Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi-Tiên-Hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn núi-Tiên-Hương. Hiển thị tất cả bài đăng

14/04/2025

Hội thảo 2025 về Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung) trong quần thể Phủ Giầy Nam Định (video và ảnh)

Như thông tin đã đưa (xem lại ở đây), hội thảo đã diễn ra vào buổi sáng ngày 13/4/2025 (Chủ Nhật), tại chính Đền Cây Đa Bóng (Nguyệt Du cung). Gần đây, ngôi đền được gọi ngắn thành "Phủ Bóng" trong cộng đồng tín ngưỡng.

Đầu tiên, đưa video của hội thảo (chất lượng video không tốt lắm, bị giật và bị mất nhiều đoạn).

20/03/2025

Ngày xưa chân đất : Phủ Giầy qua ảnh (1920s, 1940s, 1950s, 1960s,...)

Những ảnh ít biết hơn và cổ hơn thì để sau.

Bây giờ đi những ảnh đã biết đến rộng rãi lâu nay, mà trọng tâm là chân đất.

Cơ bản các cụ đời trước đi chân đất đến khoảng thập niên 1970.

Sau đó, dép guốc giầy vẫn hiếm lắm.

Cuộc chiến kéo dài, làm đời sống kinh tế nghèo. Đất nước thay da đổi thịt từ Đổi Mởi.

Đến tận đầu thập niên 1990, cả khoa ở kí túc xá mới có một vài đôi giày adidas là chuyện thường. Có lễ lạt gì, sinh viên hay mượn giầy nhau để diện trong chốc lát (xong việc là trả lại chủ nhân). Thời đó, đang có mốt dép tổ ong. Một sản phẩm truyền thống và đáng nhớ lắm của công nghiệp Việt Nam !

Nhìn chung, toàn quốc, người Việt mình đủ giầy đủ dép thực sự là mới từ khoảng năm 2000 đến nay.

25/02/2025

Quá trình điều chỉnh lại tên gọi của di tích, cho đúng lịch sử và tín ngưỡng : PHỦ CHÍNH

Trước năm 1964 (mở rộng đến trước năm 1975 - năm được quyết định xếp hạng của Bộ Văn hóa), tên chính thức của ngôi đền là "Phủ Chính" ("Phủ"đi trước, "Chính" đi sau, dù viết bằng chữ Hán hay chữ quốc ngữ, chữ Pháp,..).

Chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" ("Phủ" đi trước, "Tiên Hương" đi sau)
Bây giờ, đưa các đoạn viết đã đưa lên về riêng một chỗ này, để không lẫn lộn.

19/02/2025

Liếc nhanh qua ảnh (1910s - 2010s) : Điện Mẫu trong Văn Miếu (Hà Nội) và mối quan hệ với Phủ Chính (tức Phủ Giầy) ở Nam Định

Mấy hôm trước, trong nhóm "Văn hóa tín ngưỡng Hệ thần Liễu Hạnh công chúa", tôi có dẫn lại một bài viêt nhanh (cơ bản là ảnh chụp cập nhật vào đầu năm 2025) của bạn Nguyễn Đình Minh về Điện Mẫu trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Xem ở đây.

Đây là Điện Mẫu thờ Tam vị Thánh Mẫu Phủ Giầy, mà ngôi trung tâm là Liễu Hạnh công chúa với nơi thờ chính là tại Phủ Chính, cũng chính là Phủ Giầy ở "xã Tiên Hương" thuộc huyện Thiên Bản hay Vụ Bản  (thời nhà Nguyễn). Ngày nay, là Phủ Chính ở thôn Tiên Hương - xã Kim Thái - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định. Chỉ có văn bản từ sau năm 1964 (rồi quyết định của Bộ Văn hóa năm 1975) đã gọi không đúng là "Phủ Tiên Hương".

"Phủ Tiên Hương" thì sao ? Chưa từng có tên gọi này, tức chưa từng có tên gọi "Phủ Tiên Hương" trước năm 1964.

Trước năm 1964, ngôi đền đó là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Ngôi đền mang tên là "Phủ Chính" hay "Phủ Giầy". Tên chữ Hán có thể là "Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên Phủ Chính) hay "Tiên Hương Phủ Chính linh từ" (đền thiêng mang tên "Phủ Chính" ở Tiên Hương). 

20/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 1 (thay đổi tên di tích cho đúng lịch sử và tín ngưỡng)

Lăng tọa lạc tại xứ Cây Đa (hay xứ Cây Đa Bóng) của xã An Thái huyện Thiên Bản danh tiếng xưa kia.

1. Xã An Thái (thời Lê và đầu thời Nguyễn) sau này được đổi thành xã Tiên Hương. Xã Tiên Hương sau này hợp nhất với các xã khác ở bên cạnh để thành xã Kim Thái ngày nay, nên "xã Tiên Hương" xưa trở thành "thôn Tiên Hương" ngày nay.

Lăng cũ xây gạch (trước năm 1938), qua ảnh và miêu tả của văn nhân, cũng đã thấy có qui mô. Ví dụ, có thể đọc miêu tả của các văn nhân như Kiều Oánh Mậu (viết năm 1910 khi ông tới thăm xã Tiên Hương), hay nhóm các nhà báo nhà khảo cứu danh tiếng là Thiện Đình và Trần Duy Vôn của Nam Định thời đầu 1930s.

30/11/2024

Huyền Trân công chúa được phụng thờ ở núi Hổ Sơn huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản)

Ngày 30/11/2024, có một hội thảo khoa học được tổ chức ở Nam Định về Huyền Trân công chúa.

Tôi có trình bày một tham luận, có chiếu bản đồ 7 ngọn núi của huyện Thiên Bản ngày xưa (nay là Vụ Bản). Trong 7 ngọn núi đó, có núi Hổ, tức Hổ Sơn. Trước đây, trên núi Hổ có đền thờ bộ thần: vua Hùng - sơn thần - Huyền Trân công chúa. Lại có chùa thờ Phật, gọi là chùa Non hay "Nộn Sơn tự".

Tương truyền Huyền Trân công chúa đã tu hành ở núi Hổ sau khi bà trở về từ Chiêm Thành hồi thế kỉ 14.