Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cao-Bằng. Hiển thị tất cả bài đăng

20/09/2018

Rất gần với chiếc chuông lớn Đà Quận của nhà Mạc năm 1611 : một đám cưới đáng nhớ năm 2018

Đó là khu vực thành phố Cao Bằng ngày nay, gắn với sông Bằng Giang và phố Mục Mã, chùa Đà Quận và chùa Đống Lân.

Về chiếc chuông lớn Đà Quận (đúc năm Càn Thống 19 đời vua Mạc Kính Cung đóng đô tại Cao Bằng, tức năm 1611), bây giờ đã là bảo vật trọng yếu của quốc gia, thì đọc ở đâyở đây.

30/07/2018

Nhìn lên Đèo Gió ở Ngân Sơn : lại chuyện "ăn" và "lợi ích nhóm" trên biển quảng cáo nông thôn mới

Đèo Gió ở Ngân Sơn (thuộc tỉnh Bắc Cạn) là một địa danh nổi tiếng ở mạn Đông Bắc. Có rất nhiều kỉ niệm với Đèo Gió, nhất là hồi xe khách cà tàng đi như bò trên đường rồi hay dừng lại ở đỉnh đèo cả tiếng đồng hồ. Hình như cánh lái xe ngày đó vẫn ở trong tiềm thức mà nghĩ rằng, lên đến Đèo Gió là coi như hành trình đã qua được ải khó nhất, cần phải nghỉ ngơi để xả hơi chút.

11/07/2018

Nữ tiến sĩ giải mã “túi khôn của người Tày”

Về cô Triệu Thị Kiều Dung người Tày ở huyện Hà Quảng. 

Vừa rồi, lúc mình du lãng Quảng Châu, một người bạn từ Đại học Kí Nam tới và nhắc đến công việc học tập tại đó của người Việt Nam (bao gồm cả Dung). Cuối cùng, tưởng dễ, mà không đến Đại học Kí Nam được, vì quá kẹt về thời gian.

Cây cầu thân quen vắt qua sông Bằng sẽ được duy tu trong ít ngày tới

Cầu Bằng Giang là câu cầu trọng yếu của thành phố Cao Bằng, vắt qua sông Bằng Giang để nối thành phố với các huyện ở miền Đông.

Một cây cầu thân quen từ mấy chục năm nay. Với những người miền Đông như chúng tôi, cầu Bằng Giang đã là một phần quan trọng trong đời sống của mỗi người. 

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.

02/06/2018

Đơn vị hành chính nhà Mạc thời kì Thăng Long - Dương Kinh (bài Hồ Bạch Thảo)

Điểm chú ý là thời kì Thăng Long - Dương Kinh của nhà Mạc thì chưa xuất diện rõ ràng tên gọi Cao Bằng. Cao Bằng thì lúc đó là đơn vị ở dưới Ninh Sóc hoặc Thái Nguyên.

Có hiểu như vậy, thì mới thấy việc mở ra Cao Bằng của nhà Mạc vào thập niên 1600-1610 là cả một quá trình, để tồn tại tới thập niên 1680. 

17/04/2018

Non nước Cao Bằng trải dài 6 huyện : Công viên Địa chất Toàn cầu

Non nước Cao Bằng. Xứ sở vừa Cao lại vừa Bằng. Miền quê hương biên viễn.

Bây giờ có một cái tên mới được đưa ra làm nhãn hiệu, là "xứ sở thần tiên".

Tên chính thức là "Công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng".

23/03/2018

Tên gọi "Việt Nam" trong bia đá thời Lê Trung Hưng (năm 1994, Phạm Thị Vinh)

Có nhiều cứ liệu được đưa ra trong bài.

Nhưng không có hai trường hợp ở ngôi làng mà chúng tôi vừa tới thăm hôm qua (một mang niên đại 1675, và một mang niên đại 1681). Đọc lại ở đây. Hai trường hợp này bổ sung cho nhau, vì một cái là Nam Việt, và một cái là Việt Nam. Với tôi, chúng quí ở chỗ gắn được với Cao Bằng.

