Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ-thần-Liễu-Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ-thần-Liễu-Hạnh. Hiển thị tất cả bài đăng

11/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu 2025 : Chúng tôi nói về Đền Bà Kiệu - 2 (thảo luận lượt đầu)

Chúng tôi đang đưa dần nội dung mà chúng tôi đã trình bày và thảo luận chiều Thứ Bảy ngày 5/4/2025, tại diễn đàn Cà phê Thứ Bảy Hà Nội, về Đền Bà Kiệu (đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở trung tâm Hà Nội, nằm ở bên kia đường Đinh Tiên Hoàng từ Đền Ngọc Sơn nhìn sang).

Trình tự đưa lên ở đây có khác với trình tự đã trình bày tuyến tính tại Cà phê Thứ Bảy Hà Nội (trình tự tuyến tính ấy xem trong slide đầu tiên của entry/stt). Chúng tôi sắp xếp lại sao cho thời lượng vừa phải và dễ theo dõi với bạn đọc phổ thông.

09/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu 2025 : Chúng tôi nói về Đền Bà Kiệu - 1 (trình bày của gia đình thủ nhang)

Chúng tôi đã cùng nhau nói chuyện về Đền Bà Kiệu, tại diễn đàn "Cà phê Thứ Bảy Hà Nội" vào buổi chiều Thứ Bảy ngày 5 tháng 4 năm 2025, trong không khí kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba năm Ất Tị 2025. 

Đã thông báo vào buổi sáng ngày 5/4/2025 ở đây (trên blog) và ở đây (trên Fb).

Chủ đề chúng tôi nói là "Văn hóa thờ Mẫu qua việc phụng thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại khu phố cổ Hà Nội - trường hợp Đền Bà Kiệu". Có hai diễn giả: Chu Xuân Giao và Bùi Anh Tuấn. Người điều hành là bạn Dương Trọng Tấn.

08/04/2025

Đúng ngày giỗ tổ Hùng Vương 2025 : động thổ xây dựng đền thờ Mẫu và Hùng Vương ở Quảng Trị

Thông tin từ Fb của thầy Thích Tâm Hiệp. Đây là một dự án đặc biệt và được động thổ đúng ngày hôm nay (mùng 10 tháng Ba) tại quê nhà Quảng Trị của quí thầy.

Dự án xây dựng nhà thờ Mẫu và thờ Hùng vương Thánh tổ tại khu vực am Thụy Ứng - Hải Lăng - Quảng Trị.

Tham gia lễ động thổ có thấy học giả Phật giáo Lê Mạnh Thát và thành viên chủ chốt của nhóm Đền Miếu Việt là anh Nguyễn Đức Tố Lưu (Fb Minh Xuân).

05/04/2025

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025 : Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu

Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025

Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu và việc phụng thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại khu vực phố cổ Hà Nội.
Chiều hôm nay - Thứ Bảy ngày 5/4/2025.

01/04/2025

Vượt hàng trăm cây số từ Nghệ An đến Nam Định đi lễ Phủ Dầy (1/4/2025)

Tin của báo Lao Động.

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Đọc lại câu thơ khắc in năm 1910 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy"

 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Trích từ tác phẩm Tiên Phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu - tác phẩm được viết và in khắc gỗ trong cùng năm 1910.

Một cách đọc khác là:

 "Lửa hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Có nghĩa là, cùng chữ, nhưng có cách đọc "lửa hương", lại có có cách đọc "lô hương". Chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán, và cùng một chữ có nhiều cách đọc, là thế.

Trường hợp này, tôi nhất quán đọc là "lô hương" (và sẽ mở ngoặc ghi "lửa hương" - một cách đọc khác). Tại sao tôi đọc "lô hương" sẽ diễn giải sau.

31/03/2025

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Thánh Mẫu ở khắp mọi nơi với rất nhiều "cố trạch" và "cựu quán"

Hôm nay là ngày 3 tháng Ba năm Ất Tị, nhằm ngày 31/3/2025, là kị nhật của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Rất nhiều đền phủ trên toàn quốc đang tổ chức những ngày tiệc tháng Ba âm lịch.

1. "Mẫu Liễu ở khắp mọi nơi" là ý tưởng khoa học của cố học giả Vũ Ngọc Khánh nêu ra từ đầu thập niên 1990. Trong một bài viết đã công bố năm 2010, tôi đã nhắc lại ý tưởng này của thầy Khánh.

