Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/07/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : mùa hè rộn ràng LON "không dấu" và LU "mĩ thuật"

Chuyện LON và LU.

Một bức tranh gọn, thú vị, độc đáo về trạng thái Đại Việt đầu thế kỉ 21, nhất là quan trídân trí.

Chỉ rút gọn hai câu thế này: LON là LON, đừng vẽ chuyện dấu má này nọ một cách ranh mãnh và ngớ ngẩn kẻo làm cụ Đắc Lộ ở thế kỉ 17 cười cho. LU cũng chỉ là LU, khác LON, nhưng tương đồng về mặt tư duy, lại liên lụy cho cả JICA và văn hóa bản địa.

Nghe kĩ thì thấy: LON thì "không dấu" và LU thì "mĩ thuật chút".

Ghi chú: Có hai bạn nữ gắn với LON và LU. Người gắn với LON thì là đương kim cục trưởng của một cục trong Bộ Văn hóa quốc gia. Còn người gắn với LU thì là đương kim trưởng khoa Đô thị học của một đại học thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.



Một ít sưu tập.







---



Chuyện cái LU



21.


26/07/2019 06:49 
Xuân Dương

15 bình luận
(GDVN) - Với nhà giáo, nếu phải dùng từ “nhọ” thì cách ứng xử tốt nhất là xin ra khỏi ngành, bởi không chỉ “con sâu làm rầu nồi canh” mà còn có thể nhọ lây sang cả trò.
“Nhọ” được hiểu gần với màu đen, chẳng hạn “nhọ nồi” là muội đen bám ở đáy nồi khi đun bằng rơm, rạ, củi,… Dùng với nghĩa bóng, chẳng hạn “Thằng ấy nhọ quá” là câu ám chỉ một người chẳng ra gì về mặt nhân cách mặc dù người đó có thể có địa vị, giàu có hoặc bằng cấp đầy mình.
Rất ít khi người ta nói “Bà ấy nhọ quá” hoặc “Mụ ấy nhọ quá” có thể vì đối với phụ nữ, dù sao cũng phải tế nhị một tí.
Đối với nhà giáo, nếu phải dùng từ “nhọ” thì cách ứng xử tốt nhất là xin ra khỏi ngành, bởi không chỉ “con sâu làm rầu nồi canh” mà còn có thể làm “nhọ” lây sang học trò.
Phải nói điều này bởi ngày 16/07/2019 báo Baophapluat.vn - cơ quan của Bộ Tư pháp - trong bài “Một đề xuất vi hiến và ngớ ngẩn” trích dẫn phát biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Hồng Xuân, người có học hàm phó giáo sư, học vị tiến sĩ như sau:
“Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố.
Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? Thành phố Hồ Chí Minh có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì “Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”. [1]
Phó giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Hồng Xuân (Ảnh: Infonet.vn)
Khi tờ báo thuộc Bộ Tư pháp đề cập đến chuyện “vi hiến” thì chắc chắn không cần bàn luận vị đại biểu Hội đồng nhân dân này “vi hiến” như thế nào.
Vấn đề còn lại là vì sao một nhà giáo, là trưởng khoa một đại học là đưa ra một đề xuất bị báo chí cho là “ngớ ngẩn”?
Tra cứu sách đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, mục quê quán giới thiệu đại biểu Phan Thị Hồng Xuân quê ở xã Mỹ Trà, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Chẳng biết vị đại biểu này có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh được bao nhiêu năm mà đã đề xuất với chính quyền thành phố “ăn cây nào phải rào cây nấy”.
Một đề xuất mang tính cục bộ, địa phương, của một phó giáo sư, tiến sĩ, lại là Trưởng khoa Đô thị một đại học được nêu ra tại nghị trường khiến các nhà giáo chân chính cảm thấy xấu hổ.
Còn những người, cơ quan nhào nặn lên một lãnh đạo, một phó giáo sư như thế có cảm thấy xấu hổ không thì thật khó nhận biết.
Thế nào là “đã đến lúc nghĩ đến việc” Thành phố Hồ Chí Minh phải “ăn cây nào rào cây nấy”?
Cái Lon trong lời bà Cục trưởng và cái Lu của bà Nghị
Từng có những ý kiến cất lên từ Thành phố Hồ Chí Minh, rằng dân số thành phố chiếm 9,5%, lao động chiếm 8,2% cả nước; đóng góp 27% thu ngân sách quốc gia nhưng chỉ được dùng 5,2% ngân sách là bất hợp lý. Đúng ra thành phố phải được dùng 9,5% ngân sách,…
Phải chăng vị đại biểu Hội đồng nhân dân Phan Thị Hồng Xuân cũng chỉ phụ họa theo trào lưu hay còn có ý thúc giục những người lãnh đạo phải “rào giậu” cho thật kỹ, sớm biến Sài Gòn thành ốc đảo, chỉ cần thành phố mình giàu mà không cần đến cả nước?
Nói cách khác, có phải những người ngoại tỉnh nhập cư về thành phố chỉ là gánh nặng với dân thành phố “xịn” nên cần phải “rào” thành phố lại, không cho người hoặc địa phương nào “tắc lỏm”?
Nghe nói lý do “yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ” là chuyện xả rác thải sinh hoạt xuống kênh, rạch, nơi công cộng.
Thế nhưng ai cũng biết nhờ nguồn lực “nhập cư”, nhờ chuyện dọn “rác thải” mà có vị lãnh đạo công ty công ích thành phố nhận lương 2,6 tỷ đồng một năm, “bét nhất” là kế toán trưởng cũng nhận lương từ 700 - gần 900 triệu đồng/năm. [2]
Dẫu sao rác thải sinh hoạt xả ra thành phố còn có công ty môi trường đô thị thu dọn, còn “rác phát ngôn” cũng xả bừa bãi nơi công cộng thì ai thu dọn?
Với người xả “rác phát ngôn” bừa bãi có nên đưa họ “trở về nơi cư trú cũ”?
Khi khuyến nghị thành phố “ăn cây nào rào cây nấy” không biết “cô nghị” có còn người thân nào ở quê gốc, nếu còn mà họ hàng nhà cô  biết được có người trong họ đề xuất “rào” thành phố Hồ Chí Minh” không cho người ngoài bén mảng đến thì họ nghĩ gì”?
Đừng nghĩ là Đại biểu Quốc hội thích nói thế nào cũng được!
Sau Baophapluat.vn của Bộ Tư pháp đến lượt báo Infonet.vn của Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 23/07/2019 báo này đăng bài “Cán bộ ngồi nhầm chỗ”, bài báo có đoạn:
Dư luận nghi ngờ năng lực phó giáo sư đề xuất “dùng lu” chống ngập… Vậy là chưa từng học đô thị học, cũng chẳng kinh qua ngày nào làm chuyên viên trong lĩnh vực đô thị, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nghiễm nhiên giữ chức vụ Trưởng khoa Đô thị học. Dư luận đặt ra câu hỏi:  
“Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh đã hết người để bổ nhiệm đúng vị trí, đúng chuyên môn? Và với một người không có chuyên môn sẽ đào tạo thế hệ sinh viên tương lai đất nước ra sao?”. [3]
Là tờ báo của Bộ Thông tin và Truyền thông, ngôn từ được sử dụng đương nhiên rất có chừng có mực, vậy mà tờ báo này lại phải nêu vấn đề một đại học danh tiếng là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh có phải “đã hết người để bổ nhiệm đúng vị trí, đúng chuyên môn”?
Với người được dân bầu, được ủy nhiệm thực hiện quyền lực của nhân dân ở cấp cao nhất, báo Tienphong.vn từng trích dẫn câu hỏi của cử tri Thủ Thiêm với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm:
“Trong hai nhiệm kỳ vừa qua, chị Tâm ngồi ở đây cho biết đã làm được gì? Đã lo cho dân chúng tôi được cái gì, xin chị nói cho chúng tôi biết?”.
Có lẽ cử tri Thành phố Hồ Chí Minh không cần phải đặt câu hỏi như vậy với đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Phan Thị Hồng Xuân bởi vị này đã làm được nhiều việc khiến báo chí và người dân cả nước đều biết.
Ẩn phía sau câu hỏi của báo Infonet.vn, kết hợp với đánh giá “vi hiến và ngớ ngẩn” của báo Baophapluat.vn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nên xem lại quá trình nhào nặn một cử nhân đại học mở thành một vị phó giáo sư, tiến sĩ như vậy?
Và phải chăng chính việc đặt một “nhà giáo” như vậy vào vị trí đòi hỏi cả trình độ lẫn tâm đức ít nhiều đã góp phần “làm nhọ” thanh danh nhà giáo?
Tài liệu tham khảo:
[1]//baophapluat.vn/goc-nhin-ban-doc/mot-de-xuat-vi-hien-va-ngo-ngan-461560.html
[2] //vneconomy.vn/doanh-nhan/cach-chuc-cac-sep-luong-khung-tai-tphcm-20130912075912581.htm
[3] //infonet.vn/can-bo-ngoi-nham-cho-post306786.info
https://giaoduc.net.vn/goc-nhin/xin-dung-lam-nho-danh-nha-giao-post200775.gd




20.


phí chia tay & lu chống ngập


1. kỳ họp nghị trường tháng 6, có anh nghị đề xuất "phí chia tay". khi bị gạch đá từ dư luận thì nghị thanh minh thanh nga là học ở nhựt bổn. 

nhưng cái ở nhựt là phí đối với du khách nước ngoài khi rời nhựt chứ hổng phải phí chia tay của cần lao trong nước. 
hoặc cố tình để lái dư luận, hoặc đọc chữ tác hiểu chữ tộ. 

