Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).

19/07/2019

NAFOSTED - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (vài nét nhìn nhanh)

Phác họa nhanh.

Lấy một ít vào ngày hôm nay (19/7/2019) từ trang chủ bên đó về bên này.

Vèo một cái, đã 10 năm, tính từ lúc nhóm chúng tôi tham gia cùng nhau làm một đề tài do Nafosted tài trợ (sau là tính đề tài ngang cấp Bộ, giấy chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ cấp ghi như vậy và tính thời gian là từ 2010-2014). Đấy là những đợt nhận tài trợ đầu tiên của quĩ.

10 năm đã qua, nhưng mọi thứ vẫn rất Việt Nam. Việc công khai thông tin cơ bản trên mạng, ngay chỉ thế, cũng chưa thực hiện được. Điều này thấy rõ chỉ bằng một kích chuột.

Nhớ quê nhà vùng biên viễn mùa nắng tháng 7 : lễ cầu mùa Táng Nà

Đã một hay hai mùa hè không có được điều kiện về làng cũ. Hè này cũng đang còn đang bừa bộn mọi thứ, chưa quyết định được.

Lớp đàn em ở vùng quê biên viễn.

Lớp cha chú ở vùng quê biên viễn.

18/07/2019

Thông tin khoa học : sự kiện Nhà xuất bản Khoa học Xã hội 2019

Sáng sớm hôm nay, ngày 18/7, một bạn xuất hiện sớm bất ngờ so với thường lệ, rồi nói nho nhỏ: phải về cơ quan vì bài báo xuất hiện hôm qua (17/7) trên tờ Nông nghiệp Việt Nam. Sau đó là bạn ấy đi luôn. 

Bây giờ, thử vào mạng để xem bài báo đó.

17/07/2019

bộ gen người Việt (Kinh) : bắt đầu từ ý tưởng của tập đoàn nhà buôn Vin

Về nguồn gốc của loài người, thì từ nhiều năm trước, qua phân tích dữ liệu ADN, một nhóm học giả Mĩ đưa ra nhận định: tổ tiên của người là giống lai tạo giữa lợn và tinh tinh, vừa có đặc điểm của lợn lại vừa có đặc điểm của tinh tinh (đọc lại ở đây, tháng 12/2013).

Bây giờ, giữa năm 2019 này, vẫn qua phân tích ADN, thì là những kết quả bước đầu về giống người (Việt) Kinh. Về mặt văn hóa và văn tự, trước đây, người Việt (Kinh) từng tự gọi mình là người Hán với ý là người có nguồn gốc Trung Hoa. Sách vở chính thức của thời đó ghi rõ mình là "người Hán".

Gần đây, tập đoàn nhà buôn Vingroup đưa ra một ý tưởng, và đã có những kết quả sơ bộ.

Hồi năm 2012, lúc du lãng các viện và trường đại học ở Quảng Đông, tôi đã gặp mấy nhà nghiên cứu khảo cổ người Trung Quốc khẳng định việc đi ngược từ phương Nam lên phương Bắc của người thời cổ đại. Bản thân họ đã nghi ngờ bằng chứng cớ xác thực cho việc di chuyển từ Bắc xuống Nam. Một ít tư liệu đó đã được viết ra, còn các ý kiến trao đổi miệng thì một số được ghi âm. Rất xa chuyên môn của mình, nên mình chỉ biết có việc như vậy mà thôi.

16/07/2019

Từ Đạo Hạnh chùa Thầy cũng là ngôi Đế Thích (bài Bách Việt trùng cửu)

Một giả thiết của Bách Việt trùng cửu, nhưng theo tôi là đi đúng hướng. Bản thân tôi cũng đang giải mã nhóm vấn đề Đế Thích. Ví dụ, trong quan hệ Đế Thích và Liễu Hạnh công chúa, thì có thể xem bài học thuật ở đây. Sau này, sẽ cập nhật bài chi tiết hơn nữa.

15/07/2019

Công sở văn minh : Không tổ chức linh đình, không tặng hoa, làm việc như bình thường trong ngày bổ nhiệm

Thứ Hai đầu tuần, ngày 15/7, mà theo như lịch cũ thì sẽ có lễ bổ nhiệm. Phía nhà tổ chức đã liên hệ rất cẩn thận nhờ việc tặng hoa và tham dự.

Thực sự làm người như chúng tôi bối rối, còn đang cùng nhau suy tính. Hoa hồng bao giờ cũng phải đi kèm với "bánh mì" (theo cách nói phương Tây) hay "bánh trôi" (theo cách nói Nhật Bản). Một vấn đề lớn hơn phải lăn tăn chính là phải chạy theo mốt thời đại, dung dưỡng cho sự rình ràng không đáng có.

Nhưng đến ngày cuối tuần trước, thì phía nhà tổ chức đã có liên hệ lại: "Bộ trưởng chỉ đạo không tổ chức gì, chỉ làm việc như ngày thường, nên không đến dự, không gửi lẵng hoa nữa".

13/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rộn ràng LON "không dấu" và LU "mĩ thuật"

Chuyện LON và LU.

