Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

16/08/2024

Tri thức "dân tộc học" và nghệ thuật điện ảnh : trường hợp "người chơi" Hoàng Nam

Mình đã quan sát Hoàng Nam làm video từ lâu rồi, mà phần nhiều là những video bạn và ê-kip làm về quê hương Cao Bằng của mình. Bạn ấy làm nhiều video về Cao Bằng, rất nhiều chuyện khác nhau ở nhiều địa phương khác nhau trong tỉnh. 

Chưa gặp bạn ở ngoài đời thực bao giờ. Nhưng mình thích sự chuyên nghiệp đến giản dị của Hoàng Nam trong lĩnh vực làm video.

Mình nhớ nhất kỉ niệm tròn 10 năm trước, tức năm 2014, khi đi du lãng khu phố phường Umeda (gọi vui là "ruộng mơ") ở xứ Dâu, mình vào giải lao ở một quán Ramen gần ga Umeda và mở máy tính xem một video. Lúc đó là video mà Hoàng Nam đang đứng và dẫn chuyện ở trên chính quê hương Phúc Sen của mình. 

Về khu phố Umeda, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Về quê hương Phúc Sen ở miền biên viễn của mình, thì có thể đọc nhanh ở đây hay ở đây.

Năm 2024 này, mình đang quan sát dự án phim "Đèn âm hồn" do Hoàng Nam làm đạo diễn, mà một địa bàn quan trọng chính là Cao Bằng, đặc biệt là có Phúc Sen với người Nùng An.

Những ngày này, chuẩn bị đến Rằm tháng Bảy - một dịp hội hè quan trọng trong mỗi năm của cuộc sống người Tày Nùng nói chung và nhóm Nùng An nói riêng - đoàn làm phim của Nam lại đang ở Phúc Sen với người Nùng An.

Để kỉ niệm, Giao Blog đi một ít ảnh về Phúc Sen từ các trang thông tin của đoàn làm phim "Đèn âm hồn" (có trang cá nhân của Hoàng Nam và các bạn trong đoàn làm phim).

18/02/2024

10 năm nhìn lại di tích Tổng Chúp và cuộc chiến 1979 ở mặt trận Cao Bằng (2014-2024)

Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...

Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.

Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979. 

Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.

Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.

24/07/2023

Truyền ngôn về mảnh vỡ còn lại tại Ninh Bình của lầu Ngưng Bích vốn ở vương quốc Đàng Trên (1593-1683)

Về vương quốc Đàng Trên, hay vương quốc Cao Bằng, thì trên Giao Blog có thể đọc lại tổng quan ở đây (tháng 12 năm 2022). Bài đã đăng trên tạp chí học thuật về vương quốc Cao Bằng thì có thể lấy bản PDF toàn văn ở đây.

Bây giờ, qua báo chí, giật mình thấy có một truyền ngôn về một mảnh vỡ của lầu Ngưng Bích vốn ở kinh đô Cao Bình của vương quốc Cao Bằng. 

24/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy: trở lại bản đồ ở thập niên 1650 gắn với "vương quốc Cao Bằng" và Chúa Khánh

Đại khái, ở các bài viết từ nhiều năm về trước (bài đầu tiên là từ 2009), liên quan đến vương quốc Cao Bằng hay Đàng Trên (ví dụ xem ở đây), hoặc liên quan đến Tứ Vị Thánh Nương (ví dụ xem ở đâyở đây), tôi đã sử dụng hai tấm bản đồ được in vào thập niên 1650 trong các tác phẩm quan trọng của giáo sĩ Đắc Lộ.

Cả hai bản đồ này đã được in vào thập niên 1650 trong các cuốn sách của Đắc Lộ. Nhắc lại cho thêm rõ vậy. Dĩ nhiên, cụ Đắc Lộ không phải là người vẽ ra. Cụ chỉ sử dụng lại các tấm bản đồ có sẵn ở châu Âu vào thời điểm đó, dĩ nhiên đã được chỉnh lí thêm bởi chính các giáo sĩ đã hoạt động ở Việt Nam (đọc thêm ở đây). Đại khái là hai tấm sau.

