Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-miền-quê-hương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn những-miền-quê-hương. Hiển thị tất cả bài đăng

09/01/2021

Tuyết đang phủ dầy đền chùa cổ : nhìn ngôi làng xưa từ xa tít

Đó là ngôi làng Ikisan ở miền Tây Nhật Bản xa xôi. Trời mấy hôm nay đang rơi tuyết. Trắng xóa một màu (làm nhớ lại những mùa đông đã qua, ví dụ nếu gần gần ở đây hay ở đây).

Có những mùa đông ngày ấy ngôi nhà của tôi trĩu nặng mái tầng hai, bởi tuyết phủ dầy. Tôi chỉ lo mái nặng quá, không chịu được, thì sẽ sập xuống.

21/12/2020

Một người làng Trình Phố vừa ra đi : nhà thơ Quang Khải (Bùi Quang Khải 1945-2020)

Ông là con cháu họ Bùi ở Trình Trung. Cũng là làng quê của danh nhân Bùi Viện.

Tôi chưa có hân hạnh được gặp ông trực tiếp một lần nào, nhưng có một vài lần trích dẫn từ sách của ông khi tôi đặt bút viết về làng Trình Phố hay huyện Tiền Hải.

17/07/2020

Hãng xe buýt của quê hương đã phải đóng cửa, bởi Covid 19

Đó là hãng xe buýt Du lịch Itoshima (Itoshima Kanko), rất thân thuộc với dân chúng trong một vùng quê. Riêng với tôi, ngày xưa, đã có dịp tới gặp gỡ và giao lưu với công ty này. Khi nào thuận lợi, sẽ viết rõ về mảng quan tâm này của tôi (các công ti tư nhân khởi nghiệp ở quê hương).

Bây giờ, vào tháng 7 năm 2020, sau khoảng 40 năm hoạt động, hãng xe đã chính thức tuyên bố đóng cửa. Là do ảnh hưởng của Covid 19 đấy.

Itoshima bây giờ là thành phố, nhưng ngày trước luôn là huyện. Địa lí hành chính và địa danh có thay đổi, khi thì tách, khi thì nhập lại, nhưng từ thời Minh Trị đến nay, cái tên Itoshima (không kèm thêm gì) thì không thay đổi. Một vùng có phương ngữ riêng, mà tôi thì nghe và nói được phương ngữ ấy (đọc lại ở đây).

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

01/06/2020

Mùng 1 tháng Sáu, đọc tự sự của các cháu U50 và U60 về thời mới lên mười

Vẫn về nhóm những người viết trẻ gọi là Búp trên cành, tức là nhóm chúng tôi viết ở tuổi lên mười (đang đi ở đây).

Bây giờ, các cháu tuổi lên mười hồi ấy đã thành ra các cháu U50 (lứa viết hồi thập niên 1980) và các cháu U60 (lứa viết hồi thập niên 1970). Thầy của các cháu đã U70, U80 và thậm chí U90 rồi.

Nhân mùng 1 tháng Sáu, mở đầu là tự sự về thời đó của một cháu U60 và một cháu U50. Cháu U60 viết vào tháng 6 năm ngoái (2019) và cháu U50 thì vừa viết trong ngày hôm nay (tức 1 tháng Sáu năm 2020).

13/05/2020

Học tiếng quê : phương ngữ Itoshima (sách mới xuất bản)

Mình nghe và nói được tiếng quê, rồi đã thử nghiệm: về Tokyo, nói thử bằng giọng quê xem sao, mọi người hiểu lõm bõm những từ đặc chủng. Ví dụ, tiếng phổ thông bảo "te-nư-gưi" để chỉ cái khăn lau tay hay lau mồ hôi, nhưng tiếng quê thì nói luôn thành "tê-nư-gôi". Hay, tiếng phổ thông là "osoroshi-i" để biểu cảm nỗi sợ hãi, thì tiếng quê nói luôn thành "e-zu-ka". Người nghe không hiểu là phải rồi !

Tính tự mình làm ra một danh mục những từ đặc chủng ấy. Mình sưu tầm cá nhân được khoảng 1000 từ đặc chủng rồi. Thì bây giờ, tòa soạn báo địa phương (tờ Itoshima tân văn đã có lịch sử hơn 100 năm) đã vừa ra một cuốn sưu tập. Sách vừa ra vào hạ tuần tháng 3, tức là trong đại dịch Cô Vy.

Tiếng quê không phải chỉ có từ đặc chủng (chỉ vùng đó mới hiểu nghĩa), mà còn là ở ngữ pháp. Ngữ pháp cũng phải dần dần mới quen. Quen rồi thì thích !

04/04/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : Sakura mãn khai dọc đường tàu điện nhà quê đang "cách li xã hội"

Tuyến tàu điện thân quen ấy. Chính là tuyến đường cơ bản chạy dọc biển nối thành phố Fukuoka (thủ phủ tỉnh Fukuoka) với thành phố Karatsu (thủ phủ tỉnh Saga). Ở khoảng giữa Fukuoka với Karatsu thì chính là cái ga xép nhà quê Ikisan.

