Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-hồng-long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-hồng-long. Hiển thị tất cả bài đăng

19/11/2020

Ảnh mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong chụp năm 2010, bởi một người chắt ngoại

Ảnh do bạn Phạm Hồng Long (một người chắt ngoại của chí sĩ Trần Đông Phong) chụp vào ngày 11 tháng 8 năm 2010.

Bạn Long lúc đó đang du học tại Tokyo, có một hôm đã liên lạc với Giao Blog hỏi về địa chỉ mộ phần. Giao Blog đã hướng dẫn cụ thể từ ngày 29/7/2010 (xem lại tư liệu đó ở đâyở đây). 

Sau đó, vào đầu tháng 8 năm 2010, Long đã tới viếng mộ cụ ngoại và chụp ảnh.

09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

15/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tới nghĩa trang ở Tokyo, viếng mộ chí sĩ Trần Đông Phong

Một cuộc viếng thăm qua mạng, nhờ hỗ trợ của các dịch vụ toàn cầu nhà google. Cũng là để hướng dẫn cho những bạn trẻ mới đến Tokyo mà muốn đến viếng mộ cụ Trần Đông Phong (1884-1908).

Về chí sĩ Trần Đông Phong thì đọc cụ thể ở đây (bài đã đăng vào cuối năm 2016).

Đích đến cuối cùng phải là trong phạm vi vòng tròn màu đỏ mà tôi đánh dấu ở hình dưới đây (chú ý số 1-4A; hình được cắt ra từ bản đồ nghĩa trang Zoshigaya ở Tokyo - bản cập nhật tới tháng 7 năm 2017):