Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

15/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tới nghĩa trang ở Tokyo, viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Một cuộc viếng thăm qua mạng, nhờ hỗ trợ của các dịch vụ toàn cầu nhà google. Cũng là để hướng dẫn cho những bạn trẻ mới đến Tokyo mà muốn đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong (1884-1908).

Về chí sĩ Trần Đông Phong thì đọc cụ thể ở đây (bài đã đăng vào cuối năm 2016).

Đích đến cuối cùng phải là trong phạm vi vòng tròn màu đỏ mà tôi đánh dấu ở hình dưới đây (chú ý số 1-4A; hình được cắt ra từ bản đồ nghĩa trang Zoshigaya ở Tokyo - bản cập nhật tới tháng 7 năm 2017):

14/07/2017

Sách đã xuất bản của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (ông chủ Đại Nam lạc cảnh)

Chúng ta đã từng rất bất ngờ trước sức viết của doanh nhân này. Tục danh thấy xuất hiện trên báo chí Đại Việt của ông là "Dũng lò vôi".

Ông còn viết tên mình là Huỳnh Ngu Công.

Nêu ví dụ về sức viết của ông, thì ta đã thấy ông viết thơ tràng thiên ca ngợi Mẫu Liễu, hay đưa ra những nhận định thú vị về lịch sử Việt Nam - trong đó, tỏ rõ tinh thần "sử học đổi mới" đối với nhà Mạc.

Có thể xem lại ở đâyở đây (tháng 11/2014), và ở đây  (tháng 6/2015).

Về Tứ Phủ Công Đồng (một luận giải của Bách Việt Trùng Cửu)

Bài viết có một số luận giải thú vị.

Vẫn như mọi khi, ý tưởng của Bách Việt Trùng Cửu thường chạy trước tư liệu. Hoặc tư liệu thì không đủ căn cứ cho ý tưởng. Có khi tư liệu với ý tưởng mỗi thứ chạy một đằng.

Lưu Hiểu Ba, những vần thơ viết năm 1999 : Khát vọng cao chạy xa bay

"vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo
anh muốn ngả người nằm xuống dưới đôi chân em
đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất
liên quan đến cái sống và cái chết
con tim anh như tấm gương sáng
hạnh phúc dài lâu"

(Lưu Hiểu Ba, 12/8/1999)

13/07/2017

Võ thuật Việt Nam hiện nay : điểm mặt anh tài Vịnh Xuân, Karate, Nam Huỳnh Đạo,..

Bắt đầu để ý đến chuỗi sự kiện võ thuật Việt Nam từ phát biểu của một môn sinh Vịnh Xuân là ông Hoàng Vĩnh Giang. Ông cũng đồng thời là một quan chức lâu năm của ngành thể thao Việt Nam.

12/07/2017

Chuyện có thật 2017 : võ sư Huỳnh làm lễ tiễn ngài Quan Công trở về Trung Quốc

Mới xem qua thì sẽ thấy việc làm của Huỳnh võ sư có gì đó ngồ ngộ.

Nhưng mình thì thấy thú vị.

Chỉ có điều, việc làm tương tự như Huỳnh võ sư ở Nhật Bản thì người ta làm có trình tự đàng hoàng, phải có lí luận đi trước, rồi lí luận phải thấm sâu tỏa rộng rồi thì mới thực hành. Và quan trọng, việc đó đã làm cách nay mấy trăm năm.

Bên ta, thì mãi tới 2017 mới tự phát làm như Huỳnh võ sư. Mà nhìn mấy chữ Hán viết xấu ma chê quỉ hờn của Huỳnh võ sư đưa ra, dù lòe được dân chúng không biết mô tê Hán tự thế nào, còn ngài Quan Công thì hẳn chun mũi mà thăng luôn.

Có nên tôn tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh làm "quốc giáo" ? (một phản luận tay ngang)

Bài lấy nguyên về từ trang Book Hunter (bookhunterclub.com). Vốn đã lên mạng từ tháng 1 năm 2017.

