Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuế-thời-khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tuế-thời-khí. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man giữa mùa hoa Bỉ Ngạn, lúa chín đồng thu miền quê Itoshima 2024

Quê hương Itoshima đã bắt đầu chuẩn bị vào mùa gặt 2024.

Lúa chín trên những cánh đồng trải dài.

Những cánh đồng ấy được giữ lại từ một cuộc đầu tranh "giữ đất giữ chùa" của sư phụ chùa làng (xem lại ở đây). Tôi nhớ về tấm bia đá cỡ lớn ghi ơn công đức của nhà sư thuở trước và cũng nhớ về hình ảnh nhà sư thời nay đi cầu nguyện mỗi sáng quanh các cánh đồng.


Ai đó, năm nay, nói rằng: hoa Bỉ Ngạn là "hoa của âm phủ" ! Ôi, tư tưởng con người Nhật Bản cũng có những lưu đông khó lường ! Để cảnh tỉnh, một người khác nói: không có hoa âm phủ ! Xuống âm phủ rồi thì còn gì thấy được hoa ! Có chăng, chỉ nên nói là hoa biểu cảm cho nét buồn trong tâm tưởng của người ngắm mà thôi. Đấy là chuyện trao đi đổi lại trên cõi mạng mùa thu năm 2024, tôi liếc nhanh vào một chút mà thôi.

07/08/2024

Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.

Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".

Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).

Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.

25/01/2020

Phủ Tây Hồ mùng 1 Tết Canh Tý 2020 : lễ Mẫu, khẩu trang, bán muối

Mùng Một Tết nhiều năm nay, Phủ Tây Hồ trở thành điểm đến của rất nhiều người thủ đô và người trong toàn quốc.

Mùng Một Tết năm nay, năm Canh Tý 2020, nhằm Thứ Bảy ngày 25/1/2020, lướt nhanh, thì thấy có hai hiện tượng mới ở Phủ Tây Hồ:
- rất nhiều người đeo khẩu trang,
- việc bán muối lấy may được làm khá rôm rả.

Khẩu trang là phản ánh tình hình đáng lo ngại về đại dịch bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) từ trước Tết.

Bán muối, là một sáng tạo mới ở Phủ Tây Hồ trong ít năm trở lại đây.

01/01/2020

22/12/2019

Đông Chí ở Nhật Bản : tắm nước bưởi và mặt trời sáng dần lên

"Hôm nay là Đông Chí". Nhằm ngày 22 tháng 12 năm 2019.

Cảm giác về thời gian của người Nhật nhiều khi giống hệt với người Việt ! Đều rất chú ý đến Đông Chí.

Nhiều nơi trên đất Việt, hôm nay là ngày đi tảo mộ ông bà tổ tiên.

Còn ở Nhật thì nhiều người tắm nước bưởi (ngâm mình vào bồn nước nóng đã thả quả bưởi vào). Hoặc, có người chỉ là ao ước được tắm nước bưởi mà thôi !

Đông Chí là ngày ngắn nhất trong năm. Và từ mai, thì ngày sẽ dần dần dài ra chút một chút một. Mặt trời dần sáng ra, và dương khí cứ nhích dần dần lên.

13/10/2019

Rước thần từ núi xuống biển, giữa siêu bão ở các tỉnh phía Bắc Nhật Bản

Cơn bão 19 đang làm điên đảo các tỉnh thuộc vùng Quan Đông của Nhật Bản, mà trung tâm là thủ đô Tokyo. 

Nhưng ở miền Tây, tức vùng Quan Tây, trời mùa thu ngày Chủ Nhật, 13/10 năm 2019, rất đẹp và bình yên. Lại một mùa lễ hội rước thần từ đền trên núi xuống bãi biển. Rồi lại từ biển, rước các ngài trở về các đền trên núi.

Cũng tháng 10 này, của năm 2017, thì xem cụ thể ở đây.

14/01/2019

Đã hết Tết rồi, người Nhật nhóm lửa đốt những đồ trang trí năm mới

Trung tuần tháng 1 năm 2019 rồi, nên Tết ở Nhật Bản đã coi như hoàn toàn kết thúc. Dân ở khu làng chài đã ra bãi biển nhóm lửa và đốt !

Một sinh hoạt sau Tết rất quen thuộc. Ngày xưa, còn ở trong làng, mình khá bận rộn vào dịp này đây.

04/01/2019

Thế giới đã sang năm mới 2019, còn Việt Nam vẫn chưa có cảm giác

Một trong những nguyên nhân đẩy lùi sự phát triển bình thường, là cảm giác về thời gian do Tết Nguyên Đán tạo ra. 

