Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.
Cập nhật thông tin dần lên ở dưới đây.
Tháng 8 năm 2023,
Giao Blog
---
Nguồn ảnh: Fb Hồ Vĩnh
Ngày 3.8, Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) có Văn bản số 807 gửi Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Công văn cho biết ngày 2.8.2023, Cục Di sản văn hóa nhận được thông tin từ phóng viên báo chí và nghệ nhân, cộng đồng chủ thể di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Theo phản ánh, tại sự kiện Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam do Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế phối hợp với đơn vị Engaging With Vietnam và ĐH Nghệ thuật Đại học Huế tổ chức, đã diễn ra hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, do một số nghệ nhân, thanh đồng miền Bắc thực hiện.
Cục Di sản văn hóa nhắc tới các quy định của luật Di sản văn hóa, Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và cho rằng "đây là hoạt động làm sai lệch di sản (đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản); vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ tính thiêng, tập tục, kiêng kỵ của di sản và nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở hiểu biết đầy đủ của cộng đồng chủ thể thực hành di sản".
Văn bản cũng nêu rõ đề nghị Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế hai điều. Thứ nhất, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp, làm rõ sự việc, có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tuân thủ luật Di sản văn hóa và Công ước 2023, tránh gây những bức xúc trong cộng đồng chủ thể di sản cũng như nghệ nhân nắm giữ di sản. Thứ hai, triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 2973/BVHTTDL-DSVH ngày 21.7.2023 của Bộ VH-TT-DL.
Trước đó, ngày 21.7.2023, Cục Di sản văn hóa đã có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Trong đó, văn bản nhắc đến hiện tượng vi phạm quy định pháp luật cũng như vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Văn bản cũng nói đến việc tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Cục yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật, cũng như nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành di sản, nhắc nhở để nêu gương trong thực hành đúng di sản.
https://thanhnien.vn/cuc-di-san-nhac-nho-thua-thien-hue-ve-viec-lam-sai-lech-di-san-185230804170711324.htm
..
VHO - Liên quan đến hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tại Đại học Nghệ thuật Huế, thực hiện Công văn 2973/BVHTTDL- DSVH của Bộ VHTTDL gửi UBND các tỉnh/thành phố về tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, sự việc cần làm rõ để bảo đảm hoạt động tuyên truyền, quảng bá, lan toả sức sống của di sản văn hoá phi vật thể trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thực hành di sản.
Hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt diễn ra tối 2.8, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam đã làm sai lệch di sản
Tránh gây bức xúc vì làm sai lệch di sản
Hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vừa diễn ra tối 2.8, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam do Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với đơn vị Engaging With Vietnam và Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức.
Theo thông tin phản ánh từ báo chí và một số nghệ nhân, cộng đồng chủ thể di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, tại sự kiện Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam đã diễn ra hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Được biết, những hoạt động này do một số nghệ nhân, thanh đồng miền Bắc thực hiện.
Ngay sau những thông tin này, Cục Di sản văn hóa đã ban hành công văn gửi Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế để yêu cầu làm rõ sự việc và có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh.
Những quy định của Luật Di sản văn hóa cũng như Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO và những nguyên tắc đạo đức bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đều cho thấy, hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ tại Huế vừa qua, dù không cố ý nhưng đã làm sai lệch di sản. Một trong những nguyên tắc về bảo vệ di sản, tránh những biến tướng đã nhiều lần được Bộ VHTTDL nhắc nhở các địa phương và cộng đồng sở hữu di sản là chỉ tổ chức hầu đồng ở những nơi có điện thờ Mẫu hoặc di tích thờ Mẫu; không tổ chức nghi lễ hầu đồng ở khu vực công cộng với tính chất một loại hình dịch vụ du lịch hay ca nhạc đường phố…
Tuy nhiên, trong trường hợp này, các nghệ nhân đã đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản; nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ “tính thiêng”, “tập tục”, “kiêng kỵ” của di sản và nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở hiểu biết đầy đủ của cộng đồng chủ thể thực hành di sản. Điều này có thể gây bức xúc trong cộng đồng chủ thể di sản cũng như nghệ nhân nắm giữ di sản.
Hiểu đúng nguyên tắc để thực hành đúng di sản
Ngày 1.12.2016, Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Để triển khai hiệu quả và nghiêm túc Chương trình hành động quốc gia bảo vệ di sản mà Việt Nam đã cam kết với UNESCO, trong những năm qua, Bộ VHTTDL đã ban hành nhiều văn bản đề nghị các tỉnh/thành phố phối hợp triển khai thực hiện những nội dung nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Công văn 618/BVHTTDL-DSVH ngày 12.2.2018 do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ký về việc chấn chỉnh hoạt động Hầu đồng trong thực hành di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt cũng nhấn mạnh, cần ngăn chặn, xử lý hiện tượng lợi dụng hầu đồng, lợi dụng niềm tin của nhân dân để trục lợi, kiếm tiền và làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng.
Tiếp đó, Công văn số 3094/BVHTTDL- DSVH ngày 26.8.2021 được Bộ VHTTDL gửi UBND các tỉnh/thành phố có di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh vào các danh sách của UNESCO về việc tăng cường quản lý nhà nước và tiếp tục thực hiện Chương trình hành động quốc gia đã cam kết với UNESCO.
Mới đây, ngày 21.7.2023, Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương ký công văn 2973/BVHTTDL- DSVH gửi UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Nhờ vậy, thời gian qua, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các danh sách của UNESCO cơ bản đã tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về di sản văn hóa, Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và cam kết của Việt Nam đối với UNESCO, đạt được những kết quả tích cực.
Đặc biệt, với di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Bộ VHTTDL và các tỉnh/thành phố cũng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về giá trị di sản trong cộng đồng, giúp cho di sản được bảo vệ, thực hành tốt hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức chưa đúng, chưa đủ đã dẫn đến nhiều trường hợp người thực hành di sản làm sai lệch di sản. Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt vẫn đang đứng trước nguy cơ bị trục lợi, biến tướng. Tại một số địa phương vẫn diễn ra những hoạt động hầu đồng không đúng bản chất, không gian thực hành của di sản.
Nâng cao nhận thức về di sản
Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ di sản cũng như những định hướng, chấn chỉnh thường xuyên, kịp thời của Bộ VHTTDL, nhiều tỉnh/thành phố trong thời gian qua đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Có thể kể đến các địa phương như Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Bình, Bình Phước, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bà Rịa- Vũng Tàu...
Công văn 2973/BVHTTDL- DSVH vừa được ban hành tiếp tục nêu rõ, dù đã có nhiều chuyển biến song hiện tượng vi phạm quy định của pháp luật, vi phạm nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản được UNESCO ghi danh và trong Danh mục quốc gia vẫn diễn ra ở nhiều địa phương, thậm chí có xu hướng gia tăng và được thực hiện bởi một số NNƯT.
Một số nơi, việc tổ chức các hoạt động văn nghệ có diễn xướng hầu đồng không đúng bản chất và không gian thực hành của di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; xâm phạm một số tập tục, kiêng kỵ và làm sai lệch giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
Hệ quả của những hiện tượng này được nhìn thấy rất rõ ràng. Bởi thực hành sai lệch dẫn tới biến đổi giá trị di sản sẽ ảnh hưởng đến việc xem xét thông qua Báo cáo định kỳ quốc gia mà Việt Nam phải đệ trình Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể. Trong những trường hợp nghiêm trọng có thể bị UNESCO xem xét, rút danh hiệu.