Tác giả hoàn toàn là một tay ngang về chủ đề tín ngưỡng Liễu Hạnh. Hoàn toàn mù mờ về những thuật ngữ như Tam Phủ, Tứ Phủ, Tứ Bất Tử,... Đọc mót được vài đoạn sách, liếc liếc một vài tấm ảnh, nhưng "xả súng" thì rất hăng.

Báng bổ đến mức viết như thế này: "Nếu Liễu Hạnh – một sự tổng hợp của Phan Thị Bích Hằng và MC Phan Anh – đáng được thờ thành thần, thì phải nói rằng hai nhân vật công chúng nêu trên cũng xứng đáng tương tự. Nhưng vì Hằng và Phan Anh chỉ là hai gương mặt nhảm nhí, ta không có lý do để tôn thờ một nhân vật nhảm nhí bằng cả hai vị này cộng lại với nhau".

Về lịch sử thì cuồng dại như thế này: "Ngày nay, ngay cả những người thờ Liễu Hạnh cũng phải thừa nhận rằng trong một thời gian dài, chính quyền Lê – Trịnh đã gạt tín ngưỡng thờ Liễu Hạnh ra ngoài vòng pháp luật, và dùng binh mã để đánh dẹp thẳng tay. Đỉnh cao của xung đột là cuộc chiến trên đất Thanh Hóa giữa Nội Đạo Tràng – một tôn giáo phù thủy miền núi dưới vỏ bọc nửa Đạo giáo, nửa Phật giáo mà chính quyền trung ương mượn tay, với tín ngưỡng miền biển thờ Liễu Hạnh. ".

Bây giờ là ngày 12 tháng 7 năm 2017.

11/07/2017

Làng quê Trình Phố và các chí sĩ địa phương, với phong trào Đông Du và Đông Kinh nghĩa thục (1905-1910)

Về làng Trình Phố, trên blog này, đã có đi một bài của tác giả Vũ Thị Nga (xem lại ở đây, tháng 12/2016).

Các chí sĩ ở địa phương thời cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thì có thể nêu trường hợp tiêu biểu là cha con Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan.

Hồi nhỏ, chúng tôi có khi còn mang gươm kiếm và các đồ dùng cũ của các cụ để lại ra chơi đùa, mà không hề biết rằng đó là những thứ quốc bảo ! 

Gần đây, nhân dịp kỉ niệm Đông Kinh nghĩa thục, con cháu cụ Ngô Quang Đoan đã lên Hà Nội vào ngày giới thiệu sách mới xuất bản (đã đi ở đây).

08/07/2017

Con cháu cụ Ngô với sách mới ra lò - Thư viện Quốc gia, tháng 7/2017

Ngày 8 tháng 7, trong lúc mình đang du lãng mạn phía bắc, khu vực Khoái Châu và Hiến Nam. Bây giờ, vào mạng thì mới biết tin.

Đó là con cháu các cụ Ngô Quang Bích - Ngô Quang Đoan (đã có một số tin liên quan trước đây, ví dụ ở đây hay ở đây).

07/07/2017

Cảm tưởng của một học sinh Việt Nam về những ngày trải nghiệm ở Asaba

Về những ngày trải nghiệm ở thị trấn Asaba (tên cũ) thuộc tỉnh Shizuoka (Nhật Bản), gắn với tấm bia tưởng niệm bác sĩ Asaba được Phan Bội Châu dựng năm 1918 tại địa phương, thì đã có một tổng quan ở đây (cuối năm 2016) và  ở đây (bản PDF toàn văn).

03/07/2017

Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh (toàn văn 36 trang)

Tên đầy đủ của bài là Về kết cấu kép ở trung tâm của truyền thuyết hệ thần Liễu Hạnh qua khảo sát thần tích Đệ tam tiên chúa được phụng thờ ở Nga Sơn và Nghĩa Hưng.

Đã điểm tin ở đây (tháng 4/2017).