21/03/2018

Du lãng ngoại thành, phát hiện quốc hiệu "Việt Nam" năm 1681

Đợt trước, đã phát biểu chính thức về quốc hiệu "Nam Việt" hay "Việt Nam" thuộc thời kì nhà Mạc ở Cao Bằng, gắn với chuông Đà Quận năm 1611 (đã đi cụ thể ở đâyở đây, và ở đây, ở đây). Không phải đợi đến nhà Nguyễn sau này mới có tên "Việt Nam".

Hôm nay, chúng tôi tranh thủ đi ra ngoại thành. Chỉ là ngoại thành mà thôi. Dự một lễ hội ở chùa làng.

Một ngôi chùa khác trong làng, tức ngôi không có lễ hội vào hôm nay, thì lại có một tư liệu thú vị vừa được phát hiện. Đó là: trên tư liệu mang niên đại 1681 (năm Chính Hòa thứ 2 thời Lê Trung Hưng), chúng tôi thấy rất rõ quốc hiệu VIỆT NAM. May là vào đúng dịp trùng tu, tư liệu được đưa xuống dưới, thì mới có cơ hội xem một cách kĩ lưỡng và dễ dàng.

22/02/2018

Đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi : xung quanh năm 1600s với vùng đất Phú Yên

Thời điểm xung quanh năm 1600, có nhiều vận động đáng chú ý. Tôi thì quan tâm tới các bước đi của nhà Mạc ở Cao Bằng, mà tiêu biểu là chuông Đà Quận mang niên đại 1611 (đã đi ở đây hay ở đây).

Thế chân vạc rất rõ ở thời điểm đó. Nhà Mạc là chân vạc ở phía Bắc, được gọi là Đàng Trên.

Một chân vạc quan trọng ở phía Nam là giang sơn của họ Nguyễn, được gọi là Đàng Trong. Lúc đó, người Kinh nối nhau đeo gươm và vác cuốc đi mở cõi.

23/01/2018

Vương triều Mạc thời kì Cao Bằng : Lễ giỗ vua Mạc Kính Vũ năm 2018

Âm lịch thì mới là trung tuần tháng Chạp năm cũ. Còn dương lịch thì là đã sang cuối tháng 1 năm 2018.

Thông tin từ giấy mời của Hội đồng Mạc tộc tỉnh Vĩnh Phúc.

Vì sao vua Mạc Kính Vũ được tổ chức giỗ tại Vĩnh Phúc, mà không phải tại Cao Bằng, thì có nguồn gốc từ hội thảo khoa học năm 2012 (xem ở đây và ở đây) và kỉ yếu hội thảo xuất bản năm 2013 (xem ở đây).

Vậy là có 5 - 6 năm chuẩn bị. Đặc biệt, còn có công chúa Mạc Tuyết Lan.

20/10/2017

Một trung tâm thờ phụng 12 đời vua Mạc

Đó là từ đường Cổ Trai ở Hải Phòng (ảnh về từ đường xem trong tư liệu 3).

Cổ Trai (sử Trung Quốc ghi là Đô Trai, tư liệu quốc ngữ thời kì sớm ghi là Chè Giai) là quê hương xuất thân của chàng trai làng chài Mạc Đăng Dung, sau này là Mạc Thái Tổ. Mạc Thái Tổ đã được đặt tên đường ở Hà Nội vào năm 2015 (đọc lại ở đây).

17/10/2017

Dao thép thực sự của người Nùng An : anh em làng rèn đứng lên, thành lập HTX

Gọi là dao xịn. Tức là khác với các loại dao (hay sản phầm rèn) đang mạo danh là "dao Phúc Sen" hay "dao Nùng An".

Anh em ở dưới quê đã đứng lên, thành lập Hợp tác xã. Hợp tác xã kiểu mới của người Nùng An sau Đổi Mới, so sánh với Hợp tác xã kiểu cũ, thì mình đã trình bày từ nhiều năm trước.