Trong bối cảnh này, giải pháp quan trọng cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị và những nguyên tắc thực hành di sản. Bộ VHTTDL nhắc nhở các địa phương tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, nâng cao nhận thức cho nghệ nhân, người thực hành và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh đối với các nghệ nhân, người thực hành, đặc biệt là nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước đối với việc tham gia vào các hoạt động làm biến dạng, thực hành sai lệch di sản. Bởi, hơn ai hết, các nghệ nhân chính là người nắm giữ hồn cốt di sản, cần nâng cao vai trò truyền dạy, nêu gương, thực hành đúng để gìn giữ di sản.
Bộ VHTTDL tiếp tục đề nghị UBND các tỉnh/thành phố phối hợp, tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng các tổ chức, cá nhân, cộng đồng triển khai hiệu quả các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản theo đúng Chương trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO đối với các di sản được đưa vào các Danh sách của UNESCO, cũng như các biện pháp bảo vệ được ghi trong hồ sơ khoa học đối với các di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bên cạnh đó, một giải pháp quan trọng cần được tăng cường là công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời xử lý nghiêm hành vi lợi dụng thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi trái pháp luật, làm sai lệch giá trị di sản.
Trên thực tế, cộng đồng nắm giữ các di sản vẫn bức xúc trước những hành vi thực hành di sản không đúng với bản chất, tính chất truyền thống của di sản; thay đổi, bổ sung các yếu tố mới và biểu diễn di sản mà không có sự đồng thuận của cộng đồng; đưa di sản ra trình diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản; lợi dụng danh hiệu di sản để tổ chức các sự kiện hội họp, giới thiệu, tập huấn về di sản mà không có sự hiểu biết đầy đủ của cộng đồng, không đúng với tinh thần Công ước 2003 và Luật Di sản văn hóa.
Truyền tải đúng bản chất, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể
Bộ VHTTDL cũng đang xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Dự thảo Nghị định nêu nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể, nhấn mạnh: bảo đảm quyền thực hành di sản văn hóa phi vật thể của chủ thể; giữ gìn các giá trị, biểu đạt, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật, vật thể và không gian liên quan của di sản văn hóa phi vật thể; bảo đảm tính chỉnh thể và liên tục thực hành của di sản; bảo đảm thể hiện, truyền tải đúng bản chất, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
Điều chỉnh hoặc loại bỏ: các thực hành di sản văn hóa phi vật thể tạo ra xung đột, mâu thuẫn trong chính cộng đồng đó hoặc với cộng đồng lân cận; thực hành sai lệch hoặc truyền tải không đúng giá trị, bản chất của di sản văn hóa phi vật thể; các thực hành không vì sự phát triển bền vững...
HÀ PHƯƠNG
http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/67484/chan-chinh-hoat-dong-lam-sai-lech-di-san-thuc-hanh-tin-nguong-tho-mau?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&fbclid=IwAR1RDY10_IRIMbmOm-U6w2DfbHjgsEY2Kr2aZTxekhYnrXIi4BTycnV8ins
..
CẬP NHẬT
6. Tin của đài VTC6
Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu
https://www.youtube.com/watch?v=1OC5I39cc7g
5.
Hội nghị - Hội thảo - Tập huấn “Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh” có sự tham dự của lãnh đạo Bộ VH-TT&DL, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian, các nhà khoa học trong và ngoài nước, đại diện tổ chức UNESCO tại VN, lãnh đạo Sở VH-TT&DL 63 tỉnh, thành và các Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú đại diện cho cộng đồng thực hành di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT).
Tính tới thời điểm hiện nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 DSVHPVT của Việt Nam vào các Danh sách (bao gồm 13 DSVHPVT đại diện của nhân loại và 02 DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp) phân bố ở hầu hết tỉnh, thành phố với nhiều chủ thể là đồng bào các dân tộc khác nhau. Việt Nam đã và đang đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và nhân loại.
Việc gia tăng về số lượng DSVHPVT được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về DSVHPVT cũng như sự phát triển của kinh tế - xã hội trong những năm gần đây đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và thực hiện Công ước.
Đánh giá một số tồn tại cần khắc phục trong công tác quản lý, bảo vệ, và phát huy DSVHPVT, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương nhận định, nhận thức của xã hội, cộng đồng và các cấp chính quyền về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT còn hạn chế và không đồng đều. Một số địa phương chỉ quan tâm tới việc xây dựng hồ sơ để đưa vào Danh mục của quốc gia hoặc quốc tế mà thiếu các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị gắn với phát triển bền vững và hội nhập… từ việc xây dựng, tổng hợp, xử lý thông tin các Báo cáo định kỳ về tình trạng, tình hình bảo vệ và phát huy giá trị di sản sau khi được ghi danh cho tới việc nhận diện, đánh giá các nguy cơ tác động, dẫn tới thực hành sai lệch, mai một và thất truyền di sản.
"Kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT còn hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức. Công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản cũng còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách hợp lý nên chưa thu hút được sự hỗ trợ, hợp tác, tài trợ của các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước” - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hoàng Đạo Cương nhận định.
Trong nội dung về quản lý, bảo vệ và phát huy DSVHPVT nói chung, việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được nêu ra thảo luận sôi nổi. Từ khi được UNESCO ghi danh, các sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu được tự do phát triển, thể hiện ở sự gia tăng nhanh chóng số lượng các cơ sở thờ tự cũng như đội ngũ các thanh đồng. Việc thực hành tín ngưỡng được coi trọng, cộng đồng tín ngưỡng phát triển mạnh; Hoạt động truyền dạy di sản được chú trọng.
Tuy nhiên, từ sau khi được UNESCO ghi danh, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt cũng gặp không ít khó khăn. Dưới danh nghĩa tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về di sản, một số địa phương, tổ chức, cá nhân đã tiến hành nghi lễ hầu đồng bên ngoài các không gian thiêng. Từ đó xuất hiện hình thức được gọi là “hầu đồng sân khấu hóa” hay “hầu đồng văn nghệ”. Điều đó làm mất đi “tính thiêng” của di sản, làm trần tục hóa tín ngưỡng, dẫn đến nhiều người hiểu sai lệch về di sản, coi hầu đồng như một hoạt động văn hóa, văn nghệ. Vì thế nên đã có trường hợp diễn xướng mô phỏng hầu đồng trong cả đám cưới, bàn ăn… Trong 5 năm qua, việc “sân khấu hóa” nghi lễ hầu đồng diễn ra khá ồ ạt và khó kiểm soát.
GS.TS Từ Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng khoa học - Viện Văn học Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng, đây không phải là một di sản văn hóa phi vật thể thông thường, nó còn gắn với tín ngưỡng, tâm linh, những yếu tố nhạy cảm mà dư luận thường cho là “mê tín dị đoan”, “buôn thần bán thánh” như nhập hồn, phán truyền, đốt vàng mã... "Nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về thực hành di sản; Rà soát, hoàn thiện văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả quản lý; Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thủ nhang, đồng thầy; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.
