Nam” (Százezer kilométer Vietnamban, NXB Kossuth 1986), từng là phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI.

Ông là một nhà báo tài ba, đã từng khẳng định mình ở cả Moscow và Tây Đức, theo nhận định của cựu Đại sứ Hungary tại Việt Nam Szász Dénes, người có vợ Việt và nói, đọc thạo tiếng Việt, cũng như đã có nhiều năm làm việc cùng Dunai Péter tại Hà Nội.

Bài viết hai phần sau đây của Dunai Péter nằm trong loạt hồi tưởng viết riêng cho NCTG về những năm, tháng ở Việt Nam, kèm những nhận định, phân tích trên cương vị một nhà báo, đồng thời cũng là chuyên gia tư vấn và nghiên cứu về các vấn đề quân sự và an ninh.

Trong bài viết, Dunai Péter đả động tới cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979 do chính quyền Trung Quốc khởi động, thông qua một số sự việc mà ông có dịp tận mắt chứng kiến, trên tư cách một trong số không nhiều ký giả nước ngoài tại Việt Nam thời đó.

Chân thành cám ơn nhà báo Dunai Péter đã gửi bài kèm những tấm ảnh tư liệu quý báu cho NCTG. Trân trọng giới thiệu với độc giả!


 
Tác giả (giữa) trong một cuộc trao đổi tù binh. Ảnh chụp vào mùa đông năm 1982 tại biên giới Việt - Trung. Sau lưng nhà báo Dunai Péter là phía Trung Quốc. Cạnh tác giả là nhà báo Terzieff, phóng viên Hãng Thông tấn Bulgaria BTA - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ba mươi lăm năm trước, đúng vào những ngày này, đã nổ ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc (Chiến tranh biên giới Việt-Trung*), mà chúng ta có thể bình tâm gọi là “chiến tranh”. Vào ngày 17-2-1979 Trung Quốc đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ (theo các nguồn tin Phương Tây gồm 9 quân đoàn, 3 đại quân khu (phương diện quân) và vài chục sư đoàn, cùng lực lượng không quân) để tấn công nước láng giềng Việt Nam.

Nhiều sử gia gọi sự kiện này là cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba (sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc chiến đấu chống Mỹ và các đồng minh).

Tuy nhiên, những kẻ tấn công đã gặp phải một đối thủ đáng gờm. Quân đội Việt Nam trưởng thành và thu được nhiều kinh nghiệm trong những cuộc chiến giành độc lập dân tộc trước quân đội Mỹ và chính quyền miền Nam, và những kinh nghiệm ấy đã được nhân lên trong cuộc chiến chống lại những đợt tấn công của kẻ thù phương Bắc.

Xin được ghi lại trong vài dòng những hồi tưởng của tôi liên quan tới cuộc chiến này. Tôi đến Việt Nam đầu năm 1981 trên cương vị phóng viên chung của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và Hãng Thông tấn Hungary MTI, khi những cuộc chiến ác liệt đã khép lại. Cũng như những người “tiền nhiệm”, tôi dự định sẽ ở Việt Nam trong vòng 1 năm, nhưng rồi khoảng thời gian này đã kéo dài gần 4 năm.

Tôi đã yêu đất nước và con người Việt Nam. Cho dù thời kỳ đó người dân Việt Nam phải trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn. Sau những cuộc chiến dài nhiều thập kỷ chống thực dân Pháp và đế quốc Nhật, cuộc chiến hơn mười năm chống lại quân đội Mỹ và đồng minh Nam - Việt Nam của họ khiến người dân Việt Nam hết sức kiệt quệ cả về lực lẫn kinh tế. Trong tình trạng suy kiệt ấy, Việt Nam đã bị tấn công từ phương Bắc.

Tôi có nhiều dịp tới vùng biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên tổ chức những chuyến đi tới vùng biên giới cho nhóm phóng viên ngoại quốc chỉ có vỏn vẹn vài người lúc đó đang ở Hà Nội. Lần nào tôi cũng tham gia những chuyến đi đó, một phần vì rất thú vị khi được thấy một miền quê ở khu vực mà một nhà báo không thể tới được theo cách khác, mặt khác, tôi được thúc đẩy bởi động lực vĩnh cửu của một phóng viên: tôi cần phải ở đó, bằng không nếu xảy ra điều gì quan trọng mà tôi lại chậm chân thì...

Tôi là đại diện duy nhất của báo chí Hungary. Tôi đi xe riêng tới Lạng Sơn, nhưng từ đó thì Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc quân đội bố trí cho nhóm phóng viên phương tiện di chuyển, xe buýt hoặc Jeep và nhóm hộ tống có vũ trang. Chúng tôi đi lên phía Bắc, về phía biên giới, qua những xóm làng bị đạn bom tàn phá hoang tàn, những vùng cư dân không còn bóng người.

Đồng Đăng là thị trấn lớn cuối cùng mà chúng tôi đi qua, đau lòng vô cùng khi thấy một thành phố chết chìm trong đổ nát. Những đạo quân Trung Quốc khi rút lui đã cho nổ hết nhà cửa, tiêu hủy tất cả những gì có thể ích lợi với cư dân: các toa tàu hỏa, đường ray, thiết bị trong nhà máy, đường xá, kênh đào...

Khi không còn đường cho xe đi đi, chúng tôi xuống xe và tiếp tục đi bộ cho đến biên giới - đôi lúc, đấy chỉ là những đường mòn hẹp tới mức chúng tôi phải đi theo hàng một. Xung quanh chúng tôi là khu vực đã được rà mìn. Cho đến giờ tôi vẫn còn nhớ rằng đâu đâu cũng có dòng chữ “Có mìn” viết trên đá và những tấm biển nhỏ, cảnh báo những nơi chưa được rà mìn.

Cần phải tuân thủ nghiêm túc lời cảnh báo này - chúng tôi đã ý thức được qua một trường hợp buồn bã. Một bận, khi chúng tôi đi qua một đường mòn hẹp để tới đoạn biên giới Việt - Trung diễn ra trao trả tù binh, một tiếng nổ và khói mù mịt bay lên trong khu rừng rậm khiến bầy chim đang lượn trên những ngọn cỏ cao tới đầu người phải hoảng hốt.

Cả đoàn người sững lại, chỉ về sau chúng tôi mới biết điều gì đã xảy ra. Sau chúng tôi là nhóm tù binh Trung Quốc gồm 50-60 người đang đi tới điểm trao trả. Có thể là một tù binh, dù đã bị cấm, nhưng ngại tiểu tiện trước mặt những kẻ khác, đã đi thêm vào bước vào rừng, đến khu vực cấm. Anh ta dẫm lên một trái mìn, mìn nổ khiến anh ta cụt bàn chân. Không chết nhưng người tù binh này cũng bị thương nặng.



Một tòa nhà xây năm 1976 tại Cao Bằng, bị quân đội Trung Quốc san bằng trong cuộc chiến xâm lược 1979 - Ảnh do nhân vật cung cấp

Bản thân việc trao đổi tù binh diễn ra theo một nghi thức nghiêm ngặt do hai bên tham chiến ấn định. Tại đây đường biên giới được biểu tượng bởi một vạch vôi màu trắng, có bề rộng bằng mu bàn tay, được quét hình chữ thập lên con đường rải bê-tông rộng chừng 5m, là nơi được tránh mọi mũi tên hòn đạn và mìn nổ. Các bạn Việt Nam lưu ý chúng tôi bằng mọi giá đừng có bước lên đường biên, vì sẽ có cớ để bên kia coi như một sự khiêu khích.

Tiến đến gần biên giới, chúng tôi liếc nhìn thấy những người Hoa. Ở hai bên của con đường, các quân nhân có vũ trang đứng làm hai hàng, trước họ là một người có vẻ như quan chức ngoại giao vận áo kiểu Tôn Trung Sơn, bên cạnh người này là một nhóm ký giải, phóng viên ảnh đang nhộn nhạo chuẩn bị máy quay.

