Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : ngưng bút trước chùa Phạn Ngư tự, nhớ lại thời tiếng Hàn bắt đầu dạy ở Khoa Ngữ văn

Những lần du lãng Pusan (cũng viết Busan) - một thành phố biển ở miền Nam của Hàn Quốc ở ngay sát với tỉnh Fukuoka của Nhật Bản - tôi hay trở đi trở lại la cà ở khu vực chùa Phạn Ngư tự. Bẵng một cái, thời du lãng ấy đã lùi vào quá khứ tới quá nhiều năm rồi, xem ra sắp tới 18-19-20 năm !

Tôi lên tàu ở bờ biển Nhật Bản, chỉ ngủ gật một lúc, là cập bến tàu Hàn Quốc. Gần đến mức mà sang bờ Hàn Quốc rồi, tôi vẫn có thể gọi điện thoại di động trực tiếp về phía Nhật Bản bằng sóng của J-phone (để nói chuyện với người trong làng Nhật Bản). Những năm đầu thế kỉ XXI ấy, là điện thoại cục gạch của  hãng J-phone (nhưng đã có thể gửi e-mail các loại, truy cập mạng ở mức tàm tạm), sau thì họ chuyển thành Vodaphone (bắt đầu xem truyền hình rất tốt), một hồi nữa thì thành Softbank.

Hồi ấy, tuổi trẻ đầu xanh, có thể đi bộ cả ngày không biết mệt. Vì có thời là học theo gương đi bộ của cụ Miyamoto - nhà văn hóa dân gian Nhật Bản - đã nói nhanh ở đây (tháng 11/2016).

19/08/2019

Lần đầu ở Việt Nam : Quỹ VinIF tài trợ cho nghiên cứu (khoảng 10 tỉ/nghiên cứu, với tổng hơn 120 tỉ)

Một bước đột phá đáng ghi nhận.

Vị chi là năm 2019 có hơn 10 nghiên cứu vừa được phía Vingroup tài trợ. Toàn bộ là khoa học tự nhiên và công nghệ.

Cần có ngày một nhiều các quĩ tư nhân tương tự, và không chỉ cho khoa học tự nhiên và công nghệ.

Nhiều quĩ tài trợ cho cả khối tự nhiên và khối xã hội. Ví dụ, Quĩ khoa học mà cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (cũng là cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản; 1896-1963) thành lập và tồn tại đến ngày nay, mà mình có được nhận một lần hồi các năm 2005-2006, là cho khoa học xã hội (đặc biệt là cho Dân tộc học/Nhân loại học Văn hóa và Văn hóa Dân gian), đọc ở đây hay ở đây.

18/08/2019

Mẹ Đồng Quan là bà cô của vua Bảo Đại : một làng ven sông Hồng

Hồi mùa đông năm ấy, đã tới thăm lại (vì trước đã thăm rồi), vừa đi vừa viết lúc ấy thì đã post ở đây (tháng 12/2017). Lại kể thêm ở đây (mùa Vu Lan năm 2018).

Đã viết rằng: "Dĩ nhiên là bà cô họ của Bảo Đại thôi. Không phải cô ruột như câu chuyện mọi người đang kể. Mọi thứ bà để tại từ hồi 1940s, đến nay, vẫn được trân trọng lưu giữ. Chắc là bà cũng phải rất gần gũi với thượng thư Tôn Thất Quảng. Mà ông thượng thư thì rất tín ngưỡng Thánh MẫuMột bô lão còn biết quan thượng thư Tôn Thất Quảng có một người con là Tôn Thất Hoàng theo Việt Minh."

17/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà với ngày toàn số Bảy (nhằm Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch)

Hôm nay là ngày Bảy. Lịch dương là 17/8/2019, còn lịch âm thì chậm đúng một tháng nên là 17 tháng 7. Lâu lâu mới có sự trùng hợp vậy.

Thêm nữa, hôm nay còn là Thứ Bảy.

Nên đầy đủ là Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 âm lịch, tức 17 tháng 8 năm 2019. Toàn là số Bảy, nên là một ngày tiệc vô cùng nhân duyên của Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà (Lào Cai). Trên đó, hôm nay, có tiệc Ông Hoàng Bảy.