2. đang kỳ họp hội đồng thành phố có đuôi con rùa [chắc đầu nằm tít thổ đu hehe], có chị hội đồng đề xuất lấy lu đựng nước mưa giảm ngập. khi bị gạch đá thì cũng thanh minh thanh nga học từ nhựt bổn. 
nhựt là cuốc da cực khan hiếm tài nguyên nước. chính sách tái sử dụng nước mưa đã có hơn 2 thập kỷ. việc họ có đề nghị tham khảo cũng là nhẽ dễ hiểu bởi họ cần nước, với lại họ chứa vào những hầm nước có tổng dung tích lên đến hàng chục triệu khối. nên nghe hay không thì phải biết chắt lọc, chứ chả lẽ khoai tây bảo dân tao chỉ ăn bánh mỳ thì cũng bắt chước đề xuất vàng vẩu mõm vuông khởi nguyên từ nền văn minh lúa nước bỏ cơm ăn bánh mỳ? 
thế mới nói nghị này chém thì cũng chả sai, nhưng rất phi thực tế. thành phố này có khoảng 1,8 triệu hộ nội thành [19 quận trừ 5 huyện] với diện tích tự nhiên hơn 49,5 nghìn hecta. giả sử mỗi hộ có 1 cái chum 0,5 khối; lại giả sử có cơn mưa nhơn nhớn độ 200mm thì 1,8 triệu cái chum đó chỉ chứa được khoảng 0,9% tổng lượng nước mưa đổ xuống thôi, chống ngập vào mắt í. 
dân tộc học thì nên bi bô về dân tộc, biết gì mà quàng xiên sang cả cấp thoát nước? 

3. đông-lào hiện nay, các nhà khoa học & chuyên gia thực sự giỏi thấy cực ít phát ngôn, còn các thể loại giả cày giả cáo thì lại rất thích bi bô, nhưng chỉ tồ lô những điều như trẻ nít. 



© 2019 Baron Trịnh

https://bautx.blogspot.com/2019/07/phi-chia-tay-lu-chong-ngap.html




19.






Đại diện JICA tại Việt Nam chính thức trả lời Báo Lao Động về đề xuất “dùng lu chống ngập” đang gây bão trên mạng của bà Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu Hội đồng Nhân TPHCM. Trước đó, bà Hồng Xuân giải thích rằng đây không phải là sáng kiến do bà tự nghĩ ra mà do các chuyên gia của JICA nêu lên. 


Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, đại diện của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam khẳng định: “Trong số các dự án đang thực hiện liên quan tới phòng chống và quản lý ngập tại thành phố Hồ Chí Minh của JICA, hiện không có hoạt động nào chống ngập bằng lu nước tại hộ gia đình”.
Trước đó, khi đề xuất “dùng lu chống ngập” gây ra những tranh luận trái chiều trên mạng, bà Phan Thị Hồng Xuân, đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lên tiếng giải thích trên báo Tuổi Trẻ: “Đây không phải là sáng kiến do tôi tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua. JICA cho rằng nếu TPHCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3 thì vừa góp phần chống ngập, vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu”.  
Sáng 13.7, bên lề hành lang kỳ họp thứ 15, HĐND TPHCM khóa IX, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan chia sẻ quan điểm về sáng kiến “dùng lu chống ngập” của đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. Ông Võ Văn Hoan cho rằng “Ý của chị Xuân là mường tượng cái lu được sử dụng ở dưới quê để nói về những chiếc hồ điều tiết trong khu dân cư để chống ngập cho thành phố. Nhưng có thể do thời gian phát biểu ngắn nên nói không hết ý”.
Theo ông Võ Văn Hoan, sáng kiến “dùng lu chống ngập” không thể là giải pháp chống ngập ở TPHCM được. Thay vào đó, thành phố cần xây dựng những hồ điều tiết lớn ở các công viên, khu đô thị mới thì hợp lý hơn vì có thể tạo cảnh quan, làm mát và chống ngập.  
Trước đó, chiều 12.7.2019, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng Nhân dân khóa IX, Hội đồng Nhân dân TP. Hồ Chí Minh có báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án chống ngập trên địa bàn thành phố.
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân đề xuất với Uỷ ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập. Bà Hồng Xuân cho biết “Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”.  
Nhiều năm qua, dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản thông qua JICA, cơ quan này đã thực hiện dự án cải thiện môi trường nước tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, dự án cải thiện chất lượng nước khu vực Chùa Cầu, thành phố Hội An... Những dự án này góp phần quan trọng vào việc chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng sống của người dân. 
Riêng dự án Cải tạo Môi trường Nước TP. Hồ Chí Minh đã giúp giảm thiểu thiệt hại do ngập lụt và nâng cao năng lực xử lý nước thải thông qua xây dựng cải tạo hệ thống xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa và nước thải của thành phố. Những biện pháp này sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường và giúp người dân thành phố có điều kiện sống tốt hơn. 


LAN HƯƠNG
https://www.laodong.vn/xa-hoi/dai-dien-jica-viet-nam-chinh-thuc-len-tieng-ve-de-xuat-dung-lu-chong-ngap-744734.ldo




18.

"



PGS, TS Phan Thị Hồng Xuân, trưởng khoa Đô thị trường ĐH KHXHVN TPHCM, người đề xuất chống ngập bằng lu trước HĐND TPHCM xin nghỉ phép dài ngày.

P/S : Mong chị lượn đi luôn về quê gốc cho nước nó trong ạ.
------------

Chỉ với 1 ý tưởng dùng Lu chống ngập của bà PT Hồng Xuân đã bộc lộ hết những góc khuất của công tác TCCB:

1. Đâu là lý do mà một phụ nữ trẻ như vậy lại vào Đảng và thăng tiến rất nhanh (sinh 1973).

2. Chỉ tốt nghiệp ĐH mở nhưng sau đó vài năm đã nhanh chóng lấy được đầy đủ mọi học hàm, học vị danh giá nhất. 

3. Học văn hóa nhưng lại quản lý khoa đô thị. 

4. Bằng cấp khoa học cao nhưng phân tích chuyên môn rất yếu. 

5. Nhận thức chính trị, phẩm chất lãnh đạo rất yếu kém khi tỏ thái độ cay cú đòi ăn thua đủ với dư luận.

6. Có dấu hiệu không trung thực khi nói Nhật Bản và Philippines cũng dùng Lu chống ngập. 

7. Đặc biệt phản cảm khi công kích dân nhập cư mà không hiểu bản chất vì sao lại phải có hiện tượng nhập cư. 

8. Nghe đồn bà này gọi một vị đương kim bộ trưởng hiện nay là cậu ruột. 

9. Còn rất nhiều bất cập khác lộ ra sau sự cố này. 
Dư luận có quyền hỏi nếu như không có vụ này thì bà Xuân còn tiến thân tới đâu? Liệu bà Xuân có thể trở thành cán bộ nguồn chiến lược không khi mà bộ máy lãnh đạo TPHCM đang thiếu cán bộ trầm trọng?

Chỉ có TCCB mới hiểu rõ nhất nội tình của họ.
"
https://www.facebook.com/NhabaoHoangNguyenVu/photos/a.624293374663565/685905398502362/?type=3&theater




17.

"


Xem trên mạng thấy dân chém chị dã man luôn, thương thương mình định viết vài dòng ủng hộ cái lu nhưng quả là khó đỡ.

1. Lu kiểu gì cũng không chống được ngập lụt trừ phi lu được qui hoạch đúng qui trình. Chuyện nhỏ nhưng thể hiện trí tuệ của chị có vấn đề.
2. Chuyện to hơn chút là chị Xuân đòi dung luật ANM trừng phạt ai dám nói xấu chị. Chị không hiểu, đã là đại biểu HĐND thì phải vì dân, đúng dân khen, sai dân … mắng. Quyền được biểu đạt là quyền tối thiểu. Dùng luật để trị dân thì chị đi quá xa, thể hiện lỗ hổng lớn hơn cái lu.
3. Tội rất to là đòi đuổi dân nhà quê ra khỏi thành phố nếu không đủ văn hóa. Quyền tự do cư trú là một quyền cơ bản được pháp luật bảo vệ. Chả lẽ là ĐBHĐND mà chị không hiểu luật. Hay là chị "chạy chức"? Vụ này không thể thông cảm được.
4. Chị đòi đuổi dân quê ra khỏi phố thì dân có quyền đuổi chị ra khỏi HĐND và cũng nên về quê. Chị nên nghỉ HĐ, nghỉ luôn việc. Giờ chị đi dạy hay xuất hiện trước công chúng là bị tuýt còi đấy.
Chúc chị nghỉ dài dài.
"
https://www.facebook.com/congthe.giang.1/posts/151293982656011




16.







(GDVN) - Phó Giáo sư Hồng Xuân đã có đơn xin nghỉ phép dài ngày sau đề xuất chống ngập bằng lu gây tranh luận.


Ngày 16/7, Phó Giáo sư Phan Thị Hồng Xuân – Đại biểu Hội đồng nhân dân khóa IX, Trưởng khoa Đô thị học Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận với Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam liên quan đến việc xin nghỉ phép dài ngày của mình.
Phó Giáo sư Hồng Xuân chia sẻ, rất cần nghỉ ngơi sau biến cố quá lớn đối với bản thân.
Phó Giáo sư Phan Thị Hồng Xuân. (Ảnh: Báo Điện tử Sài Gòn Giải Phóng).
Cô Xuân cũng đã có báo cáo với Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học và Xã hội nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh những phát biểu trước Hội đồng nhân dân Thành phố vừa qua.
Phó Giáo sư Hồng Xuân cũng có nói rõ những ý tứ mà dư luận chưa hiểu và phân tích tích cực.

Thành phố Hồ Chí Minh, “nhúc nhích hay… rúc rích”?
Trước những biến cố này, cô Xuân rất buồn vì bị hiểu sai ý và bị cho là ngớ ngẩn.
Liên quan đến vụ việc, ngày 12/7, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 15, đại biểu Hội đồng nhân dân – Phó Giáo sư Hồng Xuân đã đề xuất trang bị lu nước để chống ngập.
Ngay sau đó, đề xuất này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội và một số cơ quan truyền thông.   
https://giaoduc.net.vn/tieu-diem/pho-giao-su-hong-xuan-nguoi-hien-ke-dung-lu-chong-ngap-xin-nghi-phep-dai-ngay-post200521.gd?fbclid=IwAR2fH8RU-RYIRslGVFmcpkihKV_iKvC19P2NCsf1DLKhLQXidsxb7qjOjTg




15.

