Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hồ-chí-minh. Hiển thị tất cả bài đăng

26/10/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : chuyện đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường và thân sinh nhà biên khảo Hoàng Triều Ân

Nhiều năm về trước rồi, là năm 2013, đã nhắc đến việc đồng chí "ông Ké" chê thơ Đường. Đọc lại ở đây. Cụ chê thơ Đường là rườm rà và thừa chữ !

Thú vị người ghi lại câu chuyện ấy, không ai khác, chính là nhà biên khảo lão thành ở vùng đất Cao Bằng - cụ Hoàng Triều Ân - vừa từ trần. Ngày mai, 27/10/2019, gia đình cử hành tang lễ nhà biên khảo (1931-2019).

Mà thú vị hơn nữa, hôm nay, cần nhắc đến, là: người kể cho Hoàng Triều Ân nghe và ghi ra giấy câu chuyện ấy, lại không ai khác, chính là ông cụ thân sinh.

02/09/2019

Sự bình dị Hồ Chí Minh qua phim màu 1966 : tiếng ho sau khói thuốc lá, và phát âm tiếng Nhật

Phim quay năm 1966 bởi đài NDN của Nhật Bản, đã đưa lên Giao Blog lần đầu hồi tháng 3 năm 2014 (ở đây), một thời gian bị hỏng các đường link nên đã đưa lại vào ngày 1 tháng 9 năm 2019 (ở đây).

Đây là những thước phim chân thật, cho thấy sự bình dị của Hồ Chủ tịch. Khi tiếp khách nước ngoài, cụ bật diêm que rọi thuốc lá cho khách. Hồi đó, thuốc lá như một thứ đầu câu chuyện.

01/09/2019

Bí mật quốc gia 50 năm qua : những thước phim quay khu nhà sàn và Hồ Chủ Tịch những ngày tháng cuối đời

Đầu tiên là một bài đã công bố năm 2005, tức là cũng đã tới 14 năm rồi.

Sau đó là các thông tin bổ sung (đánh thứ tự ngược như mọi khi).

Nếu đã xem những thước phim do Nhật Bản quay Bác Hồ trả lời phóng viên báo Cờ Đỏ (Đảng Cộng sản Nhật Bản), vào năm 1966, mà Giao Blog đã đưa lên ở đây (đưa hồi tháng 3 năm 2014), thì thấy rằng: chúng ta nên nhanh chóng giải mật những thước phim của tháng 9 năm 1969. Cũng đã 50 năm rồi.

Bản quay của Nhật Bản là tiếng thực sự của Hồ Chủ tịch vào năm 1966, hình ảnh rất nét, vô cùng quí giá. Còn bản do nhóm Việt Nam quay năm 1969 thì chưa biết ra sao. Lớp con cháu ngày nay phải lấy trách nhiệm ra mà công bố những tư liệu này. Của quí đang ở trong nhà đó, cần phải tìm đâu xa xôi.

15/07/2019

Công sở văn minh : Không tổ chức linh đình, không tặng hoa, làm việc như bình thường trong ngày bổ nhiệm

Thứ Hai đầu tuần, ngày 15/7, mà theo như lịch cũ thì sẽ có lễ bổ nhiệm. Phía nhà tổ chức đã liên hệ rất cẩn thận nhờ việc tặng hoa và tham dự.

Thực sự làm người như chúng tôi bối rối, còn đang cùng nhau suy tính. Hoa hồng bao giờ cũng phải đi kèm với "bánh mì" (theo cách nói phương Tây) hay "bánh trôi" (theo cách nói Nhật Bản). Một vấn đề lớn hơn phải lăn tăn chính là phải chạy theo mốt thời đại, dung dưỡng cho sự rình ràng không đáng có.

Nhưng đến ngày cuối tuần trước, thì phía nhà tổ chức đã có liên hệ lại: "Bộ trưởng chỉ đạo không tổ chức gì, chỉ làm việc như ngày thường, nên không đến dự, không gửi lẵng hoa nữa".

01/06/2019

Ngày 1 tháng 6 : Bác Hồ hút thuốc và không hút thuốc (1960, 2001)

Tấm ảnh của năm 1960 đã được trang Khu Di tích Bác Hồ (viết tắt) đăng bản chính, và giải thích thêm về bối cảnh. Đọc tư liệu ở dưới. Theo tư liệu gốc của trang đó, thì Bác Hồ hút thuốc trong thời điểm quàng khăn đỏ cho thiếu nhi.

