Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

08/07/2022

Liêm chính học thuật hậu thực dân - ghi chú về EFEO trong sự kiện văn bản Nguyễn Đình Chiểu

EFEO là tên gọi quen thuộc của một tổ chức học thuật có lịch sử lâu đời của người Pháp, trong tiếng Việt thường dùng là "Trường Viễn đông Bác cổ Pháp" hay "Học viện Viễn đông Bác cổ Pháp".

EFEO Hà Nội được sinh ra trong bối cảnh Việt Nam là thuộc địa của Pháp.

EFEO Hà Nội để lại nhiều di sản quí giá trong nghiên cứu Việt Nam.

Sau Đổi Mới, tại Hà Nội, văn phòng của EFEO được mở trở lại. Nhiều ấn phẩm cũ và mới liên quan đến văn hóa Việt Nam được EFEO Hà Nội cho ra đời.

Người Việt Nam về cơ bản rất tôn trọng các ấn phẩm của EFEO Hà Nội. Thế nhưng, cũng cần cảnh giác rằng, trong đó lẫn vào nhiều thứ tạp nham.

Ở entry này là sưu tầm các ý kiến liên quan đến ấn phẩm gần đây của EFEO về Nguyễn Đình Chiểu. Đầu tiên là ý kiến của học giả Trần Ngọc Vương, sau đó là các phát hiện của bạn Brian Wu.

Các cập nhật và bổ sung sẽ được dán dần lên như mọi khi.

Tháng 7 năm 2022,

Giao Blog



----

"

Đây, người ta đã làm như thế này với thầy ...
----
Tôi thực ra không muốn nói gì về chuyện cuốn sách này, vì những chuyện trên mạng thêu dệt ra thì ôm vào chỉ thêm vô chung vô thuỷ. Nhưng một trong những người bạn lớn của tôi, giáo sư Trần Xuân Hoài khả kính, lại thấy bất bình thay nên đã lên tiếng, và yêu cầu tôi chịu khó bổ sung một vài thông tin, thì đây!
Cả quá trình “ phát hiện, xã hội hoá lẫn sự kiện hoá cuốn sách, cho tới khi nó được xuất bản và cả phát hành bước đầu, tôi hoàn toàn không được biết! Chỉ đến trước 20/3/ 2017 , một ngày trước khi Ban giám hiệu trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQG HÀ NỘI, gọi điện mời tôi ngày hôm sau vào dự lễ trao bằng chứng nhận cho GS PHL là VS của Viện hàn lâm văn khắc và văn chương Pháp, đồng thời, với tư cách là người nghiên cứu có thâm niên về Nguyễn ĐÌnh Chiểu, phát biểu về cuốn sách LVTCTT mà Gs PHL có công phát hiện và đưa ra cho công chúng … tôi mới biết đó là lý do tôn vinh!
Tôi, theo thói quen cố hữu, đề nghị chuyển ngay cuốn sách đã xb để có thể đánh giá và bình luận .
1 ngày là quá gấp gáp, nhưng tôi cũng cố đọc nhanh xem nhanh, và ngày hôm sau, có lẽ trái với sự chờ đợi của nhiều người, khi được mời phát biểu, tôi đã khá sòng phẳng đưa ra hai nhóm vấn đề mà theo tôi, cuốn sách còn khá thiếu hoàn thiện
- vấn đề văn bản văn học : việc phiên âm đối chiếu nôm - quốc ngữ còn sai nhầm, cẩu thả
- nhận định về các bức tranh minh hoạ là sơ sài và thiếu chính xác, vì các bức tranh minh hoạ của hoạ sư Trần Đức Trạch trong đó là thuộc dòng bích hoạ cung đình chứ không thuộc ảnh hưởng của các dòng tranh dân gian
Những ý kiến cơ bản đó dường như gây shock cho toàn cử toạ, nên tôi sau đó nhận thấy mình đã quá vô tâm gây chấn động thiếu “nghi thức ngoại giao” cần thiết!
Cuộc hội hè sau đó diễn ra miễn cưỡng và tẻ nhạt. Đến mức tôi bị “ bỏ quên” và lầm lũi tự bắt xe về nhà!