Thực tế hiện nay, một bộ phận công chúng coi di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ chỉ là hầu đồng. Một số người còn lầm tưởng vinh danh di sản này là vinh danh các ông/bà đồng. Hiểu như vậy là sai lệch, phiến diện về di sản. Có đơn vị còn đứng ra tổ chức “liên hoan hầu đồng”, thi trình diễn trang phục hầu đồng, biểu diễn hầu đồng trên sân khấu…
Ông Nguyễn Văn Thư, Giám đốc Bảo tàng Nam Định nêu ý kiến: “Để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt trong xã hội đương đại, trước hết là cần nhận diện đúng, đầy đủ bản chất và giá trị cốt lõi của di sản và thực hiện nghiêm các quy định về quản lý nhà nước đối với di sản đã được UNESCO ghi danh. Đó còn là cơ sở giúp chúng ta ngăn chặn sự lạm dụng, biến tướng, làm sai lệch thực chất của di sản”.
Đại diện cho cộng đồng - người thực hành di sản - Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Đền Nguyên Khiết Linh Từ 102 Hàng Bạc (Hà Nội) khẳng định, hầu đồng không phải nghệ thuật trình diễn, mà là nghi lễ, nghi thức của tín ngưỡng, do vậy thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ phải thực hiện trong đền đài, điện, phủ. "Nếu đưa hầu đồng ra khỏi không gian linh thiêng tức là biểu diễn giá trị hầu đồng, mà điều đó thì cộng đồng thực hành di sản chúng tôi không có nhu cầu. Chúng tôi theo tín ngưỡng vì đó là niềm tin thiêng liêng, là truyền thống, là bản sắc cha ông, các thày chúng tôi truyền lại. Nếu muốn quảng bá, muốn tiếp cận, nghiên cứu, muốn xem thì mọi người có thể đến tham dự các buổi nghi lễ thực hành đó tại các đền đài, điện, phủ chứ không phải mang lên sân khấu để trình diễn”.
Việc bảo tồn và phát triển di sản sau khi ghi danh đòi hỏi sự cân nhắc tỉ mỉ về cách thức thực hiện, tránh những tác động đến tính nguyên vẹn của di sản trong quá trình phát triển. Để làm được điều này, sự phối hợp đồng thuận, hài hòa giữa chính quyền và cộng đồng là rất quan trọng, để đảm bảo rằng di sản thể hiện đúng giá trị văn hóa, đồng thời giữ lại tính chất phong phú và sáng tạo của nó.
PGS.TS Lâm Nhân, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn hóa TP. HCM cho rằng, để phát triển hài hòa một cách bền vững, cần quản lý dựa vào cộng đồng, chung tay gìn giữ bảo vệ di sản. "Có như vậy, di sản văn hóa phi vật thể mới giữ được các giá trị cốt lõi. Để khi tái tạo, sáng tạo, bồi đắp mới vẫn không bị mất đi bản sắc riêng biệt, độc đáo - cái làm nên hồn của di sản".
TS Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam chỉ ra một số nguyên nhân trong việc tồn tại những bất cập của công tác quản lý, bảo vệ và phát huy DSVHPVT: “Nguyên nhân quan trọng là chưa nắm được đặc trưng cơ bản của di sản cũng như ảnh hưởng của những đặc trưng này đến di sản. Từ đó ở nhiều địa phương, bảo tồn DSVHPVT không đúng, không tôn trọng vai trò cộng đồng và các thành tố liên quan. Các di sản đều gắn chặt với không gian văn hóa sản sinh ra di sản. Các không gian thiêng tuy chưa cấu trúc thành loại hình văn hóa nghệ thuật của di sản nhưng nó lại là một bộ phận cực kỳ quan trọng của di sản, hay trong nghệ thuật ngôn từ thường dùng thuật ngữ “Ngữ cảnh”.
Bà Trần Thị Vân Anh, Phó Giám đốc Sở VH&TT TP. Hà Nội nêu ý kiến: “Muốn quảng bá và phát huy di sản thì không gian thực hành di sản cần được mở rộng. Đây là một khó khăn của Hà Nội. Ngoài ra, cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý Nhà nước để thống nhất hoạt động của các CLB theo các quyết định, “đúng vai, thuộc bài, không nhầm chỗ”. Cũng cần có đội ngũ cán bộ cấp chuyên gia của toàn quốc, các tỉnh thành… có kiến thức và có tình yêu di sản. Cuối cùng là cần xây dựng được mô hình phát huy những DSVHPVT được ghi danh để chúng ta nhân rộng và tăng cường kiểm tra, giám sát”.
Để tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước trong việc bảo vệ và phát huy tốt nhất giá trị tốt đẹp của DSVHPVT, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia cũng nêu ra một số yêu cầu như: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện về thể chế, chính sách; triển khai các chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT. "Chúng ta phải làm sao phát huy vai trò tự chủ của cộng đồng chủ thể văn hoá, đặc biệt là vai trò của các bản hội, đồng thầy, câu lạc bộ Đạo Mẫu thông qua các quy chế, quy định mà cộng đồng đã thảo luận, đồng thuận nhưng không trái với quy định pháp luật của Nhà nước.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận định: "DSVH là vô cùng quan trọng, nhưng cũng mong manh và nhạy cảm trước sự thay đổi của thời cuộc. Nếu chúng ta nhận thức đúng, đầy đủ, hình thành nên 1 quan điểm vững chắc về việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nói chung thì sẽ không còn hoặc giảm bớt những tranh cãi về việc có được trình diễn di sản trên sân khấu hay không và sẽ bảo vệ được di sản tốt hơn. DSVHPVT nếu mất đi thì không bao giờ khôi phục lại được. Các quyết định liên quan đến di sản đều cần phải thận trọng ở cả 2 chiều: cả bảo tồn thái quá và phát triển thái quá.
"Theo tôi, cộng đồng sở hữu di sản và cộng đồng thực hành di sản có vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên cộng đồng cũng phải hiểu biết đầy đủ thì mới là cộng đồng thông minh để bảo vệ và phát huy di sản của mình một cách tốt hơn. Rất cần một tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau và tình yêu đối với DSVHPVT, lúc đó mới có thể thông cảm, đồng cảm với nhau. Về phía Cục Di sản, trong khi chờ Luật Di sản văn hoá sửa đổi cũng cần ban hành các văn bản quy định cụ thể hơn để hướng dẫn cho các cộng đồng thực hành DSVHPVT. Có những điều pháp luật không cấm, nhưng quy tắc đạo đức và trách nhiệm lại rất quan trọng để chúng ta điều tiết hành vi của mình" - PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Ngoài ra, các ý kiến tham luận đều thống nhất nội dung về các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT có tính chuyên môn đặc thù, cần có lộ trình tiếp cận vấn đề, chiến lược lâu dài, hướng tới quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các DSVHPVT sau ghi danh một cách bền vững.
Các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT hiện nay còn phải được tiếp cận theo một số nội dung có tính xu hướng, tính quốc tế như: tiếp cận di sản và phát triển bền vững, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa quốc gia và quốc tế, đề cao vai trò của cộng đồng chủ thể, nghệ nhân, người thực hành di sản...
https://vov2.vov.vn/van-hoa-giai-tri/di-san-van-hoa-phi-vat-the-sau-khi-ghi-danh-can-duoc-ung-xu-phu-hop-44392.vov2?fbclid=IwAR01olpkg_kE2jBUq08NmcH4kC4ObQKcIa9rG6RTe49rtg_c_LIU7r6boYM
4.
