Câu chuyện đã thảo luận qua nhiều năm. Ví dụ năm 2018 (ở đây), năm 2017 (ở đây), năm 2014 và 2010 (ở đây)... Hiện chưa có hồi kết.
Dưới là bản cập nhật năm 2019.
---
(đang tiếp)
4.
Tuesday, February 19, 2019
4.
Tuesday, February 19, 2019
Đầu năm nói chuyện ăn Tết theo dương lịch
3.
Về quê ăn Tết, vì nhiều lý do mà biến thành hành trình gian nan với nhiều người. Ảnh minh họa
http://baophapluat.vn/dan-sinh/dung-de-cai-tet-thanh-ganh-nang-437095.html
2. Bài trên Zing, tháng 1/2019
Từ độ hơn chục năm trở lại đây, năm nào cũng như năm nào, cứ mỗi độ xuân về là chúng ta lại phải chứng kiến một bản nhạc cũ mèm được những cái loa rè của đám trí thức thân phương Tây phát đi phát lại không biết nhàm. Ấy là chuyện Việt Nam ta nên ăn Tết theo Tây lịch để được văn minh, hiệu quả về kinh tế và thoát ảnh hưởng của Trung Quốc.
Lập luận về văn minh là rất nhàm, phương Tây ăn Tết theo dương lịch, phương Đông ăn Tết theo âm lịch, người Hồi giáo hay Do Thái giáo đều nghỉ ngơi theo lịch riêng của họ, đằng nào cũng là văn minh và có bản sắc riêng của cả. Lấy cái chuẩn mực nào để nói cái nào văn minh hơn cái nào, thật là thô thiển hết chỗ nói. Như ông bà ta vẫn nhắn nhủ, ấy là cái đám me Tây nên cứt tây cũng thơm. Phương Tây văn minh hơn hết là tư duy từ thời thuộc địa, các đế quốc phương Tây nhồi vào đầu các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ để dễ bề cai trị. Bây giờ các nước Châu Á độc lập tự do, kinh tế cũng khởi sắc, cớ gì ngu dại tin vào điều đó nữa.
Lập luận về hiệu quả kinh tế mới nghe thì xuôi tai nhưng kỳ thực là bịp bợm. Họ nói rằng ăn Tết theo dương lịch để cho đỡ gián đoạn việc sản xuất, bán hàng cho phương Tây. Điều này là vô nghĩa, thực tiễn công nghiệp hiện đại cho thấy điều đó được xử lý rất dễ dàng về mặt kỹ thuật, tức là sản lượng hụt đi do nghỉ lễ thì sẽ được làm bù trước đó hoặc sau đó. Bên cạnh đó vẫn còn một khía cạnh nữa mà các nhà giả trí thức bịp bợm của chúng ta lờ tịt đi, ấy là chuyện Việt Nam hiện giờ xuất khẩu đi khắp thế giới chứ không phải mỗi phương Tây, trong đó Trung Quốc cũng là một bạn hàng lớn. Nếu bây giờ lấy cái lập luận về hiệu quả kinh tế đó áp vào thì những người bán hàng cho Trung Quốc sẽ đòi phải ăn Tết theo lịch Trung Quốc, những người bán hàng cho Ấn Độ sẽ đòi ăn Tết theo lịch Ấn Độ... vậy thì sẽ phải nghe ai. Nếu nghe một người thì những người khác sẽ hỏi lại rằng tại sao tôi phải hy sinh lợi nhuận của mình cho anh kia, anh có chia cho tôi đồng nào không? Thế đấy, những chuyện về kinh tế này là tào lao hết sức. Lại còn có một chuyện nữa là người ta kêu ca tết âm với tết dương gần nhau nên người lao động có tâm lý ăn chơi từ tết dương đến tết âm rồi chơi cả tháng giêng, chuyện này cũng vớ vẩn nốt. Thực tế tháng trước Tết âm lịch là tháng làm hàng bù cho kỳ nghỉ Tết, hầu hết các doanh nghiệp trước Tết đều tăng ca, công nhân thì tích cực vì có thêm lương thưởng. Sau Tết thì hoạt động mua sắm tiêu dùng giảm đi, do đã chi tiêu trước Tết, do vậy các doanh nghiệp đều có sản lượng thấp sau Tết, nhờ vậy người lao động có nhiều thời gian rảnh rang để đi lễ hội hơn. Một ví dụ điển hình là ngành lắp ráp ô tô, trước Tết, hầu hết các nhà máy lắp ráp ô tô đều chạy hết công suất, làm việc 3 ca/ngày, sản lượng ô tô bán ra tháng Tết cực lớn. Tháng sau Tết thì là thảm họa của các đại lý bán xe vì ai mua xe được đã mua từ trước Tết, sau Tết họ chạy đi chơi lễ hội, không mấy ai đi mua xe cả. Các trí giả của chúng ta khi nói về hiệu quả kinh tế cũng lờ tịt đi một khía cạnh thứ ba, họ giả định rằng sự thống trị về thương mại quốc tế thì sẽ thống trị về văn hóa, tức là giờ chúng ta bán hàng cho phương Tây thì phải ăn Tết theo dương lịch cho nó toàn cầu hóa. Câu hỏi ngược lại: Nếu Trung Quốc thống trị thương mại thế giới thì Việt Nam và cả phương Tây sẽ phải ăn Tết theo lịch Trung Quốc? Đến đây thì các bạn hẳn đã biết câu trả lời, các trí giả của chúng ta sẽ tự vả vào miệng họ mà khăng khăn nói rằng, kinh tế có mạnh nhưng Trung Quốc vẫn kém văn minh, không nên theo Trung Quốc. Thực tế cho thấy các nước phương Tây giờ đây cũng đua nhau tổ chức lễ tết âm lịch của Trung Quốc để mong phát tài.