Những gì sau đó trên báo chí hay mạng xã hội tôi đều không quan tâm và vì thế cũng không biết!



"

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/pfbid0jayteCXytFMYGba3zhK3N3qyWmY28y9Gq81N8UhAD2vhAZwPvmYvPjbuqzhwkw9Sl


"

Nếu đúng như có việc thầy Trần Ngọc Vương (TNV) đã lên tiếng phê bình mạnh phần diễn nôm của ấn phẩm Vân Tiên Cổ Tích Truyện bản Viện EFEO, thì Brian rất là xin lỗi đã quát to thầy ạ.
Việc thầy có lên tiếng phê bình hay không thật sự những độc giả như Brian hoàn toàn không biết (vì đâu có tờ báo nào trên mạng viết gì về việc thầy phê bình trong buổi ra mắt sách đâu, đây là do lời thầy Gia Ninh Trần, một chứng nhân của buổi họp này, đã nói lại như thế).
Người ta có viết đầy trên mạng là thầy là một trong những Giáo Sư đã tham gia buổi ra mắt trên, nhưng không có ai viết thầy phê bình gì cả. Nhưng độc giả như Brian vẫn xin lỗi thầy, vì đọc báo Việt Nam, mà đáng lẽ nhà báo phải có trách nhiệm tường thuật hết sự việc xảy ra, nhưng họ lại không tường thuật, thì biết nói gì bây giờ ?
Nhưng xin thầy có gì thì lên tiếng luôn, là thầy Đoàn Lê Giang có nêu ra rất rõ "Tập 2 người ta có nhờ cô Ngọc Lan và ông Hiền Tâm phiên âm bản Nôm bên trái mà. Đồng thời người ta nói rõ là người ta dùng bản Lục Vân Tiên ca diễn của Abel des Michels 1883 mà" . Thế thì thầy có biết việc này không ạ ? Nếu thầy đã biết, thế thì thầy lại còn lên tiếng phê bình phần diễn Nôm của ấn phẩm này trong buổi ra mắt để làm gì ? Hay là thầy cũng như Brian, quá shock là làm sao mà Viện EFEO, một cơ quan văn hóa nổi tiếng thế giới, mà lại có thể để cho người ta tự tiện ăn cắp và sao chép một dị bản Hán Nôm khác để làm phần diễn âm Nôm của bộ truyện tranh Lục Vân Tiên này ? Có phải là thầy, cũng như Brian, cảm thấy là sự việc như thế là một cái tát vào sự tự trọng của dân trí thức Việt Nam không (vì từ thưở có nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chắc chưa có ai mà dám khoe là diễn âm Nôm cho một nguyên tác Hán Nôm là họ lấy phần diễn âm từ một dị bản khác đâu đúng không thầy ?).
Hay là vì thầy xấu hổ quá, vì người miền Nam mà biết chữ Nho coi bộ còn rất nhiều, thế mà Viện EFEO họ nghĩ họ "làm ơn" cho người Việt Nam, nên dịch bậy hay không họ chẳng quan tâm, họ vẫn mang trong đầu họ cái tư tưởng "đi khai sáng thiên hạ" đúng không thầy ?
Hoặc giả có phải là vì thầy đau khổ quá, vì nền nghiên cứu Hán Nôm không biết ra làm sao, mà đến nỗi, chỉ có mỗi việc dịch một bản Hán Nôm Lục Vân Tiên, mà người ta lại phải đến nỗi đi ăn cắp bản diễn âm Nôm của người Pháp xưa. Có phải cách làm việc này làm cho thầy suy nghĩ, là không biết ngành Hán Nôm ở Việt Nam tệ đến ra sao, mà ngay cả một nhà nghiên cứu Hán Nôm đủ chuyên môn để diễn âm và chú giải cũng không có, nên thầy buồn là ngành Hán Nôm ở Việt Nam là ngành toàn dân ăn hại không, đúng không thầy ?
Đây, độc giả Brian xin lỗi thầy và xin hỏi thầy vài câu như vậy. Và câu hỏi sau cùng mà Brian muốn hỏi thầy lẫn tất cả, là liệu chúng ta có nên đặt ra câu hỏi cho người Pháp và viện EFEO là họ có biết tôn trọng văn hóa bản xứ là như thế nào không ? Hay chính vì họ ngày ngày bị vây quanh bởi bọn học giả "ruồi bu xôi thịt không đủ trình độ" nên họ mới nghĩ người Việt Nam chúng ta không ai đủ trình độ để diễn âm Nôm bộ truyện tranh Vân Tiên Cổ Tích Truyện này ?