- Thứ hai, 21/08/2023 10:43 (GMT+7)
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Bùi Quang Thanh - Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho rằng, các cơ quan nhà nước quản lý về văn hóa cần linh hoạt trong quan điểm, góc nhìn về “trình diễn di sản”.
GS.TS Bùi Quang Thanh là một trong những nhà khoa học đã tham gia quá trình xây dựng hồ sơ di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trình lên UNESCO, để năm 2016, Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được UNESCO xét duyệt ghi vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại.
Phóng viên Lao Động có cuộc trò chuyện với GS.TS Bùi Quang Thanh xoay quanh những tranh cãi nảy sinh từ vụ tổ chức biểu diễn hầu đồng - một nghi lễ trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - tại hội thảo khoa học ở Thừa Thiên Huế và câu chuyện về quản lý di sản giữa bối cảnh Việt Nam đang bàn về công nghiệp hóa văn hóa.
Liên quan đến văn bản của Cục Di sản văn hóa “nhắc nhở” Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế đã thổi bùng lên những tranh cãi xoay quanh việc các thanh đồng, nghệ nhân - những chủ thể thực hành của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ - có được tham gia “trình diễn di sản” trên sân khấu một cuộc hội thảo hay không, ông có thể chia sẻ góc nhìn của mình về những tranh cãi này?
- Tôi có theo dõi và đọc nhiều ý kiến tranh luận suốt mấy ngày nay. Quan điểm của tôi cho rằng, các cấp quản lý nhà nước về văn hóa di sản nên tiếp cận, nhìn nhận về di sản phi vật thể nói chung, trong đó có di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ nói riêng, trên tính vận động, phát triển của đời sống, thay vì tiếp cận di sản ở tính “tĩnh”.
Tôi lấy đơn cử về dân ca quan họ Bắc Ninh, trước đây, các liền anh liền chị hát quan họ biểu diễn rất khác bây giờ, họ hát giao lưu, hát canh, hát đối đáp giữa các “bọn” quan họ với nhau trong phạm vi không gian hẹp và không có nhạc cụ.
Sau này, quan họ được các nghệ nhân và các nghệ sĩ trình diễn ở rất nhiều bối cảnh khác nhau, ở quảng trường, ở những sân khấu lớn, nơi cần đến sự khuếch đại âm thanh, quan họ đã phải có thêm nhạc cụ, có sự hỗ trợ của loa đài, tăng âm...
Đời sống luôn luôn vận động và phát triển không ngừng. Kéo theo nhiều sự biến đổi khác, trong nhận thức.
Tôi luôn ủng hộ việc, “thực hành tín ngưỡng” phải diễn ra trong không gian tín ngưỡng, tức là không gian thiêng (đền, phủ, điện). Việc bảo tồn di sản phải thực hành trong không gian thiêng.
Thế nhưng, ngoài bảo tồn, bảo vệ di sản, chúng ta cũng còn phải quảng bá di sản, đó cũng là công việc, thậm chí là nhiệm vụ quan trọng không kém.
Việc có những hoạt động “trình diễn di sản” để quảng bá di sản đến với số đông công chúng là cần thiết. Và với những hoạt động này, các cấp quản lý nên có cái nhìn linh hoạt, không nên cứng nhắc, máy móc.
Cục Di sản văn hóa viện dẫn Luật Di sản, Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO, các nguyên tắc đạo đức đối với bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO để cho rằng, đưa các thành tố của di sản tín ngưỡng (như khăn áo) và chủ thể thực hành di sản (là các nghệ nhân, thanh đồng) ra ngoài không gian di sản là giải thiêng di sản. Quan điểm của ông về việc này?
- Trong quá trình tham gia xây dựng hồ sơ di sản cho Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tôi đã có nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu nên tôi rất rõ việc này.
Tôi cho rằng, nghệ nhân thực hành di sản nên được hiểu theo nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa rộng, nghĩa hẹp.
Theo đó, nghệ nhân, thanh đồng thường phải có “căn đồng” mới có thể thực hiện nghi lễ hầu đồng. Nếu đưa diễn viên lên sân khấu biểu diễn, họ chỉ nhập vai, hóa thân thành một nghệ nhân “có căn”. Làm sao diễn viên có thể trở thành người “có căn” được? Trong quá trình thực hiện, diễn viên làm sai thao tác thì sao?
Sử dụng diễn viên biểu diễn, nhưng diễn viên vẫn hóa trang, hành động, thực hiện như một thanh đồng. Ở vị trí khán giả phổ thông rất khó để phân biệt được, đâu là thanh đồng, đâu là diễn viên. Diễn viên nếu có “căn đồng” vẫn có thể là một thanh đồng, một thanh đồng cũng có thể là một diễn viên.
Cho nên, diễn viên hay thanh đồng không phải là tiêu chí để đồng ý, hay không đồng ý để đưa lên sân khấu. Không nên viện dẫn luật một cách máy móc. Nên linh hoạt xem xét hoạt động “trình diễn di sản”, “diễn giải di sản” trong tùy từng hoàn cảnh, bối cảnh, mục đích cụ thể.
Trở lại vụ biểu diễn hầu đồng ở Huế, nếu như Huế tổ chức hầu đồng vì mục đích kinh doanh, vụ lợi, kiếm tiền thì đúng là cần nhắc nhở, hoặc xử phạt.
Xét trong quy mô một hội thảo khoa học quốc tế, thành phần tham gia chủ yếu là các nhà khoa học, giới nghiên cứu, khách quốc tế, việc các nghệ nhân, thanh đồng tham gia chỉ với mục đích diễn giải về di sản - tôi cho là có thể chấp nhận được.
Ở các ý kiến phản biện của chiều ngược lại, họ cho rằng, nếu để các chủ thể thực hành di sản tín ngưỡng rời khỏi “không gian thiêng”, hay đưa “áo thánh” lên sân khấu không chỉ làm “sai lệch di sản”, còn dẫn đến “loạn” trong quản lý di sản. Ông nghĩ như thế nào về việc này?
- Tôi thấy, thực tế đã chứng minh, nhiều khi các cấp quản lý không quản lý nổi là ra lệnh cấm.
Như tôi đã nói, đời sống, thời đại vận động không ngừng, phải xem xét mọi việc trên “thế động”, không phải “thế tĩnh”. Chúng ta đang bàn về công nghiệp văn hóa, tức là, nơi bản sắc dân tộc càng phải được lan tỏa, được bước ra thế giới.
Các cấp quản lý văn hóa nhà nước nên có cái nhìn thoáng rộng hơn. Nếu chỉ nhận biết luật một cách cứng nhắc, máy móc sẽ khiến di sản bị xơ cứng hóa, mất đi sự sáng tạo.
Và, hơn thế, quản lý di sản cứng nhắc, không cẩn thận cũng vi phạm tinh thần của UNESCO. UNESCO đã khuyến cáo, phải đảm bảo được tính đa dạng trong thống nhất của văn hóa di sản.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt sau khi được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều tỉnh thành, thậm chí “lan” sang một số dân tộc khác nhau. Thực tế cho thấy, cùng là thực hành nghi lễ hát văn - hầu đồng nhưng mỗi nơi lại mang đặc tính riêng, người ở châu thổ Bắc Bộ hầu khác, người Huế hầu khác… Không gian thực hành nghi lễ cũng đã mở rộng.
