Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cổ-vật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cổ-vật. Hiển thị tất cả bài đăng

20/05/2023

Câu chuyện sắc phong Đại Việt - thời điểm 2023 : rao bán trên mạng Trung Quốc và xung quanh

Các tháng 3 và 4 năm 2023, dư luận trong nước bùng lên với sự kiện sắc phong nguyên vật (bản gốc, nguyên bản) của Việt Nam được rao bán trên mạng Trung Quốc.

Trước đó khoảng nửa năm, vào tháng 10 năm 2022, nhóm Facebook "Hội mê sắc phong" đã trao trả của làng Tri Chỉ (Hà Nội) 22 đạo sắc phong. Đọc lại sự kiện này ở đây hay ở đây

Đại khái, làng Tri Chỉ hiện thuộc xã Tri Trung huyện Phú Xuyên thành phố Hà Nội. Làng vốn có gần 30 đạo sắc phong, được lưu giữ cẩn mật hàng trăm năm tại đình làng. Đến năm 2006, kẻ trộm đã đột nhập vào đình, lấy đi gần hết số sắc phong (chỉ còn duy nhất 1 đạo thời Nguyễn). Sau 16 năm lưu lạc, có 22 đạo sắc phong được trở về làng vào ngày 30 tháng 10 năm 2022.

Có rất nhiều làng cũng bảo lưu được mấy chục đạo sắc phong, tương tự như Tri Chỉ trước năm 2006, nhưng tiếc thay, vào khoảng các năm 2019-2022 (coi như 3 năm đại dịch) thì đã bị kẻ gian cuỗm toàn bộ ! Sau một đêm, cả mấy chục đạo săc phong đều đã bay ! Rồi bẵng cái, vào đầu năm 2023, có nhiều sắc phong bị mất được rao bán như bán sách vở hay tài liệu trên mạng của Trung Quốc !

Có một con đường rõ ràng như sau: trộm sắc phong ở các đình đền chùa Việt Nam --- lưu lạc sang Trung Quốc --- được rao bán trên mạng Trung Quốc.

01/03/2022

Cập nhật tình hình cổ vật ở thánh địa Phủ Giầy (Dầy) : 18 đạo sắc phong ngụy tạo đầu thế kỉ XXI

Hôm nay, ngày 1/3/2022, trang Fb Phủ Dầy - Vụ Bản - Nam Định vừa đưa tin mới nhất về các cổ vật mới được giám định tại Phủ Vân Cát thuộc quần thể Phủ Giầy (Dầy).

Trang Fb dẫn theo báo cáo của Bảo tàng Nam Định, cho biết: có 18 đạo sắc phong được ngụy tạo gần đây tại Phủ Vân Cát. Lấy đây là tin đầu tiên.

15/06/2021

Lại bị trộm cổ vật : phá két lấy trọn 40 đạo sắc phong ở Dị Nậu (Tam Nông, Phú Thọ)

Nhiều năm nay, vùng Vĩnh Phúc và Phú Thọ rất hay bị trộm cổ vật. Chẳng hạn vụ lớn lần trước thì xem lại ở đây.

Tháng 6 năm 2021 là vụ trộm toàn bộ sắc phong của một ngôi đền cổ tại Dị Nậu. Kẻ trộm đã phá két sắt vào khoảng thời gian cả nước đi bầu cử "3 trong 1".

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.

26/08/2019

Thấy bản khắc gỗ con rồng Lạc Long Quân ở nhà bạn Đài Loan (về kho cổ vật của ông Hứa)

Về kho cổ vật của ông Hứa Sán Hoàng (Đài Loan), đợt trước, đã đi nhanh một mẩu ở đây (tháng 8 năm 2018).

Bây giờ là một bài của Phạm Cao Phong (Pháp) nhân một chuyến đi Đài Loan gần đầy. Bài viết cho BBC.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

20/10/2018

Chảy máu cổ vật : câu đối cổ chùa Linh Tiên bị đánh tráo

Tượng và cổ vật trong các chùa chiền và đình - đền - miếu - quán ở các tỉnh phía bắc đang bị nạn trộm hoành hoành thì đã được báo động từ nhiều năm nay (xem ở đây).

Bây giờ là việc thay thế (thay mới, đánh tráo) câu đối cổ ở các di tích. Trường hợp gần đây nhất là chùa Linh Tiên.