Cuối cùng, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc là chuyện tào lao nhất tôi được nghe trong đời mình. Người Việt giờ ra đường đều mặc áo phông, quần jeans, uống cafe kiểu phương Tây, lúc cần lịch sự thì mặc veston, nói tiếng Anh ào ào trong làm ăn, đâu có thứ gì của Trung Quốc mà kêu ảnh hưởng. Việc buôn bán làm ăn với Trung Quốc của Việt Nam cũng như bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chuyện buôn bán không phải là ảnh hưởng hay phải thoát ảnh hưởng gì hết. Về mặt chính trị thì Việt Nam đã từng bước ký hiệp định phân chia biên giới rõ ràng với Trung Quốc để khẳng định sự độc lập của mình, chỉ có một phần tranh chấp trên những đảo ngoài khơi, nhưng chuyện tranh chấp đó là bình thường giữa các quốc gia ở gần nhau và Việt Nam không chỉ có tranh chấp duy nhất với Trung Quốc, còn có những nước khác như Malaysia, Đài Loan, Philippines. Nếu có đòi lại đảo thì đòi mấy nước kia chắc chắn dễ hơn đòi Trung Quốc, nhưng các trí giả hậm hực của chúng ta thường lờ tịt điều đó đi, họ chỉ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc, tránh phải động tới các đồng minh của Mỹ.
Nhật Bản quá khứ và hiện tại
Người ta thường ca ngợi rằng Nhật Bản bỏ âm lịch theo dương lịch nên sau 100 năm đã trở thành giàu thứ hai thế giới nhưng người ta quên mất rằng Trung Quốc chả cần bỏ cái gì, chỉ cần 40 năm đã thành giàu thứ hai thế giới và đang trên đà trở thành giàu nhất thế giới.
Người Nhật bỏ âm lịch theo dương lịch vào năm 1873, nhưng họ giàu lên là nhờ quá trình tư bản hóa thành công giai đoạn sau Thế Chiến Thứ 2, chứ không phải việc bỏ âm lịch. Giai đoạn trước chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản mặc dù hùng mạnh nhưng chỉ là một đế quốc nhỏ ở Phương Đông. Sau Thế Chiến Thứ Hai, khi nước Nhật thua trận và trở thành thị trường của Mỹ và phương Tây thì mới nhanh chóng phất lên, nhưng cái giá phải trả là quá đắt. Việc nói Nhật Bản giàu lên nhờ bỏ âm lịch là tào lao.
Sau hơn một thế kỷ ăn Tết theo dương lịch thì người Nhật Bản lại đang muốn khôi phục lại bản sắc của mình. Họ muốn khôi phục Tết theo âm lịch.
"Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng như tôi đã nói, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một xã hội toàn cầu hóa. Điều đó tạo ra một xã hội mở, nhưng mặt khác nó khiến con người mất đi bản sắc, sự nhận diện "chúng ta là ai?".Đây là một vấn đề lớn, thậm chí về khía cạnh an ninh quốc gia. Một quốc gia có thể có trong tay những máy bay chiến đấu hiện đại nhất, tinh xảo nhất, nhưng nếu những người điều khiển máy bay không có ý chí mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền quốc gia thì các máy bay hiện đại ấy chẳng có tác dụng gì.Bên cạnh đó, con người chỉ có sức mạnh khi họ đoàn kết và cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng để đoàn kết mọi người. Đây là lý do nhiều người Nhật Bản muốn khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền, với mong muốn giúp làm tăng sức mạnh cộng đồng".
Lý do của Nhật Bản rất rõ ràng, họ muốn tạo ra một bản sắc văn hóa riêng với sức kết nối cộng đồng mạnh mẽ để gia tăng sức cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa.
Hàn Quốc khôi phục Tết cổ truyền
Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, sáp nhập Triều Tiên vào Nhật Bản và buộc người Triều Tiên phải sử dụng dương lịch như họ, điều này có nghĩa là Triều Tiên cũng phải ăn Tết theo dương lịch. Thế nên đối với người Triều Tiên khi đó, Tết theo dương lịch là biểu tượng của sự ô nhục, của sự mất nước. Suốt thời kỳ bị Nhật Bản cai trị, TriềuTiên cũng không vì ăn Tết theo dương lịch mà giàu lên được.
Sau đó Triều Tiên bị tách thành hai miền Bắc-Nam, miền Nam được gọi là Hàn Quốc. Nắm chính quyền ở Hàn Quốc là cựu các sĩ quan quân đội đánh thuê cho Nhật, họ vẫn làm ăn với Nhật Bản và áp dụng dương lịch cho đến tận năm 1985. Khi đó, người Hàn Quốc đấu tranh dữ dội để bỏ Tết theo dương lịch và khôi phục âm lịch, điều này không chỉ là yếu tố văn hóa mà nó còn phản ánh sự trỗi dậy của Hàn Quốc, họ muốn có bản sắc riêng và đoạn tuyệt với cái dấu hiệu ô nhục của thời mất nước. Vào năm 1989, Hàn Quốc chính thức khôi phục Tết âm lịch. Cùng với việc Tết âm lịch được khôi phục, hàng loạt các nghi lễ và phong tục truyền thống cũng được khôi phục, điều này đã góp phần tạo ra một Hàn Quốc có bản sắc văn hóa độc đáo và gia tăng các mối liên kết cộng đồng.
Hàn Quốc đã đi ngược dòng, thậm chí với sự giàu có của mình, các nước phương Tây giờ đây cũng phải nở nụ cười cầu tài, chúc họ ăn Tết âm lịch vui vẻ hàng năm.
Việt Nam trên con đường đi tới
Việc kêu gào đòi bỏ âm lịch để ăn Tết theo dương lịch ở Việt Nam thể hiện rõ sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản, họ muốn phá vỡ các mối liên kết cộng đồng để thay nó bằng quan hệ tiền-hàng lạnh lùng, bởi vì sự thống trị của họ dựa vào quan hệ đó. Mặc dù những lập luận của đám trí giả trong vấn đề này rất tào lao và dễ dàng bị bẻ gãy, họ giống như những con rối mua vui cho đám báo lá cải mỗi độ xuân về, song không vì vậy mà chúng ta quên mất động cơ thật sự ẩn giấu sau việc này.
