Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn báo-chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn báo-chí. Hiển thị tất cả bài đăng

03/02/2025

Tháng Giêng rủ nhau đi Chợ Thánh ở Phủ Giầy làng Tiên Hương - đọc lại báo năm 1932

Trước ngày khai hạ (mùng Bảy tháng Giêng), người ở vùng Sơn Nam và lân cận thường nhắc nhau về ngày Chợ Thánh hay Chợ Tiên ở Phủ Giầy Nam Định.

Chợ Thánh họp từ đêm mùng Bảy đến hết ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm.

Chợ Thánh, Chợ Tiên, Chợ Phủ, Chợ Phủ Giầy, là những cái tên quen thuộc bao đời, thấy ghi nhiều trên báo chí ngày xưa hồi cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Nay ta quen gọi là "Chợ Viềng".

Bây giờ, thử đọc lại một bài báo ngắn - báo Hà Thành ngọ báo (báo buổi trưa Hà Thành) phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 1932.

Người xưa chắc muốn Hà Thành có đủ bộ, gồm báo buổi sớm (tảo báo), báo buổi trưa (ngọ báo) và báo buổi chiều (vãn báo). Nhưng tựa như mới ra được báo buổi trưa thôi.

1932. Tức gần 100 năm trước (1932-2025).

25/07/2023

Ngoại trưởng Tần Cương - một người từng miệt thị Việt Nam nhiều lần - vừa bị miễn nhiệm

Hồi còn làm Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, với tuổi đời khoảng 45-46, ông Tần Cương đã nhiều lần miệt thị Việt Nam.

Năm 2014, quan sát từ nhiều nguồn tin, Giao Blog có viết: 

"Hồng Lỗi, Tần Cương, Hoa Xuân Oánh,... là những cái tên khá quen thuộc trong nhóm phát ngôn viên của phía Trung Quốc. Trong đó, Tần Cương hiện là nhân vật chủ chốt bởi từ năm 2012 là Cục trưởng Cục Báo chí của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (cũng có thể hiểu là Vụ trưởng Vụ Báo chí). Ông ta xuất hiện ở những tuyên bố quan trọng của phía Trung Quốc. Hồng Lỗi và Hoa Xuân Oánh hiện là Phó Cục trưởng. 

Tần Cương bảo phát ngôn của nhóm Lê Hải Bình (Bộ Ngoại giao Việt Nam) là "hoang đường" và "đáng buồn cười", thì có thể xem đó như quan điểm chính thức của giới chóp bu Trung Quốc đối với Việt Nam." (xem thêm ở đây).

21/10/2022

Chuyện báo chí tiếng Việt của cụ Phan Bội Châu : năm 1926 với Nguyễn Bá Trác

Câu chuyện về mối quan hệ giữa hai vị Phan Bội Châu và Nguyễn Bá Trác thì có nhiều lời kể.

Đại khái là câu chuyện ở khoảng năm 1925-1926, lúc cụ Phan mới bị nhà đương cục Pháp bắt ở Quảng Châu rồi dẫn độ về Việt Nam. Cụ bị Pháp đem ra xử ở tòa. Thời điểm ấy, cụ được mời đóng phim, mà đóng về chính bản thân mình và quá trình bôn tẩu xuất du. Trước đây, Giao Blog đã đề cập đến chuyện cụ Phan đóng phim về chính cụ Phan, ở đây (bài đã đăng năm 2013).

Cũng đại khái, cụ có ở nhà ông Nguyễn Bá Trác một thời gian, hai người có lúc tính cùng nhau ra báo tiếng Việt.

Đọc cụ thể ở bên dưới. Người trong nước lúc đó đã biết rõ cái bụng của Nguyễn Bá Trác, mà cũng thêm nể cái chí khí của cụ Phan.

Sau này, cụ chọn Phan Đăng Lưu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông. Tiếc là chí sĩ Phan Đăng Lưu đã hi sinh từ năm 1941 (khi mới 39 tuổi, 1902-1941), nên những tư liệu liên quan đến tình bạn tình thầy trò giữa hai cụ Phan đã thất lạc cả, gia đình hiện nay không lưu được gì.

31/03/2022

Luân chuyển cán bộ trong ngành báo chí : ông Nguyễn Kim Khiêm (tức Nguyễn Kim Trung) và đài Hà Nội

Tin của tháng 3 năm 2022.

Ông Nguyễn Kim Khiêm tức là Nguyễn Kim Trung (vốn đã được bổ nhiệm làm Giám đốc VTC hồi năm 2017, lúc đó Giao Blog đã điểm tin --- xem lại ở đây).