Mấy nay, vẫn thấy nhiều người ghi nhầm là 2018 trong văn bản giấy tờ. Tuy đã sang năm 2019 được mấy ngày rồi. Không phải người bình thường, mà vừa thấy ngay cả ở nơi làm thủ tục hành chính, tức các cơ quan công quyền của quốc gia.

Mấy hôm nay, trời rất rét (nhiệt độ trong nhà chỉ khoảng 15 - 16 độ C), nhiều người bảo hợp với thời tiết của Tết. Nói xong, mấy ông mấy bà lại bảo, ờ, còn tới cả tháng nữa mới đến Tết. Biết đâu, đến đó thì lại nóng bừng bừng như mùa hè. Một ông bảo: có năm, vào ngày Tết thì mặc áo may ô và quần đùi, vì nóng quá !

26/07/2018

Dân Nhật biểu tình phản đối Olympic Tokyo 2020, với lí do : tuyển thủ các nước sẽ chết thiêu do quá nóng !

Có nhiều lí do được đưa ra, và người ta lập riêng một trang web để phản đối, các hoạt động biểu tình trên đường phố đang được diễn ra.

Trong đó, một lí do chính được nêu là: Olympic Tokyo 2020 sẽ khai mạc vào hạ tuần tháng 7, tức là dịp nóng nhất ở Nhật Bản (nhất là gần đây, cái nóng như thiêu liên tục diễn ra, ví dụ năm nay 2018 thì đọc ở đây). Người ta phê phán rằng: sinh mệnh của các tuyển thủ không hề được tính toán đến trong khi quyết định thời gian khai mạc. Ai lại ấn định khai mạc vào hạ tuần tháng 7 ?

21/07/2018

Mưa dầm dề cả tuần biến thủ đô thành Hà Lội sau World Cup 2018

Một mùa bóng đá thế giới sôi động, nhiều kịch tính và rất đáng nhớ (xem ở đây hay ở đây).

Rồi ngay sau đó là "cơn bão" giáo dục Đại Việt nổi lên từ Hà Giang (ở đây). Cơn bão này còn đang quét mạnh qua nhiều nơi nữa. Sức công phá của nó, hiện thời còn chưa lường hết được.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

27/03/2018

Sakura bung sớm, nơi nơi đang bừng sắc xuân

Bây giờ, mới là cuối tháng 3, mà anh đào đã bung nở tới tám chín phần, đôi chỗ đã là mãn khai. Vậy là có sớm hơn thường lệ. Bởi thời tiết ấm hơn thường niên.

Năm ngoái, mãi tới khoảng ngày 10 tháng 4 thì mới mãn khai (xem lại ở đây).

09/02/2018

Đất trời một màu tuyết vào thượng tuần tháng 2 năm 2018, nhìn từ xa

Bây giờ, ở trước cửa hàng gas của anh Nasu hay cửa hàng đồ điện tử của anh Hotta dưới phố huyện, cũng như cửa ngõ nhà cụ Tosu hàng xóm, đều một màu tuyết.

Công ty gia truyền của anh Nasu là nhà cung cấp gas đun bếp và phòng tắm trong toàn thời gian tôi ở thị trấn. Những mùa tranh cử Hội đồng Dân biểu thị trấn ngày trước, thì cửa hàng (văn phòng công ty) trở thành văn phòng của ứng cử viên Nasu. Bây giờ, chỗ ấy một màu tuyết.

01/01/2018

Ngày đầu năm mới, đi lễ đền là Di sản Văn hóa Thế giới

Đang là ngày 1 tháng 1 của năm mới ở Nhật Bản. Người Nhật gọi là gantan (tức Nguyên Đán). Nhiều gia đình ở khu vực nhà cũ trước đây của tôi đang đi lễ cụm đền thờ là Di sản Văn hóa Thế giới.

19/10/2017

Tiếp tục "ăn thu" ở một làng nông nghiệp : vì mưa, nên 2017 không rước

Hôm trước, là "ăn thu" của các làng chài. Lễ hội lớn nhất trong năm đã được diễn ra. Sau đó là cảnh chuẩn bị cho việc bán hàng (đã đi ở đâyở đây). "Ăn thu" ở các làng chài là "ăn biển" vào mùa thu.

Bây giờ là "ăn thu" ở các làng làm nông. Ở gần biển nhưng không đi biển, cuộc sống hiện tại hầu như không liên quan gì tới biển khơi. "Ăn thu" ở đây là "ăn lúa mới". Lễ hội lớn nhất trong năm thì toát lên ý: mừng cơm mới. Hệt như lễ thường tân (nếm cơm mới) ở làng xã Việt.

Một ngôi làng gắn bó với tôi trong một thời gian khá dài.

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.