Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/06/2018

Nguyễn Văn Huyên năm 1938 (trả lời phỏng vấn của Thế Lữ) - bài Đăng Thành

Năm 1938.

Tức cách nay tới tận 80 năm rồi.

Mở đầu là một bài báo của Thế Lữ (phỏng vẫn Nguyễn Văn Huyên). Theo tìm hiểu của Đăng Thành, lúc đó Nguyễn Văn Huyên chưa vào làm chính thức trong Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

Dưới bài báo năm 1938, là bổ sung các bài đã lên của Đăng Thành về Nguyễn Văn Huyên, đánh số từ 1 đến hết. Ở phần bổ sung, các bài được đi theo thứ tự ngược như mọi khi.

Mọi thứ ở entry này, từ sau dấu chấm của câu này, đều là của Đăng Thành.








































---







Nguyễn Văn Huyên năm 1938


Nguyễn Văn Huyên trả lời phỏng vấn Ngày nay số 115 (chủ nhật, 19 tháng Sáu 1938), trang 6:
NVH 1938 (2)
Bài phỏng vấn ngắn của Nguyễn Văn Huyên rất quan trọng đối với tôi.
Bài phỏng vấn buộc tôi phải xem xét hình dung của tôi về Nguyễn Văn Huyên, nghi ngờ nhiều thứ và củng cố một giả thiết.
Vào thời điểm Nguyễn Văn Huyên trả lời phỏng vấn Ngày nay (có thể vì mối quan hệ tốt giữa Nguyễn Văn Huyên và Nhất Linh? Tôi không chắc chắn về giả thiết của mình nhưng không tránh được: phải lập các giả thiết có thể xảy ra dù chúng phần lớn đều sẽ bỏ đi), Nguyễn Văn Huyên chưa là thành viên khoa học của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp.
Đây là bài phỏng vấn đầu tiên tôi đọc về Nguyễn Văn Huyên trước khi vào làm việc tại Viện Viễn Đông Bác Cổ.
Tôi đặc biệt chú ý Thế Lữ thuật lại hành động của Nguyễn Văn Huyên: “Khi nói đến điều này [Nguyễn Văn Huyên cho rằng “thanh niên Việt Nam [thời điểm 1938] không chịu suy tưởng mấy trong mọi công cuộc, sự nhiệt thành có, nhưng ý chí không rõ rệt”], cử chỉ ông mạnh mẽ lên, tay nắm lại đánh nhịp xuống như để chấm dứt từng lời nói rắn rỏi”.
Nguyễn Văn Huyên tôi từng biết không phải như vậy.
Đây là lần đầu tiên, tôi biết tư thế này của Nguyễn Văn Huyên (thân xác luôn rất quan trọng đâu chỉ có phần hồn; đến đây, nếu muốn hiểu, ta không còn cách nào ngoài đi vào chủ đề tranh luận lâu dài của Kito giáo về linh hồn và thân xác; chủ đề quá sức tôi; tôi xin tạm gác lại đây).
Tôi quan tâm đến tư thế của người ta. Ví dụ: Khi ra về từ sân thể thao Mễ Trì, Phan Ngọc và Cao Xuân Hạo không ngó nghiêng mà nhìn thẳng bước đi. Tư thế này hoàn toàn đối lập một nhà nghiên cứu, đi từ cổng trưởng vào lớp học, liên tục nhìn nghiêng ngó dọc, quay trái quay phải (ông ấy chỉ không làm đúng một việc: nhìn thẳng).
Tư thế của Nguyễn Văn Huyên: “cử chỉ ông mạnh mẽ lên, tay nắm lại đánh nhịp xuống như để chấm dứt từng lời nói rắn rỏi”.
Tư thế này, cách người ta ứng xử, không chỉ với tư liệu sản xuất và tư liệu lao động, với chính thân xác, tự nó (rất khác Kinh Thánh Thiên Chúa giáo, nó không thiêng tự nó), nhại cái viết của Erasmus xứ Rotterdam, kể câu chuyện gì?
Tôi chưa bao giờ ra khỏi câu hỏi: Các thế thệ trí thức thời thuộc địa làm gì?
Từ bài phỏng vấn ngắn của Nguyễn Văn Huyên, tôi nghi ngờ quan điểm rất phổ biến hiện nay: Các công trình khoa học (tôi nhấn mạnh khoa học xã hội) của người Việt (đặc biệt viết bằng tiếng Pháp) là sự giao lưu, đối thoại Việt Nam – Pháp.
Dường như, chính sách “Pháp – Việt đuề huề” – ảo tưởng đã bị thế hệ tri thức thuộc địa trưởng thành năm 1925 (ví dụ: Nguyễn Tường Long và Phan Khôi) bóp chết – đang lặp lại một cách quái gở sau gần một thế kỷ, dù vị thế độc lập của chúng ta rất khác các quốc gia Châu Phi vẫn nằm dưới sự kiểm tỏa của người Pháp.
Tại sao?
Tư thế của Nguyễn Văn Huyên, một phần nào đó, giải thích tại sao năm 1946 ông trở thành Bộ trưởng Bộ giáo dục. Dường như, điều tâm đắc của Đỗ Lai Thúy khi viết tiểu luận “chân dung học thuật” về Nguyễn Văn Huyên – bà Vi Kim Ngọc than thở nhà nước được một bộ trưởng tồi và mất đi một nhà khoa học giỏi – rặt chuyện đàn bà.
Vấn đề có phải thay đổi thế giới? Khuyết một vế: Để thay đổi nó, một thao tác bắt buộc (không phải duy nhất) là giải thích, tức không dừng lại ở diễn giải mà giải thích tại sao ta diễn giải như vậy.
https://dangthanhsite.wordpress.com/2018/06/29/nguyen-van-huyen-nam-1938/


---


BỔ SUNG

3.

2.
1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.