Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-ái-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-ái-quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.

21/06/2021

Báo chí cách mạng từ 1925 và hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021

Kênh Nguyễn Phương Hằng của năm 2021 là gắn với sự kiện đang diễn ra của vợ chồng ông Dũng Lò Vôi (đã đi ở đây ở đây).

Kênh này đã thu hút một lượng khán thính giả đông đảo mà bất cứ một kênh báo hình báo tiếng nào ở Việt Nam hiện nay cũng phải thèm khát.

Thế mới nói đến "hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyễn Phương Hằng 2021". Nhìn lại, thì vào năm 1925, tờ Thanh Niên được ra đời cũng là một tờ báo tư nhân.

Bắt đầu của những vận động xã hội, thì đều là từ những cá nhân. 

Ví dụ cụ thể thì, năm 1919, vào ngày 4 tháng 5 đã nổ ra phong trào thanh niên Trung Quốc, kêu gọi cải cách, với các cá nhân tiêu biểu như Trần Độc Tú - Lỗ Tấn - Hồ Thích - Thái Nguyên Bồi - Lý Đại Lợi. Sau này, gọi tắt là phong trào Ngũ Tứ (mùng 4 tháng 5).

Muộn lại vài năm nữa, tờ Thanh Niên năm 1925 gắn với nhóm thanh niên Việt Nam đang hoạt động tại Trung Quốc lúc đó, cũng là phong trào từ các cá nhân xuất sắc.

Bây giờ, hãy cùng nhìn lại hiện tượng kênh truyền hình cá nhân Nguyên Phương Hằng 2021, mà bắt đầu là các ý kiến cá nhân của các nhà báo đang hoạt động trong ngành báo chí cách mạng Việt Nam.

02/04/2021

Tư liệu từ nước Pháp : ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Bài mới xuất hiện trên Tạp chí Phương Đông.

Bài này bổ sung thêm tư liệu cho một cuốn sách đã xuất bản đầu thập niên 1930, trong đó có nhắc đến Nguyễn Ái Quốc (đã đi từ lâu trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây, đều từ năm 2013).

07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

03/02/2020

Trùng hợp đặc biệt : học sinh thủ đô được nghỉ 1 tuần đúng từ ngày 3/2/2020

Ngày 3 tháng 2 năm 2020 là ngày kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).

Trùng hợp ngẫu nhiên và đặc biệt: từ ngày 3/2/2020, học sinh thủ đô Hà Nội được phép nghỉ 1 tuần (từ 3 đến hết 9/2, tức từ Thứ Hai đến hết Chủ Nhật), để tránh đại dịch toàn cầu Corona.

Về ngày 3 tháng 2 năm 1930, thì đọc lại ở đây hay ở đây.

25/11/2019

Tin nhanh Hồng Kông 2019 : mảnh đất tiếp tục tiên phong

Hạ tuần tháng 11 năm 2019, ở Hương Cảng - xứ cảng thơm, gắn bó nhân duyên với nhiều lớp người Việt Nam từ nhiều thế kỉ nay, riêng với đầu thế kỉ XX thì có thể xem lại ở đây hay ở đây.

Mấy năm trước, năm 2014, phong trào dù vàng, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

20/05/2018

đường Văn Minh ở Quảng Châu (tư liệu đọc thêm)

Về đường Văn Minh, bản của mùa hè năm 2018, trước ngày sinh nhật 19/5, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây. Quanh đi quẩn lại, vẫn là ở quận Việt Tú - quận trung tâm của thành phố Quảng Châu.

Quận Việt Tú kết tập hầu như tất cả những gì tôi quan tâm: mộ của vua Triệu Hồ nước Nam Việt (cháu gọi Triệu Đà là ông), chùa Đại Phật gắn với các vua Mạc thời kì Cao Bằng, chùa Lục Dung, khu vực Tây Hồ - Bắc Kinh, khu vực đường Văn Minh, khu vực đền Trần Gia, khu vực đường Hạ Cửu - Thượng Cửu (Thượng Hạ Cửu),... Có thể đi bộ từ các điểm này sang nhau.

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

07/03/2018

Văn của Nguyễn Ái Quốc cũng được biên tập hay cắt sửa, như thường

Văn của Tran Dan Tien trong cuốn Hồ Chí Minh truyện đã được biên tập khá nhiều sau năm 1954. Điều đó đã nói cụ thể chỉ một chút xíu, ở đây hay ở đây.

Hồ Chí Minh truyện thì đã thuộc thập niên 1940 (và 1950).

03/11/2017

Các "đồng chí" (tоварищи) và món "mộc tồn", chuyện hậu trường kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười (1917-2017) tròn 100 năm. Thật ra, theo lịch Tây thì là Cách mạng Tháng Mười Một mới đúng (lịch của Nga lúc đó lệch một chút)

Đồng chí Ngô Thế Long ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội sẽ kể một chuyện hậu trường về mối quan hệ giữa "đồng chí" (có đồng chí Ivan) và "mộc tồn".