Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-văn-tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chu-văn-tuấn. Hiển thị tất cả bài đăng

22/10/2022

Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương

Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.

Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).

Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.

02/10/2022

Ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân đèo Hải Vân : làng chài Nam Ô cập nhật 2022

Làng chài Nam Ô vốn thuộc huyện Hòa Vang phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Nam Ô thuộc quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

Về Nam Ô và ngôi đền thờ Mẫu Liễu, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây - đây là lời kêu cứu, đúng như tên bài (bài lên Giao Blog vào ngày 24/3/2018, với tiêu đề "SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay").

Các dự án du lịch đã uy hiếp đến sự sinh tồn của làng chài Nam Ô. Có những lúc, tưởng như làng chài với nghề làm nước mắm Nam Ô nổi tiếng cùng nhiều đền miếu sẽ bị xóa sổ bởi dự án "tàn nhẫn với cư dân bản địa" và "tàn nhẫn với văn hóa".

Đại khái, báo chí hồi năm 2018 cũng đã vào cuộc kịp thời và quyết liệt. Vai trò xung kích của báo chí nói chung và báo chí xứ Quảng nói riêng đã có công lao lớn. Một ảnh ví dụ:

Cũng vào đầu năm 2018 đó, tôi đã viết trên Giao Blog nhân sự kiện thành phố Đà Nẵng (Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ) cho khai trương nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng, rằng:

"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm." (ngày 28/3/2018).

10/01/2021

Trong hậu cung ngôi đình, có tượng Bác Hồ và dàn vũ khí nhà Trần

Cuối tuần, chúng tôi đi khảo sát một số điểm ở gần bờ sông Tô Lịch.

Bây giờ, thật tiện, tôi không phải mang la bàn và bản đồ nữa, vì tất cả được tích hợp vào chiếc smart-phone rồi (tôi dùng B-phone - đã nói nhanh ở đây). Bản đồ hiện dùng thì có định vị toàn cầu, nên có điểm tiện lợi hơn bản đồ vẫn dùng xưa nay.

Trong các điểm, có một ngôi đình. Dĩ nhiên là đình ở rất gần với bờ sông Tô.

04/11/2019

20 năm Tạp chí "Nghiên cứu Tôn giáo" (1999-2019) : một diễn đàn của ngành Tôn giáo học Việt Nam

Thú vị là có một bạn vốn là người của tạp chí, từng giữ chức quản lí và thực sự lo bài vở, nay đã chuyển sang một cơ quan khác vẫn chuyên về tôn giáo, nhân 20 năm, có nói đến chuyện một học giả người Việt Nam gần đây viết lời tựa cho cuốn sách dịch tiếng Việt của Peter Connoly (sách mới ra năm 2018) mà lại đặt ra một câu hỏi lớn (hay một nhận định) !

Câu hỏi/nhận định đó làm cho người bạn rất lấy làm nghĩ ngợi. Phải bày tỏ ra với mọi người nhân dịp 20 năm. Câu hỏi là: hiện nay (2019), ở Việt Nam đã có ngành Tôn giáo học hay chưa.

Cuốn của Connoly, cả nguyên bản tiếng Anh và bản dịch tiếng Nhật đọc trong nhóm ngày xưa, rồi gần đây là bản tiếng Việt mới ra, thì sẽ nói sau.

15/01/2019

Lần gặp gỡ nhanh với học giả Lê Mạnh Thát cuối năm 2018

Tiếp điểm làm nên cuộc gặp gỡ chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Mấy năm gần đây, trong khi đi nghiên cứu điền dã tìm hiểu về Phật giáo miền Bắc, cụ Lê Mạnh Thát đã phát hiện ra vị trí đặc biệt của vị Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong một số cuộc tọa đàm hay hội nghị, ông đã chính thức phát biểu. Mới biết loáng thoáng thế, chứ chưa thấy ông viết ra trên giấy, tôi cũng chưa từng nghe trực tiếp ông nói về chủ đề đó bao giờ.

17/12/2018

Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" (tin và ảnh của Học viện Phật giáo)

Có một hội thảo về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, đã diễn ra trọn một ngày hôm qua, 16/12/2018, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội).

Hội thảo được tổ chức với nỗ lực của phía chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thanh đồng có uy tín trong giới tín ngưỡng thờ Mẫu, và các nhà khoa học (của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác trên toàn quốc).

Tin ở dưới là lấy nguyên (cả văn và ảnh) của trang chủ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Tên của mình một lần nữa bị nhầm (bây giờ là tên lót, từ "Xuân" thành "Văn"). Do người viết tin nhầm thôi. Còn trong hội thảo và tài liệu chính thức thì không.