Thời đó còn chưa có - ít nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc - loại máy quay cầm tay đa chức năng TV - máy quay - đầu phát video - mà người quay phim ở cả hai bên đều dùng máy quay chạy bằng pin, hoặc loại “lên dây” bằng lò xo. Cả hai bên đều rất hăng hái chụp ảnh lẫn nhau, cố nhiên lý do không đơn thuần chỉ là sự tò mò của các nhà báo.

Trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan quân báo Trung Quốc có thể cũng có vài chục tấm ảnh chụp tôi thời đấy. (Dầu sao, hơn chục năm sau, khi tôi đã chuyển sang Bắc Kinh trên cương vị phóng viên thường trú của “Tự do Nhân dân”, chưa bao giờ có viên chức Trung Quốc nào bảo tôi “thưa ngài, chúng tôi đã thấy ngài ở bên kia biên giới phía Nam, bên Việt Nam”. Nói thêm là đến lúc đó các mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã được bình thường hóa...).

Trở lại năm 1981. Tại biên giới phía bên Việt Nam, một sĩ quan Quân đội Nhân dân đứng lên và đọc một bài đã được viết sẵn, rồi các tù binh Trung Quốc, từng người một, đi sang phía bên kia biên giới. Tất cả đều mặc bộ quần áo giản dị và sạch sẽ màu xanh xám, mỗi người cầm một túi nhỏ, bên trong là những món quà.

Trong vụ trao đổi tù binh này có một tấn tuồng gì đấy mang tính kỳ quặc và buồn bã. Nhiều tù binh Trung Quốc, khi vừa bước qua biên giới, đã quẳng ngay túi quà với động tác ngoạn mục. Cứ mỗi người như thế lại có hai y tá mặc áo choàng trắng tiến đến gần, ôm lấy, dìu đi như thể bị ốm nặng - mặc dù họ hoàn toàn khỏe mạnh, được ăn uống đầy đủ, và đây là điều mà không phải mọi người Việt đều có được trong những thời gian đói kém ấy.

Rồi sau đó đến lượt tù binh Việt Nam được trao trả từ phía Trung Quốc. Những người lính Việt cũng mặc đồng phục sạch sẽ, tay cầm túi quà, nhưng không cư xử hề như một bộ phận tù binh Trung Quốc. Ở phía Việt Nam, một sĩ quan trong Ủy ban đón tiếp ôm chầm lấy từng người, nói “các đồng chí đã trở về quê hương”, rồi những người này lặng lẽ lùi ra sau để nhường chỗ cho người khác.

Mỗi cuộc trao đổi tù binh như thế kéo dài không quá một tiếng rưỡi. Sau đó chúng tôi quay trở lại cũng trên con đường mòn chật hẹp ấy để trở lại xe, đi qua thị trấn Đồng Đăng bị tàn phá tan hoang đượm buồn, qua các làng bản và rồi một lát đã về tới Lạng Sơn.

(*) Tác giả viết bằng tiếng Việt trong nguyên bản tiếng Hungary.


Xem Phần 2 của bài viết.
Nguyễn Hoàng Linh dịch và giới thiệu - Còn tiếp

http://nhipcauthegioi.hu/lich-su/Chien-tranh-Viet-Trung-35-nam-nhin-lai-Phan-1-CHUYEN-TRAO-TRA-TU-BINH-VIET-TRUNG-4079.html





Nhìn lại chiến tranh Việt - Trung (Phần 2): VÀI KÝ ỨC CỦA MỘT PHÓNG VIÊNThứ tư - 17/02/2016 19:01

(NCTG) “Khỏi phải nói là ở tại tòa đại sứ Trung Quốc, tôi được chiều chuộng hết cỡ: được xem phim, mời ăn những món tuyệt vời và còn được tắm trong một bể bơi nước sạch tinh tươm - một thanh niên người Hoa vạm vỡ còn thách tôi thi bơi” - một câu chuyện thú vị của nhà báo Dunai Péter, phóng viên thường trú ở Việt Nam của nhật báo “Tự do Nhân dân” (Népszabadság) và của Hãng Thông tấn Hungary MTI.

Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung - Ảnh: Dunai Péter
Các phóng viên báo chí chứng kiến sự trao trả tù binh tại biên giới Việt - Trung - Ảnh: Dunai Péter
Xem Phần 1 của bài viết.

Sau xung đột nghiêm trọng ở vùng biên giới tháng 4-1984, các bạn Việt Nam đưa giới phóng viên chúng tôi đến một đoạn khác của biên giới, tại đây chúng tôi có thể quan sát hoạt động của một trung đội biên phòng Việt Nam. Chương trình này kéo dài nhiều ngày, chúng tôi ngủ tại một doanh trại quân đội ở một xã nhỏ cạnh Lạng Sơn. Bộ đội Việt Nam cho chúng tôi mượn chăn vì ở vùng đó, về đêm nhiệt độ xuống gần 0 độ, mà độ ẩm lại cao nên rất khó chịu.

Một số chiến sĩ thuộc trung đội luyện các bài chiến thuật - tiếp cận mục tiêu ẩn. Được trang bị súng trường AK-47, tận dụng địa thế không bằng phẳng, họ bò sát đất để đến gần mục tiêu.

Trên sườn đồi nhìn về phía Trung Quốc (phía Bắc), tọa lạc hệ thống hào công sự ngoằn ngoèo, cứ một đoạn lại có cứ điểm đặt súng máy: đó là loại đại liên DShK 12,7 ly của Liên Xô, được gọi bằng cái tên “Dushka”. Đối diện với nó, trên những cánh đồng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, nông dân vẫn làm việc, trồng lúa, họ cũng di chuyển nhịp nhàng hệt như những người Việt cùng số phận với họ.

Cuộc chiến biên giới rộ lên năm 1979, nhưng sau giai đoạn đầu đó xung đột quân sự giữa đôi bên vẫn âm ỉ trong nhiều năm dài. Các bạn tháp tùng tôi nói rằng thỉnh thoảng, Trung Quốc lại bắn từ phía họ sang lãnh thổ Việt Nam, họ dùng cả đại liên và đại bác - cố nhiên Việt Nam cũng không chịu để yên.

Thời trước tôi từng là lính pháo thủ, nên tôi có thể nhận ra dấu vết của tạc đạn loại 122 ly trên đồng ruộng bên Việt Nam, cách xa biên giới nhiều cây số. Pháo binh Trung Quốc dùng loại đạn nổ ngay khi tiếp đất, do đó nó tạo nên những “miệng núi lửa” đen xì đường kính 60-80cm, nhưng mảnh đạn của nó thì có thể oanh tạc người và động vật trong vòng 50-70m.

Những dư chấn của cuộc chiến Việt - Trung cũng có ảnh hưởng tới chúng tôi, giới phóng viên ở Hà Nội. Cho dù nhóm ký giả quốc tế này có nhỏ bé thế nào đi nữa, nhưng tại đó cũng có sự hiện diện của hãng tin Pháp AFP (và tờ “Nhân đạo”, l’Humanité), độc nhất trong số các hãng truyền thông lớn của Phương Tây.

Khi đó, tại Hà Nội, tòa đại sứ Trung Quốc vẫn hoạt động như một thế giới vô cùng khép kín. Đối với Bắc Kinh, quan trọng là họ đảm bảo được “thiện cảm” của giới phóng viên. Một bận, họ mời các phóng viên ngoại quốc tới Đại sứ quán Trung Quốc. Không phải tất cả đều nhận lời, nếu tôi nhớ không nhầm thì vài người, trong số đó có nhóm phóng viên Liên Xô - nhóm đông đảo nhất - đã từ chối.

Tôi thì đi, vì tôi là nhà báo, nhiệm vụ của tôi là phải thu nhập được thông tin một cách rộng rãi nhất trong phạm vi có thể. Khỏi phải nói là ở tại tòa đại sứ, tôi được chiều chuộng hết cỡ: được xem phim, mời ăn những món tuyệt vời và còn được tắm trong một bể bơi nước sạch tinh tươm - một thanh niên người Hoa vạm vỡ còn thách tôi thi bơi.