"
Ngành khoa học xã hội Việt Nam đang ngày càng trở nên tào lao bí đao. Cả đời tôi đi tìm hiểu về tri thức bản địa từ Bắc vào Nam, chưa bao giờ nghe bà con mình nói đến chuyện dùng lu hứng nước mưa để chống ngập úng. Vì thế, với danh nghĩa là một người thuộc về cộng đồng, tôi đang nghĩ đến việc đâm đơn kiện bà PGS.TS. Lu học tội "vu khống nhân dân là ngu".
Nhưng rồi nghĩ lại, thấy mình có rất ít cơ may thắng kiện. Bởi lẽ, từ xưa đến nay, bỏn vẫn bênh vực nhau. Bỏn chẳng bao giờ chịu nhận lỗi. Tội lỗi, nếu có, bao giờ cũng thuộc về nhân dân anh hùng. Nếu không phải như vậy, thì ít nhất ngành khoa học xã hội cũng đã hết khả năng tự giải quyết những vấn đề của chính mình. Không nói đâu xa, chỉ riêng việc xử lý chuyện đạo văn của cặp đôi hoàn hảo Đức Tồn - Sao Chi cũng đã có thể phản ánh được phần nào thực tế đó.
"
https://www.facebook.com/thanhson.mai.16/posts/2645426545476285


14.










(VTC News) - Chuyên gia văn hoá cho rằng hành vi thoá mạ, đe doạ nữ PGS Phan Thị Hồng Xuân sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.



Chiều 12/7, sau khi PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đề xuất sáng kiến “dùng lu chống ngập”, bà đã nhận rất nhiều bình luận khiếm nhã, xúc phạm nhân phẩm, đe doạ tính mạng.
Trả lời VTC News về vấn đề này, PGS.TS Phạm Ngọc Trung - giảng viên cao cấp ngành Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng việc thoá mạ, chỉ trích, châm biếm chua cay trước một đề xuất cá nhân sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.







Chuyen gia van hoa: Thoa ma, si nhuc PGS Phan Thi Hong Xuan se huy diet y tuong sang tao hinh anh 1
 PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất chống ngập bị thoá mạ, đe doạ. (Ảnh Tự Trung).

- PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân vừa đề xuất ý kiến “dùng lu chống ngập” trong cuộc họp HĐND TP.HCM khiến dư luận tranh cãi gay gắt, thưa ông?
Đề xuất của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân rất tích cực, đáng để chúng ta trân trọng, ghi nhận.







Chuyen gia van hoa: Thoa ma, si nhuc PGS Phan Thi Hong Xuan se huy diet y tuong sang tao hinh anh 2
Nếu một người không trăn trở, không tâm huyết, không lo cho người thì họ sẽ không đưa ra những đề xuất giải pháp chống ngập cho TP.HCM.
PGS.TS Phạm Ngọc Trung - Học viện Báo chí Tuyên truyền
Tôi cho rằng đó là tinh thần xây dựng, dám nghĩ, dám làm, dám nêu lên quan điểm của mình thì chúng ta phải cổ vũ, động viên và ủng hộ. Nếu một người không trăn trở, không tâm huyết, không lo cho người thì họ sẽ không đưa ra những đề xuất giải pháp chống ngập cho TP.HCM.
Về vấn đề giải pháp đưa ra có khả thi hay không, có phù hợp tính chất kinh tế và chính sách văn hoá xã hội không thì cơ quan chức năng, các ban ngành TP.HCM sẽ thảo luận và xem xét.
- Nhưng vì đề xuất này, PGS Phan Thị Hồng Xuân lại phải nhận rất nhiều những lời thoá mạ, sỉ nhục và thậm chí là đe doạ, thưa ông?
Chúng ta không nên mạt sát, thoá mạ, chê bai, sỉ vả các ý kiến tâm huyết của các đại biểu HĐND TP.HCM.
Ở nước ngoài, các nghiên cứu khoa học còn có rủi ro thì nói gì đến ý kiến cá nhân của một người. Nếu những ai không đồng ý, họ có thể phản biện dưới góc độ khoa học, kinh tế, xã hội, văn hoá.
- Cần nhìn nhận về cách phản ứng của dân mạng thế nào, thưa ông?
Ứng xử của cư dân mạng cũng có cái tích cực. Họ tỏ thái độ trước thời cuộc chứng tỏ có sự quan tâm, nhiệt huyết đến một vấn đề được nêu ra.

Điều đó cho thấy những hướng tích cực, sự dân chủ của xã hội, một vấn đề đưa ra được nhiều người dân quan tâm, nhiều người bàn bạc, thảo luận.
Chúng ta khuyến khích đóng góp nhưng khi mỗi người đưa ra ý kiến, quan điểm mình phải tìm hiểu, nghiên cứu và có sự cân nhắc, không nên đóng góp theo kiểu “chợ búa” vì nó sẽ triệt tiêu những ý tưởng sáng tạo, nhiệt huyết.
Nếu ý tưởng đưa ra mà đúng ngay thì cần gì đến các cơ quan, ban ngành cùng nghiên cứu.

Ý tưởng đưa ra dù có sai thì mình phản biện cái sai để đến cái đúng. Nhưng tôi cho rằng chúng ta cần suy nghĩ cách nêu lên ý kiến đó sao cho có văn hoá và khoa học, tạo ra không gian dân chủ để bàn bạc, sẽ tốt đẹp hơn cho đất nước.
Video: Phát biểu dùng lu nước để chống ngập gây tranh cãi của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân

- Các góp ý kiểu thoá mạ, sỉ nhục cá nhân sẽ nguy hiểm thế nào, thưa ông?
Nói kiểu thoá mạ, chỉ trích, châm biếm chua cay sẽ gây mất đoàn kết xã hội, huỷ diệt ý tưởng sáng tạo.
Một xã hội văn minh, mình phải tôn trọng những ý kiến đa phương, đa diện, đa chiều. Những ý kiến có tính tích cực xây dựng, đóng góp, chúng ta đều trân trọng để tìm ra chân lý, tiếng nói chung để xây dựng đất nước. Để xảy ra xung đột thì sẽ không giải quyết được vấn đề gì cả mà sẽ tạo nên phức tạp, mâu thuẫn, căng thẳng trong xã hội.
Mọi người phải nhìn nhận lại, xem xét lại làm sao tiếp cận cho đúng đắn và văn minh.
Những hành vi xúc phạm, thoá mạ, đe doạ người khác đã được luật pháp quy định. Vì thế, những người có hành vi không đúng mực sẽ bị xử lý theo quy định.
- Thực trạng này liệu có khiến nhiều người sợ “vác tù và hàng tổng”, ngại đưa ý tưởng, đề xuất giải pháp đóng góp cho thành phố, đất nước?
Chúng ta chỉ trích, thoá mạ, đe doạ như thế sau này không ai dám đưa ra ý kiến cá nhân. Đó vấn đề rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Tuy nhiên, với những người tâm huyết họ sẽ sẵn sàng lắng nghe để hoàn thiện ý tưởng của mình, xây dựng xã hội ngày phát triển hơn.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia truyền thông xã hội Nguyễn Ngọc Long:
Chúng ta luôn khuyến khích phê bình và tự phê bình, tranh luận một cách dân chủ. Chúng ta nên hiểu phản biện, tranh luận mang tính chất đóng góp, còn chỉ trích là vấn đề khác. Một vấn đề đưa ra tranh luận không phải lúc nào đám đông cũng đúng đắn.
Những chỉ trích, thoá mạ người đóng góp ý kiến, ý tưởng sẽ làm ảnh hưởng đến tính xây dựng của người khác, làm họ dè chừng, ái ngại. Khi đó, những ý kiến mang tính đóng góp, xây dựng sẽ bị triệt tiêu.


Đề xuất dùng lu nước để chống ngập của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân tại kỳ họp thứ 15, HĐND khóa IX, chiều 12/7 gây ra nhiều tranh cãi.
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất dùng lu chống ngập: Phó Chủ tịch TP.HCM nói gì?
"Từ hình tượng cái lu mình có thể chuyển sang với thành phố là có thêm nhiều hồ điều tiết trong các khu dân cư” – ông Hoan nói.

https://vtc.vn/chuyen-gia-van-hoa-thoa-ma-si-nhuc-pgs-phan-thi-hong-xuan-se-huy-diet-y-tuong-sang-tao-d486816.html?fbclid=IwAR3fBjvk0QvNA4EfyeLF4HTuAcGbk6aqEMYCD1CU9Z-e4GY7KQ4jOgal6-w




13.

