Học giả Bùi Xuân Đính đang chia sẻ dần thành quả nghiên cứu về Bát Tràng trong nhiều năm của ông, mà là chia sẻ trên lưới trời Fb rộng rãi.
Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
10/03/2025
Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở các huyện biên giới tỉnh Lạng Sơn (bài Nguyễn Xuân Bách - Hoàng Minh Hiếu)
Lấy từ trang web của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc.
Bản trên web thì không thấy ghi tên tác giả. Chủ nhân Giao Blog tạm thời điền bù tên tác giả theo kỉ yếu hội thảo vào tháng 4 năm 2023 tại Phủ Tây Hồ.
17/02/2025
Kỉ niệm dọc đường dân tộc học của thầy Suenari 末成 : 1- ngôi "đình Sắc" ở Triều Khúc
Thầy Suenari đến Việt Nam điều tra dân tộc học lần đầu tiên vào năm 1992. Ông đến thăm làng Triều Khúc (Hà Nội) vào một lần nào đó, rồi quyết định chọn đây là điểm nghiên cứu điền dã dân tộc học dài hạn.
1. Đợt điều tra làng Triều Khúc lần đầu tiên là vào tháng 8 và tháng 9 năm 1994. Nhưng thời gian đó, ông còn du lãng khá nhiều làng mạc khác: Bối Khê, Phố Hiến, Mộ Trạch, Mộc Châu, đó đây ở Hà Tây (tên tỉnh lúc bấy giờ),...
12/01/2025
Sau nhiều năm, cùng thử xem lại sự kiện sắc phong chùa Nền bị mất rồi tìm lại được năm 2016
Về sự kiện chùa Nền tìm thấy sắc phong vào năm 2016, thì Giao Blog đã điểm tin ở đây (năm 2016).
Đây là một ngôi chùa có liên quan đến Đức Thánh Láng ở khu vực làng Láng, mà chúng tôi đã cùng khảo sát từ nhiều năm về trước (lần quân số tham gia khảo sát đông nhất có lẽ là vào năm 2010, lúc đó đáng nhớ là mọi người đều có máy ảnh cả - người thì máy ảnh chuyên dụng, người thì máy ảnh của điện thoại di động).
Bất giác thấy có một số điểm thú vị, cần xem chậm lại, đồng thời sẽ tiến hành điều tra bổ sung, nên đi thêm một entry này để cập nhật.
08/01/2025
Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo lên sắc phong Công chúa Liễu Hạnh (bài Lê Tuấn Dương)
Mình đã viết từ nhiều năm trước (năm 2018 và năm 2020):
- Chu Xuân Giao, 2018, “Vũ trụ quan Phật giáo phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỉ XVII”. Tạp chí Văn hóa Dân gian số 5 (179) : 25-37. .
- Chu Xuân Giao, 2020, “Vũ trụ quan Phật giáo Mật tông với trung tâm là núi lớn Tu Di ở tầng trời Đao Lợi của Đế Thích, phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỉ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (155): 34-54.
04/01/2025
Quá trình truyền giữ sắc phong cho hệ thần Liễu Hạnh của dòng họ Trần Lê thời cận hiện đại
Có Phủ Giầy Nam Định gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã sản sinh ra hệ thần Liễu Hạnh công chúa.
Lại có Phủ Giầy Sài Gòn cũng gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã từ quê hương Tiên Hương (xã Tiên Hương thời Nguyễn --- trước đó là xã An Thái thời Lê và đầu thời Nguyễn) đã di cư vào lập nghiệp tại Gia Định - Sài Gòn.
Phủ Giầy ở hai đầu đất nước đều gắn bó với dòng họ Trần Lê.
Bài đã đăng trong năm 2024, trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
29/12/2024
Sắc phong, ghi chép linh tinh đương đại - 1 : Buôn thần bán thánh sau thời Tự Đức ?
Đây là ghi chép linh tinh. Tiện khi nào thì ghi lại.
Các phát ngôn phải là ở dạng tôi trực tiếp nghe hoặc trực tiếp đọc.
16/11/2024
Truyền hình Nhân Dân (ngày 15/11/2024): Ngăn chặn hành vi làm sai lệch di sản
19/10/2024
Câu chuyện đương đại về sắc phong và hồi hương sắc phong
Bài gồm nhiều kì đã đăng trên trang web của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào năm 2020.
Bản ở đây là đăng lại.
08/10/2024
Đề xuất phương pháp bảo quản tài liệu giấy trong các di tích (nhóm Điền Thị Hạnh)
Các bô lão ở các làng, khi gặp mình hay hỏi về kĩ thuật này. Nay có bài viết khá chi tiết. Nhóm các tác giả ở Viện Bảo tồn Di tích.
28/09/2024
Sở Nội vụ Hà Nội và tư liệu sắc phong (ghi chép)
(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.
21/09/2024
"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1
Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay.
Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa).
Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024.
Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.
Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.
18/09/2024
Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát
Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.
Ở trên là tiêu đề rút gọn.
15/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Trầm Lộng năm 2018
Làng Trầm Lộng ở huyện Ứng Hóa (Hà Nội).
Cũng trong năm 2018 (cùng năm với làng Đông Sàng ở quần thể làng cổ Đường Lâm), làng Trầm Lộng đã tổ chức "đại lễ đón nhận phục hồi sắc phong thành hoàng làng". Chúng ta thấy lại cụm từ "đón nhận phục hồi sắc phong" và "phục hồi sắc phong".
Đi nhanh một ít ảnh lấy từ video của đại lễ.
14/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Đông Sàng năm 2018
Làng Đông Sàng thuộc quần thể làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). Trường hợp Đông Sàng, chúng ta thấy từ "khôi phục sắc phong" và "sắc phong khôi phục".
Làng đã trùng tu tôn tạo đình vào năm 2011, sau đó là "khôi phục sắc phong". Công việc khôi phục được nhờ Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
12/09/2024
Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp đền Dạ Trạch 2024
Đây là trường hợp Đền Dạ Trạch ở Hưng Yên, vào tháng 3 năm 2024.
02/09/2024
Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu
Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024.
Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !
Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).
Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.
01/09/2024
Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định
Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).
Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).
13/08/2024
Miếu Bà Vàng thờ công nữ Ngọc Vạn ở Huế (qua sắc phong và tư liệu khác)
Theo hai tác giả Võ Vinh Quang và Nguyễn Đình Đính thì ở hai làng Dã Lê Chánh và Dã Lê Thượng có một "Miếu Bà Vàng".
"Miếu Bà Vàng" là cách gọi của nhân dân vùng đó, cho ngôi miếu thờ có thờ công nương Ngọc Vạn.
Hai tác giả thì luận giải là "Bà Vàng" là cách gọi tránh tên của Ngọc Vạn (xem bài cụ thể ở dưới).
Còn tôi thì cho rằng "Bà Vàng" là cách gọi phiếm chỉ, dành cho những người phụ nữ thuộc vào phạm trù hoàng gia, hoàng tộc.
Trong thực tế, ta sẽ thấy có cách gọi "Vua Vàng", "Bà Vang", "Nhà Vàng"... thì các chữ "Vàng" đó là gắn với hoàng gia, hoàng tộc.
12/08/2024
Ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm - Đền Bà Kiệu
Một ngôi đền cổ thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa, mà tọa lạc ở trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.
Khu vực đó vốn là ở trước Phủ Chúa Trịnh. Bản thân ngôi đền đã có từ thời Lê mạt (khoảng cuối thời Cảnh Hưng).
Đầu tiên đăng một bài mới của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1.
Các bổ sung và cập nhật thì dán ở bên dưới như thường khi.