Lai Châu bị tàn phá ghê gớm - Ảnh: Dunai Péter
Lai Châu bị tàn phá ghê gớm - Ảnh: Dunai Péter

Cuộc chiến Việt - Trung 1979 (còn được gọi là cuộc chiến Đông Dương thứ ba) có mối quan hệ gì với chính trường thế giới? Trung Quốc, như họ muốn, muốn “cho Việt Nam một bài học” vì nước này vào năm 1978 đã khởi quân chống thể chế diệt chủng Pol Pot ở Cam Bốt, vốn được Bắc Kinh bảo trợ.

Họ chỉ chờ thời, và thời cơ tới khá nhanh: đầu năm 1979, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã sang thăm Hoa Kỳ để có được sự ủng hộ ngầm của Washington. Nếu không có được điều đó, khả năng là sau đó sáu tuần Bắc Kinh đã không dám hủy bỏ Hiệp ước Hữu nghị với Liên Xô, và hai ngày sau thì mở một cuộc tấn công quân sự trên bộ đối với Việt Nam với một sức mạnh chưa từng thấy ngay cả trong những năm diễn ra cuộc chiến Việt - Mỹ.
 
Bắc Kinh, khí đó cũng mới chỉ ra khỏi thời kỳ “cách mạng văn hóa” đẫm máu và để lại sự tàn phá ghê gớm, nghi rằng đằng sau sự trợ giúp của Việt Nam đối với nhân dân Cam Bốt là dụng ý của Moscow, nhằm cô lập hóa Trung Quốc. Tất nhiên vào dạo ấy điện Kremlin cũng có đủ vấn đề phải lo nghĩ, vì Liên Xô đang bên bờ vực thẳm của sự sụp đổ về kinh tế.

Cuộc chiến với Hoa Kỳ về công nghệ, được đẩy lên cực điểm trong cuộc chạy đua quân sự mang tên “Chiến tranh giữa các vì sao” của Ronald Reagan, rốt cục đã khiến Liên bang Xô-viết sụp đổ. Trung Quốc có thể an tâm, rằng trong một thời gian dài Moscow sẽ không đe dọa họ về quân sự, và gần như đồng thời với sự tan rã của đế chế này, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc được bình thường hóa.

Vào thời điểm các sự kiện kể trên xảy ra - cách đây cũng đã hơn 35 năm -, Hoa Kỳ còn chưa có đại diện ngoại giao tại Hà Nội. Nếu ai đó nói với tôi, một phóng viên nước ngoài ở Hà Nội năm 1981, “cậu sẽ thấy, vài thập niên nữa USA sẽ là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam”, khả năng là tôi sẽ phì cười. Điều đó giờ đã là một thực tế...
Nguyễn Hoàng Linh dịch từ nguyên bản tiếng Hungary

http://nhipcauthegioi.hu/lich-su/Nhin-lai-chien-tranh-Viet-Trung-Phan-2-VAI-KY-UC-CUA-MOT-PHONG-VIEN-5039.html


8.


Ký ức 17/2/1979: Chuyện của người lính sống sót ở pháo đài tử thủ Đồng Đăng

(VTC News) - Chúng dùng súng phun lửa, thả lựu đạn,chất hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn.


Kỳ 1: Ngày 17/2 khốc liệt


Đồng Đăng, Lạng Sơn trong một chiều mưa phùn lất phất, cái lạnh lẽo cuối mùa đông làm khung cảnh thêm buồn bã.

Ngoài quốc lộ, hàng đoàn xe container xếp thành hàng dài, chở đầy hàng hóa chờ xuất sang Trung Quốc.

Không ai để ý tới bóng dáng một người đàn ông hơn 50 tuổi tập tễnh khó nhọc bước về phía Pháo đài Đồng Đăng. 

Những người lớn tuổi nhận ra ông là một cựu binh thông qua bộ quân phục cũ kỹ khoác trên người. Người cựu binh đó đã trải qua những giây phút sinh tử của chiến tranh, mà bằng chứng là những vết sẹo chằng chịt trên khuôn mặt khắc khổ.

Bất chợt, ông run rẩy, ngâm những câu thơ trong bài thơ “Thần chiến thắng” của Chế Lan Viên: “Ôi, ta yêu đến đau thương Tổ quốc của mình/ Mỗi đất nước có một số phận riêng, một cuộc đời riêng, có phải?/... Cái ta xây cất mười năm, chúng thiêu tàn một buổi/ Tội ác ấy muôn đời không xóa nổi…”.

Những câu thơ đau ruột xót lòng. Hơn 36 năm sau cuộc chiến, những câu thơ ấy vẫn lay động tâm can, thức tỉnh ý thức con người.
Pháo đài Đồng Đăng hoang tàn đổ nát, cỏ mọc kít mít 
Pháo đài Đồng Đăng – nơi diễn ra cuộc chiến anh hùng của mấy trăm chiến sỹ chống lại quân xâm lược Trung Quốc giờ quá hoang tàn, đổ nát. Người cựu binh đến đây, chỉ thấy rác lẫn kim tiêm của con nghiện vứt lại. Không một tấm bia, không một hình ảnh.

Hỏi chuyện xung quanh, thì nhiều người cũng chỉ biết rằng cuộc chiến ở Đồng Đăng, nhất là khu vực pháo đài nghe nói khủng khiếp lắm. Nhưng ít ai được chứng kiến, vì phần lớn đều chạy loạn khi cuộc chiến nổ ra, hoặc về sau họ mới tìm lên đây sinh sống. 

Xung quanh pháo đài, tường đá đổ nát rêu phong, lau lách chi chít. 36 năm, lẽ nào cỏ dại đã mọc trùm ký ức? 

Nhiều tài liệu ghi chép, lực lượng phòng thủ tại pháo đài Đồng Đăng dù không được chi viện nhưng đã kiên cường chiến đấu suốt 5 ngày trời, trụ được cho tới ngày 22/2/1979. 
Ông Nguyễn Duy Thực kể lại thời khắc khốc liệt ở Pháo đài Đồng Đăng 
Ngày cuối cùng tại đây, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá đánh sập cửa chính. 

Chúng dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, chất hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng tất cả chiến sỹ cũng như dân quanh vùng chui vào pháo đài lánh nạn.

Ít ai biết rằng, vẫn có người sống sót. Và người cựu binh già đó là một trong mấy nhân chứng của cuộc chiến khốc liệt tại pháo đài Đồng Đăng 36 năm trước.

Ông là Nguyễn Duy Thực, ở phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. ông là cựu binh của Đại đội 42, Trung đoàn 4, Sư đoàn 3 đóng quân tại Lạng Sơn.

Ông Thực gia nhập quân ngũ và huấn luyện tại Lục Ngạn, Bắc Giang đầu năm 1978. 

Cuối năm đó, khi Trung Quốc rục rịch gây chiến suốt toàn dải biên giới phía bắc, đơn vị của ông được lệnh tập trung tại Lạng Sơn. Bản thân ông cùng đại đội của mình đóng quân tại pháo đài Đồng Đăng, nơi mà chỉ ít lâu sau đã diễn ra cuộc chiến bi tráng của vài trăm con người chống lại cả mấy sư đoàn quân xâm lược Trung Quốc.
Chiến tranh biên giới. (Ảnh: internet) 
Nhắc lại thời điểm 17/2/1979, ông Thực rưng rưng: “Các bạn còn trẻ, chưa được chứng kiến cũng như không hình dung được hết sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng dù sao tôi còn may mắn hơn nhiều những đồng đội đã mãi nằm lại nơi biên cương này”.

Với ông, dù đã trải qua 36 năm, nhưng những ký ức về cuộc chiến vẫn như mới vừa hôm qua, và nó vẫn cứ đeo đẳng mãi về sau.