"
Bà Phan Thị Hồng Xuân chẳng qua là phận “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô nghê hơn cả bà Xuân.
“Sáng kiến LU” của bà Phan Thị Hồng Xuân chưa chết ai. Vì chưa được triển khai vào cuộc sống. Cái tai hại lớn đã có rồi, là bà Xuân học dân tộc học mà lại dẫn dắt cả khoa Đô thị học của trường Đại học KHXH &NV, và gieo rắc kiến thức què quặt của bà cho sinh viên. Trình độ như bà Xuân mà lãnh đạo và giảng dạy thì thật là đại họa.
Vì bà Xuân mà chợt nhớ ra điều khác.
KHÔNG NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC MÌNH LẠI ĐI NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC KHÁC
Đề tài nghiên cứu khoa học phần lớn là không có giới hạn quốc gia – chẳng hạn như toán học. Và người nước này vẫn có thể nghiên cứu về vấn đề của nước khác. Nhưng 2 trường hợp dưới đây thì phải đặt dấu hỏi.
1. Ông Phùng Xuân Nhạ đã làm tiến sĩ nhờ vào Malaysia mà người Malysia không biết.
Năm 1999, ông Nhạ bảo vệ Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế với luận án có tên "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" tại Viện Kinh tế thế giới, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đúng ra "Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hóa ở Malaysia" là của người Malaysia, thì phải là người Malaysia nghiên cứu và đánh giá. Hà cớ chi người Việt Nam ở xa lắc xa lơ lại vơ lấy làm đền tài nghiên cứu khoa học cho mình?
Lỡ rồi, nếu chí ít cũng gửi cho các nhà khoa học Malaysia phản biện, thì cũng còn có chút khách quan; Đàng này mấy người Việt tự đánh giá, rồi tự phong cho nhau học vị tiến sĩ!
2. Nay đến lượt bà Phan Thị Hồng Xuân theo bước ông Phùng Xuân Nhạ, cũng lấy đề tài Malaysia : “Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia” để làm Luận án Tiến sĩ. Rõ ràng luận án của bà Xuân cũng không được giới khoa học Malaysia phản biện. Nên vô ích cho Malaysia. Càng vô ích hơn cho Việt Nam.
Thiết nghĩ bây giờ mà đem Luận án Tiến sĩ của ông Phùng Xuân Nhạ và bà Phan Thị Hồng Xuân cho các nhà khoa học Malaysia đánh giá, thì sẽ là một scandal, với kết cục muối mặt ê chề cho phía Việt Nam.
3. Sao không lấy đề tài của nước mình mà phải lấy đề tài của nước khác? Ấy là để tránh kiểm chứng. Ấy là vì không muốn có thước đo.
4. Không bàn về trình độ chuyên môn của bà Xuân. Đề tài Luận án Tiến sĩ là do thầy hướng dẫn khoa học quyết định. Từ đó để thấy nguyên nhân số 1 là lỗi ở các thầy hướng dẫn khoa học. Còn có các nguyên do khác nữa, nhưng không phải là đối tượng thảo luận ở đây. Mà chỉ muốn lưu ý rằng, những người như bà Xuân thì đừng tranh làm cán bộ. Chức tước của bà Xuân song hành với quyền quyết định, thì sẽ cõng tai họa về cho cộng đồng.
AI ĐÃ QUY HOẠCH VÔ SỐ BÀ XUÂN TRONG HÀNG NGŨ LÃNH ĐẠO?
Chúng ta không chỉ có một bà Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo, mà có cả hàng ngàn người như thế.
Bà Phan Thị Hồng Xuân chẳng qua là phận “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô nghê hơn cả bà Xuân. Đừng yêu cầu phải viện dẫn ra đây, nếu không muốn cười đến vỡ bụng.
Câu hỏi “Tại sao có vô số ông bà như Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo”? – mới là điều day dứt tê tái của mỗi chúng ta!
Hàng ngàn ông bà như Phan Thị Hồng Xuân trong hàng ngũ lãnh đạo là hậu quả thảm hại của chính sách quy hoạch cán bộ. Quy hoạch cán bộ là phương thức chủ quan giáo điều, phi khoa học, đi ngược với tự do cạnh tranh, nên không bao giờ chọn được người tài đích thực.
Còn quy hoạch cán bộ thì còn hàng ngàn ông bà như Phan Thị Hồng Xuân đua nhau kìm hãm trí tuệ và tàn phá sinh lực Đất nước.

"
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1676411802492243




12.

Đồng Phụng Việt
2019-07-13

Tại sao quý vị lại cười?



Bà Phan Thị Hồng Xuân
 Courtesy of Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh



























Quý vị đang thi nhau cười bà Phan Thị Hồng Xuân khi bà đề nghị mỗi gia đình ở TP.HCM sắm một… cái lu chứa nước để giải quyết vấn nạn ngập lụt đang càng ngày càng trầm trọng (1).
Báo chí đã mở đường cho bà Xuân nói lại rằng đó không phải là ý tưởng của bà. Đó là ý kiến của các chuyên gia thuộc JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật). Bà Xuân nhấn mạnh, bà tiếc là không… dẫn nguồn nên mới bị… cười.
Để phòng ngừa quí vị sẽ cười lớn, cười nhiều hơn, khi nói lại, bà Xuân đã chú thích kỹ, các chuyên gia JICA không khuyên dùng… lu, họ chỉ khuyên gia tăng xây dựng các “hồ chứa nước tại gia”.
Ý tưởng “hồ chứa nước tại gia” được bà Xuân kết hợp với “tri thức về nhân học” và “tri thức bản địa, theo phương diện dân gian” và chuyển hóa thành… lu (2). “Hồ chứa nước tại gia” có khả thi với đặc điểm của một đô thị như TP.HCM hay không cần được tranh luận thêm. Thể tích của “hồ chứa nước tại gia” khác dung tích của lu rất… xa, những hệ lụy đi kèm ý tưởng đặt lu khắp nơi cũng không phải là nhỏ và tại sao bà Xuân – một Phó Giáo sư, Tiến sĩ ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viê5t Nam - lại xem JICA như một thứ chuẩn mực, cứ vin vào đó là đủ làm thiên hạ “tâm phục, khẩu phục”, nín cười, cũng rất đáng bàn nhưng không nên mất thời gian để bàn?
Vấn đề đáng bàn là tại sao quí vị lại cười?
Ý tưởng sắm – đặt lu được giới thiệu ở một buổi thảo luận riêng về vấn nạn ngập lụt tại TP.HCM của Hội đồng nhân dân (HĐND) TP.HCM khóa 9. “Lu” không có cửa xuất hiện nếu hàng trăm ngàn tỉ đồng đã chi cho chống ngập ở TP.HCM phát huy tác dụng.
Không chỉ có bà Xuân, chẳng cá nhân nào là đại diện cho nhân dân TP.HCM, đại diện quý vị, chất vấn đòi làm rõ xem những ai phải chịu trách nhiệm về việc cắt giảm nhiều thứ phúc lợi liên quan tới an sinh để có tiền chống ngập, dùng viện trợ để chống ngập, vay thiên hạ trả lãi cao để chống ngập, rồi đem công thổ đổi các công trình chống ngập,… nhưng ngập lụt ở thành phố này càng ngày càng trầm trọng, tới mức một Phó Giáo sư – Tiến sĩ phải tính tới việc dùng… lu!
Tại sao quý vị lại cười khi đại diện cho quý vị chỉ toàn những kẻ như vậy? Chỉ cười chắc chăn không thể chấm dứt tình trạng cứ mưa là ngập, không mưa cũng ngập nếu có triều cường, từ ông bà, cha mẹ đến cháu chắt cùng bì bõm lội nước!
Tại sao quý vị lại cười mà không chọn thái độ khác khi bà Xuân… lu là cá nhân được Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM giới thiệu vào HĐND TP.HCM (3). Chẳng lẽ tầm vóc của một cá nhân đại diện cho trí thức TP.HCM chỉ thế thôi sao?
Lẽ nào quý vị có thể cười khi bà Xuân là Trưởng khoa Đô thị học của Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn (ĐH KHXH NV) TP.HCM đấy (4)! Cứ tra cứu trên Internet sẽ thấy bà Xuân là Tiến sĩ Dân tộc học. Quan điểm của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thế nào về tổ chức giáo dục đào tạo mà lại sắp xếp cho một Tiến sĩ Dân tộc học làm giảng viên, thậm chí làm… Trưởng Khoa Đô thị học, đào tạo những cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tham gia quy hoạch, điều hành một đô thị?
Ngoài việc là đại biểu HĐND TP.HCM, bà Xuân còn là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Singapore, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Hoa Kỳ, Ủy viên Hội đồng tư vấn đối ngoại kiều bào, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP.HCM,… nhưng điều đó không đáng bận tâm. Tình hữu nghị… Việt – Trung đủ để hình dung về vai trò, vị trí các hội hữu nghị trong Liên hiệp các hội hữu nghị Việt Nam!
Tuy nhiên nếu quý vị còn có thể cười vì ngoài việc giảng dạy tại nhiều khoa (Nhân học, Dân tộc học, Đông Nam Á, Đô thị học,…) ở ĐH KHXH NV TP.HCM, bà Xuân còn tham gia giảng dạy tại Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM, Đại học Sài Gòn, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu, Đại học An ninh nhân dân TP.HCM,… thì đúng là hết ý để bàn với quý vị. Bà Xuân không dạy dỗ con cháu quý vị thì những sinh viên bà đào tạo cũng chi phối hiện tại, tương lai của cả quí vị lẫn dân tộc, xứ sở này đấy! 
***
Bà Xuân không phải là trường hợp cá biệt. Đa số đại diện cho quý vị ở xứ này, từ phường xã, quận huyện, tỉnh thành, cho đến toàn quốc cũng hệt như rứa. Do vậy mà quý vị cười từ năm này sang năm khác, hết thập niên này đến thập niên khác.
Đại diện cho quý vị ở đủ mọi cấp rặt những thứ như thế nhưng quý vị chỉ thi nhau cười. Khi công bộc của quý vị cũng chẳng khá hơn mà chỉ gồm toàn những kẻ như kẻ sử dụng công quyền cấm quảng cáo “Mở ‘lon’ Việt Nam” mà quý vị cũng cười.
Thập niên đầu tiên của thế kỷ trước, cụ Nguyễn Văn Vĩnh than trên Đông Dương Tạp chí: An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì, phải cũng hì mà quấy cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang (5)...
Sau một thế kỷ, quý vị vẫn chỉ chứng tỏ quý vị biết cười và tự cảm thấy hài lòng vì… dám cười rồi lại cúc cung làm trâu ngựa, lại nghiến răng, nuốt nước mắt chịu đựng đủ thứ bất toàn, phi lý đã từng đổ xuống đầu ông bà, cha mẹ quý vị và vì quý vị chỉ cười nên sẽ tiếp tục đổ xuống đầu con cháu quý vị. Chẳng ai tội nghiệp quý vị. Đáng đời quý vị!
Chú thích
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-do-you-laugh-07132019092519.html?fbclid=IwAR3sO9EwJZkBoslWjZIUbrxez3AfwbSBvjCj-bu77YSEMj3PpoDi1S2hFu0





11.

"
Giống như người anh em xã hội học, dân tộc học/nhân học có thể tham gia nhiều lĩnh vực nghiên cứu phát triển, mà trong đó có phân ngành dân tộc học/nhân học đô thị.
Thực tình ở Việt Nam, nhiều người vẫn nghĩ rằng dân tộc học chỉ nghiên cứu các dân tộc thiểu số. Điều này không đúng. Dân tộc học cũng nghiên cứu cả dân tộc đa số - người Việt (Kinh), nghiên cứu ở miền núi và cả đồng bằng, đô thị. Nhà dân tộc học nghiên cứu đầu tiên về đô thị phải kể đến PGS.TS. Mạc Đường. Ông là người con của miền Nam tập kết ra Bắc, sau này trở về giữ cương vị Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ nhiều năm.
Dân tộc học/nhân học đô thị nghiên cứu gì ? Đương nhiên, vẫn phải tập trung vào các vấn đề xã hội, văn hóa của đô thị, hay nói rộng hơn, là các khía cạnh văn hóa, xã hội có liên quan của đô thị. Tóm lại, dường như hầu hết các lĩnh vực của đời sống đô thị, dân tộc học/nhân học có thể nghiên cứu, như kiến trúc, giao thông, môi trường, vệ sinh, thương mại, an ninh..., dưới góc nhìn xã hội và văn hóa.
Song có thể nói, khác với xã hội học, việc nghiên cứu đô thị của dân tộc học/nhân học Việt Nam chưa nhiều.
Hy vọng trong tương lai, phân ngành dân tộc học/nhân học đô thị của nước ta sẽ phát triển hơn nữa.
"
https://www.facebook.com/tinh.vuongxuan/posts/2265615730222301



10.