Nếu ai đó hỏi tôi về việc ăn Tết theo dương lịch thì tôi sẽ trả lời như thế này: Khi nào Việt Nam đủ giàu, cả thế giới sẽ chung vui Tết âm lịch với Việt Nam.
https://cunom.blogspot.com/2019/02/au-nam-noi-chuyen-tet-theo-duong-lich.html
3.
Đừng để cái Tết thành gánh nặng
(PLVN) - Tết cổ truyền là một nét đẹp của người Việt, nhưng Tết cũng đi kèm nhiều nhiêu khê, rắc rối dưới cái vỏ “truyền thống”. Có lẽ, cần rất nhiều sự thay đổi tư duy, sự lên tiếng để, thông điệp “ăn Tết văn minh” được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng để Tết trở nên đáng yêu, trọn vẹn hơn.
Vất vả... đón Tết
Với tâm lý muốn có được cái Tết tươm tất, vẹn toàn, nhiều gia đình đã có những ngày đón Tết quá tất bật. Nào dọn dẹp, bày biện nhà cửa, sửa soạn bàn thờ, tiệc tất niên... Công việc ở công sở chưa kết thúc, việc nhà chồng chất khiến ai ai cũng trở nên “đầu bù tóc rối”.
Chị Nguyễn Thị Lệ Thuỷ, giáo viên tiểu học, ngụ đường Lê Văn Việt, quận 9, TP HCM chia sẻ: “Không biết việc đâu ra ngày Tết mà nhiều việc đến như vậy. Vừa đi làm, tôi vừa tranh thủ đi mua quà cáp và đồ ăn uống trong nhà ngày Tết.
Vừa nghỉ làm thì lao đầu vào dọn dẹp mọi ngóc ngách trong nhà. Rồi cả nhà trang trí bày biện nhà cửa, có đến 4 bàn thờ cần chưng hoa quả bánh mứt. Rồi chưa kịp thì đến buổi cúng tất niên cũng phải làm cho tươm tất. Loay hoay thế nào mà phải đến tối 30 Tết mọi chuyện mới tạm ổn. Mệt phờ là đi sửa soạn cúng giao thừa...”.
Câu chuyện của chị Lệ Thuỷ là chuyện quen của rất nhiều gia đình ngày Tết. Những ngày đón xuân dường như không đem đến nhiều niềm hân hoan rộn ràng mà đi kèm gánh nặng và áp lực với nhiều gia đình, đặc biệt là phụ nữ, “nhân tố chính” phải lo toan để gia đình có cái Tết “ngon lành”.
Một áp lực lớn khác của thời điểm đón Tết, ngoài việc dọn dẹp bày biện, là vấn đề quà cáp. Làm gì thì làm, quà Tết là phải có, nào cấp trên, ông bà nội ngoại hai bên gia đình, các mối quan hệ ơn nghĩa, rồi đồng nghiệp bạn bè.
Tặng quà cho nhau dịp Tết là một phong tục dễ thương, mang ý nghĩ tốt đẹp. Nhưng đôi khi nó cũng làm nhiều người phải “khóc thét” khi quá tốn kém tiền bạc, tâm sức và thời gian. Đó là khi món quà trở thành một “thủ tục” mang tính hình thức, thậm chí bị biến thành những hành động mang ý nghĩa tiêu cực.
Đó là còn chưa kể đến những gian nan của các cặp vợ chồng xa quê. Hết tranh luận ăn Tết quê ai, rồi “cháy” vé tàu xe về quê, “tay xách, nách mang” trên hành trình dài trở về quê nhà sau một năm làm lụng vất vả…
Có nhiều yếu tố để biến Tết trở thành một “gánh nặng” thay vì dịp nghỉ ngơi và tận hưởng. Để rồi, đôi khi, trong nhịp sống quay cuồng, giật mình nhìn lại, người ta bỗng tự hỏi, đâu rồi những ngày thong thả Tết xưa?
Bỏ thủ tục, ăn Tết thực chất
Tết mang đến nhiều niềm vui, nhưng cũng quá nhiều điều đáng phải bàn đến, khi mà những “hủ tục” dưới danh nghĩa “phong tục truyền thống” vẫn còn tồn tại đâu đó. Những ngày giáp Tết này, người người nô nức mua giấy tiền vàng mã cúng tất niên, rồi tục “phóng sinh” đồ thờ cũ ra sông ngòi, kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường.
Lì xì, mừng tuổi trẻ nhỏ đáng ra là một phong tục ý nghĩa và đáng yêu dịp Tết, nhưng đây đó cũng bị “biến tướng”, khiến trẻ con thì mong ngóng tiền lì xì mệnh giá lớn, cha mẹ trẻ con thì như một cuộc “vay nợ và trả nợ” lẫn nhau. Và nữa, không ít bao lì xì trở thành công cụ của biếu xén, hối lộ, lấy lòng.
Nhưng đáng nói nhất phải kể đến “phong trào” ăn nhậu ngày Tết. Từ trước Tết, nhộn nhịp tiệc tất niên. Trong Tết, là gia đình họp mặt, là bạn bè gặp gỡ… và rất nhiều những cuộc gặp, hàn huyên biến thành cuộc nhậu, bởi có “rượu vào thì lời mới ra”, bởi người Việt gặp gỡ ngày xuân “có tí rượu mới vui”. Nhưng tàn những cuộc nhậu ấy là gì?
Là những người phụ nữ trong nhà còng lưng dọn dẹp, là những hậu quả do say xỉn gây ra: Tai nạn, tử vong, gây bao đau thương trong ngày đầu năm… Biết rằng, chuyện thay đổi là không dễ, không phải một sớm một chiều, nhưng nếu mỗi người tự thân thay đổi chính mình, thay đổi trong gia đình nhỏ của mình, có lẽ sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách đón Tết, đón xuân. Để ngày Tết trở thành một lễ hội dân tộc đầy ý nghĩa và trọn vẹn.
Chuyên viên tâm lý Lê Thị Minh Nga đã chia sẻ những suy nghĩ về sự “xấu xí” trong đón Tết: “Theo tôi, rất nhiều người chúng ta trong khi mải mê chạy theo những yếu tố hình thức để tạo ra một cái Tết “hoàn hảo” đã đánh rơi mất những ý nghĩa đẹp đẽ mà giản dị của Tết cổ truyền. Ví dụ như những ngày đón Tết.
