Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật-di-sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật-di-sản. Hiển thị tất cả bài đăng

28/09/2024

Sở Nội vụ Hà Nội và tư liệu sắc phong (ghi chép)

(Một người bạn mới cho biết thông tin cập nhật: Đây là chương trình nằm trong Đề án "Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam" do Bộ Nội vụ chủ trì (Quyết định số 644/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) giai đoạn 2012 - 2020). Tra cứu nhanh thì đây là dự án được chính phủ phê duyệt từ năm 2012.

Nhiều năm nay, đi các di tích thuộc khu vực Hà Nội, tôi thường thấy có giấy công nhận của chính quyền Hà Nội cho các tư liệu sắc phong (ví dụ như chùa Yên Phú ở Thanh Trì, chùa Láng ở quận Đống Đa, chùa Kim Liên ở quận Đống Đa,...).
Tôi đã hỏi người của Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thì được cho biết: đây là hoạt động của riêng Hà Nội, mà phía cơ quan Bộ Văn hóa không nắm được. Thông tin này là từ trao đổi cá nhân, nên cần xác nhận chính thức sau.
Bây giờ đưa một ít thông tin.

21/09/2024

"Phủ Vân Cát" 2024 của nhóm Nguyễn Xuân Diện - nhiều sai lầm và độc hại (sắc phong) - 1

Phủ Vân Cát (2024) là tên gọi tắt, của tôi, về cuốn sách vừa ra mắt của nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện. Trong học giới, đã có một số người có sách trong tay. 

Còn ở địa phương Phủ Giầy Nam Định, thì đã có dòng họ Trần Lê (dòng họ sản sinh ra Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy) liền lên tiếng ngay lập tức, bằng một lá đơn kiến nghị, gửi các cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin Truyền thông, đề nghị thu hồi cuốn sách bởi nhiều nội dung sai sự thực, góp phần tuyên truyền sai về giá trị di tích (đây là một điểm bị nghiêm cấm trong Luật Di sản văn hóa). 

Lá đơn của họ Trần Lê đã được gửi tới các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp vào ngày 20/9/2024. 

Còn ở đây, với tư cách bạn đọc, đầu tiên tôi nói riêng về phần sắc phong trong sách này. Chưa tính các nội dung khác, chỉ riêng phần sắc phong đã cho thấy đây là một cuốn sách nhiều sai lầm và nguy hại.

Đầu tiên là nói về sự đạo văn (ăn cắp) trong phần về sắc phong.

18/09/2024

Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần thứ 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát

Tiêu đề chính của entry này, cần thiết dài một chút, như sau: Chuỗi sự kiện "làm mới sắc phong" lần 2, vào năm 2024, của Phủ Vân Cát - có sự phối hợp tham gia của nhiều đơn vị thuộc ngành văn hóa ở địa phương và trung ương.

Ở trên là tiêu đề rút gọn.

15/09/2024

Đón (tiếp nhận) các "sắc phong (sau) phục chế" đầu thế kỉ 21 - trường hợp làng Trầm Lộng năm 2018

Làng Trầm Lộng ở huyện Ứng Hóa (Hà Nội).

Cũng trong năm 2018 (cùng năm với làng Đông Sàng ở quần thể làng cổ Đường Lâm), làng Trầm Lộng đã tổ chức "đại lễ đón nhận phục hồi sắc phong thành hoàng làng". Chúng ta thấy lại cụm từ "đón nhận phục hồi sắc phong" và "phục hồi sắc phong".

Đi nhanh một ít ảnh lấy từ video của đại lễ.

22/08/2024

Đền Bà Kiệu - từ sau ngày 21 tháng 8 năm 2024

Mở đầu là tin tức của báo chí chính thống về cuộc đối thoại ngày 21/8/2024.

Tên đầy đủ của cuộc đối thoại là "Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.".

Cuộc đối thoại có sự tham gia của các cơ quan báo chí, nên sau đó, thông tin đã được đưa lên mạng.

31/03/2024

Luật Di sản văn hóa (2001, 2009) và hướng đến bản cập nhật 2024

Luật Di sản văn hóa ra đời năm 2001, được chỉnh sửa cập nhật (nói cho dễ hiểu) vào năm 2009.

Hiện đang là thời kì các cơ quan có trách nhiệm đang hướng đến bản cập nhật 2024.

Tiếp câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am : 26 đạo đã bàn giao được bảo quản tại UBND xã

Theo dòng sự kiện liên quan đến nhóm sắc phong vốn được bảo quản tại chùa Am (huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh), thì trên Giao Blog đọc ở đâyở đây.