Sincerely,
Brian

"


"


Vuong Tran Ngoc

Tôi thực ra không muốn nói gì về chuyện cuốn sách này, vì những chuyện trên mạng thêu dệt ra thì ôm vào chỉ thêm vô chung vô thuỷ. Nhưng một trong những người bạn lớn của tôi, giáo sư Trần Xuân Hoài khả kính, lại thấy bất bình thay nên đã lên tiếng, và yêu cầu tôi chịu khó bổ sung một vài thông tin, thì đây!
Cả quá trình “ phát hiện, xã hội hoá lẫn sự kiện hoá “
cuốn sách, cho tới khi nó được xuất bản và cả phát hành bước đầu, tôi hoàn toàn không được biết! Chỉ đến trước 20/3/ 2017 , một ngày trước khi Ban giám hiệu trường ĐHKHXH&NV thuộc ĐHQG HÀ NỘI, gọi điện mời tôi ngày hôm sau vào dự lễ trao bằng chứng nhận cho GS PHL là VS của Viện hàn lâm văn khắc và văn chương Pháp, đồng thời, với tư cách là người nghiên cứu có thâm niên về Nguyễn ĐÌnh Chiểu, phát biểu về cuốn sách LVTCTT mà Gs PHL có công phát hiện và đưa ra cho công chúng … tôi mới biết đó là lý do tôn vinh!
Tôi, theo thói quen cố hữu, đề nghị chuyển ngay cuốn sách đã xb để có thể đánh giá và bình luận .
1 ngày là quá gấp gáp, nhưng tôi cũng cố đọc nhanh xem nhanh, và ngày hôm sau, có lẽ trái với sự chờ đợi của nhiều người, khi được mời phát biểu, tôi đã khá sòng phẳng đưa ra hai nhóm vấn đề mà theo tôi, cuốn sách còn khá thiếu hoàn thiện
- vấn đề văn bản văn học : việc phiên âm đối chiếu nôm - quốc ngữ còn sai nhầm, cẩu thả
- nhận định về các bức tranh minh hoạ là sơ sài và thiếu chính xác, vì các bức tranh minh hoạ của hoạ sư Trần Đức Trạch trong đó là thuộc dòng bích hoạ cung đình chứ không thuộc ảnh hưởng của các dòng tranh dân gian
Những ý kiến cơ bản đó dường như gây shock cho toàn cử toạ, nên tôi sau đó nhận thấy mình đã quá vô tâm gây chấn động thiếu “nghi thức ngoại giao” cần thiết!
Cuộc hội hè sau đó diễn ra miễn cưỡng và tẻ nhạt. Đến mức tôi bị “ bỏ quên” và lầm lũi tự bắt xe về nhà!
Những gì sau đó trên báo chí hay mạng xã hội tôi đều không quan tâm và vì thế cũng không biết!



"

https://www.facebook.com/brian.wu.121772/posts/pfbid0d39Zp5vjB8449P5bd94u1Eg6oSSEZjniHac9naPsucr13YV6JdXZwzETTANbDU3Ml

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.