2. Từ thực tế điều tra tại vùng Huế, ngay từ thập niên 1960, cố học giả Trần Văn Toàn cũng nêu một ý tưởng tương tự, mà ở vùng Huế là có sự đan xen vào nhau giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Mẫu Thiên Y (Thiên Y A Na). Ý tưởng này của thầy Toàn, nay tôi lần đầu nhắc ở đây, và sẽ xâu kết với ý tưởng của thầy Khánh ở một dịp khác.

20/03/2025

Ngày xưa chân đất : Phủ Giầy qua ảnh (1920s, 1940s, 1950s, 1960s,...)

Những ảnh ít biết hơn và cổ hơn thì để sau.

Bây giờ đi những ảnh đã biết đến rộng rãi lâu nay, mà trọng tâm là chân đất.

Cơ bản các cụ đời trước đi chân đất đến khoảng thập niên 1970.

Sau đó, dép guốc giầy vẫn hiếm lắm.

Cuộc chiến kéo dài, làm đời sống kinh tế nghèo. Đất nước thay da đổi thịt từ Đổi Mởi.

Đến tận đầu thập niên 1990, cả khoa ở kí túc xá mới có một vài đôi giày adidas là chuyện thường. Có lễ lạt gì, sinh viên hay mượn giầy nhau để diện trong chốc lát (xong việc là trả lại chủ nhân). Thời đó, đang có mốt dép tổ ong. Một sản phẩm truyền thống và đáng nhớ lắm của công nghiệp Việt Nam !

Nhìn chung, toàn quốc, người Việt mình đủ giầy đủ dép thực sự là mới từ khoảng năm 2000 đến nay.

26/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 3 (bình phong và câu đối phía sau bình phong)

Tòa lăng đá, tức Lăng Mẫu Liễu Hạnh bằng đá Thanh Hóa (đá xanh, đá hồng), được hoàn thành năm 1938, có 4 cửa/cổng mở ra 4 hướng. Mỗi cổng có một bình phong theo phong cách thời Nguyễn.

Đây là ảnh toàn cảnh lăng đá được chúng tôi chụp đầu năm 2024.

22/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 2 (từ lúc nào xuất hiện tên "Lăng Liễu Hạnh")

Ở bài 1, chúng ta đã nắm rõ việc đổi tên gọi của lăng: năm 2021, bằng văn bản chính thức, Bộ Văn hóa đã đổi từ tên "Lăng Liễu Hạnh" (có từ năm 1975) thành "Lăng Mẫu Liễu Hạnh" cho đúng với lịch sử và tín ngưỡng. 

Có thể tạm thấy quá trình như sau:

- Từ xa xưa, lăng của Liễu Hạnh công chúa luôn được địa phương và nhân dân thập phương gọi là "Lăng Mẫu", "Lăng Thánh Mẫu", "Lăng Mẫu Liễu Hạnh", "Lăng Mẹ",... Không ai gọi một cách bất kính là "Lăng Liễu Hạnh" cả.

- Đến năm 1975, khi ra quyết định công nhận di tích cho quần thể Phủ Giầy (sau đó là bằng công nhận được phát hành theo quyết định), thì cái tên "Lăng Liễu Hạnh" xuất hiện. Năm 1975 đã ra đời tên "Lăng Liễu Hạnh".

- Tên "Lăng Liễu Hạnh" là sản phẩm của một thời kì lịch sử đã qua đi, trong đó có nhiều năm chống mê tín di đoan rộng khắp, đền chùa miếu mạo từng bị phá hủy hàng loạt.

- Sau Đổi Mới, tín ngưỡng dân gian được dần phục hồi, đền chùa miếu mạo được trùng tu tôn tạo. Hội Phủ Giầy đã được mở thử nghiệm trở lại từ nửa sau thập 1990.

20/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 1 (thay đổi tên di tích cho đúng lịch sử và tín ngưỡng)

Lăng tọa lạc tại xứ Cây Đa (hay xứ Cây Đa Bóng) của xã An Thái huyện Thiên Bản danh tiếng xưa kia.

1. Xã An Thái (thời Lê và đầu thời Nguyễn) sau này được đổi thành xã Tiên Hương. Xã Tiên Hương sau này hợp nhất với các xã khác ở bên cạnh để thành xã Kim Thái ngày nay, nên "xã Tiên Hương" xưa trở thành "thôn Tiên Hương" ngày nay.