Tấm ảnh của năm 1960 đó đã được chuyển thể sang tem năm 2001. Bác Hồ trong con tem năm đó thì không còn hút thuốc trong thời điểm quảng khăn đỏ cho thiếu nhi.

26/05/2019

Tiếp tục chuyện đi tìm một người bạn của Trần Dân Tiên (dịch giả Trương Niệm Thức)

Tôi đã nhắn tin chính thức tới ông Hồ Tuấn Hùng (tác giả của cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo), từ mấy năm về trước, rằng: Trương Niệm Thức là một người bằng xương bằng thịt thực sự, không phải người ảo (ông Hồ Tuấn Hùng cho Trương Niệm Thức là nhân vật ảo).

Trương Niệm Thức là một người bạn của Tran Dan Tien (sau này được ghi thành Trần Dân Tiên). Một người bạn đích thực. Một dịch giả hoàn toàn xứng đáng với Tran Dan Tien, về mọi mặt.

Đã đưa một chút tư liệu về nơi chốn cũ của Trương Niệm Thực ở đây (năm 2017).

19/05/2019

Nghỉ giải lao làm một điếu, và nghe con cháu luận bàn sau 129 năm

Đang cày, vì có một vài cái hạn sắp hết, mà có ngay một cái chỉ còn từ giờ đến hết đêm (mai là thành ra rác). Nhưng nóng tới cả 40 độ, nên ong thủ. Máy cày ì ra. 

Đành nghỉ giải lao làm một điếu.

Nói vui thế thôi. Vì đã lâu lắm rồi không còn hút thuốc nữa. Cho dù, mấy năm nay, vẫn đang bị một chú quân đội (đại khái là công tác ở bệnh viện quân đội) nhả khói thuốc lào sang cửa sổ, làm phiền hàng xóm quá thể !

Nghỉ giải lao và lướt xem con cháu luận bàn gì. Sau 129 năm. Thu thập các góc nhìn khác nhau (chỉ một ngày 19 tháng 5 năm 2019 này thôi).

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

12/05/2019

Phật đản 2019 thị trấn Ba Sao : Đạo pháp và Dân tộc (tác phẩm sơn mài), rồi chùa Ba Vàng

Hôm nay, ngày 12/5/2019 (nhằm ngày 8 tháng 4 âm lịch), là ngày Phật đản. Các nơi đang tổ chức lễ Phật đản. Ví dụ như ở chùa Ba Vàng (Quảng Ninh, đọc nhanh ở đây), ở chùa Tam Chúc (thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, Hà Nam),...

Tác phẩm hội họa Đạo pháp và dân tộc vừa được công bố.

11/05/2019

Nói lại mà nghe (6) : sự cẩu thả và lười nhác của cán bộ chuyên môn Khu Di tích Bác Hồ

5 năm đã trôi qua. Bởi vậy, học và làm theo phong cách nhà báo C.B, sẽ là ở mục Nói lại mà nghe - đã có từ tháng 5 năm 2015 trên Giao Blog.

Nói lại mà nghe ở đây, là về một bài viết chính thức của Khu Di tích Bác Hồ đăng trên trang chủ của cơ quan này vào năm 2014, luận về bút danh Trần Dân Tiên. Bài viết đó đã được đưa về Giao Blog lưu từ năm ấy, tức là cũng đã 5 năm trước (xem lại ở đây).

Khu Di tích Bác Hồ là tên viết tắt. Còn tên đầy đủ là Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Đây là nơi mà ông Nguyễn Văn Đoàn vốn là thủ trưởng cơ quan - tức Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Theo thông tin của nhà báo Quốc Phong (đã đăng ở đây, tháng 5/2017), ông Đoàn vốn là lính cận vệ của Bác Hồ. Ông Đoàn là phu quân của bà Nguyễn Thị Tình - bà có một thời gian là Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh.

07/05/2019

Chiến thắng Điện Biên Phủ : bài thơ sớm nhất, vẫn là của C.B mục "Nói mà nghe"

Từ nhiều năm nay, Giao Blog đã có mục Nói lại mà nghe (ví dụ ở đây hay ở đây). Là phỏng theo Nói mà nghe của nhà báo C.B.

Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2019, kỉ niệm 65 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, thì qua phát hiện của nhà sưu tập Tạ Thu Phong quen biết của cộng đồng mạng, mới vỡ lẽ:

- Bài thơ sớm nhất mừng chiến thắng long trời lở đất này, không ai khác, là của chính nhà báo C.B. 

- Mà đó là bài viết cho mục quen biết Nói mà nghe !

06/05/2019

Quốc hồn quốc túy "bốn vạn đồng một cân" : cầy tơ 7 món đang bị bao vây tứ bề

Món thịt chó quốc hồn quốc túy của Đại Việt ta (cũng như thấy ở Đại Triều Tiên hay Đại Trung Hoa,...) đang bị dư luận "lên án" và "bao vây". Báo chí ta thì cũng đã khá rôm rả rồi, ví dụ ở đây.

Đã kể về "cầy tơ 7 món" ở chỗ này chỗ kia, ví dụ ở đây hay ở đây.

Hôm nay, câu chuyện "bao vây" món cầy tơ ở Hà Nội được đưa lên tờ Asahi ở Nhật Bản. Đại khái như ở dưới. Thời giá là một kg cầy tơ khoảng 40.000đ (tính sang tiền Nhật là khoảng 190 Yên).

17/04/2019

Thời điểm đặc biệt : vai trò cá nhân được thấy rõ hơn bất cứ lúc nào

Hồi cụ rùa Hồ Gươm qua đời (đã đưa tin trên Giao Blog ở đây, 19/1/2016), tưởng như vô tình như các nhà rùa học phán và dân chúng luận bàn. Nhưng không. Không vô tình. Không vô tình ngẫu nhiên nếu suy nghĩ về một kết nối ở thời điểm hiện tại. Phải nói trước ở đây, tức Giao Blog, để sau này còn biết "điều hướng" của các nhà tự xem là rùa học mà đến khi cụ thăng thiên rồi họ vẫn chưa biết cụ ông hay cụ bà.

Trung tuần tháng 4 năm 2019.

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

13/02/2019

12/02/2019

Sự tha hóa của tiếng Việt và phong tục Việt : LÌ XÌ

"Lì xì" là một từ khá mới trong tiếng Việt phương ngữ Bắc. Cũng có thể ai đó cắt nghĩa về kết quả của một ảnh hưởng từ tiếng Việt phương ngữ Nam (suy nữa, thì chính là từ gốc chữ Hán, âm đọc Hán/Hoa).

Tết năm Hợi 2019, chứng kiến việc từ "lì xì" ấy đã chính thức đánh bật ngoạn mục một từ rất đẹp là "mừng tuổi" vốn quen thân. Cần ghi nhớ năm Hợi này.

Từ ngữ bị tha hóa. Và phong tục bị tha hóa. 

Sự tha hóa lan rộng khắp xã hội. Bắt đầu từ giới chóp bu. Giới trí thức. Giới truyền thông. Và đã ngấm khá sâu vào tầng lớp học sinh (ví dụ ở đây; một bộ thiết kế ấn tượng và mới mẻ, nhưng tiếc là dính từ "lì xì").

26/12/2018

Không thấy rõ từng món trên bàn tiệc chiêu đãi cụ Kim Nhật Thành 60 năm trước

Vì là ảnh đen trắng của 60 năm về trước (1958-2018). Hồi cụ Kim Nhật Thành sang thăm Việt Nam.

Có thể trên bàn tiệc chiêu đãi bạn hiền của Hồ Chủ tịch sẽ thấy món quốc hồn quốc túy của người Triều Tiên. Người cấp dưỡng của Hồ Chủ tịch đã nói với tôi vài lần về việc này. Ví dụ đọc lại ở đây.

Ảnh của phía Triều Tiên, mới đưa ra trưng bày để kỉ niệm 60 năm. Lấy về từ Fb của nhóm cựu lưu học sinh Việt Nam tại Triều Tiên (một nhóm trong đó thì đi học tiếng Nhật tại Triều Tiên --- sau trở thành lớp người Việt xã hội chủ nghĩa đầu tiên biết nói tiếng Nhật).