Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1920s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1920s. Hiển thị tất cả bài đăng

21/08/2024

Đọc Nguyễn An Ninh viết về "văn hóa" 100 năm trước (tiếng Pháp 1923, bản dịch Nguyễn Thư)

Lúc bấy giờ,vào năm 1923, Nguyễn An Ninh viết như sau:

"Tôi nghĩ phải thú nhận ngay lập tức rằng tôi không hề coi việc nói tiếng Pháp với người An Nam là điều đáng tự hào. Ngôn ngữ An Nam vẫn còn quá lạc hậu chưa thể sánh với các ngôn ngữ châu Âu, thậm chí chưa thể sánh với các ngôn ngữ Viễn Đông. Nhưng đó không phải là lỗi của tôi. Tôi sẽ không dùng thứ ngôn ngữ quê mùa nửa Hoa nửa Việt của các nhà nho An Nam. Tôi đã cùng với anh bạn Ng. H. V [Nguyễn Háo Vĩnh (1893-1941)] thử dịch từ culture ra tiếng An Nam nhưng không tìm được một từ nào tương đối có thể diễn giải chính xác.

Nếu như từ văn hóa đã được cả châu Âu chấp nhận thì nó lại không thâm nhập được vào ngôn ngữ của ta, một ngôn ngữ đơn âm tiết. Cụm từ cầm kỳ thi họa có thể cho ta một ý niệm về văn hóa nhưng là một ý niệm không đầy đủ và có nguy cơ bị hiểu sai. Cầm là âm nhạc, kỳ là suy đoán trí tuệ, thi là văn chương, họa là tranh. Chúng tôi đành phải dùng cụm từ chung đúc học thức. Những ai có thể tìm ra từ đúng xin hãy khoan dung độ lượng với những người đi trước. Bây giờ tôi xin được vào vấn đề. Nhưng…"

11/04/2018

vở kịch "Chén thuốc độc" (1921), và ông chủ nhà sách Tân Dân trên phố Hàng Bông

Đó là cụ Vũ Đình Long. Một kịch tác gia lớp đầu ở Việt Nam, từ 1920s và 1930s đã nổi tiếng với vở kịch nói Chén thuốc độc. Mà đáng nhớ nhất trong gia tài của ông chính là nhà xuất bản Tân Dân. Người duy nhất ở Hà Thành lúc đó đủ sức chọi lại với ông Nhất Linh và các anh em.

17/09/2017

Tokyo vào tháng 9 : chuyện chưa hề cũ, được nhắc lại ở thời điểm Bắc Triều Tiên liên tiếp phóng tên lửa

Tên lửa do Bắc Triều Tiên phóng, từ lãnh thổ Bắc Triều Tiên, vượt biển, liên tục mấy lần bay qua bầu trời Nhật Bản (đã điểm tin ở đây). Năm 2017.

Sự kiện này làm chúng ta nhớ về một quá khứ đau buồn vào năm 1923. Người Nhật đã sát hại người Triều Tiên tại Tokyo vào năm đó.

26/08/2017

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.

11/04/2016

Thanh Minh và hội đạp thanh (qua một bài vịnh Kiều năm 1921)

Các nhà nho hồi đầu thế kỉ XX rất mê Kiều của Nguyễn Du.

Có ông còn mê mẩn đến mức đem Kiều (viết bằng chữ Nôm) ra mà vịnh. Kì quái là vịnh bằng chữ Hán. Tức dùng thơ chữ Hán để vịnh về những đoạn thơ Nôm của Nguyễn Du. Cái ngược đời ấy, nhất là khi quốc ngữ đã thịnh, cũng là một thứ chơi ngông.

Nhân tiết Thanh Minh 2016, thử dẫn một bài vịnh như vậy, đoạn về hội đạp thanh.

02/06/2014

Thanh gươm và đèn lồng Nhật Bản đã tới Hà Nội năm 1929, trong chiến lược liên minh với người Pháp

Đồng bệnh tương lân (cùng bị một bệnh thì thương cảm nhau), Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau. Người Nhật đang rất lo là Trung Quốc có thể vào ngay bước thứ 6 một cách bất thình lình, như không, bất cứ lúc nào, trong 6 bước đoạt ngôi soái ở châu Á.