"
Hoàng Mạnh Hà
3 giờ


Sau khi tôi viết bài TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC MÀ LẠI LÀM TRƯỞNG KHOA ĐÔ THỊ HỌC, một số học trò của cô Xuân bắt đầu phản công. Họ nói rằng dân tộc học là người anh em với ngành đô thị học. Họ viện dẫn, trong dân tộc học có phân ngành dân tộc học đô thị. Lại có học trò khác bảo, khi nghiên cứu dân tộc học, cô ấy cũng phải đọc nhiều tài liệu nên rành về đô thị học!

Cuối cùng họ kết luận rằng cô Xuân làm Trưởng khoa Đô thị học là phù hợp.

Nếu lý luận rằng nghiên cứu dân tộc học làm Trưởng khoa Đô thị học là phù hợp, tôi xin hỏi, sao không để hai khoa này nằm chung trong khoa Dân tộc học mà Trường lập thêm Khoa Đô thị học để làm gì?
Còn lý luận rằng dân tộc học có liên quan đến đô thị học là lý luận cùn. Nếu nói về LIÊN QUAN, trong vũ trụ này ngành nào, môn nào chẳng liên quan với nhau. Chẳng hạn, âm nhạc có liên quan đến vật lý vì âm thanh sinh ra bởi dao động vật lý. Âm nhạc cũng phải dùng đến toán học để tính toán các cung, quãng để làm hoà âm... Nêu ví dụ cả ngày không hết về cái sự liên quan này. Và nếu vì cái liên quan đó mà các môn học thay thế được nhau, thiết nghĩ chỉ cần nghiên cứu môn triết học hoặc sử học là xong. Những người học sử hoặc triết đều nói với nhau rằng, sử học/triết học là khoa học của mọi khoa học kia mà.
Các bạn nghiên cứu sinh học trò của cô Xuân ạ, ngồi ở cái ghế Trưởng khoa Đô thị học thì không thể học cái LIÊN QUAN đến đô thị học mà phải CHUYÊN SÂU về đô thị học mới được.
Thế mới thấy việc PGS-TS Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV đặt cô Xuân vào cái ghế Trưởng khoa là vô lý, là khó hiểu. Câu hỏi đặt ra là, Trường ĐH KHXH&NV hết người rồi ư? Hay là không có cún bắt mèo ăn c*t?
Hoàn toàn không phải vậy! Nhìn vào Danh sách giảng viên cơ hữu (đăng trên web của Khoa) sẽ thấy, dưới cô Xuân "Dân tộc học" toàn là những nhà đô thị học thứ dữ được đào tạo bàn bản ở nước ngoài về. Ngoài PGS-TS Nguyễn Minh Hoà, có thể kể đến TS Sơn Thanh Tùng, học ở New Zealand, Anh; TS Trương Hoàng Trương học từ Pháp; ThS. Nguyễn Diệp Quý Vy, ThS.KTS. Trần Minh Tuấn, ThS. Nguyễn Chí Tâm... đều tốt nghiệp từ các nước về. (Xem thêm danh sách).
Người không đúng chuyên môn lãnh đạo những người có chuyên môn sâu là lý do hiện nay trong Khoa Đô thị học có tình trạng trên bảo dưới không nghe. 
Kẻ sĩ dễ gì chịu người kém tài ngồi trên đầu mình!


HOÀNG MẠNH HÀ






"
https://www.facebook.com/hmh2904/posts/2604453989573013






"
Mấy hôm nay, dân tình giễu cợt, bực bội, chửi rủa em Xuân đại biểu Hội đồng TP. HCM. Mình không quan tâm. Vì thực ra, ai chẳng có lúc ngu. Khôn dại đã là cái nghiệp của một kiếp người rồi. Ai chả muốn mình thông minh, giỏi giang. Cười người hôm trước chi để hôm sau người cười.
Thường thì,
"Đã xấu thì lại còn xa
Đã hư nhan sắc, nết na lại hèn"
Ông bà ta xưa đúc rút kinh nghiệm chẳng bao giờ sai.
"Cái thứ mặt nạc, đóm dày,
mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn"

Nhưng suy cho cùng, ngu hay xấu đâu bởi do em.
Em ấy xấu, cái mặt phèn phẹt như bánh đúc nhão, là do cha sinh mẹ đẻ em ấy ra vậy, chớ đâu bởi tại em. Ai không muốn mình xinh đẹp duyên dáng?
Em ấy ngu là do gia đình, xã hội và môi trường tạo ra chớ đâu phải em ấy lười biếng.
Biết đâu em ấy giả ngu, nghe ai xui để nói vài câu ngớ ngẩn cho dân chúng tụ tập bàn tán mà quên đi chuyện nóng bỏng là chủ quyền biển đảo ngoài bãi Tư Chính.

Thực ra, DÙNG LU, CHUM, VẠI... ĐỂ "CHỐNG LỤT" Ở VÙNG NÔNG THÔN LÀ CÓ THẬT. Gia đình mình trước kia cũng dùng chum để trữ nước mưa trong mùa lụt. NHƯNG LÀ ĐỂ TRỮ NƯỚC ĂN CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ HỨNG BỚT NƯỚC KẺO NGẬP. Trong những ngày lụt, ngập tràn nước dzơ bẩn vào giếng khơi thì phải có dụng cụ đựng nước mưa để ăn uống, hứng được nhiều thì còn dùng cho cả tắm giặt.
Do em ấy thiếu trải nghiệm thực tiễn, "nghe hơi bắc nồi chõ" nên mới ăn quả nhầm.

Nhưng, qua 2 phát biểu của em ấy thì mình thấy vấn đề nghiêm trọng quá rồi.
Cô hội đồng đòi pháp luật phải xử lý những người chỉ ra cái ngu của mình. Cô ấy ăn cơm từ tiền thuế dân, đại diện cho dân để đề xuất những chính sách ngớ ngẩn, phí cơm dân nuôi. Cô ấy không hiểu pháp luật, cũng không hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của một đại biểu hội đồng thì đại diện được cho ai.

"Ai chỉ ra cho ta cái sai là thầy ta". Nhưng cô ấy đã không sáng óc ra khi được mọi người vạch ra cái ngu xuẩn của mình mà lại còn hăm dọa lại thì quả thực cô ta quá trơ lỳ, bỉ ổi, xấc xược và đại ngu. Loại "ngu lâu khó đào tạo" này chỉ có thể loại trừ chứ không thể cải tạo để trở thành đại diện cho dân một thành phố lớn như Sài Gòn được.
Cô ấy còn muốn đuổi người nhập cư khỏi thành phố. 
Công dân nào vi phạm pháp luật đã có luật pháp xử lý. Tự do cư trú là quyền phổ quát của mọi công dân.

Nếu không có người nhập cư, ai làm lãnh đạo, đại biểu trong hệ thống chính trị thành phố?
Nếu không có người nhập cư, ai nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo để phục vụ công cuộc phát triển thành phố và phát triển quốc gia?
Nếu không có người nhập cư, ai sáng tác thơ ca nhạc họa cho dân phố thị thưởng thức?
Nếu không có người nhập cư, ai làm ô sin lo việc nhà cho dân phố thị đi làm?
Nếu không có người nhập cư, ai chạy Grap, bán quà sáng cho dân phố thị?
... và nhiều nữa.
Liệu dân phố có tự cung tự cấp được như một ốc đảo trong thế giới phẳng toàn cầu này không?
Nếu phải rời thành phố, cô ta phải là người đầu tiên trở về Campuchia, nơi cô ấy đã sinh ra.

Cô ấy vừa nghèo nàn về kiến thức, vừa ti tiện về nhân cách. Nhưng người ta vẫn giao cho cô ta nhiều trọng trách.
Vấn đề là:
Ai đã tuyển chọn cô ấy, là sinh viên học hệ mở rộng mà ở lại làm giảng viên dạy đại học chính quy? Thi đại học không đỗ thì giảng dạy đại học cũng không đắt chứ đừng nói giờ đã là phó giáo sư đào tạo ra các tiến sỹ.
Ai đã đề bạt cô ấy làm trưởng khoa Đô thị, khi cô ấy chỉ có chuyên môn ngành Dân tộc học?

Dù đây có là củi lớn bé hay chỉ là thứ rác rưởi cũng phải đốt đi cho sạch vườn. Chính thứ rác rưởi bẩn thỉu này làm cho thối vườn, cây cằn cỗi không lớn nổi - Tham nhũng, tiêu cực trong công tác nhân sự sẽ vô cùng tai hại.




"
https://www.facebook.com/ChuHongQuy/posts/2234481393334404





9.