Ngày xưa Ikisan là tên làng. Làng Ikisan thân thiết. Nơi mà tôi đã gắn một phần đời của mình ở đó. Chỉ cần nhìn thấy ga Ikisan, nhớ về làng Ikisan xưa và học khu Ikisan ngày nay, là tự dưng lòng thấy nao nao.

Đó là một trong những miền quê hương tha thiết của tôi.

Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh ga Ikisan. Đứng trên cửa sổ tầng hai thì luôn thấy sân ga. Luôn ý thức được là mình lúc đó đang ở vùng giáp ranh giữa tỉnh Fukuoka và tỉnh Saga.

26/03/2020

Tảo mộ mùng 3 tháng 3 giữa đại dịch Cô Vy, trên quê hương biên viễn

Giữa đại dịch Cô Vy đang bùng phát toàn cầu, thì ngày Mùng Ba tháng Ba hôm nay (Thứ Năm, 26/3/2020), nhiều đền phủ vẫn tổ chức lễ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh và hệ thần Liễu Hạnh trong phạm vi rất hạn chế (ví dụ ở đây).

Các gia đình người Kinh vẫn theo tục lệ từ xưa, làm bánh trôi bánh chay từ sáng, rồi tầm trưa thì dâng cúng ông bà tổ tiên. Điện thoại từ sáng sớm đã báo lịch "Tết Hàn thực" trên màn hình.

Ở vùng người Tày Nùng các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn như thường niên, có hoạt động tảo mộ (pái mo), nhưng nhìn nhanh cũng thấy là bớt đi phần vô tư của những năm trước. Mọi người không giấu đi được nỗi âu lo về Cô Vy.

02/03/2020

Sắp tốt nghiệp tiểu học giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20 ở Nhật Bản : chuyện học sinh đi bộ khoảng hai tiếng hàng ngày

Tiểu học ở Nhật Bản có 6 năm. Tức là học sinh lớp 6 thì mới tốt nghiệp Tiểu học. Ở Việt Nam thì Tiểu học chỉ có 5 năm, sang lớp 6 thì đã là lên Trung học Cơ sở.

Về cơ bản, ở các vùng quê Nhật Bản hiện nay, học sinh tiểu học đều trở dạy và đi bộ tới trường vào mỗi sáng trong kì đi học (trừ các kì nghỉ trong năm). Có khi phải mất tới khoảng một tiếng thì mới tới được trường. Có nghĩa là các cháu phải mất khoảng 2 tiếng để đi và về giữa nhà và trường mỗi ngày.

Rèn luyện sự tự lập bằng việc đi bộ chính là vậy.

Ở miền quê ấy, có những buổi tôi lặng lẽ ngắm nhìn bọn trẻ đi học buổi sáng hay trở về nhà vào buổi chiều. Các cháu đi theo đường cái quan, rồi có khi là qua những đoạn đường vắt qua cánh đồng. Ảnh chụp thì nhiều, nhưng rất ít tấm cảm thấy ưng ý. Đó là những năm đầu tiên của thế kỉ 21. Về cơ bản là đi bộ theo nhóm. Có một số bảo vệ của phía cộng đồng cư dân hay phía ban phụ huynh được rải ra trên đường đi. 

01/03/2020

Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Nhật Bản bắt đầu tranh cướp cả khẩu trang và giấy vệ sinh

Một vụ cà khịa ở trên tàu điện, giữa người không đeo khẩu trang và người đeo khẩu trang, tại tỉnh Fukuoka, thì đã rõ. Phong cách cảnh báo bằng còi nhà ga, thì rõ là đặc tính cách Nhật Bản rồi.

Còn vụ ẩu đả, mà tivi FNN của Nhật Bản dùng từ "đến chảy máu", thì là ở thành phố Yokohama, vào mấy ngày trước. Lúc mà khan hiếm khẩu trang, ngươi ta sẵn sàng nhảy xổ vào nhau, đánh lộn, để giành giật lấy... khẩu trang.

06/11/2019

Mùa cưới 2019 trên quê hương biên viễn

Mùa cưới đã bắt đầu khởi động rồi.

Hôm nay, Thứ Tư ngày 6/11/2019 là một ngày nắng đẹp khắp miền Bắc. Vùng quê biên viễn đẹp lạ thường dưới nắng nhè nhẹ.

Đẹp hơn nữa là những đoàn rước dâu. Mọi thứ đều là mới tinh khôi. Ô đấy. Tất chân đấy. Chiếu đấy. Chị đấy và em đấy. Hàng lối và thứ tự vẫn giữ được phép tắc từ xa xưa. Có thể xem ảnh cưới của vùng này mấy năm trước, ở đây.

20/10/2019

"Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 15 ở ngôi chùa cổ : kín chỗ với 150 khách

Chùa cổ hơn 800 năm tuổi, đã giới thiệu nhanh ở đây hay ở đây.