22/10/2022

Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương

Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.

Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).

Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.

14/10/2022

Ghi chép nhanh ở Thái Nguyên : hội thảo Phật giáo, những cuộc gặp gỡ nhân duyên

Vừa rồi, du lãng mạn Thái Nguyên với nhiệm vụ chính là tham gia hội thảo Phật giáo Thái Nguyên (bài của chủ nhân Giao Blog là về vùng đất Thái Nguyên và các ngôi chùa Thái Nguyên trong thời kì vương quốc Cao Bằng của nhà Mạc 1593-1683, đọc toàn văn ở đây), thì thật kì lạ, được gặp những con người mà tưởng chừng không thể gặp được bao giờ ở bối cảnh Thái Nguyên.

Đại khái, hội thảo ở Thái Nguyên về Phật giáo Thái Nguyên thì xem nhanh ở hai video dưới đây.

20/09/2022

Cập nhật 2022 tình hình đền Quan Quận (Sóc Sơn) thờ 18 quận công nhà Mạc

Về đền Quan Quận, tức Mạc gia từ, ở thôn Thanh Hà xã Nam Sơn huyện Sóc Sơn (Hà Nội), trên Giao Bog có thể đọc ở đây và ở đây.

Về ngôi đền độc đáo này, chúng tôi đã tới khảo sát từ năm 2007, tức từ 15 năm về trước. Gần đây, trong một bài viết năm 2022, chúng tôi có tóm tắt như sau (toàn văn ở đây):

16/09/2022

Nhà Mạc ở Vĩnh Phúc (điều tra năm 2021 của nhóm nhà báo Vũ Xuân Bân - Nguyễn Tiến Dũng)

Về nhà Mạc ở Vĩnh Phúc, trên Giao Blog thì có thể đọc lại ở đây (năm 2013), ở đây (năm 2014), hay ở đây (tháng 1 năm 2018).

Bây giờ là cập nhật điều tra mang tính báo chí của hai tác giả Vũ Xuân Bân và Nguyễn Tiến Dũng. Loạt bài gồm 3 kì đã đăng tải năm 2021 trên trang của Tạp chí Văn hóa & Phát triển.

12/09/2022

Trông lên Cao Bằng hồi thập niên 1700s : 10 cảnh đẹp qua thơ Nôm của Đinh Nho Hoàn (1670-1716)

Đinh Nho Hoàn từng làm đốc trấn Cao Bằng trong khoảng 6 năm (1704-1710).

Về Đinh Nho Hoàn, trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây (tháng 12/2015) hay ở đây (tháng 1/2021).

Từ rất lâu, tôi đã chú ý đến 10 bài thơ Nôm rất thú vị của Đinh Nho Hoàn, gọi là "Cao Bằng thập thủ" (mười cảnh đẹp của Cao Bằng). Trên Giao Blog thời Yahoo, vào ngày 3/9/2011, tôi đã đăng lại một bài viết về "Cao Bằng thập thủ" của học giả Nguyễn Thị Lâm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) trên Thông báo Hán Nôm năm 2004. 

Giao Blog thời Yahoo không còn truy cập được nữa (bản lưu trên wordpress cũng không hiện thị tốt, lại cũng khó tìm), nên nay đăng lại ở đây.

04/07/2022

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng (1593-1683) : khu vực Thái Nguyên và vị nữ tướng hiện được thờ trong Đền Cột Cờ

Đền Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên đã được nhận bằng di tích cấp tỉnh vào năm 2014, Giao Blog đã điểm tin ở đây (tháng 5 năm 2019).

Tương truyền, đền thờ một nữ tướng thời Mạc.

Nhà Mạc ở Cao Bằng có nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ.