15-7-2019
Nếu chị chỉ bị ngu thôi thì Tửng đã không mài răng với chị làm gì, đằng này chị ác, Tửng nói thiệt. Chị ác trong tư duy. Chị đế một câu “ăn cây nào rào cây ấy” để phân biệt công dân đô thị sang chảnh với dân nhập cư là chị ngu.
Quyền đi lại, lưu trú là quyền công dân được hiến định, chị lấy luật nào để phân biệt? Làm bà nghị dân biểu mà không biết luật còn ăn nói hàm hồ.
Chị xem! Có quan huyện nào mà không có nhà ở huyện lị. Có quan tỉnh nào lại không có đất ở tỉnh. Có quan trung ương nào không có bất động sản ở đô thị trung ương? Đó là sự di dân nhung gấm để thụ hưởng chất lượng sống tốt hơn.
Tương tự, người dân cũng vậy, nhưng đó là sự di dân lấm lem và ít cửa lựa chọn. Tập trung đô thị là vấn đề của quản lý nhà nước. Để xảy ra chênh lệch quá lớn giữa thành thị và nông thôn dẫn đến quá tải là lỗi của nhà nước, chị đòi đuổi dân nhập cư là mất nết.
Chị còn cái kiểu “anh ơi đô thành ở đây em sống không quen” là miệt thị người ta. Thân chị cũng từ quê mà lên chứ không lẽ từ trong lu mà ra? Nói vậy là chị khinh khi gốc tích, dè bỉu bổn xứ mình. Chị nói như vậy rồi tía má mình, bà con dòng họ mình nghe sao đặng.
Chị cũng từng di cư, nhờ sự nghiệp nhờ quan lộ mà thành công dân thành phố. Đáng lẽ ủi an người còn khổ, khuyên bảo người sai thì chị lại đi miệt thị họ. Sài Gòn tứ xứ mưu sinh, người giàu nghèo không phân biệt, thường dân không xét nét gốc tích nhau. Cớ sao chị làm quan lại hất đi cái sự vô tư này?
Tư duy này mà chị đại diện cho dân là không xứng đáng. Đứng trên bục giảng dạy học trò trường nhân văn lại càng có gì đó sai sai.
Mới làm tới bà nghị bà đoan chị đã thế này. Làm tới chức cao hơn chắc chị ngồi kiệu vàng, nhìn dân qua rèm nhung xưng bằng “ai gia” quá!
Chị nên tịnh khẩu vài ngày, gác tay lên trán mà suy nghĩ mà ăn năn đi chị Lu ạ. Càng nói chị càng phô cái ngu và ác ra giữa bàn dân thiên hạ. Đã bị phèn tư duy thì khoác bao nhiêu tấc gấm cũng không che đi được. Lại còn miệt khinh người khác để làm sang là hổng có được rồi.
Bưng mặt mà khóc tu tu đi chị Lu ạ, an ninh mạng không giúp gì được chị đâu. Đã bị lu còn mộng du ảo tưởng.
Xía!!!!
_____
https://baotiengdan.com/2019/07/15/chi-lu/











12/07/2019 12:43


TPO - Giám đốc Công an TP.HCM cho biết, cơ quan công an đã chủ động nắm danh sách các đối tượng có nguy cơ xâm hại trẻ để có biện pháp răn đe kịp thời, không để hành vi xảy ra.
Sáng 12/7, trong phiên thảo luận tại nghị trường kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, nhiều đại biểu đặt vấn đề về nạn tín dụng đen, xâm hại trẻ em và ma tuý với công an TPHCM.
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung cho biết, hiện nay TPHCM có 2,1 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 0-16, trong đó đó có tới 400.000 em từ các địa phương khác theo gia đình tới đây sinh sống. Trong khi đó, nhiều vụ xâm hại trẻ em vẫn chưa được giải quyết triệt để gây hoang mang dư luận.

“Chính quyền địa phương cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các em. Trẻ em là tương lai đất nước, nếu không được bảo vệ các cháu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, thể chất, làm thay đổi các cuộc sống sau này”, bà Nhung nói.
Đại biểu Tăng Hữu Phong nói tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở TPHCM rất đáng lo ngại trong thời gian qua nhưng báo cáo của UBND TPHCM rất ngắn, tính cả nội dung đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông thì chỉ vỏn vẹn 44 dòng.


“Tình hình tội phạm, đặc biệt là ma túy đang rất đáng lo ngại. Nhiều vụ án bắt đối tượng đưa về trụ sở công an xét nghiệm, xe chở không hết, phải đi 2-3 chuyến. Số vụ mua bán ma túy ngày càng tăng”, ông Phong nêu.
Đại biểu này cũng chỉ ra nạn tín dụng đen do các đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào gây án, tuy đã bớt gay gắt so với giai đoạn đầu nhưng hầu như ngày nào cũng xảy ra tình trạng đòi nợ kiểu "xã hội đen", tạt chất bẩn, đánh đập, thậm chí gây án mạng, khiến người dân bức xúc, bất an và có nguy cơ tạo điểm nóng.
“Cần có báo cáo cụ thể. Liệu TPHCM có kéo giảm được không? Chuyện này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và nỗ lực xây dụng “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”", ông Phong nêu.
Trả lời chất vấn của các đại biểu, Trung tướng Lê Đông Phong, Giám đốc công an TPHCM cho biết: Từ đầu năm đến nay, TPHCM đã ghi nhận 87 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 86,2% là xâm hại tình dục. "Đây là vấn đề rất bức xúc. Hiện cơ quan công an đã chủ động nắm danh sách các đối tượng có nguy cơ thực hiện hành vi phạm tội để có biện pháp răn đe kịp thời, không để hành vi xảy ra", ông Phong cho biết.

Về tình hình an ninh trật tự, Giám đốc công an TPHCM thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng công an đã kéo giảm được 4,6% các vụ phạm pháp hình sự, án giết người giảm 17%, án cướp tài sản giảm 22%.

Trung tướng Lê Đông Phong cũng khẳng định Công an TP.HCM đã có kế hoạch chuyên đề về chống tín dụng đen. "Công an TPHCM đã phân công cụ thể trách nhiệm cho các lực lượng và hướng dẫn cụ thể trong việc thu thập các yếu tố định tội, định khung để xử lý hình sự. Lực lượng công an thu thập tất cả các dấu hiệu liên quan đến hoạt động tín dụng đen bao gồm cả thông tin trên các tờ rơi dán ngoài đường để nắm tình hình và có biện pháp ngăn chặn.
Chúng tôi tìm hiểu mối liên hệ từ các quảng cáo này với những tổ chức có liên quan đến hoạt động cho vay và các đối tượng đòi nợ thuê, để ngăn chặn tận gốc, không chờ đến khi xảy ra hậu quả”, ông Phong nói.

Bên cạnh đó, công an TPHCM đã kiến nghị với Bộ Công an và Chính phủ về một số hoạt động của các công ty đòi nợ thuê, đồng thời đề nghị thành phố nghiên cứu các hình thức tín dụng cho người nghèo để họ tiếp cận tốt hơn.
Đề xuất 'mạnh tay' với người nhập cư vi phạm chuẩn mực lối sống TPHCM
Theo Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TPHCM), TPHCM cần nghiên cứu, xây dựng các chuẩn mực văn hóa lối sống. Đại biểu này giải thích: TPHCM đang là nơi “đất lành chim đậu”, thu hút rất nhiều luồng dân cư từ nơi khác đến học tập, sinh sống và làm việc.
Đề xuất ‘trục xuất’ người nhập cư vi phạm chuẩn mực văn hóa lối sống TPHCM  - ảnh 1Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân
Việc thu hút người nhập cư đến TPHCM góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng gây rất nhiều áp lực (về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tội phạm từ các tỉnh ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội…)
“Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. TPHCM cần khảo sát xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì “Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”, đại biểu Xuân ví von.

Huy Thịnh - Ngô Bình

https://www.tienphong.vn/xa-hoi/cong-an-tphcm-lap-danh-sach-doi-tuong-co-nguy-co-xam-hai-tre-em-1439516.tpo





8.


Câu chuyện xoay quanh những phát kiến ấu trĩ, không giống ai của bà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân lẽ ra chỉ dừng lại ở tiếng cười của các đại biểu trong nghị trường, không bị đẩy xa tới mức cộng đồng mạng dùng đủ hình thức để châm biếm, đả kích, ngay cả nhiều người có vị trí xã hội cũng phải lên tiếng chỉ trích, rồi thì cả báo chí chính thống, báo chí nước ngoài cũng nhảy vào... 

Thật ra sự việc sẽ "nhẹ hều", nếu bà Xuân nhận trước công luận là suy nghĩ của mình chưa chín tới, nên sau khi mọi người góp ý thấy đúng là những đề xuất đưa ra không khả thi. Lập tức công luận sẽ lắng dịu lại khi nghĩ rằng bà PGS.TS chỉ nóng vội chút thôi chứ không tới mức dốt đến như vậy. 

Ai hay, bà ấy hết dùng báo chí, dùng đến vị này, vị kia để bao biện, thanh minh cho mình, lại đi đến dọa dẫm dùng "Luật An ninh mạng để xử lý" những người đã lên án mình... 

Đến đây, bà Xuân càng lộ rõ thành phần trí thức "giả cầy", không hiểu gì về Luật cả. Bà nghĩ Luật ANM là công cụ cho những kẻ có chức, có quyền hay có chỗ chống lưng như bà chắc? Luật ANM Quốc gia sinh ra là để xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; mà người ta lo lắng những đề xuất của bà ảnh hưởng đến "quốc kế dân sinh" mới phải lên tiếng, chứ có tư thù cá nhân gì với bà đâu? 

Viết đến đây, bản thân tôi cũng cảm thấy quá đau lòng khi nhận ra, phần đông cán bộ, công chức thuộc lớp non yếu trình độ, ngồi nhầm vị trí lại hay có tật giật mình, luôn sợ bị lộ tẩy, bị người khác coi thường nên có làm sai mười mươi, khi bị người khác phê bình là sửng cồ ra, thậm chí còn mượn danh pháp luật, dùng quyền lực để bịt miệng, để đàn áp người dân và công luận.

Cá nhân tôi khuyên bà Xuân chớ dại làm to chuyện. Như tôi đây này, sau khi thẳng thắn đấu tranh với sai trái, tiêu cực ngay ở cơ quan mình trên FB; kẻ xấu suốt ngày tuyên bố đem ANM ra dọa dẫm, suốt ngày đêm chỉ làm mỗi việc là rình kẽ hở của tôi để xúi giục người này, người kia đi kiện tụng. Nhưng bên tôi luôn có hàng nghìn ace FB ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, thêm nữa, đội ngũ những người cầm cán công lý vẫn có rất nhiều người sáng suốt, có lương tri để nhận diện phải trái, đúng sai đấy bà Xuân ạ. 

Tôi thách trình độ "lu" mà bẻ quẹo nổi Luật QG đấy!




