Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiều-oánh-mậu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiều-oánh-mậu. Hiển thị tất cả bài đăng

01/04/2025

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Đọc lại câu thơ khắc in năm 1910 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy"

 "Lô hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Trích từ tác phẩm Tiên Phả dịch lục của Kiều Oánh Mậu - tác phẩm được viết và in khắc gỗ trong cùng năm 1910.

Một cách đọc khác là:

 "Lửa hương khuya sớm Phủ Dầy,

Sùng sơn Phố Cát xưa nay hiển thần".

Có nghĩa là, cùng chữ, nhưng có cách đọc "lửa hương", lại có có cách đọc "lô hương". Chữ Nôm phải vừa đọc vừa đoán, và cùng một chữ có nhiều cách đọc, là thế.

Trường hợp này, tôi nhất quán đọc là "lô hương" (và sẽ mở ngoặc ghi "lửa hương" - một cách đọc khác). Tại sao tôi đọc "lô hương" sẽ diễn giải sau.

31/03/2025

Kính mừng Hội Phủ Giầy 2025 - Thánh Mẫu ở khắp mọi nơi với rất nhiều "cố trạch" và "cựu quán"

Hôm nay là ngày 3 tháng Ba năm Ất Tị, nhằm ngày 31/3/2025, là kị nhật của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Rất nhiều đền phủ trên toàn quốc đang tổ chức những ngày tiệc tháng Ba âm lịch.

1. "Mẫu Liễu ở khắp mọi nơi" là ý tưởng khoa học của cố học giả Vũ Ngọc Khánh nêu ra từ đầu thập niên 1990. Trong một bài viết đã công bố năm 2010, tôi đã nhắc lại ý tưởng này của thầy Khánh.

2. Từ thực tế điều tra tại vùng Huế, ngay từ thập niên 1960, cố học giả Trần Văn Toàn cũng nêu một ý tưởng tương tự, mà ở vùng Huế là có sự đan xen vào nhau giữa Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Mẫu Thiên Y (Thiên Y A Na). Ý tưởng này của thầy Toàn, nay tôi lần đầu nhắc ở đây, và sẽ xâu kết với ý tưởng của thầy Khánh ở một dịp khác.

29/03/2025

Kính mừng "Tiên Hương đại hội" 2025 - đọc lại thơ Nôm miêu tả Hội Phủ Giầy năm 1910

Hôm nay là ngày 1 tháng Ba năm Ất Tị (nhằm ngày 29/3/2025), mở đầu những ngày tiệc Mẫu tháng Ba trong toàn cõi Việt Nam.

"Tiên Hương đại hội" là thơ bằng chữ Nôm, viết năm 1910, của học giả Kiều Oánh Mậu. Viết năm 1910 và được in khắc gỗ ngay trong cùng năm đó.

"Tiên Hương đại hội" là đoạn thứ 23 trong toàn bộ 25 đoạn trong tác phẩm Nôm "Tiên Phả dịch lục" của Kiều Oánh Mậu.

Tiên Phả dịch lục (TPDL) có nghĩa là: dịch (diễn Nôm) và chép lại tác phẩm Tiên từ phả kí. Diễn Nôm "Tiên từ phả kí" (diễn từ chữ Hán ra thơ Nôm) và chép lại "Tiên từ phả kí" (chép nguyên bản Hán văn) là 2 nội dung chính yếu của TPDL (các nội dung khác là phụ thêm vào).

07/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (5)

Các đoạn mang nội dung quan trọng, các đoạn nên thuộc làm lòng của bản diễn Nôm lục bát (từ nguyên bản Hán văn là "Tiên từ phả kí") của Kiều Oánh Mậu năm 1910.

Cụ Kiều dịch ra thơ Nôm, nhưng cũng là lồng thêm các kiến thức mới, các lí giải mới của cụ ở thời điểm năm 1910, nên cơ bản, có thể gọi đây là bản phỏng dịch "Tiên từ phả kí" (văn bản của dòng họ Trần Lê xã Tiên Hương thời Nguyễn).

Các đoạn thơ dưới đây, nên thuộc làm lòng (bản quốc ngữ toàn văn thì xem ở đây).

05/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (4)

Tạm sơ kết chút xíu về "Phủ Dầy" ở xã Tiên Hương vào năm 1910 khi danh sĩ Kiều Oánh Mậu về dự Hội năm đó và khảo sát tư liệu.

Thay cho cách trình bày ở 3 bài trước (1, 2, 3), bài này chỉ đưa một ít ảnh. Các ảnh tóm gọn nội dung chính từ cuốn "Tiên Phả dịch lục" (TPDL) do Kiều Oánh Mậu soạn và cho in mộc bản năm 1910.

04/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (3)

Năm 1910 là cách nay 115 năm.

Cùng đối chiếu năm 1910, về "Phủ Dầy" trong sách Tiên Phả dịch lục (TPDL) của Kiều Oánh Mậu (bản in khắc gỗ, 1910) và "Phủ Giầy" trong tài liệu chính qui của nhà nước (bản in hoạt tự, 1910).

02/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (2)

Về chữ "Phủ Dầy" (trong đó, chữ Dầy có nghĩa là "dầy" trong "dầy mỏng") xuất hiện trong bản in khắc gỗ năm 1910 của cuốn "Tiên Phả dịch lục" (Kiều Oánh Mậu soạn bằng văn tự Hán Nôm).

Vấn đề "Giầy" với "Dầy", cũng giống như một cặp vấn đề Gióng - Dóng (trong Thánh GióngThánh Dóng), sẽ luận bàn cụ thể bằng các bài học thuật sau. 

Ở đây, để tránh rườm rà, chỉ đưa nhanh mã chữ "Phủ Dầy" mà Kiều Oánh Mậu đã viết năm 1910.

01/03/2025

Hướng đến Hội Phủ Giầy 2025 : đọc ghi chép năm 1910 của Kiều Oánh Mậu khi về Hội năm đó (1)

Kiều Oánh Mậu là một danh sĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ông trước tác bằng chữ Hán Nôm (các tác phẩm viết bằng Hán Nôm của ông sau này được một số học trò và con cái trong nhà đem phiên ra quốc ngữ cho xuất bản đầu thế kỉ XX).

Kiều Oánh Mậu, như hạn chế chung của trí thức miền Bắc thời bấy giờ, chưa từng biết sử dụng chữ quốc ngữ - điều này, tôi đã trình bày ở một số công bố trước đây. Cùng thời đại thì nhóm trí thức miền Nam là Trương Vĩnh Kí (và nhiều người khác) đã sử dụng thành thạo quốc ngữ từ thập niên 1870.

Bản thân cụ Phan Bội Châu - một nhà cách mạng tiên phong ở đầu thế kỉ XX - cũng mãi sau này (khoảng sau năm 1910) mới bắt đầu học chữ quốc ngữ (đọc lại trên Giao Blog ở đây). Về phương diện sử dụng chữ  quốc ngữ, miền Bắc đi sau miền Nam khoảng nửa thế kỉ.

20/01/2025

"Lăng Mẫu Liễu Hạnh" đầu năm 2025 - bài 1 (thay đổi tên di tích cho đúng lịch sử và tín ngưỡng)

Lăng tọa lạc tại xứ Cây Đa (hay xứ Cây Đa Bóng) của xã An Thái huyện Thiên Bản danh tiếng xưa kia.

1. Xã An Thái (thời Lê và đầu thời Nguyễn) sau này được đổi thành xã Tiên Hương. Xã Tiên Hương sau này hợp nhất với các xã khác ở bên cạnh để thành xã Kim Thái ngày nay, nên "xã Tiên Hương" xưa trở thành "thôn Tiên Hương" ngày nay.

Lăng cũ xây gạch (trước năm 1938), qua ảnh và miêu tả của văn nhân, cũng đã thấy có qui mô. Ví dụ, có thể đọc miêu tả của các văn nhân như Kiều Oánh Mậu (viết năm 1910 khi ông tới thăm xã Tiên Hương), hay nhóm các nhà báo nhà khảo cứu danh tiếng là Thiện Đình và Trần Duy Vôn của Nam Định thời đầu 1930s.