1. Tóm tắt nhanh (theo thông tin các nguồn tính đến cuối tháng 3 năm 2024): 

- Chùa Am từng lưu giữ hơn 40 đạo sắc phong. Nhóm sắc phong vốn được hình thành từ việc sắc phong ở các địa phương xung quanh chùa Am được gửi lên chùa lưu giữ giúp (vào thời kì chống mê tín dị đoan, đình đền các nơi bị hạ giải hay chuyển đổi mục đích sử dụng).

- Các nhà nghiên cứu ở địa phương (như cụ Thái Kim Đỉnh) đã tiếp cận với nhóm sắc phong hơn 40 đạo tại chùa Am từ đầu thập niên 1990. Thông tin từ nhóm sắc phong này vì thế đã được các nhà nghiên cứu ở địa phương sử dựng từ đầu thập niên 1990.

- Sau này, có 26 đạo sắc phong từ nhóm sắc phong chùa Am (hơn 40 đạo) được bàn giao cho xã Ân Phú. Xã Ân Phú là quê hương của nhà thơ Huy Cận (về Huy Cận, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây). Xã Ân Phú hiện thuộc huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh (do thay đổi địa giới hành chính gần đây).

03/03/2024

Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) - tiếp theo

Theo dòng sự kiện, cần đọc các bài trước ở đây.

Diễn biến mới của đầu tháng 3 năm 2024.

Ở diễn biến mới này, chúng ta biết các điểm chính yếu sau:

- Ở địa phương, từ sau năm 2001, người ta bắt đầu có ý thức về Luật Di sản văn hóa (bắt đầu từ 2001). Ở entry trước, tôi chủ trương rằng, mấu chốt là việc thực thi Luật trong đời sống thực tế như thế nào.

- Từ sau năm 2006 (năm mà nhóm nhà báo Trần Đức Thọ chụp ảnh toàn bộ số sắc phong đang được bảo quản tại chùa Am lúc đó) đến nay, sau gần 20 năm, là người quan sát, tôi thấy Luật chưa thực sự được thực thi nghiêm túc (dù đã có vận dụng) ở trường hợp sắc phong chùa Am.

Mong nhóm nhà báo Trần Đức Thọ tiếp tục công việc bảo vệ di sản văn hóa từ góc chuyên môn báo chí. Mong các anh có thêm các điều tra chi tiết và công bố cho bạn đọc bốn phương.

22/02/2024

Câu chuyện hơn 40 đạo sắc phong ở chùa Am (Đức Thọ, Hà Tĩnh) sau gần 20 năm (2006-2024) và 30 năm (1994-2024)

Câu chuyện cần nghe thông tin tư nhiều phía (thông tin của nhóm nhà báo Trần Đức Thọ đã thấy nhóm sắc phong vào năm 2006 và có chụp ảnh kĩ thuật số; thông tin của nhóm nhà báo Phan Văn Thắng đã thấy nhóm sắc phong vào đầu thập niên 1990 và có chụp ảnh bằng kĩ thuật cũ; thông tin từ địa phương,...).

Nhóm năm 2006 thì có máy ảnh hiện đại, chụp và lưu giữ được toàn bộ - một nhóm ảnh vô cùng quí giá. Nhóm này, lại có sự tham gia của cụ Đỗ Bá Hiệp - một nhà ngoại cảm có tiếng thời đó.

Nhóm năm 1994 thì chỉ có máy ảnh chụp phim, nên thực sự, tôi muốn xem được ảnh còn giữ được của họ. Nhóm này, có sự tham gia của cụ Thái Kim Đỉnh - một nhà Hán Nôm có tiếng của xứ Nghệ thời đó.

1. Phán đoán bước đầu của tôi: đây là nhóm sắc phong của nhiều nơi (nhiều làng xã) ở xung quanh chùa Am, mà có thể không phải của chính chùa Am, đã được qui tập về sau năm 1954 - trước năm 1986. Sở dĩ nói 1954-1986, vì giai đoạn đó, sắc phong từ đình đền miếu hay nhà thờ đã phải gửi vào chùa lưu giữ giúp (sau này, sau Đổi Mới, nhiều nơi đi xin lại). Chùa giữ hộ sắc phong của cả một vùng vào thời kì 1954-1986 là câu chuyện chúng tôi thường xuyên thấy trên thực địa.

2. Chùa Am cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia đầu thập niên 1990, nên chắc Bảo tàng hay Sở Văn hóa đã có hồ sơ di tích --- những hồ sơ này, như kinh nghiệm xem trực tiếp tại xứ Nghệ những năm qua, thì tùy từng nơi, có nơi làm tốt, có nơi làm sơ sài. Ví dụ, hồ sơ Đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì làm tương đối cẩn thận, có ảnh chụp và bản vẽ kèm theo,...