7. Chuyên gia đô thị học thực sự đã lên tiếng





15/07/2019 09:09 GMT+7

TTO - Mấy ngày nay, trong nghị trường, ngoài xã hội đang bàn tán mãi chuyện một vị dân biểu đề xuất sử dụng lu để giảm ngập. Hiểu theo nghĩa khoa học thì đây là một phương pháp 'tích tụ' nước tạm thời khi dư thừa rồi sau đó tính tiếp.


Đưa ống HDPE (ống lọc rác) xuống để thi công hồ điều tiết thông minh tại đường Võ Văn Ngân, Thủ Đức - Ảnh tư liệu: HỮU KHOA
Theo phương pháp này, TP.HCM đang đặt kỳ vọng vào các loại hồ điều tiết sẽ giải quyết triệt để bài toán ngập nước bởi mưa và triều. Nhưng cho đến nay tất cả các dự án đều còn ở thì tương lai, trong khi chỉ còn 5 tháng nữa là sang năm 2020. Điều đó có nghĩa chiến lược hồ điều tiết có thể sẽ phá sản.
Hầu hết các thành phố cận sông, biển đều gặp phải vấn đề về ngập nước, nhưng thành phố phải vật lộn triền miên với ngập như TP.HCM thì rất ít. Một điều thật vô lý là địa hình, địa mạo tự nhiên của TP.HCM rất thuận lợi cho "thoát nước", rất khó xảy ra tình trạng ngập sâu và lâu.
Địa hình của thành phố này cao ở phía tây bắc, đông bắc và thấp dần về đông nam thông ra Biển Đông. Thành phố nằm ngay bên sông Sài Gòn chảy thẳng ra biển qua hai ngả Lòng Tàu và Soài Rạp, hơn thế còn có hàng trăm con kênh rạch, ao hồ tự nhiên chằng chịt.
Do địa hình, địa mạo như vậy cho nên lịch sử phát triển của thành phố này lấy "thoát nước" là chủ đạo chứ không phải "tích nước". Mưa lớn đến mấy, nước triều dâng cao rồi cũng đổ dồn xuống kênh rạch, nước chảy tràn trên bề mặt, một phần tự thấm xuống lòng đất, một phần tràn xuống vùng trũng, rồi tất cả dồn về phía nam, nơi được coi là túi chứa nước trước khi chảy ra biển.
Nhưng do quy hoạch và xây dựng trong hơn 30 năm qua khiến cho thành phố rơi vào bi kịch càng chống càng ngập. Thế hệ trẻ hôm nay mấy ai biết ở ngay giữa trung tâm thành phố đã từng có một hồ chứa nước tự nhiên rất lớn là hồ Kỳ Hòa hay công viên văn hóa Đầm Sen vốn là một bể chứa nước khổng lồ với gần 100ha, nay chỉ còn một cái hồ nước nội bộ để chơi trò đạp vịt chừng 1ha.
Trong cơn say đô thị hóa, ai cũng đua nhau lấp ao hồ, kênh rạch, các con kênh phần bị san lấp xây dựng, phần bị vô hiệu bởi rác rến khiến cho chúng không còn tác dụng thoát nước và bị cắt rời thành từng khúc.
Vì vậy, nếu khai thông trở lại 5 hệ thống kênh trục gồm Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tân Hóa - Lò Gốm, Tàu Hũ - kênh Đôi - kênh Tẻ, Bến Nghé, Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật và các con rạch như Văn Thánh, Cầu Sơn - Cầu Bông, Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Hân, Ông Tiêu, Miếu Nổi, Bùng Binh... thì thành phố này chắc chắn sẽ không còn ngập nặng nữa, nếu có cũng chỉ bỗng chốc mà thôi.
Hãy suy nghĩ và quyết liệt theo đuổi chiến lược "thoát nước tự nhiên" thay vì "tích trữ". Việc khôi phục cho thành phố hệ thống thoát nước tự nhiên sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn.
Tuy tốn kém nhưng sẽ giúp thành phố thoát ngập bền vững, trả lại tên cho vùng đất này là "thành phố sông nước", làm cho thành phố mát mẻ hơn và cố nhiên khách du lịch sẽ đến nhiều hơn, cuộc sống của người dân sẽ dễ chịu hơn.
Việc khai thông trở lại các dòng kênh rạch khó không? Khó, vì nó rất tốn kém, động chạm tới nhiều gia đình. Nhưng có làm được không? Làm được, minh chứng rõ ràng nhất cho chuyện này là Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hơn nữa kinh phí dành cho việc khôi phục hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên chưa chắc tốn kém nhiều hơn các dự án chống ngập lẻ mẻ, đối phó từng vụ việc, từng năm... trong khi lợi ích mang lại rất lớn và lâu dài.
Một khi làm được như thế, thành phố này chả cần đến các dự án nghìn tỉ, chả cần dành đất cho hồ nhân tạo, chả cần máy bơm khủng và cũng chả cần sáng kiến lu, chậu làm dậy sóng như vừa qua.

Nguyễn Minh Hòa

https://tuoitre.vn/de-khong-con-sang-kien-lu-chau-trong-chong-ngap-20190715075751273.htm?fbclid=IwAR37pbupdDoMmMxSd1ZbjvPwhWt2mlXvIlbLK2FrpiPZPpv731DNjp1J-oY





6.






5.

Thứ Bảy, 13/07/2019 08:48 AM GMT+7

(VTC News) - PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đề xuất dùng lu chống ngập là kinh nghiệm của nhiều nước, bà rất buồn khi bị dư luận chỉ trích, thóa mạ, đe dọa.

TP.HCM cần 96 nghìn tỷ đồng để chống ngập, nhưng ngân sách chỉ có 6 nghìn tỷ
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất mỗi nhà trang bị một lu nước để chống ngập

Video: PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất mỗi nhà trang bị một lu nước để chống ngập
Trong phiên họp HĐND TP.HCM chiều 12/7, PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đề xuất sáng kiến “dùng lu chống ngập”.
Đề xuất này ngay lập tức gây xôn xao dư luận, nhiều người cho rằng đây là giải pháp hài hước, không thực tiễn, thiếu hiệu quả và có thể gây bùng phát dịch sốt xuất huyết.
Sáng 13/7, trả lời VTC News về giải pháp "dùng lu chống ngập", PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân cho biết đây là giải pháp bà rất tâm huyết, nghiên cứu kĩ lưỡng nên mới đề xuất. Tuy nhiên do thời gian trên nghị trường quá ngắn nên bà không thể diễn giải hết được ý kiến khiến dư luận hiểu nhầm. 




















PGS.TS Phan Thi Hong Xuan de xuat dung lu chong ngap o TP.HCM: 'Tai sao lai chi trich, thoa ma, de doa toi?' hinh anh 1
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. (Ảnh: Tự Trung)

“Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này. Tại sao lại chỉ trích, thoá mạ, đe doạ tôi khi tôi đưa ra giải pháp.
Từ tối qua đến giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, nhắn tin. Trong đó có nhiều người hiểu vấn đề đã động viên, chia sẻ với tôi về giải pháp này. Tuy nhiên đa phần có những lời lẽ thoá mạ, xúc phạm, đe doạ khiến tôi rất sốc.
Nếu không tâm huyết, không trăn trở trước nỗi khổ của người dân khi liên tục hứng chịu cảnh ngập nước thì tôi đã không đề xuất giải pháp này.
Bà Phan Thị Hồng Xuân
Tôi hy vọng luật an ninh mạng sẽ sớm được triển khai để xử lý những đối tượng này, bảo vệ những người tâm huyết, có nguyện vọng muốn xây dựng thành phố, đất nước”, bà Xuân nói.
Lý giải về giải về đề xuất “dùng lu chống ngập”, bà Xuân cho rằng đây là giải pháp tạm thời trong việc tránh ngập do nước mưa gây ra. Đây là giải pháp, kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á và châu Á áp dụng, đồng thời là tri thức bản địa ở vùng nông thôn Việt Nam.
"Trong điều kiện ngân sách thành phố còn eo hẹp, thay vì xây một hồ chứa nước lớn tốn nhiều tiền, chúng ta có thể trang bị cho người dân khu vực ngập nước mỗi nhà 1- 2 cái lu.
Giải pháp này cũng được các chuyên gia JICA (Nhật Bản) nêu ra trong chương trình lắng nghe trao đổi về chống ngập vừa qua chứ không phải tự tôi suy diễn ra. Giải pháp này không chỉ chống ngập mà còn giúp tiết kiệm nước sạch”, PGS.TS Hồng Xuân lý giải.
Về ý kiến dư luận cho rằng giải pháp này có thể gây dịch sốt xuất huyết ở thành phố, bà Xuân khẳng định đây chỉ giải pháp tạm thời, sau khi kết thúc mưa, người dân xử lý nước đó, không để trong lu nên sẽ không gây dịch bệnh.
Tại phiên thảo luận về chống ngập tại kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa IX, chiều 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho rằng, nếu thử nhìn ở góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp chống ngập hiện nay. 
Bà nói: “Mỗi nhà ở nông thôn, trước sân có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu nước to để hứng nước mưa”. 
Sau ý kiến của đại biểu này, hội trường vang lên nhiều tiếng xôn xao. 
Dù vậy, sau đó, khi phát biểu về công tác chống ngập của TP.HCM trong thời gian qua, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cũng không đả động gì đến sáng kiến này.


Quang Anh


https://vtc.vn/pgsts-phan-thi-hong-xuan-de-xuat-dung-lu-chong-ngap-o-tphcm-tai-sao-lai-chi-trich-thoa-ma-de-doa-toi-d486536.html?fbclid=IwAR3XkrvbofFnncXAg3RndAcSuUACrp94ciW6ZzwBvZzgvoURx2xW7r4FKF0


4.

"
Đọc phát ngôn của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân thấy ngay là cô quá ngu. Sau đó cô bào biện thì sự ngu lại càng lộ thiên. Điều đó khiến tôi tò mò muốn biết thực hư cái mác Phó Giáo sư, Tiến sĩ của cô. 
Không khó để tôi có được bản "Lý lịch khoa học" của cô Xuân. Và đến đây thì tôi cũng không khó hiểu khi cô Xuân thích phát biểu về vấn đề đô thị, nhưng nói cái gì lòi ngu cái đó. Hiện cô đang là Trưởng khoa Đô thị học, nhưng bằng cấp chuyên môn của cô chẳng dính dáng gì đến đô thị học. Từ đầu đến cuối cô học ngành dân tộc học, chứ không có chút gì dính dáng đến đô thị học.