Có người so sánh trận tử thủ ở Pháo đài Đồng Đăng với trận tử thủ tại Pháo đài Brest ở Belarus gần biên giới Ba Lan những ngày đầu quân phát xít Đức bắt đầu xâm lược Liên Xô năm 1941. Chúng giết hại dã man đến thường dân và người lính Hồng quân cuối cùng ở pháo đài này.
Năm 1979, Trung Quốc bất ngờ huy động hàng chục sư đoàn tấn công trên khắp tuyến biên giới với Việt Nam. Ở Trung Quốc, giới cầm quyền mị dân gọi đây là cuộc “phản kích tự vệ”, để “dạy cho Việt Nam một bài học”.


Tuy nhiên, lẽ phải không thuộc về Trung Quốc bởi họ không có lý do nào chính đáng để giải thích cho hành động xâm lược này.

Trước đó, lúc mới hành quân lên biên giới, ông Thực cùng anh em Đại đội 42 đã chia nhau đào công sự, trấn giữ các mỏm đồi. Tuy nhiên, lán trại mới được dựng lên, vữa trát còn chưa khô, mái gianh còn xanh lá, mới có mấy ngày đã xảy ra chiến tranh.

Người cựu binh già nhớ lại: 5h sáng ngày 17/2/1979, lúc mọi người đang chuẩn bị tập thể dục, thì bất ngờ phía bên kia biên giới, cách chỗ lán trại có vài km, tiếng pháo bắt đầu nổ ùng oàng, ánh chớp sáng rực góc trời, liên tiếp những quả đạn vượt qua pháo đài rơi xuống thị trấn Đồng Đăng.

Không ai bảo ai, mọi người đồng thanh hô to: “Tàu đánh rồi”. Tất cả chạy qua kho quân khí, mỗi người cầm 1 khẩu súng và tức khắc chạy lên các chốt phòng thủ.

Sau màn rót pháo, chỉ trong phút chốc, quân Trung Quốc rầm rộ tiến vào Đồng Đăng.

Đi đầu là xe tăng, bò lên bắn vào các cao điểm, phía sau là quân Trung Quốc tiến lên đủ chủng loại, kẻ chạy bộ, kẻ đi ngựa, kẻ ngồi trên xe quân sự tiến lên.
Thị trấn Đồng Đăng nhìn từ pháo đài 
Một phát đạn B40 phóng xuống đám lính đầu tiên tiến gần đến pháo đài, cả tiểu đội tan xác. Những tên gần đó tóc tai cháy xém, mặt mũi lộ vẻ kinh hoảng, ngần ngừ không dám tiến. Ngay tức khắc, chúng bị những tên đi sau bắn chết, rồi cả biển người lầm lũi tiến lên, bất chấp súng đạn.

B40, ĐKZ, AK bắn toét cả nòng súng cũng không xuể trước chiến thuật biển người của quân Trung Quốc, ông Thực cùng đồng đội phải rút dần vào pháo đài cố thủ.

Đến trưa 17/2, các chốt cố thủ của Đại đội 42 từ con đường quanh đồi thông dẫn đến pháo đài cũng lần lượt bị mất. 

Về sau mới biết, bên cạnh ưu thế về lực lượng, lại chủ động về thời gian xâm lấn, quân Trung Quốc còn được sự hỗ trợ của bọn phản động người Hoa. Chúng cắt hết dây thông tin liên lạc, dẫn lính Trung Quốc theo các đường hẻm lên chốt, những vị trí đóng quân của ta.

Trong pháo đài lúc đó có khoảng 700 con người, bao gồm Đại đội 42, một đơn vị cảnh sát dã chiến Đồng Đăng, công an vũ trang, cùng một số người dân chạy loạn tìm lên.

Lương thực dự trữ chỉ có chút ít, nhưng quân Trung Quốc tiến vào đã phá sạch, cướp sạch.

Một đồng đội kể lại với ông Thực rằng, ông chứng kiến phía sau đám lính là một đội dân binh rất đông di chuyển theo để hỗ trợ. Chúng là đội quân ô hợp hôi của. Chúng vào nhà dân bắt gà, bắt lợn chọc tiết, xuống cả ao bắt cá... Đám quân ô hợp ấy đặt bộc phá giật đổ nhà cửa dân cư.

Trên đường tìm về pháo đài, người đồng đội ấy đã tiêu diệt thêm mấy tên lính Trung Quốc. Khi chạy qua đám xác chết, ông còn gặp một tên chết trong tư thế hai tay còn ôm chặt bao khoai lang.

Còn tiếp...



Hải Minh
http://www.vtc.vn/ky-uc-1721979-chuyen-cua-nguoi-linh-song-sot-o-phao-dai-tu-thu-dong-dang-d194910.html















7.

Thứ năm, 16/2/2017 | 20:57 GMT+7
|

Không kịp di tản khi quân Trung Quốc tràn sang năm 1979, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng.

Câu chuyện được các nhân chứng kể lại năm 2016.










http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/vu-tham-sat-43-phu-nu-tre-em-trong-chien-tranh-bien-gioi-phia-bac-3542543.html


6. Cũng tương tự như cụ Nguyễn Hải Hoành, bác Trần Đăng Tuấn nhớ lại thời lưu học ở Nga:

"
Tôi vẫn nhớ như mới hôm qua đêm 17.2.1979 tại Maxcova.
Hồi đó thông tin không nhanh như bây giờ. Cho đến tối hôm đó (là gần đêm ở Việt Nam), sinh viên Việt Nam trong ký túc nhà lớn chứa hàng ngàn sinh viên (Nhà DAC của Đại học tổng hợp Lomonoxop) mới nghe sóng Đài TNVN và biết đất nước đã bị tấn công.
Bằng cách nào đó toàn bộ sinh viên thuộc rất nhiều nước và sinh viên Liên xô ở chung trong KTX này cũng biết tin.
Các sinh viên Việt Nam thì im phăng phắc. Không bất ngờ, cảm giác của chúng tôi lúc đó là căm phẫn, và day dứt có lỗi vì đang ở nơi bình yên và đầy đủ. Ngược lại, các bạn bè Liên xô và nước khác thì sôi sục, ùa vào từng phòng, tụ tập ngoài hành lang hét lên: "Рyки прочь от Вьетнама !" (Không được động đến Việt Nam!).
Có những sinh viên nước ngoài sống chung với sinh viên Việt, bình thường cũng có xích mích này nọ, nhưng lúc đó ôm lấy chúng tôi, thét lên câu trên, có người trào nước mắt. 
Rồi nhìn từ tầng cao qua cửa sổ, tôi thấy hàng đoàn sinh viên rời ký túc xá dẫm trên tuyết đi ra ngoài. Có ai đó nói : Ra sứ quán Trung Quốc.
Khi chúng tôi đi xe bus đến sứ quán Trung Quốc (cũng nằm gần khu chính của Đại học quốc gia Lomonoxop) thì đã rất đông sinh viên và người dân kéo đến. Lại một lần nữa hai cảnh trái ngược: Sinh viên Việt Nam đứng lầm lì, im lặng. Sinh viên nước ngoài và thanh niên Nga thì hét rất lớn. Trước cửa sứ quán một hàng rào lính cảnh vệ Liên Xô xếp hàng, nhưng không có bất cứ động tác gì cả. Rồi nhiều người xông đạp tuyết tiến đến gần hàng rào ném các vật khác nhau lên tường sứ quán. Cạnh tôi có một thanh niên người Nga. Sau khi hét khản tiếng, cầm cái gì đó, hình như lọ mực, xông thẳng xuống dưới phía hàng rào cảnh vệ, ném qua hàng rào vào trong. Một người lính trong hàng rào bảo vệ né ra nhường chỗ cho anh này xông vào gần hàng rào, rồi khi anh ấy ném xong quay ra thì lại bước lên vào vị trí cũ.
Sứ quán Trung Quốc đóng kín các cửa sổ và không bật đèn. Trên tầng thượng có một người lom khom cầm máy ảnh để chụp xuống. Chắc là để có bằng chứng về các hành vi "xâm phạm" lãnh địa sứ quán.
Sau này, tôi được biết tại một nước khác ở Đông Âu, tường sứ quán Trung Quốc bị ném lem nhem hết. Sứ quán đòi chính quyền bản địa bồi thường. Và được trả lời: "Chúng tôi sẽ có trách nhiệm bỏ tiền để xoá các vết bẩn trên tường Sứ quán. Còn vết bẩn trên mặt kẻ xâm lược thì - xin lỗi - các ông phải tự mà xoá".
Những ngày sau đấy sinh viên Việt Nam ít có tâm trạng học hành. Họp đơn vị và đều sẵn sàng về nước ngay nhập ngũ. Những anh là bộ đội đi học lúc nào cũng sôi sục.
Còn sinh viên Liên Xô thì họ có những hệ thống thông tin nội bộ riêng. Anh bạn Nga cùng ở với tôi vốn là sĩ quan xuất ngũ đi học. Anh nói bạn bè trong quân đội nói cho anh biết đơn vị họ trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu do cuộc chiến ở Việt Nam. Một tối anh hào hứng bảo tôi là vừa đi họp về. Là sĩ quan dự bị, anh nhận thông tin mọi quân nhân dự bị phải sẵn sàng trong trường hợp có lệnh động viên trở lại quân đội.
Ngày ấy không chỉ người Việt Nam mong mỏi được có hoà bình sau bằng ấy năm chiến tranh, và mọi bạn bè quốc tế cũng không thể chấp nhận một Việt Nam lại bị tấn công sau tất cả những gì đã diễn ra mấy chục năm. 
Giờ đây nhớ lại, cũng chỉ mong đến cháy lòng không bao giờ có bất cứ cuộc chiến nào như thế. Để con cháu chúng ta chỉ đi học, đi làm. Để không có ai sẽ phải cảm thương cho chúng ta. Vì bạn bè dẫu có cũng sẽ chẳng ai có thể vì chúng ta mà cầm súng.