Một bức tranh gọn, thú vị, độc đáo về trạng thái Đại Việt đầu thế kỉ 21, nhất là quan trídân trí.

Chỉ rút gọn hai câu thế này: LON là LON, đừng vẽ chuyện dấu má này nọ một cách ranh mãnh và ngớ ngẩn kẻo làm cụ Đắc Lộ ở thế kỉ 17 cười cho. LU cũng chỉ là LU, khác LON, nhưng tương đồng về mặt tư duy, lại liên lụy cho cả JICA và văn hóa bản địa.

Nghe kĩ thì thấy: LON thì "không dấu" và LU thì "mĩ thuật chút".

Ghi chú: Có hai bạn nữ gắn với LON và LU. Người gắn với LON thì là đương kim cục trưởng của một cục trong Bộ Văn hóa quốc gia. Còn người gắn với LU thì là đương kim trưởng khoa Đô thị học của một đại học thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.

12/07/2019

Mùng lửa thiêu rụi hoa sen : những câu chuyện về sư tăng Đại Việt đầu thế kỉ XXI

"Mùng lửa thiêu rụi hoa sen" là láy lại một ý đã đi từ lâu trên Giao Blog, từ hồi năm 2014 với entry "Đọc báo Khánh Hòa : hoa sen trong mùng lửa".

Mùng ấy là màn, cái màn.

Bây giờ là cập nhật những câu chuyện về sư tăng Đại Việt đầu thế kỉ XXI. Rất giống với những nhà sư đã gặp đầu thế kỉ XX trong văn chương của Vũ Trọng Phụng hay nhóm Tự lực văn đoàn.

Văn miếu Vĩnh Phúc : sau mấy năm, thử nhìn lại

Mình đang quan tâm đến Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) với văn hóa xứ Đông, ví dụ đã đề cập nhanh ở đâyở đây.

Bây giờ, Văn miếu Mao Điền đang hưng vượng, trở thành một điểm đến của nhiều du khách. Rõ ràng, nền tảng của Văn miếu Mao Điền đã có tới khoảng 500 năm lịch sử. Việc hưng vượng ngày nay là có gốc rễ đó.

Đồng thời, cũng có quan tâm đến Văn miếu Vĩnh Phúc. Ví dụ đã đi ở đây (mấy năm về trước rồi), hay ở đây (năm 2018).

Văn miếu Vĩnh Phúc hầu như không có lịch sử gì. Là đồ rất mới, được sinh ra trong mấy chục năm nay mà thôi (bao gồm cả thời gian mới là ý tưởng). Bây giờ, sau mấy năm rất rầm rộ, tựa như Văn miếu Vĩnh Phúc đang cỏ mọc um tùm, không người tới người lui.  

11/07/2019

sông Tô Lịch trong mắt Hội đồng Thành phố Hà Nội : cống thối vs giao thông đường thủy trong mát

Hội đồng 2019 nghe ra cũng "hội tề" như hồi 1930-1945 (ví dụ hồi ấy thì đọc nhanh tại đây).

Bây giờ, năm 2019, có bác bảo nên cho nó thành cống đi, tức là đậy lại mà hóa cống Tô Lịch. Sông Tô Lịch nỗi gì nữa, hóa cống Tô Lịch nhé.

Nhưng cũng có bác đọc thơ cổ về dòng Tô Lịch vừa trong vừa mát, có thể khơi lại mà có giao thông đường thủy.

10/07/2019

Đúng một năm trước: ngày 10/7/2018, tin Hà Minh Thành đã chết được ông Phạm Viết Đào loan

Tin này đã được lưu về đây từ năm ngoái. Tất cả được chép và giữ nguyên xi ở đây (entry lên trang ngày 27/7/2018, xem mục 2 thuộc phần bổ sung).

Một năm đã qua, tin loan trên blog Phạm Viết Đào vẫn để nguyên trên lưới trời.

Quả thực bóng ma Hà Minh Thành vẫn lẩn quất chỗ ông Đào nhiều năm nay (theo văn bản có chữ kí của ông Hữu Thỉnh thì có thể chính thức tính từ năm 2008). Đã, đang, và sẽ. Nhất là vào dịp tháng 7 hàng năm.

09/07/2019

Tình hình cập nhật của làng chài Nam Ô và miếu thờ Bà Liễu Hạnh

Hồi năm 2018, tin tức các nơi cho biết về một mối đe dọa "hủy diệt" hay "tận diệt" đối với làng chài Nam Ô (Đà Nẵng), trong đó có ngôi miếu thờ Bà chúa Liễu Hạnh, có thể đọc lại ở đây (tháng 3/2018) hay ở đây (tháng 4/2018).

Lâu rồi, từ khoảng tháng 4 năm 2018, không thấy nhóm kí giả như Trần Tuấn viết về Nam Ô hiện tại.

Tiếp về Paul Giran đầu thế kỉ XX và một phê phán sau hơn 100 năm : Sự 'hèn kém' của giống người An Nam hay là một khoa học giả hiệu?

Một bài trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần.

Bổ sung thêm cho loại ý kiến đương đại như của Ngô Bảo Châu (đã nói ở đây).