Theo tôi, những ngày se lạnh cuối năm đang tới chính là dịp mà người ta nên tận hưởng không khí mùa xuân thay vì “cắm đầu” lo Tết. Việc dọn nhà, bày biện là nên làm, nhưng nên có những kế hoạch hợp lý: Ví dụ việc dọn dẹp đã được thực hiện từ từ, trước đó vài tuần, không dồn việc mà làm. Rồi nên phân công cho các thành viên trong gia đình để cùng nhau sửa soạn. Và tốt nhất cũng không nên quá cầu toàn.
Thay vì lao đầu vào ti tỉ việc như thế, thử nghĩ nếu chúng ta đơn giản hoá bớt, rồi cùng gia đình pha tách trà thưởng khí xuân, cùng nhau dạo chợ hoa, ngắm phố xá thì có phải những ngày đón Tết sẽ vui hơn bao nhiêu?
Còn nữa, cũng chính vì quan niệm “Tết là phải thế này, thế kia”, nên dẫn đến bao hủ tục khó bỏ. Nhưng chỉ cần chúng ta nghĩ một cách nhẹ nhàng, Tết là dịp để quây quần, để đoàn viên, được ở bên nhau trong không khí mùa xuân là vui, thì sẽ không phải mượn những hình thức cầu kì vô nghĩa, mượn đến rượu bia để tưng bừng”.
2. Bài trên Zing, tháng 1/2019
14:45 15/01/2019
45
Tết âm lịch chỉ mới được công nhận chính thức ở Hàn Quốc vài thập kỷ gần đây, và xoá bỏ nó dường như không phải là chuyện người dân nước này đem ra tranh cãi.
Ngoài Việt Nam, một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Mông Cổ hay Singapore vẫn giữ phong tục đón Tết âm lịch. Nhưng chuyện bỏ, gộp, thay đổi Tết âm lịch gần như không phải là vấn đề được mang ra tranh luận.
“Đã có thời gian Trung Quốc tranh cãi gay gắt về vấn đề nghỉ lễ. Rất nhiều ý kiến cho rằng số ngày nghỉ lễ của Trung Quốc đang ở mức nhiều so với thế giới. Nghỉ lễ nhiều gây gián đoạn cho nền kinh tế. Nhưng dịp lễ được mang ra xem xét để cắt giảm là Tuần lễ vàng (Golden Week) thường kéo dài 7 ngày bắt đầu từ dịp quốc khánh 1/10 chứ không phải là Tết”, Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nói với Zing.vn.
Bỏ Tết: Không phải chuyện đem ra tranh luận
Lý giải vì sao Trung Quốc và Hàn Quốc xem trọng dịp Tết Nguyên đán, bà Sin nói: “Ở Trung Quốc hay Hàn Quốc, người lao động không được nghỉ phép có hưởng lương dễ dàng như ở các quốc gia khác. Phần vì luật định, phần vì văn hóa công sở. Do đó Tết chính là thời điểm người lao động có thể nghỉ mà không có cảm giác áy náy cũng không lo sợ bị mất ngày phép mình tích lũy”.
Người lao động ở Trung Quốc không được nghỉ phép có hưởng lương dễ dàng nên Tết Nguyên đán là dịp mà người lao động có thể yên tâm nghỉ ngơi. Ảnh: Reuters
Ở hai quốc gia đa sắc tộc là Singapore hay Malaysia, Tết âm lịch rất được coi trọng. Bằng chứng là việc dịp Tết Nguyên đán luôn được chính phủ “ưu ái” cho người lao động nghỉ dài hơn 1 ngày so với các ngày lễ khác.
Ở Singapore chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ Tết âm lịch cả.TS Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore
“Mặc dù là trung tâm tài chính lớn của châu Á và khu vực Đông Nam Á, thị trường chứng khoán Singapore ‘nghỉ Tết’ 1-2 ngày. Có thể nói, ở Singapore chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ Tết âm lịch cả. Đây cũng chưa bao giờ là vấn đề phải mang ra bàn cãi”, bà Sin khẳng định.
“Xóa bỏ Tết” dường như cũng không phải vấn đề người Hàn Quốc đem ra tranh cãi. Tết âm lịch chỉ mới được công nhận chính thức ở Hàn Quốc mới chỉ vài thập kỷ gần đây, sau một thời gian dài đấu tranh không ngừng nghỉ của người dân nước này.
Người Hàn Quốc đấu tranh gần một thập kỷ để giành lại ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ảnh: TravelKorea |
Những năm cuối thế kỷ XIX, bán đảo Triều Tiên đặt dưới ách thống trị của Nhật Bản. Nhật Bản yêu cầu lịch âm là đối tượng được “ưu tiên xóa bỏ” hàng đầu; do vậy, Tết âm lịch bị gắn với cái tên Gujeong hay “Tết lỗi thời”. Việc ăn mừng dịp Tết âm lịch thời đó là điều cấm kỵ.
Trong bức thư được đăng trên nhật báo Dong-A Ilbo ngày 14/2/1924, một nhà văn Hàn Quốc đã phẫn uất vì không thể có một cái Tết Nguyên đán “theo đúng nghĩa” và mô tả 10 ngày Tết ăn theo lịch dương như thể là “ngày Tết của ai đó, chứ không phải của dân tộc mình”.
10 ngày Tết ăn theo lịch dương như thể là “ngày Tết của ai đó, chứ không phải của dân tộc mìnhThư của một nhà văn Hàn Quốc đăng trên nhật báo Dong-A Ilbo ngày 14/2/1924
Sau khi độc lập khỏi Nhật Bản, Hàn Quốc khôi phục lịch âm của mình và đấu tranh giành lại ngày lễ cổ truyền. Một cuộc khảo sát năm 1985 cho thấy gần 90% người dân Hàn Quốc lúc bấy giờ muốn ăn Tết Nguyên đán. Điều này gây áp lực không nhỏ lên chính quyền lúc bấy giờ. Cuối cùng, sau gần một thế kỷ đấu tranh không ngừng nghỉ, đến năm 1989, ngày Tết âm lịch được coi là ngày lễ chính thức của Hàn Quốc, với cái tên Seollal, kèm theo 3 ngày nghỉ.
