Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn càn-long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn càn-long. Hiển thị tất cả bài đăng

30/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (luận thêm của Nguyễn Duy Chính)

Việc đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính còn đang tiếp tục thực hiện. 

Bây giờ đưa thêm các luận chứng mà ông mới đưa ra để tiếp tục khẳng định Quang Trung thật đã sang Thanh triều kiến Càn Long.

12/10/2018

Vẫn về "Quang Trung thật" hay "giả" sang Thanh (phản luận của Lê Nguyễn Lưu)

Vấn đề "Quang Trung thật" hay "Quang Trung giả" đi sang nhà Thanh gặp Càn Long năm đó, hiện vẫn còn treo. Phía Nguyễn Duy Chính thì vẫn tiếp tục khẳng định Quang Trung thật (cụ Hồ Thơm thực sự đã sang nhà Thanh). Ngược lại, nhiều người khác thì cũng lại khẳng định đó chỉ là Quang Trung đóng thế mà thôi (cụ Hồ Thơm còn bận việc quốc nội tanh bành, lòng nào mà sang bên Thanh).

Bây giờ là phản luận khá thú vị của một nhà nghiên cứu ở Huế - học giả Lê Nguyễn Lưu quen biết.

06/04/2018

Người chữa khỏi bệnh cho vua Càn Long ngay cả khi đã mất : thần y Hoàng Đôn Hòa ở thời Mạc

Nhân vật Hoàng Đôn Hòa được xem là sống vào thời Mạc - Lê Trịnh giao tranh. Tức khoảng các thập niên 1550-1590. Thời kì đó, nhà Mạc là chính triều (vương triều chính thức của Đại Việt), còn Lê Trịnh thì là lực lượng nổi dậy ở địa phương.

Trong định niên đại của cá nhân tôi, tức sử quan của Giao Blog, thì Hoàng Đôn Hòa được xếp vào phạm trù vương triều Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (có gắn một chút với cả thời kì Cao Bằng).

15/03/2018

Một số thông tin bổ sung về danh tác "Sứ Hoa tùng vịnh" của Nguyễn Tông Quai

Hôm nay, đi bài  này trên Giao Blog để động viên một người bạn đang loay hoay 

Bài của Lê Thị Vỹ Phượng. Đã xuất bản năm 2012. Về tác phẩm danh tiếng Sứ Hoa tùng vịnh của Nguyễn Tông Quai (viết trên đường hai lần đi sứ nhà Thanh với tư cách phó sứ rồi chánh sứ; lần đi đầu tiên thì là phó sứ, còn chánh sứ là Nguyễn Kiều - phu quân của Đoàn Thị Điểm).

Tác giả trích phát biểu một phần từ luận văn thạc sĩ (Ngữ văn Hán Nôm) về Nguyễn Tông Quai. Bài đưa ra một số thông tin bổ sung cho nhận thức trước năm 2012 của học giới.

05/02/2018

Kí sự trên đường đi sứ với vua Quang Trung giả năm 1790 của Phan Huy Ích (bài Phạm Trọng Chánh)

Bài đọc vui là chính. Bởi như quan sát lâu nay của Giao Blog, thì ông Phạm Trọng Chánh là một tác giả viết rất khỏe, rất "đa di năng", và cũng rất ... liều, rất văng mạng (ví dụ ở đây, hay ở đây). Nhiều bài chỉ là xào xáo.

03/02/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 3

Tính sẽ bàn sang bức tranh thứ hai của phía nhà Thanh đang được bác Nguyễn Duy Chính sử dụng trong các nghiên cứu về Quang Trung, mà sử dụng một cách khá cẩu thả. Xong bức thứ hai, thì mới tính đến bức tranh thứ ba tức bức tranh được chụp đen trắng năm 1981 mà Trần Quang Đức vừa đưa ra xuất xứ (xem ở đây). Tuy nhiên, ở đây, vẫn phải dừng lại một chút, để nói thêm về bức tranh thứ nhất.

Đó là bức sau, cũng không được Nguyễn Duy Chính sử dụng một cách cẩn thận, đã được nói ở kì 2 trong loạt bài này (xem lại kì 2 ở đây).

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.