Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025
Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
05/04/2025
Kính mừng Tiệc Mẫu tháng Ba 2025 : Chúng tôi nói chuyện về Đền Bà Kiệu
02/09/2024
Đặc biệt ngày quốc khánh: ba đạo sắc Cảnh Hưng 44 (1783) cho hệ thần Liễu Hạnh công chúa tại Đền Bà Kiệu
Công bố đặc biệt, lần đầu tiên trên không gian mạng, nhân quốc khánh 2024.
Rất nhiều năm nay, có lẽ phải tính bằng đơn vị hàng chục năm, các cơ quan quản lí chưa từng thấy trực tiếp bộ sắc phong Đền Bà Kiệu này. Thậm chí, có đồn đại từ các cơ quan rằng, bộ sắc đã không còn giữ được !
Chúng tôi khẳng định: bộ sắc vẫn được bảo quản rất tốt tại Hà Nội, bởi gia đình thủ nhang Đền Bà Kiệu (theo gia phả, đang là đời thủ nhang thứ 10 và 11).
Sau công bố nhanh này, vào ngày quốc khánh 2024, chúng tôi sẽ công bố chính thức theo tiêu chuẩn học thuật.
28/09/2022
Hà Nội liếc nhanh (3) : Đền Nghĩa Lập ở Hàng Đậu (bài trên tạp chí Tinh Hoa)
26/07/2022
Tín ngưỡng thờ Mẫu và cách mạng vô sản đầu thế kỉ 20 : một Thiện Đàn trong khu lưu niệm Lê Hồng Phong
Trong khu tưởng niệm Lê Hồng Phong tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) hiện nay có một thiện đàn - tức là một cơ sở thờ Mẫu. Hồi đầu thế kỉ 20, thiện đàn là nơi thiện nam tín nữ tới cầu cơ Thánh Mẫu. Mẫu Liễu Hạnh thường cho văn thơ qua cơ bút, gọi là giáng bút.
Về mối quan hệ giữa tín ngường thờ Mẫu và cách mạng (minh xã, ám xã) của đầu thế kỉ 20, thì chủ nhân Giao Blog đã đề cập đến trong nghiên cứu về đền Cổ Lương ở Hà Nội. Trên Giao Blog thì xem lại ở đây hay ở đây.
Gắn với chí sĩ Lê Hồng Phong là thiện đàn mang tên "Phổ Tế". Có thẻ gọi là thiện đàn Phổ Tế hay Phố Tế thiện đàn.
Hàng năm, vào ngày 3 tháng 3 âm lịch thường có tiệc Mẫu được tổ chức tại thiện đàn Phổ Tế này.
09/03/2022
Ngày 8 tháng 3 năm 2022 : Lễ giỗ Hai Bà Trưng tại Phủ Giầy Sài Gòn
15/10/2021
Sông Tô Lịch giữa thế kỉ XIX (khi chưa bị người Pháp lấp một đoạn) qua thơ Vũ Tông Phan (1800 - 1851)
Lúc đó sông Tô Lịch còn thông ra với sông Hồng. Khu vực phố Nguyễn Siêu và Ngõ Gạch ngày nay vốn là thuộc dòng sông Tô, từ đó sông Tô vươn ra gặp sông Hồng.
Sau này, người Pháp chiếm Hà Nội rồi lấp một phần sông Tô Lịch (cụ thể thì đọc trong một bài học thuật tôi đã viết về đền Cổ Lương nhiều năm trước, xem lại ở đây).
Đại khái người Pháp đã cho lấp sông Tô để làm đường là bắt đầu từ năm 1889.
20/08/2020
Dòng sông Tô Lịch trước nguy cơ tận diệt bằng "cống hóa" ("sử học" vs "cống hóa học")
11/08/2018
Văn nghệ Thứ Bảy : niềm vui khi thấy những mảnh phiên bản, mà biết rõ gốc của chúng
17/03/2018
Văn nghệ Thứ Bảy : du lãng phố cổ Hà Nội, tìm gặp chó đá và cốc bia vại
16/01/2018
Hình ảnh Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỷ XX: Trường hợp trí thức khoa bảng Trần Tán Bình... (tiếp theo và hết)
05/11/2017
01/11/2017
Số tạp chí mới, và bài cũ (tiếp theo và hết)
31/08/2017
Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920 (tóm tắt nội dung)
Bản toàn văn thì sẽ post bổ sung khi nào tạp chí cho bản PDF lên mạng.