"
https://www.facebook.com/trandangtuanavg/posts/1198013073648607





5.


LẠO LUỒN – LOẠN LẠC
“Lạo luồn” trong tiếng Tày và Nùng có nghĩa là “loạn lạc”, loạn lạc này ý chỉ “chiến tranh loạn lạc”. Mỗi khi nhắc tới hai từ “lạo luồn” các cụ, các bác quê tôi lại nhớ lại những ký ức của một thời đau thương không thể nào quên. Trong những câu chuyện kể về thời loạn lạc năm 1979, tôi còn nhớ mãi chuyện chạy giặc của cả bản tôi, chỉ nghe kể thôi, nhưng lớp trẻ chúng tôi ai nấy cũng đều cảm thấy chiến tranh thật vô cùng đáng sợ.
Bà tôi kể, hồi “lạo luồn” (02/1979), khi tiếng pháo thi nhau nổ ầm ầm xuống dọc vùng biên giới Việt – Trung thì ông tôi đang đi bộ đội, nhà có mỗi bà, bác gái (năm đó hơn 10 tuổi) và bố (năm đó mới gần 10 tuổi) nên việc chạy giặc thật là một nỗi kinh hoàng. Thời ấy bà một nách hai con, mang theo gạo, chăn, màn, quần áo dắt díu di tản xuống mạn Đồng Mỏ để ở nhờ người dân ở dưới đó, do tình hình bất ngờ nên bà chẳng kịp chuẩn bị gì cả, sáng tờ mờ mọi người trong bản được lệnh thả trâu, bò lên rừng; thả lợn, gà cho nó chạy tự do, cất giấu lương thực, thực phẩm vào rừng rồi dắt díu nhau chạy. Thời đấy đã có tàu, nhưng trong lúc loạn lạc, mọi người thi nhau sơ tản, với lại ai cũng nghĩ rằng chắc giặc chỉ đánh chiếm thị xã thôi, nên từng đoàn người dắt díu nhau dọc tuyến đường A1 cũ đi về phía Nam. Nơi dừng chân lâu nhất là mạn Đồng Mỏ, trong thời gian sơ tán do được bà con cưu mang, đùm bọc tận tình, hết lòng nhường cơm sẻ áo, vô tư chia ngọt sẻ bùi. Vậy nên nhiều gia đình đã nhận làm anh-em; nhiều người đã nhận cha-mẹ nuôi; nhận bạn tồng-pằng dạu… với nhau. Vậy nên, đến tận bây giờ, trong những sự kiện quan trọng lớn của gia đình, người ta vẫn nhớ để mời đến nhau, và khi gặp nhau, người ta thường kể cái thời ấy khó khăn mà chúng ta sống với nhau vô tư quá, có cơm ăn cơm, có sắn ăn sắn… thế mà vui.
Thời “lạo luồn” đã đi qua gần 4 thập niên, nhưng mỗi khi nhắc tới hai từ này, dường như những hình ảnh chạy giặc của những ngày đạn lửa vẫn không hề phai nhạt trong ký ức của những người đã từng trải qua thời kỳ khó khăn. Vậy nên, trong cuộc sống hàng ngày, các cụ, các ông, các bác vẫn luôn dạy con, cháu biết yêu quý giá trị của hòa bình. Chẳng như vậy, mà đã từng nhiều lần tôi thầm nghĩ, có lẽ người dân quê tôi, có lẽ hiểu rõ hơn ai hết về sự thảm khốc của chiến tranh và vì vậy nên trong bất kỳ lời khấn Thổ công trong dịp tết Nguyên đán nào, người Tày và Nùng quê tôi không quên “mùng hử tỳ phông pình an, mọi cừn hôn hỷ, sli ky hu nhùng” (chúc cho đất nước bình an, mọi người vui vẻ, bốn mùa tươi đẹp).
Hà Nội, ngày 17/02/2017
Lý Viết Trường

https://khaudeng.wordpress.com/2017/02/17/lao-lon-loan-lac/




4.


Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979

 Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, súng đã bất ngờ nổ đỏ dọc một rẻo đất hẹp ở biên giới phía bắc khi chúng ta vừa mới ra khỏi cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chúng ta cảm nhận được sức nặng của một tỷ người đến cỡ nào. Trước sự ngoan cường của người Việt, 3 tuần sau Trung Quốc đã phải rút quân về nước.
Thiếu tướng Lê Mã Lương có nhận định rằng sau 1975, Tổng bí thư Lê Duẩn là người đầu tiên khẳng định Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam, trong khi đó, nhiều tướng tá vẫn tin rằng khả năng này ít xảy ra. Sự nhận thức về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh của ông Lê Duẩn bắt đầu từ thời điểm nào, thưa ông?
Ông Lê Kiên Thành: Đấy là thời điểm xa hơn đấy rất nhiều, chắc từ những năm đầu thập niên 1960. Trong một chuyến đi thăm Trung Quốc, trong cuộc tiếp Mao Trạch Đông hỏi Việt Nam có bao nhiêu dân, ông Lê Duẩn trả lời là 30 triệu. Sau đó, Mao Trạch Đông hỏi về dân số của Lào, Campuchia, Thái Lan. Khi đó, Mao Trạch Đông nói “Thế thì ít quá, tôi sẽ dẫn 400 triệu bần nông xuống làm cách mạng ở Đông Nam Á”. Hồi đó dân số Trung Quốc vào khoảng 700 triệu.
Sau này có lúc Trung Quốc muốn đưa 200 xe ô tô tải giúp chúng ta chở hàng vào miền Nam với điều kiện lái xe là người Trung Quốc. Ông Ba kiên quyết không nhận cái xe nào. Giữa cuộc họp, ông đập bàn nói rằng thà không có còn hơn đưa sinh mệnh của đất nước vào sự nguy hiểm.
Thực ra, trong suốt cả cuộc kháng chiến, Trung Quốc ủng hộ mình bao nhiêu thì họ cũng luôn nghĩ về lợi ích của họ bấy nhiêu. Thế nhưng thiếu sự ủng hộ của họ, chúng ta cũng không chiến thắng được.
Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979
Ông Lê Kiên Thành.
Liệu có phải sự cảnh giác từ rất sớm đó góp phần khiến ông Lê Duẩn bị đánh giá là quá quyết liệt trong mối quan hệ với Trung Quốc thời kỳ sau 1975?
Ông Lê Kiên Thành: Ông ấy quyết liệt đủ đến độ để họ không thể hiện dã tâm từ đầu. Nhưng cũng ít đến độ họ vẫn phải tiếp tục ủng hộ mình. Nhiều người nói là vì ông găng quá nên xảy ra cuộc chiến. Nhưng tôi nghĩ điều đó sai.
Nếu nhìn về lịch sử từ xưa đến nay sẽ rõ. Cho nên đừng mơ hồ chuyện đó.
Có một hình ảnh rất hay là bầy sư tử khi ngủ, nó luôn quay về phía mà nó nghĩ là có kẻ thù mạnh hơn. Sư tử là kẻ mạnh nhất trong khu rừng mà còn cảnh giác đến độ như vậy huống hồ chúng ta.
Năm 1979, đất nước chúng ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh có 4 năm. Với chúng ta bây giờ bốn năm là một khoảnh khắc. Còn đối với một dân tộc vừa đi ra khỏi một cuộc chiến tranh hàng chục năm, trên người đầy vết thương, đầy tang tóc...bốn năm đó thực sự đáng giá.
Thế nhưng, súng đã nổ trên một rẻo đất hẹp ở biên giới phía Bắc. Trong tất cả lịch sử chiến tranh của đất nước chưa bao giờ có chuyện như thế. Nước Mỹ mang 500.000 ngàn quân nhưng phải trải qua một thời gian rất dài, trong một không gian rất rộng gồm cả miền Nam.
Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn chúng ta cảm nhận được sức nặng của một tỷ người đến cỡ nào. Nhưng chúng ta đã chứng tỏ cho họ thấy điều đó là vô nghĩa. Từ biên giới vào có mười mấy cây số nhưng 1 tháng sau họ mới đặt chân được vào thành phố Lạng Sơn. Đó là điều ngay cả người Trung Quốc cũng không nghĩ tới.
Sau này, tướng tá Trung Quốc đều nói với phương Tây rằng họ không tưởng tượng được tổn thất có thể khủng khiếp như thế. Hồi đó, chúng ta chỉ có một sư đoàn đóng ở biên giới, còn lại là dân quân, tự vệ, bộ đội địa phương. Trong khi đó Trung Quốc sử dụng tới 600.000 quân, tức là 60 sư đoàn.
Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979
Hình ảnh thị xã Cao Bằng bị quân Trung Quốc bắn phá tan hoang do nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường ghi lại. Khi đó, ông là cán bộ phòng biên tập ảnh của Nhà xuất bản Văn hóa được tăng cường lên biên giới phía Bắc cuối năm 1978. Từ lúc chiến sự xảy ra đến đầu tháng 3/1979, ông theo chân công an vũ trang đi khắp chiến trường Cao Bằng, ghi lại những hình ảnh chân thực của cuộc chiến 38 năm trước bằng một chiếc máy ảnh và 20 cuộn phim. Ảnh tư liệu.
Một số tài liệu nói rằng, trong cả hai chuyến thăm Trung Quốc trên cương vị Tổng bí thư năm 1975 và 1977, ông Lê Duẩn đều rút ngắn thời gian và không tổ chức tiệc đáp lễ như truyền thống?
Ông Lê Kiên Thành: Đó là thông tin sai, tất cả những chuyến thăm ấy đều trọn vẹn.
Thật ra đến năm 1976 hoặc trước đó, ông có gặp Đặng Tiểu Bình và hai người vẫn nói chuyện với nhau vẫn rất tình cảm. Chính Đặng Tiểu Bình là người nêu vấn đề là chuyện mấy hòn đảo đừng nói của ai vội, đấy là vấn đề lịch sử mà chúng ta đều phải bình tĩnh nhìn nhận.
Đặng Tiểu Bình với ông Ba có những mối quan hệ cá nhân rất khăng khít. Sau này, khi Đặng Tiểu Bình bị cách mạng văn hoá vùi dập, mỗi lần đi thăm Trung Quốc, ông vẫn tìm cách liên lạc với Đặng Tiểu Bình.
Cho nên, chuyện năm 1979 đối với ông Ba là một sự phản bội cá nhân của tình cảm giữa hai người bạn.
Giai đoạn 1978, ông Đặng Tiểu Bình đi thăm nhiều nước và tuyên bố sẽ dạy cho Việt Nam một bài học. Khi đó, ông Lê Duẩn nghĩ gì?
Ông Lê Kiên Thành: Về mặt cá nhân thì tôi không rõ, nhưng hai con người đó cũng là hai con người có trách nhiệm với hai Tổ quốc. Chắc là họ cũng chỉ nghĩ nhiều về Tổ quốc hơn là nghĩ về cá nhân. Đặng Tiểu Bình sẽ nghĩ là làm thế nào cho Trung Quốc tốt nhất và ông Lê Duẩn sẽ nghĩ làm thế nào cho Việt Nam tốt nhất. Đối với những con người ở vị trí đó, cái cá nhân như chúng ta vẫn nói là thứ gì đó rất khác.
Nhưng tôi thấy một lần ông đọc báo Nhân Dân và khi thấy vẽ tranh biếm hoạ đả kích Đặng Tiểu Bình thì ông ấy nhăn mặt nói: “Ba không bao giờ muốn người ta đả kích nhằm vào cá nhân như vậy”. Cái đó một phần vì ông là bạn của Đặng Tiểu Bình.
Từ 1977, những văn kiện gửi cho quân khu Quảng Châu nhấn mạnh tinh thần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh. Tại sao đến thời điểm đó, vẫn có rất ít người dự đoán được thời điểm Trung Quốc tấn công Việt Nam?
Ông Lê Kiên Thành: Trước chiến tranh nổ ra, có mời thư ký của ông Nguyễn Duy Trinh đến nói chuyện với cán bộ về tình hình và các khả năng. Ông nói hết tình hình, khả năng như nào, logic thì nó sẽ thế nào.
Vậy, những động thái từ phía Việt Nam để chuẩn bị cho một cuộc chiến ở phía Bắc thực ra đã bắt đầu từ thời điểm nào?
Ông Lê Kiên Thành: Có lẽ từ khi chúng ta giúp Campuchia tiêu diệt chế độ Polpot. Chúng ta vẫn nghĩ rằng chiến tranh nếu nổ ra chắc vẫn còn xa. Còn gần đến cỡ đó thì ít người nghĩ đến thật.
Chỉ hai tuần sau Tết, ngày  17/2, Trung Quốc bất ngờ nổ súng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc?
Ông Lê Kiên Thành: Thật ra, ngày đó là ngày cưới của tôi. Tối hôm đó tôi cưới thì sáng Trung Quốc nổ súng đánh biên giới. Tối hôm đó vẫn rất bình thường. Sau này, có người nói sao đánh nhau lại còn cưới. Nhưng họ không hiểu rằng trong cuộc kháng chiến, có rất nhiều đám cưới trên chiến hào, trong hầm trú bom.
Bởi vì, cuộc kháng chiến của mình dài quá, nhiều trẻ em sinh ra trong tiếng bom nổ. Nếu chúng ta không tạo ra được cuộc sống bình thường trong cuộc chiến đấu này, chúng ta không thể duy trì cuộc chiến tranh dài đến thế.
Đấy cũng là lý do để sau này tôi muốn con tôi cháu tôi nhớ rằng cha mẹ, ông bà đã làm đám cưới trong một ngày trên biên giới phía bắc, tiếng súng của sự dã man và phản bội đã vang lên.
Tổng bí thư Lê Duẩn có tham dự đám cưới của con trai mình không?
Ông Lê Kiên Thành: Có chứ. Có cả ông Trường Chinh và nhiều thành viên Bộ Chính trị. Lãnh đạo đơn vị tôi cũng có mặt ở đó. Họ căng thẳng lắm khi nghe Trung Quốc đánh trên toàn tuyến. Nhưng khi đến đám cưới mọi người nói chuyện bình thường, nét mặt các ông lãnh đạo bình thường. Ở các ông già toát lên một sự tự tin ghê gớm.
Ừ thì cuộc chiến xảy ra sớm nhưng là điều mình nghĩ từ 10-20 năm. Thực tế đã xảy ra như thế. Một tháng sau người Trung Quốc mới đặt chân đến thị xã Lạng Sơn, cách biên giới có 12 km. Nếu đi bình thường chỉ mất 20 phút nhưng Trung Quốc với từng ấy quân lính, từng ấy xe tăng thì một tháng sau mới chiếm được thị xã nhỏ bé của mình. Đừng nghĩ sẽ đi đâu xa.
Ông Lê Kiên Thành nói về cha và ngày 17/2/1979
Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn gục tại bản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng). Bộ đội bám trụ từng hốc suối, bìa rừng, đánh bật quân Trung Quốc lùi dần về phía đường biên. Báo Quân đội nhân dân số Thứ Sáu, ngày 23/2/1979 đăng "Trong 5 ngày (từ 17 đến 21/2), quân dân các tỉnh biên giới diệt 12.000 địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 14 tiểu đoàn, bắn cháy, phá hủy 140 xe tăng, xe thiết giáp, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự". Ảnh tư liệu.
Sau khi Trung Quốc rút, ông Lê Duẩn là người quyết định không truy kích. Quyết định đó được đưa ra như thế nào?
Ông Lê Kiên Thành: Thực ra cái mình muốn nhất là Trung Quốc không đánh. Nhưng điều đó lại xảy ra rồi. Giết thêm 1-2 vạn quân nữa thì không có ý nghĩa, chỉ thêm nhiều người Trung Quốc căm thù người mình.
Cũng chính ông Lê Duẩn khi miền Nam giải phóng, có người đã xin xử bắn một số người kẻ ác phía hàng ngũ Việt Nam cộng hoà, ông không đồng ý. Những người ấy ác thật, họ mổ bụng, họ tra tấn đồng chí của mình thật. Trong chiến tranh, người ta có thể chấp nhận cái chết, nhưng trong hoà bình thì lại không thể chấp nhận được.