Nhật tiếc nuối vì bỏ Tết
Trong khu vực Đông Á, Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi không ăn mừng năm mới theo lịch âm. Khi chiếm cứ bán đảo Triều Tiên, người Nhật lúc đó cũng đã thủ tiêu lịch âm của chính mình. Từ năm 1873 đến nay, Nhật Bản không còn lịch âm và đương nhiên cũng không ăn Tết theo đó.
Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồngCông sứ Hideo Suzuki
Tuy vậy, trả lời báo giới vài năm trước đây, công sứ Nhật Bản Hideo Suzuki bày tỏ sự tiếc nuối của mình dành cho ngày Tết cổ truyền.
“Nhật Bản đã bỏ âm lịch để sử dụng dương lịch vì những đòi hỏi của nền kinh tế khi đó. Nhưng theo tôi, Nhật Bản lẽ ra vẫn có thể giữ Tết Nguyên đán như một nét văn hóa cổ truyền và là sợi dây liên kết cộng đồng,” Công sứ Suzuki nói với báo Lao Động.
Trong cái nhìn của vị Công sứ, người Nhật trước nay đã quá căng thẳng và áp lực với công việc. Hình ảnh người Nhật làm việc quá sức rồi chết trên bàn làm việc không còn xa lạ. Già hóa và sụt giảm dân số là vấn đề nghiêm trọng nhất mà Nhật Bản đang phải đối mặt.
Múa lân chào đón Tết âm lịch ở khu phố Tàu, tỉnh Yokohama, Nhật Bản. Ảnh: Reuters |
“Biết đâu có thêm thời gian nghỉ ngơi, hòa chung vào không khí lễ hội với các nước láng giềng mà người dân Nhật Bản từ đó có thể giải tỏa gánh nặng, khai thông được tiềm năng phát triển thì sao?”, ông Suzuki đặt vấn đề.
Nhưng trên hết, với vị Công sứ, việc khôi phục lễ hội đón năm mới cổ truyền còn là nhân tố xúc tác liên kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Sự khao khát khôi phục Tết âm lịch của ông Suzuki cũng là sự khao khát của một bộ phận người Nhật Bản.
Người Nhật đi chùa cầu bình an cho năm mới. Ảnh: Reuters |
Cũng giống như người Việt Nam, người Nhật Bản cũng đi lễ đền, chùa để cầu mong may mắn, sức khỏe và tưởng nhớ tổ tiên. Điều làm nhiều người Nhật nuối tiếc nhất khi đón năm mới theo Tây lịch là sự lỡ hẹn với hoa anh đào.
“Tôi rất ganh tỵ với Việt Nam vì khi Tết cổ truyền đến cũng là vừa vặn hoa đào nở. Còn ở Nhật thời điểm tháng 1 đầu năm thường thời tiết còn rất lạnh, rất khó có thể cảm nhận mùa xuân mới đang về. Nếu được đón Tết theo lịch âm thì Tết đến cũng là lúc hoa anh đào nở, sắc xuân thật đẹp biết mấy!”, anh Koji Kiromatsu, một doanh nhân chuyên xuất khẩu đồ gỗ sang Việt Nam, nói với Zing.vn.
Anh Tachiro ước 1 lần được đón Tết Nguyên đán theo lịch âm như bao quốc gia láng giềng.
“Dù sao, nhiều nước đón cùng chung một cái Tết giữa tiết trời vào xuân thì sẽ vui hơn,” anh nói.
https://news.zing.vn/cuoc-chien-100-nam-gianh-lai-tet-am-lich-cua-nguoi-han-quoc-post908877.htmlQuan điểm bỏ Tết để trở nên “hiện đại", “văn minh" còn quá đơn giản và bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác, các chuyên gia nhận định.
Những tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết, hoặc gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch như phương Tây luôn được dấy lên mỗi năm. Dù chủ đề này không còn mới, nhưng tranh luận giữa các bên ủng hộ và phản đối việc bỏ Tết vẫn chưa bao giờ hết gay gắt.
Phía phản đối giữ Tết cổ truyền cho rằng: Kỳ nghỉ này đang dần trở nên lỗi thời, lạc hậu, và không phù hợp trong xã hội được cho là ngày càng “cấp tiến” như hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như hiện nay, Việt Nam cần phải chọn lựa hoặc bỏ Tết để giao thương với châu Âu hoặc Bắc Mỹ, hoặc mãi chỉ là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế èo uột.
Một số nhà kinh tế học cũng nhận định Tết là thủ phạm của sự đình trệ kinh tế. Theo các chuyên gia này, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây: Khi họ nghỉ Giáng sinh, năm mới thì chúng ta làm việc; còn khi chúng ta ăn Tết cổ truyền thì họ lại quay trở lại guồng quay công việc. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, bên ủng hộ giữ Tết cổ truyền đã bác bỏ những luận điểm này. Theo đó, không phải cứ nghỉ để ăn Tết là nền kinh tế sẽ đình trệ theo và góc nhìn bỏ Tết để trở nên “hiện đại" còn quá đơn giản, bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác.
“Rất nhiều quốc gia vẫn phát triển thịnh vượng và vẫn ăn Tết Nguyên đán”, ông Joe Buckley, học giả người Anh chuyên nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam, nói với Zing.vn.
Ông Buckley phân tích: Trung Quốc, cũng như Việt Nam, rất coi trọng Tết Nguyên đán và người lao động thường được nghỉ ít nhất 7 ngày trong dịp lễ này. Mọi hoạt động kinh tế trong thời gian này coi như “đóng băng”. Nhưng 30 năm qua, chúng ta thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và giờ đã lớn thứ hai thế giới.
Hàn Quốc cũng là một ví dụ tiêu biểu khác, theo ông Buckley. Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế giới và đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền.
“Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau”, ông Buckley, từng có thời gian sống và làm việc gần 10 năm tại Việt Nam, khẳng định.
Về phía thị trường chứng khoán, những trung tâm tài chính lớn của châu Á gần như đóng cửa trong những ngày lễ chính. Thị trường Trung Quốc “nghỉ lễ” dài nhất, kéo dài một tuần. Hong Kong và Singapore cũng đều đóng cửa ít nhất 1 ngày.
“Khối lượng giao dịch giảm đáng kể vào khoảng ba ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ nghỉ,” ông Andrew Sullivan, Giám đốc quản lý chứng khoán Haitong tại Hong Kong, cho biết.
“Các nhà đầu tư, nhà môi giới đều tôn trọng kỳ nghỉ lễ này của thị trường châu Á, cũng giống như khi giao dịch tạm ngừng trong dịp Giáng sinh và năm mới ở châu Âu và Bắc Mỹ vậy”, ông Sullivan nói thêm.
SẮM, ĂN VÀ CHƠI TẾT
Đương nhiên trong suốt dịp Tết hiếm có ai tăng gia sản xuất đóng góp cho nền kinh tế. Nhưng nhìn một bức tranh tổng thể, các chuyên gia cho rằng: Tết cổ truyền vẫn không phải là lực cản, mà chính là động lực thúc đẩy kinh tế, thông qua kích cầu tiêu dùng.
Trung Quốc là một trong những quốc gia ăn mừng Tết nguyên đán lớn nhất và đây cũng là dịp mà người dân Trung Quốc tăng sức mua rõ rệt. Theo số liệu của Bộ Thương mại nước này, chi tiêu cho dịp Tết tăng đều qua các năm.
Năm 2018, người Trung Quốc chi khoảng 900 tỷ NDT (3,085 triệu tỷ đồng cho hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi. Ước tính, mỗi hộ gia đình tăng chi tiêu khoảng 60% so với ngày thường trong dịp Tết.
“Người Việt Nam không hề kém cạnh Trung Quốc trong việc chi tiêu cho Tết, thậm chí còn đạt mức tăng trưởng chi tiêu mùa Tết 2018 vừa rồi cao hơn so với nước bạn”, bà Lê Thị Bạch Dương, Giám đốc khách hàng, công ty Kantar Worldpanel, nhận định với Zing.vn.
Nếu chỉ tính riêng ngành hàng tiêu dùng nhanh, tiêu dùng trong một tháng Tết ở các hộ gia đình khu vực thành thị Việt Nam tăng 80% so với ngày thường.
Sức mua mùa Tết 2018 ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam, gần gấp đôi giá trị mỗi tháng thường, tương đương với 1% tổng GDP 2017, bà Bạch Dương thông tin thêm, dẫn số liệu từ báo cáo Tết năm 2018 do Kantar Worldpanel tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.
Ngoài cách ăn Tết truyền thống, Tết còn là thời điểm không ít người dành để đi du lịch hoặc ăn uống nhà hàng. Một số khảo sát chỉ ra: Việc sử dụng kỳ nghỉ dài để đi du lịch khiến người lao động cảm thấy thoải mái hơn so với việc xin nghỉ phép trong năm để đi chơi.
Trong 5 năm trở lại đây (thời điểm người lao động bắt đầu được nghỉ Tết 7-9 ngày), tăng trưởng giá tiêu dùng mảng nhà hàng, thực phẩm tháng 1 và tháng 2 tăng đều đạt cao nhất trong năm - ngay cả vào những thời điểm nền kinh tế chững lại, như năm 2014 hay 2016.
Tết, nói cách khác, chính là đòn bẩy cho tăng trưởng.
“VĂN MINH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ GẠT BỎ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ"
Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên. Tết là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam. Nếu người phương Tây nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới theo phong tục của họ từ xưa đến nay tại sao Việt Nam lại cứ lăn tăn câu chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền?”
Trong email trả lời Zing.vn, bà Sin sử dụng từ Tet, thay vì Lunar New Year (Tết âm lịch), bởi theo bà Tet là nét đặc trưng của Việt Nam, không nên dùng cụm từ khác để thay thế.
“Thử nghĩ nếu như người Việt quyết định bỏ Tết, có thể người dân không còn ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi và chào đón năm mới thêm âm lịch nữa, nhưng không vì thế mà cái Tết không đến, không vì thế mà các quốc gia châu Á khác không ăn Tết âm lịch”, bà Sin nói.
Theo các chuyên gia, không có dịp lễ hội nào không mệt mỏi - bởi mua sắm, chi tiêu, bởi kẹt xe, tắc đường. Nhưng mục đích chung của các kỳ nghỉ lễ là trao thời gian cho người người lao động, để họ có thể vui chơi, giảm mệt mỏi, hay để đoàn viên bên gia đình.
Ông Henry Ford, người sáng lập công ty Ford Motor và cũng là người đặt nền móng cho việc quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày - 5 ngày/tuần, luôn ủng hộ những kỳ nghỉ dài. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ giảm sau thời gian làm việc dài không ngừng nghỉ. Công nhân, kỹ sư hay nhân viên văn phòng đều cần có thời gian để nghỉ ngơi, mua sắm và tiêu thụ những sản phẩm do chính họ làm ra.
“Chúng ta cố công làm ra những sản phẩm này không chỉ cho khách hàng mà cho chính chúng ta. Nếu cứ làm việc không có thời gian nghỉ để mua sắm như vậy thì những sản phẩm này sẽ bán cho ai?”, ông Ford nói.
Hay như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng phát biểu năm 2017, nếu không có những dịp nghỉ lễ dài ngày, người lao động sẽ rất e dè xin nghỉ phép để nghỉ ngơi hoặc du lịch. Kỳ nghỉ lễ là thời gian người lao động “danh chính ngôn thuận” tạm rời bỏ công việc để chăm sóc cho bản thân mình.
Các chuyên gia đặt vấn đề: Thay vì tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết âm lịch, tại sao không nghĩ cách hạn chế bớt những tiêu cực của nó?