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

30/11/2018

Bài văn chầu Mẫu Liễu viết bằng chữ Nôm (Kiều Oánh Mậu soạn và cho in năm 1910)

Bản giới thiệu và phiên âm chữ Nôm của bạn Lương Thị Thu (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) vào năm 2010.

Thật ra, đã có một số bản phiên âm trước năm 2010. Đoạn thơ Nôm thể song thất lục bát ấy nằm trong cuốn sách để đời của họ Kiều, là Tiên phả dịch lục. Ví dụ đọc ở đây hay ở đây.

19/04/2018

Tinh thần yêu nước của tiên chúa Liễu Hạnh (chữ "yêu nước" được ghi bằng chữ Nôm)


Tức là về mặt thời gian, là cách tới hơn 100 năm ngày Kiều Oánh Mậu từ Hà Nội cất công về dự hội Phủ Giầy năm đó (tạm tính là các năm 1908-1909). Lúc ấy, ông quan về hưu họ Kiều đã ngoài 50.

Sau chuyến đi đó, Kiều Oánh Mậu đã viết những câu thơ bằng chữ Nôm nói về Mẫu Liễu là: "Chúa từ qui pháp rộng đường//Riêng lòng yêu nước ngày thường đinh ninh". Ý là: từ khi đã qui Phật qui Pháp thì tiên chúa Liễu Hạnh hàng ngày hàng giờ không quên nghĩ về lòng yêu nước. Đây là tinh thần yêu nước của tiên chúa (bên chữ Nôm thì là "yêu nước", còn bên chữ Hán ở bên trên thì là "tiên chúa ái quốc"). Ông cho khắc in luôn năm 1910. Cuốn sách đó mang tên Tiên phả dịch lục nổi tiếng ở đời.

17/04/2018

Mẫu Liễu ở làng chài cổ Nam Ô đang nổi giận, đúng mùng 3 tháng 3

Chuyện đã tích tụ từ nhiều đời ghế. Bão đã tích tụ. Bây giờ bão lớn nổi lên, từng đợt từng đợt, mà nhẹ nhàng quật đổ cây, đổ lăng, đổ nhà. Làm lộ ra những đàn sâu và chuột đông lúc nhúc.

Ngôi đền của Thánh Mẫu ở làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) đang bị bức tử, thì đang còn đi dần dần ở đâyở đây.

15/04/2018

Trước hội Phủ Giầy 2018, đọc lại một câu thơ tiên của Mẫu Liễu

Việc đọc lại câu thơ tiên quan trọng "Nhất đại sơn nhân Ngọc Quýnh Hoa 壹大山人玉敻花" đã được thực hiện và công bố nhiều năm về trước.

Đầu tiên là công bố trên tạp chí học thuật là Tạp chí Hán Nôm (số 2 năm 2010). Sau đó, là công bố bản đầy đủ trên trang web Da Màu, cùng trong năm 2010.

14/04/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : Hội Phủ Giầy mùng 3 tháng 3 (một đoạn thơ in năm 1910 của Kiều Oánh Mậu)

Đã bắt đầu bước vào không khí Hội Phủ Giầy, tức Đại Hội Tiên Hương (hội lớn làng tiên). Mấy hôm trước, một đệ tử đã dâng tặng Phủ Tiên Hương một đỉnh phượng cỡ lớn. Trọng lượng của đỉnh tới 17 tấn và cao 8 m, phải sử dụng phương tiện vận chuyển và bốc dỡ hạng nặng khi chuyển tới Phủ.

29/07/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Chí sĩ Đào Nguyên Phổ trong phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Đăng lại một bài viết của nhà văn Bút Ngữ viết về người đồng hương Đào Nguyên Phổ. Đào Nguyên Phổ là thân sinh của Đào Trinh Nhất - một nhà báo, nhà văn, nhà khảo cứu có hạng ở Việt Nam thời 1930 - 1954.