Di sản tín ngưỡng đã phát triển không ngừng theo thời cuộc và biến động theo nhu cầu đời sống, trong khi các cấp quản lý dường như vẫn chỉ đạo trên những bộ luật đứng im.
Đối với văn hóa dân gian nói chung và sinh hoạt tín ngưỡng nói riêng, không có chuyện đúng - sai, mà chỉ có chuyện hợp lý hoặc không hợp lý mà thôi!
Vậy theo ông, cách quản lý di sản tín ngưỡng như thế nào để hợp lý?
- Theo tôi, các nhà quản lý cần nhìn vào tính vận động của đời sống, của sự phát triển, lan rộng mạnh mẽ với những đặc tính khác nhau của di sản tín ngưỡng suốt những năm qua để xây dựng các văn bản chính sách, chỉ đạo kịp thời, phù hợp với xu hướng phát triển .
Nhìn vào thực tiễn ấy, họ sẽ thấy rằng, họ không thể dùng lý trí hay điều luật để ngăn chặn được sự phát triển đa dạng của văn hóa tín ngưỡng.
Điều luật hay bất kỳ văn bản nào cũng phải được bắt đầu từ thực tiễn. Thực tiễn là thước đo và kiểm nghiệm các chính sách. Các cấp quản lý phải hiểu, chúng ta cần đo chân để đóng giày, chứ không thể gọt chân để đi vừa giày. Cơ quan quản lý di sản cần phải nhận thức được thực tiễn để đóng giày cho vừa chân cộng đồng.
Để không “loạn”, thì ngoài các bộ luật, còn cần thêm các văn bản dưới luật đưa ra tiêu chí, định hướng đúng với tình hình thực tiễn, để từ đó chỉ đạo đúng hướng.
Cách để có thể xây dựng những thông tư, văn bản dưới luật bám sát thực tiễn để quản lý di sản tín ngưỡng đúng hướng, theo ông?
- Đó là cần đến sự đồng thuận của 3 nhóm đối tượng: Các nhà quản lý, cộng đồng dân chúng và các nhà khoa học. Nếu luật chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng, chắc chắn sẽ bị thiên lệch.
Trong những ngày qua, phóng viên Lao Động có thực hiện loạt bài phỏng vấn, trao đổi với nhiều giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học hàng đầu chuyên ngành văn hóa di sản xoay quanh những tranh cãi về quản lý di sản sau vụ việc về buổi trình diễn hầu đồng trong khuôn khổ hội thảo khoa học tại Thừa Thiên Huế.
Chiều 20.8, trong cuộc điện thoại với báo Lao Động, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa - cho rằng, các bài viết phỏng vấn lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học về di sản đăng trên Báo Lao Động đã đưa ra những thông tin "cổ súy" cho những việc làm sai trong xã hội, đi ngược với tư duy quản lý của Cục.
Bà Hiền khẳng định, Cục Di sản văn hóa không cổ vũ và không đưa ra quy định về "trình diễn di sản" vì những việc làm này làm sai lệch di sản.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Lao Động, các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ nhiều năm nghiên cứu về di sản đều mong muốn có thêm các hoạt động "trình diễn, diễn giải di sản" như hội thảo quốc tế, để giới thiệu di sản ra thế giới, và lan tỏa di sản trong cộng đồng.
GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, từng tham gia soạn thảo Luật Di sản - cho biết: “Đừng viện dẫn luật một cách cứng nhắc. Cơ quan quản lý không phải lúc nào cũng đúng, việc lắng nghe đề điều chỉnh phù hợp với thực tiễn phát triển là cần thiết. Vụ hồ sơ di sản về lễ giỗ bà Phi Yến từng có những sai sót đó thôi?”.
GS.TS Bùi Quang Thanh - một trong những nhà khoa học từng tham gia xây dựng hồ sơ di sản cho Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trình UNESCO - nói: “Di sản tín ngưỡng đã phát triển không ngừng theo thời cuộc và biến động theo nhu cầu đời sống, trong khi các cấp quản lý dường như vẫn chỉ đạo trên những bộ luật đứng im”.
TS. Frank Proschan - giảng viên thỉnh giảng về Đời sống dân gian và di sản văn hoá tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - khẳng định: “Di sản thuộc về cộng đồng”.
Theo đó, các chuyên gia nghiên cứu nhiều năm về di sản cũng cho rằng, cộng đồng chủ thể thực hành của di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ gồm nhiều cộng đồng khác nhau, trong đó, có cộng đồng chủ thể chỉ thực hành tín ngưỡng ở không gian thiêng, nhưng cũng có những cộng đồng chủ thể mong muốn được trình diễn, giới thiệu về di sản của họ ở những nơi như hội thảo quốc tế. Vậy, tại sao, Cục Di sản văn hóa lại chỉ ủng hộ một cộng đồng và “tuýt còi” với cộng đồng khác?
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/cuc-di-san-van-hoa-quan-ly-cung-nhac-may-moc-cung-di-nguoc-tinh-than-unesco-1231256.ldo?gidzl=9mWuDYkShpia434v8O2hD2eLFJGuWg4tDaHiDcxU-pPZIsHXPjhuPsfCCc8rYwXaQnyrCp4yegyqAfwbC0&fbclid=IwAR2tdWK0Ax7f_QjZ5Lsk3ATcJLp93yCt_htHDZstmuzpdJZ9SKL6qd4hAzQ
3.
VHO - Liên quan đến những ý kiến trái chiều sau Công văn của Cục Di sản văn hoá (Bộ VHTTDL) về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 17.8, thông tin với Văn Hoá, Cục Di sản văn hoá tiếp tục nêu rõ quan điểm về nội dung này.
Hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng thuộc di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt diễn ra tối 2.8, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam đã làm sai lệch di sản
Theo đó, Cục Di sản văn hoá nhấn mạnh, nhằm tuân thủ nguyên tắc bảo vệ di sản, điều đầu tiên là cần phân biệt rõ giữa thực hành tín ngưỡng và trình diễn di sản.
Ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền di sản
Thông tin đăng tải trên Báo Lao động ngày 17.8 cho biết, Công văn số 807 ngày 2.8 của Cục Di sản văn hóa gửi Sở VHTT Thừa Thiên Huế đang tạo nên nhiều tranh cãi. Đây là Công văn nhằm chấn chỉnh hoạt động trình diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ làm sai lệch di sản.
Sau hoạt động trình diễn hầu đồng diễn ra trong khuôn khổ một hội thảo khoa học tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế, nhiều nghệ nhân, cộng đồng nắm giữ di sản bức xúc khi Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu đã bị đưa ra khỏi phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản. NNƯT Lê Văn Ngộ (Điện Huệ Nam, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho rằng, hầu đồng - một nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cần được thực hành trong “không gian thiêng” như cung đền, sở điện mới phát huy tính thiêng của di sản. Theo NNƯT Lê Văn Ngộ, hầu đồng không nên được trình diễn trên sân khấu vì sẽ mất đi tính thiêng.
Tuy nhiên, theo nội dung trao đổi với Báo Lao động, GS.TS. Trương Quốc Bình cho rằng, bản chất của các tiết mục trong hội thảo đều mang thông điệp tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp văn hóa, trong đó có vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể là Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Tiết mục trình diễn khăn áo các giá hầu của nghi thức hầu đồng chỉ với mục đích mong muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế hiểu hơn về di sản độc đáo này của người Việt.