Lăng cũ xây gạch (trước năm 1938), qua ảnh và miêu tả của văn nhân, cũng đã thấy có qui mô. Ví dụ, có thể đọc miêu tả của các văn nhân như Kiều Oánh Mậu (viết năm 1910 khi ông tới thăm xã Tiên Hương), hay nhóm các nhà báo nhà khảo cứu danh tiếng là Thiện Đình và Trần Duy Vôn của Nam Định thời đầu 1930s.

08/01/2025

Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo lên sắc phong Công chúa Liễu Hạnh (bài Lê Tuấn Dương)

Mình đã viết từ nhiều năm trước (năm 2018 và năm 2020):

- Chu Xuân Giao, 2018, “Vũ trụ quan Phật giáo phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỉ XVII”. Tạp chí Văn hóa Dân gian số 5 (179) : 25-37. .

- Chu Xuân Giao, 2020, “Vũ trụ quan Phật giáo Mật tông với trung tâm là núi lớn Tu Di ở tầng trời Đao Lợi của Đế Thích, phản ánh trong nhóm sắc phong sớm nhất cho Liễu Hạnh công chúa vào nửa cuối thế kỉ XVII”, Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 1 (155): 34-54.

04/01/2025

Quá trình truyền giữ sắc phong cho hệ thần Liễu Hạnh của dòng họ Trần Lê thời cận hiện đại

Phủ Giầy Nam Định gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã sản sinh ra hệ thần Liễu Hạnh công chúa.

Lại có Phủ Giầy Sài Gòn cũng gắn với dòng họ Trần Lê - dòng họ đã từ quê hương Tiên Hương (xã Tiên Hương thời Nguyễn --- trước đó là xã An Thái thời Lê và đầu thời Nguyễn) đã di cư vào lập nghiệp tại Gia Định - Sài Gòn.

Phủ Giầy ở hai đầu đất nước đều gắn bó với dòng họ Trần Lê.

Bài đã đăng trong năm 2024, trên tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).

27/10/2024

Năm 2024 đáng nhớ với đền Phố Cát : khôi phục lễ hội sau mấy chục năm gián đoạn

 Đền Phố Cát danh tiếng ở xứ Thanh đã lâu lắm rồi không tổ chức được hội. 

Dễ đến khoảng 30 năm gì đó.

Thì năm 2024 này, chính quyền huyện Thạch Thành đã quyết tâm mở lại hội đền Phố Cát (bây giờ ta quen gọi là "lễ hội đền Phố Cát").

Một thời gian trước, tôi như mơ khi đi trên tuyến cao tốc từ Hà Nội vào Diễn Châu (Nghệ An) mà đi qua khu vực huyện Thạch Thành.

Lúc đó, đã bàn luận trong xe là: vậy thì mai đây ta đi vèo một cái cũng sẽ đến Thạch Thành. Đường về Phố Cát tiện lợi hơn rất nhiều.

Thì bây giờ, từ 2024, hội đền Phố Cát đã được mở lại. Giao thông cao tốc hẳn sẽ có đóng góp gì đó trong tương lai.

26/10/2024

Phủ Trèo ở Nga Sơn (Thanh Hóa)

Một điểm thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa ở miền Nga Sơn.

Đi một bài ngắn của trang thông tin điện tử huyện Nga Sơn đầu tiên.

15/10/2024

Mục từ "Mẫu Liễu Hạnh" trong "Bách khoa toàn thư Việt Nam" mạng (truy cập 10/2024)

Mục từ này được viết bởi một học giả vốn nghiên cứu về Mẫu Liễu Hạnh và thánh địa Phủ Giầy từ đầu thập niên 1990. Sau này, chị có một thời gian dài chuyển sang nghiên cứu về Đức Thánh Trần. Đó là học giả Phạm Quỳnh Phương (hiện chị đã chuyển công tác vào Trường Khoa học Liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Hiện không thấy việc ghi rõ tên tác giả của mục từ (trên là tôi ghi theo thông tin tôi biết chắc chắn).

02/09/2024

Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu

Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024. 

Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng  thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !

Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).

Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.

01/09/2024

Gìn giữ sắc phong trân quí cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa - họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định

Dòng họ Trần Lê ở Phủ Giầy Nam Định ngày nay là dòng họ xuất thân của hệ thần Liễu Hạnh công chúa (hệ thống thần linh mà trung tâm là Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy).

Có một nhóm sắc phong trân quí đã được dòng họ lưu giữ từ năm 1683 đến nay (năm 1683 là năm đầu tiên dòng họ được nhận sắc phong của triều đình Lê mạt cho hệ thần Liễu Hạnh).