Ảnh của Yamada, 1929, tại Hà Nội


Đèn lồng Nhật Bản

12/04/2014

Lời của người năm 1929 : Nỗi khổ tâm khi đấng linh thiêng xuất hiện, bị người đương thế chê cười, ngoảnh mặt, bịt mũi

Năm 1929. Tức cách nay gần một thế kỉ. Nỗi khổ tâm ấy được viết ra thành văn bản (văn tự quốc ngữ), để in ra thành sách, và xuất bản. Cũng may là Nam Bộ, quốc ngữ đã phổ cập, còn nếu ở ngoài Bắc thì biết làm cách nào (chữ Tây thì không, chữ Nho thì đã lỗi thời, quốc ngữ thì còn đang bị các cụ đồ như Nguyễn Khuyến với Tú Xương chê).

Nỗi khổ tâm ấy phần nào đã thấy qua màn công kích vào năm 1928, rằng: những người khai sáng là bọn ăn trộm, ngang nghiên đạo hình ảnh sách Tàu (đã in mãi thế kỉ 17) thành bìa sách của mình (in ở Nam Bộ đầu thế kỉ 20).

11/03/2014

Vệ sĩ của Đức Thầy trả lời về việc bị công kích là ăn trộm vào năm 1928

Mặc dù Đức Thầy giáng ý bảo "đừng trả lời", nhưng muộn lại một thời gian, một số vệ sĩ đã chính thức lên tiếng.

Mặc dù một đệ tử của Đức Thầy đã an ủi:"Dầu họ cho mình ngu ngốc đi nửa, cũng không hại, vì ngu ngốc mà cứ lo việc tu hành, còn quí hơn những người khôn khéo, thông minh trí hóa cao kỳ, mà mưu phương này bày thế nọ giựt của người", nhưng một số đệ tử khác thấy cần trả lời chính thức.

05/03/2014

Vào năm 1928, những người khai sáng đạo Cao Đài từng bị đả kích là bọn ăn trộm đã ngang nhiên đạo hình ảnh

Cao Đài là một tôn giáo được sinh ra ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX, được chính quyền công nhận, được bảo hộ bằng pháp luật. Bởi vậy, những tư liệu đưa lên đây chỉ có ý nghĩa là: nhìn lại thời kì đầu tiên của một tôn giáo, lúc mới thành lập, chịu dư luận của thế cuộc đương thời. Tất cả chỉ là tư liệu lịch sử, vốn đã có như vậy. Tôi hoàn toàn trung lập, tức không ở phe bài bác, cũng không ở phe ngợi ca/bảo vệ.

Cẩn thận ghi chú mấy dòng ở đầu, để tránh bị hiểu nhầm.

04/12/2013

sau Đông Du và Đông Kinh Nghĩa Thục, đến thời 1920s, người Nam ta còn rất kém hiểu biết về Nhật

Hôm trước, đã giới thiệu một mẩu Nguyễn Ái Quốc viết về Nhật Bản. Đó là năm 1923, và cụ quan tâm đến giai cấp hạ tiện ở Nhật lúc đó, là Eta. Để viết về Eta lúc đó, cụ rõ ràng dựa vào tài liệu tiếng Pháp. Và là tài liệu rất cập nhật. Một ý cụ muốn nói trong bài đó, là: muốn chủ nghĩa cộng sản bén mầm ở Nhật thì phải khai thác đám dân Eta.

Giương ngọn cờ lấy dân Eta ấy làm lực lượng nòng cốt của cách mạng xã hội, thì chủ nghĩa cộng sản thất bại ở Nhật Bản, là phải. Điều đó quá dễ hiểu trong bối cảnh văn hóa lịch sử Nhật Bản. Nếu Eta mà lên cầm quyền thì chắc không có nước Nhật ngày nay.

Hôm nay, xem một mẩu khác, cũng ở ngang ngang thời điểm cụ Nguyễn Ái Quốc viết tại Pháp. Đó là năm 1924, trên tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản ở trong nước.

Trích một mẩu từ một bài dài giới thiệu về nước Nhật trên tạp chí ấy:


Trang 192 trong một cuốn tạp chí do đại trí thức Phạm Quỳnh xuất bản, năm 1924