Bà Sin đúc kết: “Không bàn đến việc nghỉ lễ dài ngắn ra sao, đón năm mới thế nào là quyết định của mỗi nước, dựa trên tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc mình. Thái Lan một năm đón năm mới 3 lần, theo 3 loại lịch cũng đâu có sao. Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao dám trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn?”
Hà Phương - Nhân Lêhttps://news.zing.vn/bo-hay-giu-tet-nguyen-dan-post908473.html
1. Đỗ Minh Tuấn, tháng 1 năm 2019
Bây giờ tôi mới biết tờ báo của TS Nguyễn Thế Kỷ (VOV) từ lâu đã ủng hộ ý tưởng bỏ Tết AL dịch chuyển sang Tết DL - một ý tưởng kiểu cách mạng văn hoá bên Tàu thu nhỏ, đầy tính thực dụng hư vô văn hoá, chạy theo Tây và chạy theo tiền bạc, huỷ hoại di sản văn hoá tâm linh của giống nòi và cắt đứt đời sống văn hoá của cộng đồng với nhịp tim muôn thuở của thiên nhiên. Những người đang loay hoay đảo chính và bắt cóc Tết AL thành thứ vú em của Tết Tây họ chỉ nghĩ đến Tết một cách thô thiển (ăn uống, tụ tập), trong khi đó, tinh thần chính, năng lượng chính và quyền lực chính làm nên nền tảng của Tết là cái rạo rực đầy hy vọng từ TIẾT XUÂN – Vị thống lĩnh của thời tiết cả năm, tín hiệu của mùa màng tươi tốt và cuộc đời no ấm làm mọi người hưng phấn. Quên mất vai trò nền tảng của TIẾT XUÂN thì cũng giống như đòi giải tán nền tảng thể chế, giải tán Đảng CSVN để xây dựng cuộc sống trên một nền tảng khác. So sánh này chỉ nhằm làm bật lên ý nghĩa NỀN TẢNG của mùa Xuân, của thời tiết, của khí tiết, của tâm linh, chứ Đảng CSVN không thể so sánh với mùa Xuân được, cho dù trước đây khi Đảng CSVN còn là hình ảnh đẹp trong tâm hồn dân tộc các nhạc sỹ đã từng coi Đảng như mấy nhà tài trợ kiểu Wincom, nên viết ca khúc "Đảng đã cho ta cả mùa Xuân". Bây giờ mà Đảng nghe theo anh tâm thần biến thái về văn hoá, thui chột năng lượng tâm linh kia thì khác nào dày xéo lên món quà quý Mùa Xuân đã tặng cho dân tộc Việt Nam?
Những ai ủng hộ Võ Tòng Xuân cho rằng GS Lâm Biền cũng là người bị bệnh thần kinh thì chính người đó đã bị thần kinh nặng. Vì sao vậy? Vì Bây giờ một kẻ vô văn hoá hay bị tâm thần vào nhà bạn ném bát hương xuống đất bảo là phải thắp hương nhựa mới hiện đại, ông hàng xóm sang mắng "Mày là thằng thần kinh! Sao mày dám xúc phạm ban thờ nhà nó". Khi đó bạn sẽ bảo cả hai người đều bị thần kinh sao? Nếu vậy thì chính bạn cũng bị bệnh thần kinh vì bạn không còn có ý thức và cảm thức về chuẩn giá trị của cộng đồng, vơ đũa cả nắm, mơ hồ lẫn lộn về đặc trưng văn hoá và năng lượng tâm linh, đánh đồng kẻ phản đạo và người cứu đạo, sẵn sàng a dua bỉ báng tổ tiên và phản bội mùa Xuân. Vừa thần kinh vừa vô loài vô phúc vô văn hoá. Tiếc thay lũ người như thế bây giờ đông như quân Nguyên. Chúng từ đâu ra? Mọi thứ suy đồi, đốn mạt, thui chột tâm linh, khinh rẻ thiên nhiên và phản phúc Tổ tiên, lăm le bán nốt DI SẢN VĂN HOÁ NỀN TẢNG của giống nòi để lại…- những thứ gọi chung là biến thái văn hoá tâm linh đó đều nảy nòi từ chính cái thể chế thực dụng, vô đạo, vô luân, phản bội Tổ tiên, chạy theo tiền, huỷ hoại các khát vọng thẳm sâu, thầm kín và bền vững của cả cộng đồng trên thực tế.
Nếu tỏ ra phục thiện và có đủ trách nhiệm, Quốc hội nên bổ sung vào Luật Di sản những giá trị tinh thần như Tết Nguyên Đán, như Hồ Gươm và những huyền thoại mang mã số văn hoá tâm linh của giống nòi mà tiền nhân gửi lại. Bộ Văn hoá đã làm được nhiều việc tôn vinh Di sản của giống nòi như các Lễ hội, các vùng dân ca.v.v nên làm thủ tục vinh danh Tết Nguyên đán ở tầm nhân loại. Khi đó các nhà sử học, khảo cổ học, văn hoá học sẽ xây dựng các căn cứ khoa học để chứng minh Tết Nguyên Đán và Lịch tiết khí có gốc rễ Việt Nam, không phải là Tết của Trung Hoa như hiện nay đại đa số người Việt đang ngộ nhận và mặc cảm.