3. Việc hoàn trả (từ phía nhà chùa) hay xin lại (từ phía các địa phương) tư liệu cũ (bao gồm cả sắc phong) sau Đổi Mới là điều hoàn toàn dể hiểu, thấy ở nhiều nơi.

Dĩ nhiên, sau năm 2001, Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa, thì việc hoàn trả hay xin lại đều cần làm theo luật và các nghị định liên quan.

4. Đi vào cụ thể hơn, qua đọc nhanh 3 bài báo vừa lên trên tạp chí mạng Văn Hiến Việt Nam (TBT Nguyễn Thế Khoa), lại trao đổi nhanh với một trong các nhân chứng phát hiện ra nhóm hơn 40 đạo sắc phong vào năm 2006, thì hiện tôi đã tạm biết được mạch chuyện đại khái như sau của nhóm nhà báo này.

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

26/04/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và thực hành văn hóa đương đại, qua sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo

Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.

Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

18/01/2020

Di sản văn hóa và UNESCO : lên tiếng của đại sứ Phạm Sanh Châu

Cuối năm 2019, một cán bộ cũ của UNESCO đưa đến một đợt thảo luận sôi nổi về di sản văn hóa "các cấp" (thế giới, quốc gia, tỉnh,...). Xem lại ở đây.

Trước đó khoảng 2 năm, vào năm 2017, tổng thống Đồ Nam Trump đã quyết định quay lưng lại với UNESCO, bởi tính chất chính trị hóa trong các hoạt động của UNESCO, theo Đồ Nam Trump là ngày càng rõ rệt. Xem lại ở đây.

Bây giờ thì đọc một lên tiếng từ phía Việt Nam, của đại sứ Phạm Sanh Châu. Về Phạm đại sứ, thì có thể đọc lại ở đây.

23/12/2018

Nhìn lên Lóng Luông (Vân Hồ) : người Mông muốn nhập vào Tết Nguyên Đán

Hồi trước, lúc du lãng ở vùng Lóng Luông, chúng tôi đã tham dự một cái Tết theo phong tục người Mông. Mà mở đầu, là ngẫu nhiên gặp vị Chủ tịch Quốc hội lúc đó đi thăm bà con. Tức là thăm bà con ăn Tết cổ truyền của họ. Đã đi ở đây (viết tháng 1 năm 2012).

Bao giờ đặt bút viết về những cái Tết như vậy, mình sẽ chỉ ra sự diễn của bà con. Đang nhớ đến những cảnh, đại loại: đoàn công tác của bác Chủ tịch Quốc hội vừa rời đi, thì bà con liền nháo nhào cởi áo dân tộc, bỏ quần dân tộc đang mặc cho vào bao tải. Mấy em gái cũng không ngần ngại tụt luôn lớp áo váy dân tộc ở bên ngoài cho vào bao tải, khi mà mình đang đứng trước mặt.

14/05/2017

Di sản đối diện nỗi lo bị biến tướng, trục lợi


Hiện tượng đáng báo động: tháo bỏ, thay mới, trao đổi hoành phi câu đối ở các di tích

Gần đây, đi các nơi, thấy có hiện tượng đáng báo động là: do có tiền (vài chỗ là có rất nhiều tiền), người ta đang tự ý tháo bỏ, thay mới, hay trao đổi hoành phi - câu đối - đại tự của các di tích đã được công nhận.

Nhiều chỗ làm việc này rất ngang nhiên. Cần phải có tiếng nói từ nhiều góc nhìn khác nhau, mà điểm tựa pháp lí chính là Luật Di sản.

01/04/2017

Phủ Giày và Phủ Nấp dịp tháng Ba tiệc Mẫu năm 2017

Tin chính thức đã đi ở đây (28/3/2017). Tháng Ba tiệc Mẫu là tháng 3 âm lịch.

Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Giày Vân Cát thì được biết đến rộng rãi từ lâu.

Còn Phủ Nấp, tức Phủ Quảng Nạp, hay Phủ Quảng Cung thì mới được biết đến từ khoảng 10 năm nay. Như một phát hiện của giới chuyên môn. Sau đó, phía cơ quan Bộ Văn hóa đã nhanh chóng công nhận (cũng là siêu tốc).

Trong thời gian hồ sơ của Việt Nam đi thế giới, người của Phủ Giày Tiên Hương và Phủ Nấp đã song hành cùng đoàn công tác của phía Việt Nam (đã đi entry ở đây, tháng 12/2016).