Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn quan-và-lại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn quan-và-lại. Hiển thị tất cả bài đăng

24/10/2020

Thăm làng Đại Yên (Hà Nội), nhắc về chuyện năm 1927 quan chức địa phương đục khoét của công

Thi thoảng du lãng làng Đại Yên vào dịp có được thời gian. Ví dụ lần trước, là qua thăm một ông trưởng họ (xem lại ở đây).

Vừa rồi, tạt qua, thì lại ngẫu nhiên nhắc đến chuyện cũ cách nay tới cả 100 năm. Là chuyện bộ máy quan lại địa phương nhũng nhiễu dân và đục khoét của công. 

Đại khái như tin trên Hà Thành ngọ báo năm 1927 ở dưới.

14/11/2017

Thủ bút của bác Trương Minh Tuấn đã được gỡ bỏ, và những lỗi được chỉ ra thêm

Thủ bút của bộ trưởng Trương Minh Tuấn, nhắc lại thêm, là theo đúng chú thích của báo chí chính thống, thì đó là ảnh chụp của Tr.T.

Có nghĩa là Tr.T (hay ai đó là đại lí của Tr.T) đã chụp, rồi đăng lên báo chí chính thống (đã nói ở đây, và đã lưu ngay sau khi nó được Tr.T đưa lên mạng ở đây). 

06/11/2017

"Rác cao cấp" bủa vây các di tích trên toàn quốc : quan ta đã viết bậy vẽ láo từ lâu rồi

"Rác cao cấp" vây ráp các danh lam thắng cảnh hiện nay, thì chúng ta thấy báo chí, và nhất là mạng xã hội, lên tiếng từ lâu rồi. Ví dụ đã nói ở đây (từ năm 2012).

Nhưng đâu chỉ có quan thời nay, thời mà chúng ta đang sống.

Đâu chỉ nhức nhối với đám quan lại thời nay.

23/10/2017

Đâu chỉ tài sản, ngay lí lịch kê khai của quan chức Việt cũng mung lung

Mung lung, hay tù mù, khó nắm bắt, vì không biết đâu là thật đâu là giả. Ngay lí lịch còn thế. Nói gì đến tài sản công khai, với tài sản ngầm.

Ví dụ về trường hợp ông Đinh La Thăng theo tư liệu đưa về blog này từ hồi tháng 5 năm 2015 - tức là khi ông đang là Bộ trưởng Giao thông, mà không phải là bây giờ (tháng 10/2017, đã bị kỉ luật).

Xem cụ thể so sánh đồng cấp đã lưu hồi tháng 5 năm 2015, ở đây.

28/11/2016

Fidel không mũ cối (năm 1973)

Mũ cối, như đã nhắc qua ở entry trước (ở đây), tựa như là một thứ "bản sắc Việt". Hoặc chính xác hơn là "bản sắc" của quan lại Đại Việt. Từ thủ tướng và chủ tịch quốc hội, đến các bộ trưởng nam nữ, và cả Trịnh Xuân Thanh, đều một màu mũ cối.

Về chuyến tới thăm Việt Nam năm 1973 của Chủ tịch Fidel, thì đã đi ở đây (có hồi kí của người phiên dịch khi đó, sau là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao).

04/11/2016

Sau hỏa tai ở karaoke đường Trần Thái Tông, đọc tâm sự của một học viên học viện

Đường Trần Thái Tông vốn quen gọi là "đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài", vì lúc đầu chưa có tên mà là kết quả kéo dài của đường Nguyễn Phong Sắc.

Đường Nguyễn Phong Sắc thì chạy trước mặt học viện. Học viện gần karaoke là vì thế.

Một học viên của học viện vừa tâm sự, trên báo Nghệ An.

22/02/2015

Hóa vàng

Một số nhóm Tày Nùng có lễ hóa vàng vào mồng 4 (hôm nay). Không rõ là họ vốn có lễ này hay là học từ người Kinh và người Hoa.

14/12/2013

Đã trót xem sự kiện trước, thì nên liếc xéo vụ Triển hộ vệ bào chữa cho tử tù họ Dương

Sự kiện trước liên quan đến việc tìm mộ của liệt sĩ Phùng Chí Kiên và nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. 

Còn bây giờ là sự kiện đấu lí tại tòa án xử tập đoàn tham nhũng ụ nổi. Triển hộ vệ là một trong 3 luật sư nhận công việc thầy cãi giúp họ Dương.

Nguyên chú: "Luật sư Trần Đình Triển tại phiên xử"

11/12/2013

Dưới xóm tàu bay (1939) : Các quan và cô đầu chui gậm giường trốn

Bây giờ, tôi đang du lãng ở khu vực ngõ Sầm Công ngày trước. Nên post nhanh.

Xóm tàu bay ở Hà Nội hồi thập niên 1930 là để chỉ những chỗ sau (xem tư liệu dán lại ở phía dưới): Hàng Giấy, Bạch Mai, Khâm Thiên, Thái Hà, Sầm Công.

Hà Nội 1939

08/12/2013

Câu đố chưa giải được, suốt từ 1939 đến 2013

Quả thực câu đố chưa được giải, trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Câu hỏi thế này (bằng hình), trên báo năm 1939:



Bạn nào có thể trả lời chính xác đây ?

20/06/2013

Chuyện kể hiện đại về viên công sứ Pháp quyên sinh vì dân bị lụt ở Thái Bình (1913-2013)

Lời dẫn: Có một viên công sứ Pháp được cử về Thái Bình hồi đầu thế kỉ XX. Tổng đốc Thái Bình lúc đó là ông Phạm Văn Thụ. Hai ông, một Pháp và một Việt đã đi thị sát dân sinh vùng vỡ đê. Vỡ đê và chạy lụt là chuyện cơm bữa ở vùng đất Thái Bình.

Cuối cùng, viên công sứ đã quyên sinh vì tự thấy mình có lỗi. Xin được chết để chia sẻ với người nông dân bản xứ.