Còn ý kiến cho rằng Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới là để thử khả năng phòng ngự của Việt Nam và khả năng Liên Xô sẽ giúp đỡ Việt Nam như thế nào?

Ông Lê Kiên Thành: Tôi không nghĩ Trung Quốc thử. Hiệp định Việt Nam ký với Liên Xô diễn ra là sau 17/2. Người Việt Nam đều hiểu chúng ta trông đợi nhất vào chính chúng ta thôi, khó có thể trông đợi người nào khác.
Tôi cũng không nghĩ Trung Quốc đánh để thử Liên Xô, vì đó là một trò chơi quá đắt tiền, quá mạo hiểm và quá dã man. Họ có những mưu đồ khác. Sâu xa nếu mà được là phải rút được quân Việt Nam ra khỏi Campuchia để cứu Pol Pot, nhưng điều đó không thực hiện được. Thứ hai là Trung Quốc muốn chứng tỏ điều Trung Quốc làm được mà Mỹ không làm được. Cuối cùng thì Trung Quốc cũng không làm được.
Ông Lê Duẩn có lường được rằng cuộc chiến tranh biên giới sẽ kéo dài đến 10 năm sau mới kết thúc không?
Ông Lê Kiên Thành: Ngay cả bây giờ, Trung Quốc vẫn muốn người Việt Nam không thích ông Lê Duẩn chỉ vì một vấn đề là ông ấy đại diện cho một ý chí của những người muốn cảnh giác với Trung Quốc.
Tôi lên biên giới, vào Mục Nam Quan (sau này đổi thành Hữu Nghị Quan), họ treo ảnh các lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc, trừ ông Lê Duẩn. Và tôi lại cảm thấy tự hào kinh khủng vì có một người ba hay thật, người mà đến khi chết vẫn nghĩ giữ nguyên vẹn đất nước Việt Nam này, không mua bán, không mặc cả. Nếu là anh em thì hoà thuận, còn không thì chết chúng tôi cũng giữ đất nước này.
Quốc Việtthực hiện
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/doithoai/chien-tranh-bien-gioi-17-2-ong-e-kien-thanh-noi-ve-cha-va-ngay-17-2-1979-356936.html



3. Thơ của Nguyễn Duy ở thời khắc đó

Lạng Sơn, 18-2-1979

CHIẾN TRANH…

Nhà thơ Nguyễn Duy có mặt tại Tam Lung, Lạng Sơn khi Đồng Đăng – cách đó 6km – đã thất thủ và ở lại Lạng Sơn cho đến khi quân ta phải bỏ mặt trận này. Hôm qua, trên đường quay lại “chiến trường xưa”, gặp lại các thành viên trong “tổ tự vệ” trường Đông Kinh Phố, thị xã Lạng Sơn, Nguyễn Duy đã đọc lại hai bài thơ ông viết vào những ngày đầu Chiến tranh Biên giới. Chúng ta có thể cảm nhận được “chiến tranh” thông qua cảm xúc không chỉ của bài thơ mà cả trong giọng đọc của ông.


DẠ HƯƠNG
Sẽ rất nhớ dáng người vừa thoáng gặp/chiều Lạng Sơn súng nổ rụng hoa đào/ những giọt máu của vườn cây vung vãi/ trường sơ tán rồi, cô giáo còn chốt lại/ khẩu súng thép chéo lưng con gái/ ôi tấm lưng kia ngỡ sinh ra để mà mềm mại/ dáng điệu ấy chốt lại lòng ta mãi/ như dạ hương thoáng gặp một đêm nào (Lạng Sơn, 22-2-1979 chứ không phải viết ngày 19 như nhà thơ nhớ nhầm)

LÊN MẶT TRẬN, NGÀY ĐẦU…
Lên xứ Lạng/ chưa thấy thành Tiên Xây/ đâu chùa Tam Thanh/ đâu nàng Tô Thị…/ Quân giặc tràn qua đèo Hữu Nghị/ Đồng Đăng thất thủ rồi/ pháo Bằng Tường dội sang xối xả/ dằng dặc dòng người sơ tán đổ về xuôi/ Lẫn lộn người Kinh, người Tày, người Dao/ nào gánh, nào xe, nào gùi, nào vác/ hiển hiện những ngày xưa loạn lạc/ biên ải xưa giặc giã mới tràn vào/ những gương mặt nghìn năm đanh sắt lại/ máu lửa ngỡ cũ rồi mà vẫn mới/ vẫn mới cả nón mê cả áo vá chân trần…/ Miếng cơm ăn lẫn cát bụi bên đường/ giấc ngủ ngồi che hờ tàu lá chuối/ ngôi nhà không bỏ trống sau lưng/ đàn trâu lang thang lũ gà con xao xác/ lũ trẻ con mắt tròn ngơ ngác/ chân trẻ con lũn cũn chạy như đùa/ Trẻ con trên ôtô, trên xe trâu, xe thồ/ trẻ con trên lưng trẻ con trên tay/ trẻ con lon ton níu váy níu áo/ đòn gánh nữa kìa kẽo kẹt nghiến trên vai/ một đầu gánh là trẻ con còn đầu kia là nồi là gạo/ mắt trẻ con cứ tròn thao láo/ như hòn sỏi ném theo đoàn quân đi…/ Bao lứa trẻ từng lớn lên như thế/ gặp lũ trẻ con nay bắt gặp tuổi thơ mình/ tuổi thơ của em/ tuổi thơ của anh/ gặp lại cả mấy thời chạy loạn/ thời là tản cư thời là sơ tán/ gian nan xưa cứ tưởng đã cũ rồi!/ Quân đi, quân đi/ ngược lên biên giới/có cái nhìn như sỏi ném sau tôi… (Lạng Sơn,18-2-1979 chứ không phải ngày 17 )

https://newosin.wordpress.com/2017/02/16/lang-son18-2-1979/


2.

