Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghi-lễ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nghi-lễ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

07/08/2024

Lễ ra hè ở các nơi năm 2024 : Mở đầu là Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

 Hôm nay là ngày 4 tháng Bảy nông lịch. Như thường niên, lễ ra hè ở Phủ Tây Hồ được làm buổi sáng nay.

Ba tháng trước, cũng ngày mùng 4, là "vào hè". Hôm nay là "ra hè".

Không chỉ Việt Nam, ở vùng Đông Á, dịp này thường có nghi lễ tương tự ra hè ở Việt Nam (sẽ điểm sau).

Mở đầu là Phủ Tây Hồ "ra hè" với tư liệu của bạn Phan Anh Tuấn như thường khi - nhiều năm nay, như đã nói, khi tôi bận việc gì đó không lên được Phủ Tây Hồ thì đã có nhóm các bạn ấy truyền hình trực tiếp ! Sức mạnh của IT thật lớn.

16/01/2023

Đón tết Mèo 2023 : cùng trò chuyện trên VTC6 về lễ tạ cuối năm

Vào dịp cuối năm, tôi thường có trò chuyện ở đâu đó trên truyền thông. Ví dụ, cách đây đúng 12 năm là trả lời phỏng vấn của VTV về sự khác nhau giữa "con mèo" (Việt Nam) và "con thỏ" (các nước Đông Á khác), có thể xem lại ở đây; hoặc lần trước thì trao đổi về các hoạt động chuẩn bị Tết, tại trường quay ngoài trời mở tại làng Đồng Kỵ, có thể xem lại ở đây.

Lần trả lời về "mèo" và "thỏ" (năm 2012) thì phóng viên VTV đến tận nhà.

Lần này, vẫn là năm "mèo" (cũng là năm "thỏ"), sau 12 năm, thì đến trường quay của VTC6 tại phố Lạc Trung. Cùng trò chuyện là nghệ nhân ưu tú Lê Bá Linh - người của ngôi đền danh tiếng Linh Khiết linh từ ở phố Hàng Bạc đất Hà Thành.

18/01/2022

22/10/2021

Nghi lễ Phật giáo : tang lễ hòa thượng Thích Phổ Tuệ theo nghi thức Phật giáo cao nhất

Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ vừa tạ thế, hưởng thọ 105 tuổi (1917-2021).

Theo cáo phó vừa phát đi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tang lễ của hòa thượng sẽ được cử hành theo nghi thức Phật giáo cao nhất.

13/02/2018

Tiếp câu chuyện tồn tại hơn nửa thế kỉ: làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2018)

Riêng chỉ trên không gian blog, thì cũng đã tới cả chục năm cùng một chủ đề này. Cứ đến khoảng đầu mỗi năm (tháng 1 và tháng 2 dương lịch) thì tự nhiên sôi động trở lại. Thật ra, thì đã bắt đầu từ thập niên 1960. Tức cũng đã hơn cả nửa thế kỉ rồi. 

Tính đến đầu năm 2017, thì đã tập hợp ở đây.

Từ đây là bàn luận ở thời điểm năm 2018.

18/01/2017

Tiếp câu chuyện làm gì với hai cái Tết, dương lịch và âm lịch (thời điểm 2017)

Chủ đề hai cái Tết đã bàn nhiều năm qua trên blog này.

Từ thập niên 1960, đã có đề án bỏ âm lịch và Tết Nguyên đán, của nhóm Nguyễn Xiển (đăng lên blog từ 2010, đăng lại năm 2014, ở đây). Đề án Nguyễn Xiển đã được trình lên. Nhưng Hồ Chủ tịch đã bác.

Sau năm 2000, câu chuyện được bàn lại. Mấy năm nay lại có phần sôi động hơn (ví dụ xem các me giận dữ với bác Võ Tòng Xuân hồi các năm 2005-2009, ở đây).

02/04/2015

Kiệu rước đi ngược chiều trên đường Nguyễn Trãi

Việc kiệu rước đi ngược thế này đã thấy từ hồi thập niên 1990. Các làng được gọi là Mọc ở phía nam thành phố đã hợp sức khôi phục lại từ sau Đổi Mới. Chính tôi đã đi xem một lần thời giữa thập niên 1990.

Tiếc là lúc đó không chụp lại được cái ảnh nào (một số người chụp được thì sẽ tìm lại sau).

Còn dưới đây là hình ảnh của năm 2015, vừa diễn ra.

04/03/2015

Minh Thệ ở Hải Phòng và năm 2002, bây giờ kêu "chỉ toàn dân thề, quan không thề"

Mình phải nói luôn là: bản thân việc truy cứu lại cái năm 2002 là năm phục dựng lại lễ Minh Thệ ở Hải Phòng (như từ tháng 3 năm 2012, VTV hay phát), thì, là do mình đưa ra. Bài báo phổ thông đầu tiên mình viết để khẳng định là in vào tháng 3 năm 2011. 

28/02/2015

Kiệu rước Thánh bay là là mặt nước, quân kiệu bị quần bở hơi tai

Đã nói đến kiệu bay, và cũng đã nói kiệu lao tới tấp tấn công xe ở các entry trước (ở đâyở đây). Hôm nay, sẽ thấy hình ảnh kiệu rước bay là là mặt nước, và đám quân kiệu thì bị quần bở cả hơi tai.