Thông tin trong bài báo này cũng nêu, trước đó, vào ngày 21.4.2023, tại sân khấu ở quảng trường Hùng Vương (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ), trong khuôn khổ chương trình Khai mạc Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ, Liên hoan toàn quốc di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO, Bộ VHTTDL lại cho trình diễn trích đoạn Giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Liên quan đến những nội dung này, Cục Di sản văn hóa nêu rõ, Luật Di sản văn hóa quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền.
Cần phân biệt rõ giữa thực hành tín ngưỡng và trình diễn di sản
Hướng dẫn thực hiện Công ước 2003 về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cũng chỉ rõ, trong quá trình nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của những di sản văn hóa phi vật thể cụ thể, tất cả bên tham gia được khuyến khích tuân theo nguyên tắc hoàn toàn tôn trọng các tập tục quyết định việc tiếp cận các phương diện cụ thể của các di sản, đặc biệt là những điều bí mật và có tính thiêng.
Hiện nay, Bộ VHTTDL đang tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nghị định quy định rõ nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; nguyên tắc trong thực hành, trình diễn di sản văn hóa phi vật thể; quy định về tổ chức liên hoan thực hành, trình diễn, trưng bày, triển lãm và giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể và quy định về các hành vi nghiêm cấm.
“Như vậy, đây là các quy định của pháp luật về di sản văn hóa và Công ước mà Việt Nam là quốc gia thành viên, không phải là “các tiêu chuẩn mà Cục Di sản văn hóa đưa ra”…”, Cục Di sản văn hoá nêu rõ.
Cách hiểu sai lệch dẫn tới ứng xử không phù hợp với di sản
Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định gồm: Xâm phạm, xúc phạm, xuyên tạc làm mai một giá trị, biểu đạt của di sản văn hóa phi vật thể liên quan tới các thực hành tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, thực hành kín hoặc tục hèm được thực hành qua nhiều thế hệ và là bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ thể.
Việc thực hành di sản văn hóa phi vật thể nhằm duy trì sức sống, đảm bảo tính liên tục, chỉnh thể, nguyên tắc, bản chất và giá trị của loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Đối với việc duy trì thực hành di sản văn hóa phi vật thể, cộng đồng thực hành, chủ thể của di sản phải tiếp tục duy trì thực hành di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng và lan tỏa sức sống của di sản tới cộng đồng khác trong xã hội để di sản có đóng góp thực sự vào đời sống văn hóa, kinh tế và xã hội của cộng đồng, địa phương và quốc gia.
Việc thực hành và duy trì thực hành di sản văn hóa phi vật thể phải bảo đảm quyền thực hành di sản văn hóa phi vật thể của chủ thể; giữ gìn các giá trị, biểu đạt, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật, vật thể và không gian liên quan của di sản văn hóa phi vật thể; bảo đảm tính chỉnh thể và liên tục thực hành của di sản; bảo đảm thể hiện, truyền tải đúng bản chất, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.
Việc giới thiệu hay diễn giải di sản tới bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là tới các nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài, càng cần phải giới thiệu đúng và đẩy đủ về di sản, nhất là với di sản đã được UNESCO ghi danh, để tránh cung cấp thông tin thiếu chính xác, dẫn tới cách nhìn sai lệch về di sản của Việt Nam
Bên cạnh đó, điều chỉnh hoặc loại bỏ các thực hành di sản văn hóa phi vật thể tạo ra xung đột, mâu thuẫn trong chính cộng đồng đó hoặc với cộng đồng lân cận; thực hành sai lệch hoặc truyền tải không đúng giá trị, bản chất của di sản văn hóa phi vật thể; các thực hành không vì sự phát triển bền vững.
Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được thực hành bởi cộng đồng chủ thể của di sản và các nghệ nhân nắm giữ di sản, gắn với các yếu tố tín ngưỡng, tâm linh nên phải được diễn ra trong không gian văn hóa – không gian thiêng của di sản đó, trên cơ sở tôn trọng các tập tục cụ thể của loại hình di sản này.
“Việc giới thiệu hay diễn giải di sản tới bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là tới các nhà nghiên cứu khoa học nước ngoài, càng cần phải giới thiệu đúng và đẩy đủ về di sản, nhất là với di sản đã được UNESCO ghi danh, để tránh cung cấp thông tin thiếu chính xác, dẫn tới cách nhìn sai lệch về di sản của Việt Nam”, Cục Di sản văn hoá nêu rõ.
Mặt khác, việc tổ chức liên hoan trình diễn các thành tố khác của di sản chỉ có thể được thực hiện với các hoạt động không mang tính tâm linh hay kiêng kị liên quan tới truyền thống văn hóa này của cộng đồng.
Cục Di sản văn hoá hoan nghênh và ủng hộ việc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế tập trung vào chủ đề di sản, thể hiện nỗ lực trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung và phát huy, quảng bá di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt nói riêng. Tuy nhiên, để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, nếu không nhận thức đầy đủ về di sản và tinh thần của Luật Di sản văn hóa cũng như Công ước 2003 của UNESCO sẽ dẫn tới các nguy cơ như làm biến dạng di sản; cung cấp thông tin thiếu chính xác về di sản và giá trị di sản; tạo nhận thức và cách hiểu méo mó về di sản, dẫn tới thái độ ứng xử không phù hợp với di sản và với cộng đồng chủ thể di sản.
Phân biệt rõ giữa thực hành tín ngưỡng và trình diễn di sản
Liên quan đến nội dung này, GS.TS Phạm Hồng Tung đã chia sẻ quan điểm trên face book cá nhân (tên tài khoản là Phạm Tứ Kỳ- P.V). Ông cho rằng, mỗi một di sản văn hóa có thể có những đặc tính riêng. Người “làm văn hóa” muốn đưa những di sản đó ra khỏi không gian của riêng nó để phổ biến, để trình diễn, để biến thành một “hàng hóa văn hóa” có thể kinh doanh được thì phải nghiên cứu cẩn thận. Trong đó, nghi lễ hầu đồng chỉ để hầu thánh, không phải là để trình diễn. Không phải là chỗ “cửa thánh” (đền, phủ, điện) thì không được hầu đồng, nhất là lại do các thanh đồng trình diễn.
“Lỗi của BTC sự kiện là đã đem các thanh đồng đi trình diễn hầu đồng ở sân khấu. Tức là hầu thánh ở nơi không có thánh, biến nghi lễ hầu thánh thành trò diễn bởi những người không phải là diễn viên…”, GS. Phạm Hồng Tung nêu.
Trong trường hợp này, Cục Di sản văn hoá cho rằng, để tránh những hành vi làm sai lệch, biến tướng di sản, cơ quan quản lý và cộng đồng chủ thể, đối tượng thực hành di sản được cần nâng cao nhận thức vè di sản văn hoá phi vật thể nói riêng, về văn hoá nói chung, để phân phân biệt rõ giữa thực hành tín ngưỡng và trình diễn di sản, giữa không gian thực hành văn hoá và không gian biểu diễn.
