Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-học. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tôn-giáo-học. Hiển thị tất cả bài đăng

22/10/2022

Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương

Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.

Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).

Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.

25/10/2021

Hội thảo Việt Nam học lần thứ VI (2021) : Thông tin cập nhật

Thông tin về Hội thảo Việt Nam học các lần trước, ví dụ Việt Nam học 5 (năm 2016) đã đi nhanh ở đây hay ở đây.

Giống như các giải bóng đá lớn trên thế giới và châu lục, Việt Nam học được tổ chức 4 năm 1 lần. Lần thứ 6 này lẽ ra là đã xong từ năm 2020.

Sau nhiều lần trì hoãn do covid-19, thì Hội thảo Việt Nam học 6 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 10 này, bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Chủ nhân Giao Blog sẽ tham gia và phát biểu tại Tiểu ban Dân tộc - Tôn giáo.

14/09/2021

Trở lại với kinh điển (1) : "Cành vàng" (The Golden Bough) tiêu tốn nửa đời học giả Frazer

Frazer, tức là James George Frazer (1854-1941), học giả người Anh, tác giả của bộ sách danh tiếng The Golden Bough xuất bản lần đầu năm 1890.

The Golden Bough thường được dịch ra Việt ngữ là Cành vàng. Tên đầy đủ của bộ sách ở ấn bản 1890 là The Golden Bough: A Study in Comparative Religion (Cành vàng: một nghiên cứu so sánh về tôn giáo). Lần xuất bản này, bộ sách chia làm 2 tập (vol 1, vol 2), toàn bộ khoảng 900 trang.

Ở các lần tái bản có sửa chữa sau này, ví dụ đầu thập niên 1910, bộ sách được tác giả đổi tên thành The Golden Bough : A study in Magic and Religion (Cành vàng: một nghiên cứu về ma thuật và tôn giáo).

06/03/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : một bản dịch nhân duyên đã in 25 năm trước (nguyên bản thì đúng 30 năm)

Nhân duyên là có thực, bởi bản dịch ngày đó (bản in chính thức năm 1997) trong khoảng năm sáu năm nay đã trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các em học sinh trong zemi (nhóm học tập) của tôi.

Nguyên bản là bài học thuật rất dài của học giả Trương Chí Cương (Zhang Zhigang) đăng trên tạp chí Khoa học Xã hội Trung Quốc số 3 năm 1991 (trang 127-141). Tức là, đến hôm nay, bài gốc ấy đã 30 tuổi rồi !

Bản dịch tiếng Việt tôi thực hiện chắc vào năm 1995 gì đó, nhưng đến 1997 mới chính thức in trong quyển đầu tiên của bộ sách nhiều tập Tôn giáo và đời sống hiện đại. Tiêu đề bản dịch là "Trên điểm giao hội giữa giữa tôn giáo và văn hóa - về một hình thái hiện đại của quan niệm tôn giáo" (trang 163-200).

Bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại được thực hiện trong khoảng 10 năm bởi các nhà khoa học thuộc Viện Thông tin Khoa học Xã hội (tiêu biểu là thầy Nguyễn Như Diệm, cô Võ Kim Quyên,...), từ 1995 đến 2004, ra được 5 tập. Ở mỗi tập 1-3 đều ghi như sau: "Thực hiện chuyên đề: Võ Kim Quyên (chủ biên), Nguyễn Như Diệm, Chu Xuân Giao, Trần Hoàng Hoa, Võ Phi Hồng, Nguyễn Văn Kiệm, Nguyễn Y Na, Ngô Thế Phúc, Nguyễn Chí Tình". Các tập 4-5 thì sách ra trong lúc tôi vắng mặt ở Hà Nội nhiều năm.

Với cá nhân tôi, bộ sách Tôn giáo và đời sống hiện đại, nhất là các tập đầu, ghi dấu một thời kì tôi làm việc tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội dưới sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Như Diệm. Còn hiện nay, thì bộ ấy trở thành một trong các tài liệu tham khảo trong zemi về tôn giáo và văn hóa Việt Nam của tôi.

04/11/2019

20 năm Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo" (1999-2019) : một diễn đàn của ngành Tôn giáo học Việt Nam

Thú vị là có một bạn vốn là người của tạp chí, từng giữ chức quản lí và thực sự lo bài vở, nay đã chuyển sang một cơ quan khác vẫn chuyên về tôn giáo, nhân 20 năm, có nói đến chuyện một học giả người Việt Nam gần đây viết lời tựa cho cuốn sách dịch tiếng Việt của Peter Connoly (sách mới ra năm 2018) mà lại đặt ra một câu hỏi lớn (hay một nhận định) !

