Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
13/04/2025
Thông tin hội thảo 2025 về thánh địa Phủ Giầy Nam Định : "Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Phủ Bóng (Nguyệt Du cung)..."
26/01/2025
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 3 (bình phong và câu đối phía sau bình phong)
Tòa lăng đá, tức Lăng Mẫu Liễu Hạnh bằng đá Thanh Hóa (đá xanh, đá hồng), được hoàn thành năm 1938, có 4 cửa/cổng mở ra 4 hướng. Mỗi cổng có một bình phong theo phong cách thời Nguyễn.
Đây là ảnh toàn cảnh lăng đá được chúng tôi chụp đầu năm 2024.
22/01/2025
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 2 (từ lúc nào xuất hiện tên "Lăng Liễu Hạnh")
Ở bài 1, chúng ta đã nắm rõ việc đổi tên gọi của lăng: năm 2021, bằng văn bản chính thức, Bộ Văn hóa đã đổi từ tên "Lăng Liễu Hạnh" (có từ năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng.
Có thể tạm thấy quá trình như sau:
- Từ xa xưa, lăng của Liễu Hạnh công chúa luôn được địa phương và nhân dân thập phương gọi là "Lăng Mẫu", "Lăng Thánh Mẫu", "Lăng Mẫu Liễu Hạnh", "Lăng Mẹ",... Không ai gọi một cách bất kính là "Lăng Liễu Hạnh" cả.
- Đến năm 1975, khi ra quyết định công nhận di tích cho quần thể Phủ Giầy (sau đó là bằng công nhận được phát hành theo quyết định), thì cái tên "Lăng Liễu Hạnh" xuất hiện. Năm 1975 đã ra đời tên "Lăng Liễu Hạnh".
- Tên "Lăng Liễu Hạnh" là sản phẩm của một thời kì lịch sử đã qua đi, trong đó có nhiều năm chống mê tín di đoan rộng khắp, đền chùa miếu mạo từng bị phá hủy hàng loạt.
- Sau Đổi Mới, tín ngưỡng dân gian được dần phục hồi, đền chùa miếu mạo được trùng tu tôn tạo. Hội Phủ Giầy đã được mở thử nghiệm trở lại từ nửa sau thập 1990.
20/01/2025
"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 1 (thay đổi tên di tích cho đúng lịch sử và tín ngưỡng)
Lăng tọa lạc tại xứ Cây Đa (hay xứ Cây Đa Bóng) của xã An Thái huyện Thiên Bản danh tiếng xưa kia.
1. Xã An Thái (thời Lê và đầu thời Nguyễn) sau này được đổi thành xã Tiên Hương. Xã Tiên Hương sau này hợp nhất với các xã khác ở bên cạnh để thành xã Kim Thái ngày nay, nên "xã Tiên Hương" xưa trở thành "thôn Tiên Hương" ngày nay.
Lăng cũ xây gạch (trước năm 1938), qua ảnh và miêu tả của văn nhân, cũng đã thấy có qui mô. Ví dụ, có thể đọc miêu tả của các văn nhân như Kiều Oánh Mậu (viết năm 1910 khi ông tới thăm xã Tiên Hương), hay nhóm các nhà báo nhà khảo cứu danh tiếng là Thiện Đình và Trần Duy Vôn của Nam Định thời đầu 1930s.