Về Ông Hoàng Bảy ở Bảo Hà, trên Giao Blog đã có những bài ngắn, như ở đây  (tháng 1 năm 2014) hay ở đây (tháng 11 năm 2017).

10/08/2019

Tạp chí "Dân Việt Nam" như nối dài của BEFEO vào các năm 1948 - 1949

Rất ít độc giả Việt Nam biết đến tờ tạp chí này. Số lượng ít, và ra đời ở thời điểm đặc biệt.

Mà thú vị, nó chính là một nối dài của tạp chí danh tiếng BEFEO (tập san của Pháp quốc Viễn đông Bác cổ Học viện = EFEO). Thời điểm là các năm 1948-1949 ở Hà Nội. Một thời điểm thú vị, còn đang khá trống trải trong nhận thức chung của chúng ta, trên Giao Blog quen gọi là "Hà Nội 1947-1954".

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng Thùy Linh hóa thân duyên tình "Tứ Phủ thánh cô"

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh từng được mệnh danh là "Vàng Anh" một thời (sự kiện của hơn mười năm về trước).

Khá thú vị là trong tháng 8 này, Hoàng Thùy Linh và ê-kíp của cô vừa ra một MV mang tên Tứ Phủ. Cô kể chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Thanh Hóa giúp vua Lê và được phong tước. Về cơ bản, Linh chỉ hiểu lờ mờ thế, và gắn Thanh Hóa vào với gốc gác của mình (quê mẹ). Quan trọng là Tứ PhủTứ Phủ thánh cô có sức cuốn hút Linh, gợi hứng duyên tình cho trình diễn của Linh. 

Linh hoàn toàn được tự do sáng tạo trên cái nền rợn ngợp mung lung huyền ảo của thế giới tâm linh. Cứ để cho Linh "đành vùi mình vào chốn linh thiêng" bởi đã "mấy kiếp thân em đọa đày". Cứ để Linh được lặng lẽ "khóc cúi mặt Cửu Trùng Thiên".

Linh tự nhận: thấy chính mình ở trong Tứ Phủ.

09/08/2019

Nông Viết Toại (1926 - ) nhà văn người Tày ở Bắc Cạn

Ngày hôm nay, có hội thảo về Nông Viết Toại. Một nhà văn độc đáo của núi rừng Việt Bắc. Mình đang còn đọc dở mấy cuốn sách cũ của ông.

Ông là bạn của cụ Ô Phúc Bình (có thể đọc về cụ Bình ở đây). Những người đã quá 90 nhưng cực kì minh mẫn, vẫn tham gia mạng xã hội như ai.

Kinh doanh giáo dục ở Đại Việt đầu thế kỉ 21 : "trường lớp" và "học sinh" được coi như "bất động sản"

Học phí của trường Gateway là 110 triệu đồng/năm, cộng thêm khoảng 40 triệu phí các loại khác. Tổng cộng là khoảng 150 triệu/năm. Học xong tiểu học thì mất khoảng gần 1 tỉ đồng. Người phụ trách đón trẻ là một phụ nữ đã đến tuổi 55 (theo luật lao động hiện hành là chuẩn bị hay đã nghỉ hưu). Hệ thống xe đón trẻ thì chưa đủ tư cách kinh doanh.

Công dân các nước phát triển như Nhật Bản hay Thụy Điển, nghe thấy thông tin đó, chắc cũng rất bất ngờ.

Nhưng vẫn còn là rẻ đấy. Nếu mà đem so với trường của tập đoàn sữa TH (bộ trưởng đương kim Phùng Xuân Nhạ và ông Nguyễn Thế Kỷ dự lễ cắt băng khánh thành, xem lại ở đây). So với trường của TH thì học phí của Gateway rất rẻ ! Đại khái, mỗi năm tiểu học ở TH lên tới 400 triệu.

Một nền giáo dục định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng thực chất là nền giáo dục kim tiền. Triết lí giáo dục chính là "tiền". Trường lớp và học sinh được xem như bất động sản, như bò sữa.

Quốc hội và chính phủ hoàn toàn không có ý kiến gì với bảng giá học phí như cắt cổ của các trường quốc tế. Bộ trưởng đương kim của ngành giáo dục thì không ít lần đi cắt băng khánh thành các trường như vậy.

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét: