Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-dân-tộc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-dân-tộc. Hiển thị tất cả bài đăng

26/07/2022

Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong

Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.

Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.

Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn

Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.

05/05/2022

Sinh nhật lần thứ 120 của chí sĩ Phan Đăng Lưu (1902-2022) và chuyện nhanh về thanh niên xe ôm cùng quê

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là sinh nhật của cụ Phan Đăng Lưu (trên Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Tối ngày hôm qua, các con cháu đã nhắn nhau qua zalo rằng:

"20h10 ngày 4/5/2022, VTV1 phát sóng bộ phim tài liệu "Đồng chí Phan Đăng Lưu- Nhà Cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam".

Minh đã xem chương trình trên VTV1 vào lúc hơn 8 h tối qua. 

Nhưng hôm nay, muốn ghi nhanh về chuyện người thanh niên cùng quê với cụ Phan Đăng Lưu đang chạy xe ôm ở khu vực các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy mà mình mới gặp ngẫu nhiên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

1. Đầu tiên, mới biết là cùng huyện Yên Thành. Rồi lúc sau, biết là cùng xã luôn. Tức đầy đủ là xã Hoa Thành huyện Yên Thành. Địa danh khu đó, từ xưa đã có nhiều chữ "Thành", như Tràng Thành, Đông Thành, Hoa Thành,...

02/04/2021

Tư liệu từ nước Pháp : ghi chú mật và báo cáo giám sát của Pháp về Nguyễn Ái Quốc năm 1920

Bài mới xuất hiện trên Tạp chí Phương Đông.

Bài này bổ sung thêm tư liệu cho một cuốn sách đã xuất bản đầu thập niên 1930, trong đó có nhắc đến Nguyễn Ái Quốc (đã đi từ lâu trên Giao Blog, xem lại ở đâyở đây, đều từ năm 2013).

07/05/2020

Đàn em thân cận đã ghi lời kể của đàn anh Trường Chinh như thế về Hội nghị TW 7 (1940) và 8 (1941)

Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).

Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.

Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.

Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.

06/07/2019

Để giành lấy được độc lập từ tay người Pháp : chuyện kể về một gia đình người đồng chí của Phan Đăng Lưu

Mãi gần đây tôi mới gặp trực tiếp bác Trần Gia Ninh. Hôm ấy, bác ở vai trò một người dẫn chuyện, rất dí dỏm và nhiệt huyết.

Rồi cũng mãi gần đây, tôi mới biết bác là con của nhà cách mạng - mà nhà cách mạng này cũng là dân Tây học, là đồng chí của cụ Phan Đăng Lưu.

Dưới là một câu chuyện mà bác Trần kể về gia đình mình. Bác có nói một chút liên quan giữa cha mình với nhóm Phan Đăng Lưu. Những thế hệ cách mạng đàn anh và đàn em trong công cuộc giành lấy độc lập từ tay người Pháp. Nước Pháp không chịu buông tha thuộc địa cho đến khi họ thảm bại trên chiến trường.

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.

22/01/2019

Học giả cách mạng Tôn Thất Dương Kỵ qua hồi tưởng của một người cháu ngoại

Mình đang tính động bút về những điều Tôn Thất Dương Kỵ viết về tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông viết như là với phong cách của một kí giả trước năm 1945. Có nhiều điểm thú vị, và cũng có nhiều điểm ông nhầm lẫn.

Bây giờ, đọc một mẩu hồi tưởng về ông, của một người cháu ngoại - cô Phạm Quỳnh Anh của Đại học Quốc gia Hà Nội.

06/08/2018

Phải chăng là kết quả của "phản" phá trấn Cao Biền : tiểu long nữ xuất hiện ở sông Tô Lịch

Một dòng sông xú uế. Người ta thường bịt mũi mỗi lần đi ngang qua. Cao Biền và bùa trấn yểm ở đâu, thì không thấy, chỉ thấy mùi thum thủm không ngừng nghỉ bốc lên mà thôi. Đã rất nhiều chục năm rồi.

Tôi thì cho rằng, dòng sông Tô Lịch chết như hiện nay là thuộc về lỗi phá hoại của người Pháp xâm lược. Bộ mặt văn minh của người Pháp hiện ra sau khi họ đã tàn phá những chỗ đắc địa nhất của thành Thăng Long xưa: cạp lòng Hồ Gươm, phá bỏ chùa lớn để xây nhà thờ gần đó, phá tan dòng Tô Lịch, đập bỏ cả kinh thành thành gạch vụn để làm giàu nhanh chóng cho Cô Tư Hồng,...

18/05/2018

Trước ngày sinh nhật 19 tháng 5, chúng tôi đến đường Văn Minh

Chúng tôi hướng dẫn lẫn nhau. Anh am hiểu mọi thứ trên đường Văn Minh, bởi đó là một phần chuyên môn của anh. Nên anh dẫn chúng tôi đến đó. Còn tôi, từ lâu đã du lãng trở đi trở lại các con đường khu Tây Hồ và Bắc Kinh, mà trung tâm là chùa Đại Phật, nên tôi dẫn mọi người tới đó.

Mà chùa Đại Phật thì rất gần với đường Văn Minh. Chỉ cần đi bộ trong khoảng 15 phút qua ba ngã tư, từ đường Văn Minh, là gặp ngay đường Bắc Kinh, rẽ trái là tới chùa !

Đọc nhanh về chùa Đại Phật ở đây (bản in năm 2013, phần 1phần 2).

06/05/2018

Cụ Phan Bội Châu biết viết và đọc chữ quốc ngữ từ khi nào ?

Ở một entry trước (tháng 7 năm 2017), đã đưa hình một trang trong cuốn sách do cụ Phan sống chết xuất bản ở Tokyo cho bằng được trước khi bị nhà đương cục trục xuất khỏi Nhật.

Tiền in sách ấy, theo tự thuật của Phan, là sử dụng vào số tiền giúp đỡ hoàn toàn "không màng báo đáp ngày sau" của bác sĩ Asaba. In mấy ngàn cuốn, nhưng bị Pháp và Nhật câu kết ập đến bắt và đem đốt ở sân Đại sứ quán Pháp tại Tokyo. Cụ Phan may được một số nhân sĩ Nhật tốt bụng báo trước vài phút, mà nhanh tay giấu đi được một ít. Một ít ấy đã về trong nước.

Sách về Phan Đăng Lưu tặng cho trường Phan Đăng Lưu

Cuốn sách mới nhất về Phan Đăng Lưu (trong đó, có khoảng 500 trang tác phẩm của chính Phan Đăng Lưu được sưu tập) thì đã giới thiệu ở entry trước, xem lại ở đây.

Sau khi sách ra, thì con cháu cụ Phan đã tới tặng sách cho ngôi trường mang tên Phan Đăng Lưu. Trường ở Kiến An - Hải Phòng.

26/03/2018

Qua phố Nỉ, nhớ chuyện "thủ cấp giả" của Đề Thám làm Pháp phải ngậm bồ hòn

Qua phố Nỉ, ở lần đầu tiên nhiều năm trước tự nhiên lại có ý nghĩ khác về nghĩa chữ "nỉ non" trong câu ca dao cổ về Cao Bằng. Từ phố Nỉ, có đường tắt lên Cao Bằng thật. Mà dấu tích vẫn còn để lại rải rác hành trình. "Nỉ non" và "tiếng khóc nỉ non". Chẳng bao xa là đã vào đến Cầu Vồng. Cứ mỗi lần đến Yên Thế, là thế nào người ta cũng lại nhắc đến Nhã Nam - nơi bọn Pháp bêu đầu cụ Đề Thám.