Tháng 2/1979: Những ngày trong trại tập trung bên kia biên giới

 “Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người  Việt Nam bị đưa vào đó.”
Buổi sáng hỗn loạn

Chiến tranh chống Mỹ kết thúc, quân nhân Hoàng Trọng Dương giải ngũ về quê, được bổ nhiệm là bí thư, chủ tịch xã Đại Đồng, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Nhưng sự bình yên bị gián đoạn bởi quân xâm lược. Khi tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới Việt - Trung, anh lại cầm súng chiến đấu bảo vệ từng tấc đất quê hương, bảo vệ từng người dân thân yêu trên đúng mảnh đất cha ông anh đã gây dựng từ ngàn đời.

Rạng sáng 17/2/1979, phía Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam. Tại Lạng Sơn, quân Trung Quốc tràn vào cửa khẩu Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn, lửa đã cháy và máu đã đổ ở khắp nơi. Khu vực pháo đài Đồng Đăng hơn 400 quân và dân Việt Nam đã bị giết bởi pháo đạn của quân xâm lược.

Mời quí vị xem video ông Hoàng Trọng Dương kể chuyện sáng 17/2/1979. Cầu Bản Trại trên sông Kỳ Cùng, nơi anh Hoàng Dư nhìn thấy cả "dòng sông xác chết" trong buổi sáng 17/2/1979.











Ông Hoàng Trọng Dương, khi đó là bí thư xã Đại Đồng, Tràng Định, cũng là thành viên đội dân quân xã không bao giờ có thể quên thời khắc: “rạng sáng 17, cả dải biên giới sáng rực đạn pháo. Tiếng ùng oàng liên tiếp. Người dân được lệnh di tản khẩn cấp, dân quân ở lại chiến đấu bảo vệ bản làng.

Người già phụ nữ trẻ em bồng bế nhau chạy, đằng sau, đạn pháo vẫn nã đuổi theo họ.

Anh Hoàng Dư, cũng người làng Đại Đồng kể, khi đó mới 17 tuổi và là thành viên đội dân quân xã. Anh là một trong những người cuối cùng rời bản làng.

Men theo bờ ruộng ven rừng, chạy ra đến cầu Bản Trại, anh tậm mắt nhìn thấy dòng sông Kỳ Cùng “đầy xác người” trôi nổi. Hầu hết là phụ nữ và trẻ em.
Từ trái sang, các nhân chứng: Hoàng Văn Ngọc, Hoàng Văn Đâu, Hoàng Văn Nghiệp và Hoàng Trọng Dương. Ảnh: Hoàng Hường


Trong trại tập trung bên kia biên giới

Chạy được vài hôm, lương thực cạn kiệt. Nhiều người đàn ông can đảm ngược về làng tìm thực phẩm cho gia đình. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, anh Nông Văn Láu đã cùng vài người về lấy lương thực, không may lọt vào ổ phục kích của quân Trung Quốc. Chúng nhận ra anh Láu là dân quân nên đã bắn chết tại chỗ.

Một nhóm ba người đàn ông và hai phụ nữ khác cũng không may bị lính Trung Quốc bắt được.

Ông Hoàng Văn Ngọc và ông Hoàng Văn Đâu là hai trong nhóm 5 người làng Đại Đồng bị bắt đưa đi kể lại: “Chúng tôi bị đánh, bịt mắt, trói giật cánh tay và bị buộc vào nhau theo hàng dọc rồi bị dẫn đi rất xa. Đi bộ như thế cả ngày. Cả nhóm bị giải lên huyện Đông Khê, Cao Bằng. Ở đó, chúng tôi gặp nhiều người khác cũng bị bắt từ nhiều nơi, rồi tất cả bị đẩy lên tàu hỏa. Chuyến tàu chạy hết một ngày đêm, đến nơi nào đó trên đất Trung Quốc rồi tất cả bị đưa vào trại tập trung. Có cả nghìn người Việt Nam bị bắt sang đây”.

Clip nhân chứng Hoàng Văn Ngọc và Hoàng Văn Đâu kể chuyện bị bắt sang TQ:










Ở trại tập trung, những người dân Việt Nam hàng ngày bị buộc phải học về tình bạn bè giữa “hai nước là láng giềng cùng là đồng chí, cùng là anh em” và học cả về “tinh thần đoàn kết bền vững”…
Theo quan sát của những người bị bắt, hầu hết lính Trung  Quốc “đều sống ở các vùng giáp biên Việt Nam” vì họ đều nói tốt tiếng Tày, Nùng, vốn là ngôn ngữ phổ biến tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng.
Sau vài tháng, nhờ sự tác động của Hội Chữ thập đỏ quốc tế và thỏa thuận giữa hai nước, những người dân Việt Nam hiền lành lương thiện đã được quân xâm lược trả về với quê hương qua cửa khẩu Hữu Nghị.
38 lần tháng 2 đã trôi qua. Hàng năm cứ đến ngày 17/2, những người dân biên giới lại cùng nhau kể về cái buổi sáng “đỏ rực trời đạn pháo”, khắp nơi tiếng khóc xé lòng của trẻ thơ… hình ảnh những người phụ nữ hoảng loạn tìm cách trốn chạy đạn pháo của quân Trung Quốc xâm lược và cả hình ảnh của những người con anh dũng đã nằm xuống cho biên giới mùa xuân xanh trở lại.
Hoàng Hường 
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/suyngam/thang-2-1979-nhung-ngay-trong-trai-tap-trung-ben-kia-bien-gioi-356826.html




1. Đầu tiên là kí ức từ xa của bác Nguyễn Hải Hoành

"
Tháng 2/1979, tôi đang làm NCS ở Moskva. Ngày nào cũng xem tivi. Báo đài Nga những ngày ấy chủ yếu đưa tin về LX viện trợ quân sự cho VN chống cuộc xâm lược của TQ. Trên tivi có cảnh VN chiếm được 1 xe tăng TQ sơn chữ "Bát Nhất", chiến sĩ ta cười tươi như hoa lái chiếc xe chiến lợi phẩm ấy chạy về. (thế mà sau này chiếc xe ấy biến đâu mất, nghe nói bị bọn Tàu chiếm lại). 

Một hôm trên xe bus đến trường, tôi giở tờ Pravda ra đọc tin chiến sự ở VN. Mấy bà người Nga xúm lại hỏi: Lạng Sơn cách Hà Nội bao xa? Tôi đáp hơn 160 km. Các bà ồ lên: Chết thôi! Gần thế à? Ngày xưa bọn Đức mỗi ngày tiến sâu vào LX khoảng 200 km đấy. Báo hôm nay đưa tin bọn TQ đã chiếm Lạng Sơn, thế thì chỉ mai kia nó chiếm Hà Nội thôi! Thật đáng thương cho VN. Các bà lại hỏi: Thế Liên Xô giúp VN đến đâu rồi mà để TQ chiếm được LS? Lãnh đạo nước chúng tôi (tức LX) chỉ nói khoác thôi chứ có giúp gì đâu.

Một bà già ôm lấy tôi, gọi tôi là "sưnôk!" (con trai bé bỏng)

Tôi ứa nước mắt vì cảm động.

"
https://www.facebook.com/haihoanh.nguyen/posts/1435645186447087?pnref=story

1 nhận xét:

  1. 11. Lưu Trọng Văn (con trai Lưu Trọng Lư) gửi Lê Kiên Thành (con trai Lê Duẫn)

    Lưu Trọng Văn
    昨日 12:10 ·
    Vài nhời trao đổi với con trai ông Lê Duẩn.
    Gã quý trọng tâm huyết và cả những tư duy cấp tiến của ông Lê Kiên Thành con trai của ông Lê Duẩn về hiện trạng và tương lai đất nước.

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.