19/07/2018

Nạn trộm cắp cổ vật đang hoành hoành : tượng Phật mất rất nhanh ở Vĩnh Phúc

Mấy hôm trước, mới nhận thông tin một ngôi chùa độc đáo ở Vĩnh Phúc bị trộm khuân sạch các pho tượng chính yếu. Thật bàng hoàng. Mấy pho tượng ấy bay mất rồi, thì còn gì là chùa ấy nữa ! Dân làng thì hi vọng là phía công an sẽ can thiệp để giúp tìm lại được.

Liên hệ một vài chỗ, thì biết: nạn trộm cắp cổ vật, mà trung tâm là tượng Phật có giá trị, đang hoành hoành ở các nơi. Các tỉnh ngoài Bắc đang bị nạn này làm đau đầu. Riêng các huyện ở tỉnh Vĩnh Phúc bị nạn này uy hiếp mạnh từ mấy năm rồi, mà không hiểu sao nhà chức trách chưa có cách diệt trừ.

19/03/2016

Chùa Nền trên đường Láng vừa bất ngờ tìm lại được cổ vật

Cổ vật bất ngờ thấy ngay trong tủ đồ cá nhân của nhà sư trụ trì.

Chùa thờ cha và mẹ của nhà sư Từ Đạo Hạnh.

Có việc liên quan nên đã từng đến chùa. Cũng đã từng hầu chuyện với nhà sư trụ trì một vài lần.

28/05/2015

Mẻ tiền cổ mới đào được : đồng "Lợi Dụng thông bảo"

Mình thì chú ý đền đồng Lợi Dụng thông bảo. Thêm một phát hiện để chứng minh một giả thiết mà mình đã đặt ra (từ tư liệu Vĩnh Phúc). Thấy rất rõ đồng tiền ấy:

16/05/2015

Bộ sưu tập cổ vật của cụ Vương Hồng Sển

Mình muốn kiểm tra một quyển sách nhỏ trong tàng thư cũ của cụ Vương. Không biết bao giờ mới có dịp. Quyển đó, cụ bảo: ở Việt Nam, chỉ còn duy nhất một cuốn nơi cụ.

Hôm nay, nhìn "trưng dẫn" của Báo ảnh Việt Nam mà thấy khoái rồi.

Trong các tự truyện, cụ tự nhận mình người keo kiệt với vợ con, nhưng rất hào phóng với cổ vật. Nửa đêm tỉnh dậy là mò mẫm vào ôm cổ vật, vuốt ve nó, tâm sự với nó !

21/01/2015

Cổ vật một ngàn tuổi (1.000 năm) đây, mới đào được

Một chuông đồng cổ vừa được nhân dân địa phương khai quật. 

Chỉ chưa rõ căn cứ mà cơ quan chức năng tỉnh dựa vào để đoán định là cổ vật ngàn tuổi.

12/01/2015

Bầy chó đá

Nhiều làng Việt vẫn có tục đặt chó đá ở trước cổng nhà. Với ý như là lính canh. Tư rằm mồng một hay có dịp gì đó thì thắp hương trước những con chó đá như vậy. Có khi có luôn bát hương ở trước mặt chó.

30/12/2014

Lăng mộ Lê Thì Hiến ở xứ Thanh

Nhân vật tôi có nhiều quan tâm. Được ghi trong chính sử Việt Nam và sử địa phương của Trung Quốc. Sở dĩ quan tâm là vì cha con ông nối tiếp nhau lên công chiến với nhà Mạc ở Cao Bằng.

03/08/2013

Những đồng tiền bên lề : Phần tiền nhà Mạc ở Cao Bằng (Phan Cẩm Thượng)

Lời dẫn: Chữ dùng trong nguyên văn của bác Phan Cẩm Thượng là "đồng tiền không chính thống". Ở đây, dùng thay thế bằng "đồng tiên bên lề" như để ghi lại tính thời sự của thế giới mạng đất Việt tháng 7-8/2013.

Tập truyện "Những người bên lề" của một người bạn, là nhà văn Thiên Sơn, đã in lần đầu từ lâu. Một số trong bản thảo tập này hình thành từ xửa xưa, lúc tác giả vẫn còn là sinh viên đại học (đầu và giữa thập niên 1990).



Phan Cẩm Thượng không có kiến thức thực tế về tiền cổ (tức là không sờ tận tay và sở hữu, trao đổi trên thực tế). Bởi vậy, những trình bày ở đoạn dưới đây về tiền nhà Mạc thời kì Cao Bằng là qua người khác. Chỉ đọc cho vui vậy thôi, kiểu đọc báo. Các ảnh trong bài, Phan Cẩm Thượng đều lấy của người khác. Không rõ là do tòa soạn báo bỏ chú thích đi (vì chỉ là bài trên báo phổ thông), hay chính tác giả đã tự bỏ đi trong bản thảo.