Cục thẳng thắn nêu rõ, không thể cho rằng các hoạt động trên địa bàn Thừa Thiên Huế vừa qua chỉ là hoạt động “diễn giải di sản” trong một không gian hẹp để phục vụ cho một nhóm đối tượng hẹp chứ không phải hoạt động “trình diễn di sản” để phục vụ công chúng trong không gian mở. Theo thông tin Cục nhận được, trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam đã diễn ra hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ do một số NNƯT, nghệ nhân và thanh đồng miền Bắc được mời thực hiện.
Cục Di sản văn hoá nhấn mạnh, hiện nay, vẫn có sự nhầm lẫn giữa thực hành với trình diễn di sản, đặc biệt với di sản có yếu tố tâm linh. Do đó, vẫn còn nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân còn tổ chức hoạt động biểu diễn chưa phù hợp với bản chất của di sản và mang tính “giải thiêng” di sản…
Hoạt động này được đưa vào Chương trình tổng thể gửi kèm theo Giấy mời cho đại biểu, đồng thời được ghi trong Chương trình là “hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại chỗ”, không có chú thích hay khuyến nghị về việc giới hạn đối tượng công chúng (tại chỗ), cũng không giới hạn việc không chia sẻ rộng rãi thông tin (truyền thông chính thống, báo mạng, livestream, đưa lên mạng xã hội…), nên không thể nói là “phục vụ một nhóm đối tượng hẹp.
Về nội dung cho rằng trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023 mới đây, Bộ VHTTDL đã cho tổ chức hoạt động trình diễn trích đoạn Giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, Cục Di sản văn hoá nêu rõ: Đối với các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2023, Bộ VHTTDL đã tổ chức Liên hoan trên tinh thần tuân thủ các nội dung quy định của Công ước 2003, đặc biệt là các nguyên tắc đạo đức dành cho bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ban hành và tinh thần Luật Di sản văn hóa, để lựa chọn các biểu hiện, thành tố của di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với loại hình, phương án trình diễn, giới thiệu; đúng với bản chất, nguyên tắc thực hành của mỗi di sản văn hóa phi vật thể; phù hợp với tên gọi, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của Liên hoan, đảm bảo nội dung, giá trị của di sản văn hóa phi vật thể không bị thực hành sai lệch.
Cục Di sản văn hoá nhấn mạnh, hiện nay, vẫn có sự nhầm lẫn giữa thực hành với trình diễn di sản, đặc biệt với di sản có yếu tố tâm linh
Liên quan đến nội dung này, Cục Di sản văn hoá nhấn mạnh, hiện nay, vẫn có sự nhầm lẫn giữa thực hành với trình diễn di sản, đặc biệt với di sản có yếu tố tâm linh. Do đó, vẫn còn nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân còn tổ chức hoạt động biểu diễn chưa phù hợp với bản chất của di sản và mang tính “giải thiêng” di sản. Vì thế, Bộ VHTTDL vẫn liên tục hướng dẫn và chấn chỉnh, với sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của cộng đồng chủ thể di sản – những người hiểu rõ nhất và có quyền cao nhất với tài sản văn hóa mà họ nắm giữ, và tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Cùng với đó, các hoạt động trình diễn di sản cũng cần tham vấn ý kiến của các NNND, NNƯT là những người có tài năng, hiểu biết sâu sắc về di sản và có uy tín trong cộng đồng chủ thể, để quyết định các yếu tố có thể hay không thể trình diễn ngoài không gian văn hóa của di sản.
Cũng theo Cục Di sản văn hoá, việc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, tiết mục biểu diễn một vài trích đoạn và giới thiệu trang phục hầu đồng nói trên là hoạt động mang tính tự phát của một nhóm nghệ nhân thanh đồng đến từ miền Bắc, trong khi hoạt động này đã được đưa vào Chương trình tổng thể gửi kèm theo Giấy mời đại biểu, đã ảnh hưởng tới uy tín các nghệ nhân nắm giữ di sản của miền Bắc nói chung và những nghệ nhân tham gia Hội thảo nói riêng. Động thái này có thể dẫn tới xung đột trong cộng đồng chủ thể di sản văn hoá giữa các vùng miền và sẽ ảnh hưởng tới danh hiệu của di sản.
“Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế cần tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan phối hợp, làm rõ sự việc, có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tuân thủ Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003, tránh gây những bức xúc trong cộng đồng chủ thể di sản cũng như nghệ nhân nắm giữ di sản. Cần nghiên cứu để triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung tại Công văn số 2973/BVHTTDL-DSVH ngày 21.7.2023 của Bộ VHTTDL…”, Cục Di sản văn hoá nhấn mạnh.
“Lỗi của BTC sự kiện là đã đem các thanh đồng đi trình diễn hầu đồng ở sân khấu. Tức là hầu thánh ở nơi không có thánh, biến nghi lễ hầu thánh thành trò diễn bởi những người không phải là diễn viên…”, GS.TS Phạm Hồng Tung chia sẻ quan điểm trên face book cá nhân (tên tài khoản là Phạm Tứ Kỳ).
HÀ PHƯƠNG
http://baovanhoa.vn/van-hoa/artmid/428/articleid/67954/ve-viec-chan-chinh-hoat-dong-lam-sai-lech-di-san-tai-thua-thien-hue-can-phan-biet-ro-giua-thuc-hanh-tin-nguong-va-trinh-dien-di-san?fbclid=IwAR1l_sV9YLVfwRQ0AaujCJ-yp8nRH7jvnKEvbatTAIMmV9_-3UHgpXVrMlQ
2.
https://www.facebook.com/tuky.pham.18/posts/pfbid0NccHywj2RQ3UdMNioDFQsps4T3G9zm66wDMnh5T2zRfM64btQjoYLU6vfHtAm7gPl
1.
Ngày 6.8, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế (VH&TT) nhận được Công văn của Cục Di sản văn hóa về việc chấn chỉnh các hoạt động liên quan đến di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ trên địa bàn tỉnh. Việc này gây ra tranh cãi.
Theo công văn số 807 của Cục Di sản văn hóa, ngày 2.8, cơ quan này nhận được thông tin, tại sự kiện Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam do Sở VH&TT Thừa Thiên Huế phối hợp với đơn vị Engaging With Vietnam và Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế tổ chức, diễn ra hoạt động biểu diễn hầu đồng và trình diễn trang phục của các giá đồng trong di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, do một số nghệ nhân, thanh đồng miền Bắc thực hiện.
Công văn nêu: "Căn cứ các quy định của luật Di sản văn hóa, Công ước 2003 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Đây là hoạt động làm sai lệch di sản khi đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản. Vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ tính thiêng, tập tục, kiêng kỵ của di sản và nguyên tắc đồng thuận trên cơ sở hiểu biết đầy đủ của cộng đồng chủ thể thực hành di sản".
Hiện, xung quanh sự việc này nảy sinh nhiều chiều ý kiến. Trong đó, nghệ nhân Lê Văn Ngộ cho rằng, hầu đồng - một nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ cần được thực hành trong “không gian thiêng” như cung đền, sở điện mới phát huy tính thiêng của di sản. Theo ông Lê Văn Ngộ, hầu đồng không nên được trình diễn trên sân khấu sẽ mất đi tính thiêng.
Tuy nhiên, trước đó, vào ngày 21.4.2023, tại sân khấu ở quảng trường Hùng Vương (thành phố Việt Trì), tỉnh Phú Thọ, trong khuôn khổ chương trình Khai mạc Lễ hội Đền Hùng, Tuần Văn hóa Du lịch Đất Tổ, Liên hoan toàn quốc di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh và kỷ niệm 20 năm thực hiện Công ước 2003 của UNESCO đã cho trình diễn trích đoạn Giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Chương trình này do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tham gia phối hợp tổ chức.
