Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chầu-văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chầu-văn. Hiển thị tất cả bài đăng

01/09/2023

Hát chầu văn năm 2023 trong không gian ngôi chùa ở Nhật Bản

Hiện nay, có khoảng nửa triệu người Việt Nam đang ở Nhật. Trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật, có hơn 10 ngôi chùa Phật giáo.

Trong một bài học thuật sắp công bố có liên quan đến người Việt Nam tại Nhật Bản và Phật giáo Việt Nam tại Nhật Bản hiện nay, tôi đã nêu các ý chính sau đây.

30/11/2018

Bài văn chầu Mẫu Liễu viết bằng chữ Nôm (Kiều Oánh Mậu soạn và cho in năm 1910)

Bản giới thiệu và phiên âm chữ Nôm của bạn Lương Thị Thu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) vào năm 2010.

Thật ra, đã có một số bản phiên âm trước năm 2010. Đoạn thơ Nôm thể song thất lục bát ấy nằm trong cuốn sách để đời của họ Kiều, là Tiên phả dịch lục. Ví dụ đọc ở đây hay ở đây.

11/09/2018

Hệ thống "văn hầu" và âm nhạc trong hầu thánh (bài nhóm Hồ Hồng Dung)

Hồ Hồng Dung chia hát văn (hay chầu văn) thành 3 loại chính: Hát văn thờ (văn sự tích), Hát văn thi (sử dụng cho đi thi hát), và Hát văn chầu (sử dụng cho việc hầu thánh, tức nghi lễ lên đồng). Ngày nay, Hát văn thi đã không còn được biết đến mấy, nên còn hai loại chính: Hát văn thờ, Hát văn hầu.

29/05/2018

Ông Hoàng Mười trong văn chầu (bài Nguyễn Hùng Vĩ)

Một bài viết mà tôi có dịp được quan sát tác giả chuẩn bị tư liệu từ lúc bắt đầu. Mang tới nhà cho thầy một cuốn sách quan trọng của Durand và một quyển khá lạ của Nguyen Tan Chieu (tên không có dấu trọng âm).

Hôm tới nhà thầy, thì thầy có nhắc lại kỉ niệm những lần rong ruổi bằng xe 50 phân khối và thuốc lá bao xanh. Đợt hai thầy trò tới khảo sát Phủ Tây Hồ các năm 1994 - 1995 sau đó đã được phản ánh ngay vào sách của cụ Đặng Văn Lung (sách xuất bản trong năm 1995, ghi rõ tên hai người ở chính văn). Máy ảnh ngày đó phải chụp rất tiết kiệm, cứ tính từng tấm trong 36 kiểu mỗi cuộn, chứ không kiểu "thoải mái vãi đạn" như bây giờ.

Thầy là một trong những người gieo hạt đúng nghĩa. 

25/06/2017

Âm nhạc hát văn hầu ở Hà Nội (luận án Hồ Hồng Dung 2017)

Một luận án tiến sĩ âm nhạc học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, vừa hoàn thành và bảo vệ thành công vào giữa năm 2017 (cam đoan của tác giả ghi ngày 3/5/2017, bản đăng lên mạng ghi ngày 4/5/2017).

Tác giả là cô Hồ Hồng Dung.

28/11/2016

Tiếng nói của bản thân các thanh đồng : Lê Bá Linh (tháng 11/2016)

Trong dịp tín ngưỡng Đồng Bóng đang được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Vào dịp 20/11/2016, có một sinh hoạt tín ngưỡng thú vị ở Hà Nội. Không gian là ngôi đền thờ Mẫu Liễu ở làng Kim Giang (quê của cụ Nguyễn Trọng Hợp), dân gian quen gọi là đền Lủ.

Tên chữ chính thức của ngôi đền đó là Sùng Sơn vọng từ. Một ngôi đền thú vị. Mình chuẩn bị tới cả 10 năm mà chưa động bút được về ngôi đền này, vì còn nhiều cái cần chỉnh trang hơn.

Sinh hoạt của ngày 20/11 vừa rồi thú vị ở chỗ các thanh đồng (đồng nam, đồng nữ) được trình bày hiểu biết của mình về Đồng Bóng.