Hoạt động kỉ niệm sự kiện nhà sư trụ trì chùa đứng lên giữ đất giữ chùa, đã bắt đầu từ năm 2003, nên năm nay là lần thứ 15. Đã điểm tin lần trước ở đây (năm 2017, năm 2018). Bản thân sự kiện nhà sư đứng lên tranh đấu chống lại phía doanh nghiệp định xây nhà máy ở địa phương, thì tôi đã viết thành bài học thuật (tạm xem ở đây, năm 2016).

Bây giờ là hình ảnh của lần thứ 15.

Hòa nhạc được tổ chức thường niên vào tháng 10, diễn ra tại gian chính của ngôi chùa cổ.

13/10/2019

Rước thần từ núi xuống biển, giữa siêu bão ở các tỉnh phía Bắc Nhật Bản

Cơn bão 19 đang làm điên đảo các tỉnh thuộc vùng Quan Đông của Nhật Bản, mà trung tâm là thủ đô Tokyo. 

Nhưng ở miền Tây, tức vùng Quan Tây, trời mùa thu ngày Chủ Nhật, 13/10 năm 2019, rất đẹp và bình yên. Lại một mùa lễ hội rước thần từ đền trên núi xuống bãi biển. Rồi lại từ biển, rước các ngài trở về các đền trên núi.

Cũng tháng 10 này, của năm 2017, thì xem cụ thể ở đây.

05/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : 520 năm đất Cao Bằng và môn độc "lày cỏ"

Cuối tuần này, Cao Bằng đang trong dịp các lễ lạt và hoạt động vui chơi kỉ niệm 520 năm thành lập tỉnh/trấn (1499-2019) và 50 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh (1969-2019).

Mình thì chú ý đến môn thi "lày cỏ" - một môn thi đấu xuất phát từ trò chơi dân gian mang tính đặc trưng của Cao Bằng, mà phổ biến nhất là ở vùng người Tày Nùng.

Những ngày đầu tháng 10, rút cục thì do lịch cơ bản bị đổi bất ngờ, nên giờ này, mình không có mặt ở Cao Bằng được. Đành chỉ nhìn từ xa với sông Bằng cầu Hiến núi Vài.

04/10/2019

"Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" - một biện pháp cứu vãn tình trạng ế ẩm kéo dài

Nông thôn thiếu trẻ em trầm trọng, bởi thanh niên thì đua nhau đi vào thành phố, những thanh niên ở lại thì tầm 35 tuổi vẫn chưa chịu cưới.

Một biện pháp dân sự là thành lập "Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" (tên đúng là Đoàn ủng hộ kết hôn vùng Itoshima). Chủ tịch đoàn, liếc nhanh, biết là cụ Matsumoto - một nhân vật ở địa phương.

03/10/2019

Lại một mùa hoa Bỉ Ngạn nữa : đã vào thu 2019

Lại như đang rực cháy lên ở các bờ xôi ruộng mật, vào những ngày này, là hoa Bỉ Ngạn. Màu đỏ của Bỉ Ngạn. Rực rỡ. Lặng lẽ. Mà ngắm lâu từ xa, thì tự nhiên lại không thấy rực rỡ nữa, cũng không thấy lặng lẽ nữa. Tựa như thúc giục. Thế là chân liền bước nhanh nhanh.

Một lúc sau, lại đi qua, nhìn nhanh, thì lại thấy rực rỡ lặng lẽ. Lặng lẽ đến rực rỡ thì đúng hơn chăng.

27/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Thái Bình với Búp Trên Cành 40 năm, và nhìn nhanh Thái Nguyên

Có hai tỉnh Thái của Đại Việt ngày nay, là Thái Bình và Thái Nguyên. Có rất nhiều người ở Thái Bình lên Thái Nguyên lập nghiệp.

Không phải là một đối sánh về hai tỉnh Thái, mà muốn cập nhật tình hình hiện nay trong việc bồi dưỡng năng lực viết cho giới trẻ của hai tỉnh.

Tỉnh Thái Bình đã có được một truyền thống Búp Trên Cành đáng trân trọng. Vào mùa hè năm 2019, là tư cách một trong những người có đóng góp lớn cho truyền thống Búp Trên Cành ngay sau ngày 30/4/1975, nhà thơ Kim Chuông (quê gốc Vĩnh Bảo - Hải Phòng), có cho đăng tải một bài viết mang tỉnh nhìn lại và khái quát bức tranh hiện tại của Búp Trên Cành. Xem cụ thể ở dưới.

19/07/2019

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

06/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : một Thứ Bảy đầu tiên mở màn Lễ hội Mùa Hè

Đó là chuỗi lễ hội diễn ra vào mùa hè để mong Thần Phật phù hộ độ trì mà vượt qua được cái nóng như nung. Nước Nhật hiện đại bậc nhất thế giới, nhưng cũng là nước Nhật truyền thống biết lưu giữ những di sản quí báu của cha ông.

Cứ mùa hè tới, là thế nào, cũng sẽ chui qua vòng cỏ huyền thoại để mong nhận được sức mạnh độ trì của Thần Phật mà sống vượt qua mùa hè.

Khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu khoảng từ hôm nay, các đền chùa sẽ đặt ở cửa lớn một vòng cỏ huyền thoại bắt nguồn từ thần thoại lập quốc.