Việc đưa một số giá hầu trong hầu đồng lên sân khấu từng được đạo diễn Việt Tú thực hiện năm 2015 trong vở “Tứ phủ”. Thời điểm đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa hầu đồng lên sân khấu sẽ giúp di sản đến với đông đảo, rộng rãi công chúng, giúp số đông công chúng được tiếp cận với di sản.
Xung quanh những tranh cãi này, phóng viên Lao Động có cuộc trao đổi với GS.TS Trương Quốc Bình - nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, đồng thời là chuyên viên cao cấp Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.
Theo nội dung công văn của Cục Di sản văn hóa gửi Sở VH&TT Thừa Thiên Huế cho thấy, việc “đưa di sản ra biểu diễn ngoài phạm vi không gian thực hành của di sản, sử dụng các thành tố của di sản để trình diễn không đúng với bản chất và tính chất truyền thống của di sản” là làm sai lệch tín ngưỡng. Tuy nhiên, trước đó, tại chương trình Khai mạc Lễ hội Đền Hùng do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức đã cho trình diễn tại quảng trường Giá hầu Cô đôi Thượng Ngàn của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ. Góc nhìn của ông về 2 sự kiện này?
Tôi có tham gia sự kiện Hội thảo khoa học quốc tế Engaging With Vietnam ở Huế.
Cá nhân tôi cho rằng đó là một hội thảo lớn về di sản với nhiều chuyên đề hay cả về di sản vật thể và di sản phi vật thể. Như quan sát của tôi, các chuyên gia trong nước và quốc tế đều phấn khởi khi tham gia một sự kiện lớn như thế, lần đầu được tổ chức.
Tôi có mặt ở đó và đã xem tiết mục trình diễn khăn áo các giá hầu, tôi cho rằng, văn bản của Cục Di sản văn hóa có phần nóng vội.
Cục Di sản văn hóa là cơ quan quản lý, trước khi gửi văn bản, lẽ ra nên có sự trao đổi với địa phương.
Bản chất của các tiết mục trong hội thảo đều mang thông điệp tôn vinh, ngợi ca vẻ đẹp văn hóa, trong đó có vẻ đẹp của di sản văn hóa phi vật thể là Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.
Tiết mục trình diễn khăn áo các giá hầu của nghi thức hầu đồng chỉ với mục đích mong muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế hiểu hơn về di sản độc đáo này của người Việt.
Trên văn bản của Cục Di sản văn hóa ghi rõ, việc trình diễn này đã diễn ra không đúng với không gian thực hành di sản. Nhiều nghệ nhân cũng cho rằng, việc mang trang phục áo thánh lên sân khấu trình diễn sẽ làm mất đi tính thiêng của di sản. Và việc thực hành không đúng nghi thức di sản tín ngưỡng sẽ khiến khách quốc tế, khán giả hiểu không đúng về di sản?
Tôi từng là trưởng ban soạn thảo Luật Di sản, cũng là Giáo sư đầu tiên của chuyên ngành Di sản Việt Nam.
Tôi đã ở vị trí ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản văn hóa Việt Nam... Nói như vậy để khẳng định rằng, tôi hiểu luật.
Nhưng quan trọng hơn thế, tôi cho rằng, phải hiểu được những quy định, những trường hợp có lợi cho việc bảo vệ, phát huy, lan truyền rộng rãi giá trị di sản tới cộng đồng.
Đừng viện dẫn luật một cách cứng nhắc và cực đoan.
Tôi sẽ phản đối nếu như hầu đồng được tổ chức ở sân khấu của chợ Đồng Xuân hoặc tại đám cưới.
Nhưng hầu đồng ở khuôn khổ hội thảo tại Huế đã diễn ra trong không gian trang trọng, thành kính.
Tôi nghĩ, các nhà quản lý cần nâng cao nhận thức về vận dụng Luật Di sản và phát huy giá trị của việc bảo tồn di sản.
Để bảo tồn được di sản, cần đến sự chung tay của cả cộng đồng. Vậy thì, muốn cộng đồng chung tay, phải cho cộng đồng thấy được, hiểu được giá trị đẹp đẽ của di sản.
Theo ông, làm cách nào để vừa lan truyền được rộng rãi giá trị của di sản đến cộng đồng, vừa bảo tồn được vẻ đẹp của di sản, không làm sai lệch tín ngưỡng hay nảy sinh những biến tướng?
Tôi nói câu chuyện cụ thể, ngay với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, và nghi lễ hầu đồng, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi, trong nghi lễ ấy, ai đại diện cho sông nước, ai đại diện cho núi rừng, ai đại diện cho trời, đất? Tại sao người tham gia nghi lễ lại mặc màu áo khác nhau? Tại sao lại là màu xanh, màu đỏ, màu trắng?...
Chính người Việt còn không hiểu, khách quốc tế lại càng không thể hiểu.
Bởi vậy, các hoạt động diễn giải giá trị di sản là rất cần thiết.
Không thể lúc nào, việc diễn giải di sản cũng có thể được thực hành ở “không gian thiêng”. Tôi lấy ngay đơn cử như Hội Gióng – cũng là một di sản văn hóa phi vật thể - của xã Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội).
Các tỉnh khác khi muốn tìm hiểu về Hội Gióng, họ có thể tái hiện lại ở một không gian khác, tiện lợi hơn, chứ không nhất thiết phải về tận xã Phù Đổng.
Cũng như thế, tại hội thảo ở Huế, họ đã cân nhắc chọn 5 giá hầu để minh họa cho di sản. Việc trình diễn khăn áo là để diễn giải, giải thích về người thực hiện nghi lễ thờ mẫu sẽ ăn vận như thế nào, và việc ăn vận ấy có ý nghĩa ra sao.
Điều quan trọng nhất khi thực hành những “diễn giải di sản” là sự trân trọng, thành kính với văn hóa tâm linh dân tộc, là trách nhiệm bảo tồn di sản, là ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp của di sản.
Có ý kiến khẳng định, trong Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ hay nghi lễ hầu đồng, có những nghi thức có thể đưa ra trình diễn (như hát chầu văn), nhưng cũng có những nghi thức không được phép. Ông có thể chia sẻ về việc này?
Vậy tôi đề nghị Cục Di sản văn hóa công bố danh sách những nghi thức được và không được mang ra trình diễn.
https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/hau-dong-va-tranh-cai-quanh-chi-dao-cua-cuc-di-san-van-hoa-1229792.ldo?fbclid=IwAR0ww-cwjGs4oXyUjmbJpRoKOi-3RCumG-9Mr9SoSpZ_6oD_dIZPnYP7-tE
..
4.
Trả lờiXóaCục Di sản văn hóa quản lý cứng nhắc, máy móc cũng đi ngược tinh thần UNESCO
HIỀN HƯƠNG (THỰC HIỆN) - Thứ hai, 21/08/2023 10:43 (GMT+7)
Trong cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Bùi Quang Thanh - Ủy viên Hội đồng khoa học Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) - cho rằng, các cơ quan nhà nước quản lý về văn hóa cần linh hoạt trong quan điểm, góc nhìn về “trình diễn di sản”.