Có một vị GS nông nghiệp chán ngấy cái vòng quay mùa màng của dân tộc Việt Nam ngàn đời nô lệ và đói khổ đã đưa ra cái mẹo đổi đời: Phải bắt chước các nước Nhật, Hàn bỏ Tết Nguyên đán. Không ngờ nhiều người chẳng một phút nào chóng mặt với cái vòng quay định mệnh của giống nòi cũng tán thưởng bằng những lý lẽ thuần vật chất, rất thô thiển, tầm thường. Thuần vật chất ở chỗ những người này đều nhìn Lễ, Tết từ góc nhìn vật chất. Cụ thể:
- Bỏ Tết để tiết kiệm ngày nghỉ để đi làm kiếm tiền. Đây là lập luận từ đám người thực dụng, biến thái vì đánh mất giá trị tâm linh. Họ mốn du nhập guồng kiếm tiền của phương Tây kèm theo cả sự trả giá của họ (tan vỡ gia đình, mất thời gian rỗi, mất nhịp sống thanh thản, để cho TV chiếm mất của nhà thờ và trường học hàng triệu trẻ thơ...). Thật là điều ngu tối và dại dột. Sự mở rộng đối tượng ủng hộ lý cái lý sự bỏ Tết mang tính thực dụng thuần vật chất này cho thấy tài nguyên tâm linh trong giống nòi đang ngày một cạn. Thời gian của người phương Tây là đường thẳng vì đó là thời gian nối liền con người với Thượng đế, còn thời gian của người Việt là thời gian vòng tròn của luân hồi, mùa màng và lễ hội. Bỏ Tết Âm lịch là đánh mất triết lý sinh tồn, triết lý thời gian mà Tổ tiên truyền lại. Thứ di sản mà một triệu cái đảng như Đảng CSVN cũng chưa đủ tư cách huỷ hoại, thay thế, huống chi là một vài anh trí thức đeo mác GS, TS nhưng văn hoá và tự trọng hạng bét khi luôn luôn trang sức đầy mình xương xẩu của ngoại bang.
- Bỏ Tết để giống Hàn , giống Nhật: Đây là biến thái về văn hoá, tự ty về di sản của tổ tiên, lệ thuộc văn hoá ngoại bang. Người Việt nhiều đời nô lệ ngoại bang nên mặc dù Tổ tiên đã đổ bao nhiêu xương máu để giữ lấy đất đai và văn hoá, đến hôm nay dươi sự lãnh đạo của Đảng CSVN vĩ đại nhất quả đất cái ZEN NÔ LỆ vẫn di căn trong xã hội, làm nhiều người bỗng trở nên cò quay biến thái về văn hoá. Thời xưa những kẻ biến thái thích học đòi ngoại bang rất ít vì Tổ tiên rất nghiêm, bọn bồi Tàu, bồi Tây, bồi Nhật cũng còn liêm sỷ, sợ cộng đồng khinh bỉ, nên không trâng tráo viện mọi lý lẽ thực dụng nhăng nhít vay mượn từ Tây Tàu Mỹ Nhật...để từ bỏ di sản của tổ tiên ngàn đời để lại như thời buổi hôm nay. Sự biến thái lan rộng đó cũng là tội của Đảng CSVN trong xây dựng con người. Lứa lãnh đạo hôm nay nhiều người thô bỉ, chúi mũi vào vật chất mà sao nhãng hay coi thường giá trị tâm linh. Ngay cả khi vợ chồng các quan đi chùa cúng vái họ cũng chỉ vì quyền lực và vật chất. Không những thế, đám quan quyền chỉ lăm le phá di sản Hồ Gươm, Hồ Tây để bày ra những trò tiêu tiền, ăn chia dán tem nhãn phát triển. Họ không học Hàn Quốc những việc như bỏ hàng triệu đô ra khôi phục dòng suối giữa Thủ đô Seoul. Cách sống, cách ứng xử với con người trong xã hội và trong cõi tâm linh như thế nên thể chế và quan chức không chỉ đẻ ra lũ người trộm cắp nhung nhúc như giòi mở hội ngay trong đảng, mà còn tạo ra chủ nghĩa thực dụng, lai căng, biến thái, tự ty văn hoá trong một bộ phận trí thức chỉ học đòi những gì có tính phá hoại truyền thống, không học theo những gì thế giới khôi phục, bảo tồn và nâng niu truyền thống. Chuyện người Việt hóng hớt Tây, Tàu, Hàn, Nhật cho thấy cuộc khủng hoảng về giá trị tâm linh khi một bộ phận người biến thái muốn đặt hết vốn văn hoá tâm linh Tổ tiên truyền lại cho con cháu ngàn đời vào canh bạc có tên là học đòi, bắt chước về văn hoá, nôm na là khát khao ăn sái của ngoại bang. Thật là một khát vọng thấp hèn và điếm nhục.
https://www.facebook.com/thanglong.hoang.71404/posts/220769098870749
Những kẻ lải nhải với chuyện bỏ Tết AL ra điều văn minh tiết kiệm nọ kia thực chất là lũ ăn cứt tây một cách nhồm nhoàm và hãnh diện. Tôi không chấp đám này, vì biết rằng sự nghiệp đổi mới và hội nhập mà Đảng CSVN tiến hành chỉ chủ yếu mở đường cho tiền tây và rác tây chảy vào VN mà thôi. So với cha ông ngàn đời thì bọn đòi bỏ tết Nguyên đán là đám dòi tây chỉ ngoe nguẩy hồn nhiên chứ không đủ lương năng để tiếp nhận được năng lượng văn hoá bền vững của cộng đồng. Chúng còn ngộ nhận rằng tết AL là của bọn Tàu. Thật ngu dốt và nô lệ! Khi có ai đến trước ban thờ Tổ tiên nhà bạn nói rằng "Nên bỏ cái ban thờ này đi vì không khoa học, thắp hương mất vệ sinh và dễ gây hoả hoạn, tây họ có ban thờ đâu sao vẫn phát triển" thì khi đó chỉ có kẻ thiểu năng, thiếu tự trọng và vô văn hoá mới giở lý lẽ khoa học ra đối thoại với nó. Vì không thể dùng lý lẽ thuyết phục loài chó đừng ăn cứt, dù đó là cứt tây. Việc trước hết là tống cổ nó ra và đập cho nó vài gậy cho nó biết thế nào là lễ độ. Các bạn nên trân trọng khoa học, không phải việc gì cũng đem khoa học ra giải quyết. Có những điều dưới khoa học, trên khoa học và khác khoa học, thuộc về phạm trù tình cảm, nghi lễ và văn hoá - những thứ không thể đong đếm đo đạc được nhưng đem lại ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống và nuôi dưỡng truyền thừa năng lượng sống, ý nghĩa sống cho cả cộng đồng trong suốt cả lịch sử trăm năm, ngàn năm
https://www.facebook.com/thanglong.hoang.71404/posts/220033325610993
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.