Câu hỏi/nhận định đó làm cho người bạn rất lấy làm nghĩ ngợi. Phải bày tỏ ra với mọi người nhân dịp 20 năm. Câu hỏi là: hiện nay (2019), ở Việt Nam đã có ngành Tôn giáo học hay chưa.

Cuốn của Connoly, cả nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Nhật đọc trong nhóm ngày xưa, rồi gần đây là bản tiếng Việt mới ra, thì sẽ nói sau.

10/06/2019

Kinh tế học giảng tòa của thầy Cu Nỡm : Tin Lành và Chủ nghĩa Tư bản

Cho đến tháng 2 năm 2019, những điều mà thầy Cu Nỡm giảng giải hồi tháng 8 năm 2018, tức là sau khoảng nửa năm, mới được chứng thực. Chính ông chủ của cà-phê Trung Nguyên đã thị hiện nội dung bài giảng của thầy Cu Nỡm (xem trực tiếp lại ở đây).

23/03/2019

Công việc dịch thuật văn học và khoa học : dịch giả Nguyễn Thanh Xuân

Bài đầu tiên lấy từ báo Quảng Nam.

Một dịch giả tôi chưa quen biết. Nhưng thú vị là ông thân với cả nhà văn/dịch giả Đà Linh (về Đà Linh thì đọc ở đây, năm 2013), và nhà khảo cứu/nhà thơ Trần Kỳ Phương. 

Đặc biệt, một dịch phẩm quan trọng gần đây của ông là gắn với cha Thecla (người thời cổ xưa) và cô Olga (người thời nay). Bản dịch của ông, như cách đọc của tôi, với tư cách người đã có khảo cứu nhiều năm nay về các tác phẩm của nhóm Thecla (đây là một nhóm, không phải một người) và các nhóm trước đó rồi sau đó, thì có thể nói: bản dịch tiếng Việt tương đối công phu và thành công. Có một ít lỗi, khi nào cần thiết, tôi sẽ viết một bài học thuật.

10/02/2019

Tang lễ học giả Nguyễn Quốc Tuấn (1957-2019)

Một học giả đàn anh của lứa chúng tôi. Chúng tôi biết anh từ nửa cuối thập niên 1990, khi vừa tốt nghiệp đại học và về công tác tại Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

Ở khoảng nửa cuối thập niên 1990, anh thường xuất hiện cùng anh Nguyễn Tiến Đông (Viện Khảo cổ học) và đặc biệt là thầy Trần Quốc Vượng, trong các hội nghị/hội thảo, các chuyến điền dã, các cuộc du chơi, các cuộc nhậu. Nhiều khi, ngẫu nhiên gặp anh tại nhà thầy Vượng ở khu Kim Liên ngày trước. Thầy Vượng là người đầu tiên cho tôi biết (khoảng năm 1997-1999) rằng, anh chính là con trai của học giả Nguyễn Kiến Giang (về cụ Kiến Giang có thể đọc ở đây hay ở đây).

16/08/2017

Hội thảo khoa học ngày mai (17/8/2017, Thứ Năm)

Ngày mai, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (số 135 đường Nguyễn Phong Sắc, Hà Nội), có một hội thảo khoa học với tiêu đề TÍN NGƯỠNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

25/04/2017

ra mắt Bộ môn Tôn giáo học

Bộ môn vốn là thuộc Khoa Triết.

Đại khái, theo hiểu biết của tôi thì là như sau: trước đây, trong Khoa Triết (hồi còn là Đại học Tổng hợp Hà Nội), có một bộ môn là Chủ nghĩa Vô thần. Trong tủ sách gia đình, vẫn có một ít sách in hồi đó của bộ môn. Bây giờ tạm nói vui là chuyên sang "chủ nghĩa hữu thần".

Và bây giờ, "hữu thần" này tách ra khỏi Khoa Triết, trực thuộc luôn trường.

Hồi còn là Khoa Triết của Đại học Tổng hợp Hà Nội, một cán bộ kì cựu của Khoa có cho bọn tôi biết: bọn mình có đặt một bàn thờ có bát hương ở Khoa.