Đồng thời, còn có một nữ tướng. Bà đã cầm quân chống lại quân nhà Lê Trịnh ở vùng Thái Nguyên.

06/02/2022

Tết trong trang phục nữ truyền thống của người Nùng An (ghi chép Tết Nhâm Dần 2022)

Tết là dịp phụ nữ Nùng An chúng tôi được mặc trang phục truyền thống.

Từ sau năm 2012, nhờ có điện thoại thông mình, thì mạng xã hội lan tỏa khắp nơi, chị em Nùng An chúng tôi cũng hòa nhịp vào hơi thở của Facebook rồi zalo (xem lại ở đây, tháng 3 năm 2016).

Chúng tôi tự cấu tứ nghệ thuật với nhau, tự chụp ảnh với nhau, và đưa lên mạng qua điện thoại thông minh. Mà là từ khắp các nơi, nào Cao Bằng, nào Tuyên Quang, nào Hà Giang, nào Đắc Lắc,...

13/12/2021

Biên giới cứng trên thế giới - ngăn cách bằng hàng rào dây thép gai và những vật liệu khác

Có những quãng biên giới mềm, tức không có ngăn cách cứng, chỉ cần bước một bước là đã từ quốc gia này sang quốc gia khác. Ví dụ đã kể về ruộng tiếp ruộng, bên này ruộng quốc gia A sang ruộng bên kia đã là quốc gia B, từ kinh nghiệm cá nhân của tôi, ở đây (năm 2013).

Nhưng cũng có nhiều đường biên giới, nhiều quãng biên giới được cứng hóa: tường xây, dây thép gai, dây thép gai cộng với điện lưới,...

Đã biết biên giới mềm, thì cũng nên biết đến biên giới cứng, hay ngược lại.

18/11/2021

Tin tức mới về vương triều Mạc thời kỳ Cao Bằng (một tọa đàm của Bảo tàng)

Tháng 11 thì có hội thảo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã gửi tham luận về nhà Mạc (cả thời kì Thăng Long - Dương Kinh và thời kì Cao Bằng). Xem thông tin đã đưa lên, ở đây.

Bây giờ là một thông tin mới, về một cuộc tọa đàm do Bảo tàng tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức với tiêu đề Thống nhất nội dung các di tích liên quan đến vương triều Mạc thời kì ở Cao Bằng tại xã Hưng Đạo - Thành phố Cao Bằng.

15/09/2021

Dân tộc chí trên không gian mạng : người Nùng Lòi ở biên giới Cao Bằng - Quảng Tây (bài Bùi Xuân Đính)

Gần đây, trên không gian mạng Việt Nam, xuất hiện nhiều ghi chép dân tộc học (tức dân tộc chí) khá thú vị, của các nhà dân tộc học Việt Nam, ví dụ Bùi Xuân Đính, Nguyễn Văn Chính, Vương Xuân Tình,...

Tôi sẽ cập nhật đưa các dân tộc chí đó về Giao Blog. Mở đầu là một ghi chép vừa đưa lên hôm nay trên Fb của bác Bùi Xuân Đính.

Về những làng người Nùng ở biên giới Việt - Trung này, trên Giao Blog, cũng đã có những ghi chép nhanh của tôi, ví dụ đọc ở đây (tháng 9 năm 2013). Tôi đã trở đi trở lại vùng này nhiều lần.

22/07/2021

Cuộc điện thoại giữa cơn mưa, từ lễ mừng sinh nhật của già làng bản xa

Đang cơn mưa to ở thủ đô.

Lại có điện thoại. Nhưng không làm sao nghe được. Liếc nhanh đồng hồ thì biết khoảng 17h20. Dĩ nhiên là chập choạng tối, giữa một cơn mưa ào ào như bão.

Mở điện thoại, thì thấy số từ bản xa trên quê hương biên viễn. Giật thót, vì một cảm giác lo lắng ập đến: phải chăng có việc gì nên quê báo cho ?