Ban đầu cô Xuân học cử nhân ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công. Nên nhớ, thời điểm năm 1991, học ĐH Mở Bán công không phải thi đầu vào mà chỉ đánh trống ghi danh. Luận văn tốt nghiệp của cô là "Bước đầu tìm hiểu dân tộc học Malaysia".

Năm 1999, cô Xuân học thạc sĩ ở Trường ĐH KHXH&NV, ngành Dân tộc học. Luận văn thạc sĩ là "Người Malaysia và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia". Pịa, biết tí ngoại ngữ thì cứ lấy tài liệu của nước bạn chép một phát là thành luận văn ngay chứ khó gì đâu!

Đến năm 2003 Xuân lại tiếp tục học tiến sĩ ngành dân tộc học ở Trường ĐH KHXH&NV. Luận án tiến sĩ vẫn là đề tài quen thuộc về Malaysia: "Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia".

Vấn đề đặt ra là, tại sao cô Xuân học về dân tộc học mà lại được đưa về làm Trưởng khoa Đô thị học? Khoa Đô thị học còn khá non trẻ, trước đây Trưởng khoa là nhà Xã hội học lẫy lừng - PGS.TS Nguyễn Minh Hoà. Sau đó, người tiền nhiệm của cô Xuân là TS Trương Hoàng Trương, học TS về đô thị học tại Pháp.

Được Hiệu trưởng kéo về làm Trưởng khoa, chẳng bao lâu cô Xuân lại đưa học trò do mình hướng dẫn làm đề tài thạc sĩ lên làm phó khoa. Đang là chuyên viên Phòng Tổ chức của trường, Võ Thanh Tuyền học thạc sĩ Dân tộc học, được cô Xuân hướng dẫn. Bây giờ Tuyền làm phó khoa Đô thị học.

Nhìn vào danh sách nhân sự của Khoa Đô thị học thật nản. Hai cô trò là tiến sĩ và thạc sĩ Dân tộc học lại đi lãnh đạo và đào tạo ngành đô thị học. Chẳng lẽ trường ĐH KHXH&NV hết người rồi hay sao? Không biết quy định của Bộ có cho phép bổ nhiệm trái ngoe này không?

Có học hành nghiên cứu đô thị ngày nào đâu mà bắt cô ấy hiến kế chống ngập. Cho nên cô nói bậy là điều dễ hiểu. Chỉ thương cho đàn sinh viên đang được "đào tạo" bằng những PGS ThS kiểu này. Không biết tương lai của chúng đi về đâu!

HOÀNG MẠNH HÀ

-----------

P/S: Tin mới nhất: Trang web Khoa Đô Thị học sáng nay không thể truy cập được. Có hai khả năng:

1/ Đông người truy cập vì cái tên chị Lu đang rất hot.

2/ Chị Lu chủ động ra lệnh đóng web vì sợ người ta vào đây sẽ tìm ra nhiều cái hay ho của chị. Chính chị trước đó cũng đã đóng Facebook cá nhân.
"
https://www.facebook.com/hmh2904?__tn__=%2CdK-R-R&eid=ARDqsoN86zmvC2BzbtGp7NgbIvP6L37aw5cagcg2Rmz6gbPyRgl4OIIeZFkLquhHPFPvyR0IGwj0iYDH&fref=mentions





"
Trên facebook của Hoàng Mạnh Hà có đăng tải về vấn đề này, sau đây là nguyên văn bài viết:

TS DÂN TỘC HỌC MÀ LẠI LÀM TRƯỞNG KHOA ĐÔ THỊ HỌC!?
Đọc phát ngôn của PGS-TS Phan Thị Hồng Xuân thấy ngay là cô quá ngu. Sau đó cô bào biện thì sự ngu lại càng lộ thiên. Điều đó khiến tôi tò mò muốn biết thực hư cái mác Phó Giáo sư, Tiến sĩ của cô.
Không khó để tôi có được bản "Lý lịch khoa học" của cô Xuân. Và đến đây thì tôi cũng không khó hiểu khi cô Xuân thích phát biểu về vấn đề đô thị, nhưng nói cái gì lòi ngu cái đó. Hiện cô đang là Trưởng khoa Đô thị học, nhưng bằng cấp chuyên môn của cô chẳng dính dáng gì đến đô thị học. Từ đầu đến cuối cô học ngành dân tộc học, chứ không có chút gì dính dáng đến đô thị học.
Ban đầu cô Xuân học cử nhân ngành Đông Nam Á học tại Đại học Mở Bán công. Nên nhớ, thời điểm năm 1991, học ĐH Mở Bán công không phải thi đầu vào mà chỉ đánh trống ghi danh. Luận văn tốt nghiệp của cô là "Bước đầu tìm hiểu dân tộc học Malaysia".
Năm 1999, cô Xuân học thạc sĩ ở Trường ĐH KHXH&NV, ngành Dân tộc học. Luận văn thạc sĩ là "Người Malaysia và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia". Pịa, biết tí ngoại ngữ thì cứ lấy tài liệu của nước bạn chép một phát là thành luận văn ngay chứ khó gì đâu!
Đến năm 2003 Xuân lại tiếp tục học tiến sĩ ngành dân tộc học ở Trường ĐH KHXH&NV. Luận án tiến sĩ vẫn là đề tài quen thuộc về Malaysia: "Cộng đồng người nhập cư và mối quan hệ tộc người ở Liên bang Malaysia".
Vấn đề đặt ra là, tại sao cô Xuân học về dân tộc học mà lại được đưa về làm Trưởng khoa Đô thị học? Khoa Đô thị học còn khá non trẻ, trước đây Trưởng khoa là nhà Xã hội học lẫy lừng - PGS.TS Nguyễn Minh Hoà. Sau đó, người tiền nhiệm của cô Xuân là TS Trương Hoàng Trương, học TS về đô thị học tại Pháp.
Được Hiệu trưởng kéo về làm Trưởng khoa, chẳng bao lâu cô Xuân lại đưa học trò do mình hướng dẫn làm đề tài thạc sĩ lên làm phó khoa. Đang là chuyên viên Phòng Tổ chức của trường, Thanh Tuyền học thạc sĩ Dân tộc học, được cô Xuân hướng dẫn. Bây giờ Tuyền làm phó khoa Đô thị học.
Nhìn vào danh sách nhân sự của Khoa Đô thị học thật nản. Hai cô trò là tiến sĩ và thạc sĩ Dân tộc học lại đi lãnh đạo và đào tạo ngành đô thị học. Chẳng lẽ trường ĐH KHXH&NV hết người rồi hay sao? Không biết quy định của Bộ có cho phép bổ nhiệm trái ngoe này không?
Có học hành nghiên cứu đô thị ngày nào đâu mà bắt cô ấy hiến kế chống ngập. Cho nên cô nói bậy là điều dễ hiểu. Chỉ thương cho đàn sinh viên đang được "đào tạo" bằng những PGS ThS kiểu này. Không biết tương lai của chúng đi về đâu!
-----------

P/S: Tin mới nhất: Trang web Khoa Đô Thị học sáng nay không thể truy cập được. Có hai khả năng:

1/ Đông người truy cập vì cái tên chị Lu đang rất hot.
2/ Chị Lu chủ động ra lệnh đóng web vì sợ người ta vào đây sẽ tìm ra nhiều cái hay ho của chị. Chính chị trước đó cũng đã đóng Facebook cá nhân.

LỜI BÌNH CỦA TRẦN ĐÌNH THU 
Đây là một trường hợp điển hình của nạn chạy chức chạy quyền để leo cao luồn sâu, một lúc nào đấy trở thành ông này bà nọ lãnh đạo đất nước nhưng thực tài không có, đạo đức lại càng không. Như cô này thậm chí có thể lên tới tứ trụ. Những cá nhân thế này thật sự là phá hoại đất nước.

Chúng ta mổ xẻ thực trạng chung nhưng nếu có điều kiện vẫn rất nên đi vào những trường hợp cụ thể thế này để chứng minh sự thối nát của thể chế này, người tài bị ném ra ngoài, người bất tài leo lên làm lãnh đạo.
"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2487547271300931&id=100001370467846







"
9 giờ



Cũng như các vị trí đại biểu quốc hội, các vị trí hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã trên cả nước đều được dàn xếp sau hậu trường giữa các phe nhóm chính trị. Việc bầu bán chỉ là hình thức. Và một người vào vị trí một hội đồng nào đó là để lấy mác chính trị cho việc củng cố ghế hay tìm cách leo cao hơn, còn việc đóng góp cho xã hội, cho nhân dân, cho đất nước là việc làm màu. 



Chính vì thế mà ở hội đồng nhân dân, ở quốc hội không phải là nơi hội tụ tinh hoa của một khu vực hay của cả nước, mà ngược lại có khi còn là nơi hội tụ của những người rất ít tâm với đất nước. 



Lấy một thí dụ như vừa rồi ở Quảng Bình, một đại biểu quốc hội tổ chức một đêm nhạc để khoe những ca khúc do mình sáng tác ra, nhưng Đoàn đại biểu quốc hội của tỉnh đứng ra tổ chức đêm nhạc, chủ tịch tỉnh thì chỉ đạo nội dung, thì như thế là một sự lợi dụng rất lớn vị trí đại biểu quốc hội, nên khó có thể nói vị đại biểu này là một người có tâm. 



Và sự việc của bà Xuân vừa qua, một người không đủ điểm đậu vào các trường đại học chính quy vào năm 1991 mà phải học Đại học mở - bán công, một dạng trường đại học hạng 2 vào thời ấy, rồi sau này học lên thạc sĩ tiến sĩ với những đề tài loanh quanh, rồi nhảy qua làm trưởng khoa một trường đại học không liên quan gì đến ngành nghề đã học, cho thấy rõ sự chạy chức chạy quyền. Vậy thì việc người này ngồi vào ghế hội đồng cũng khó mà nói là có tâm cống hiến. Và sau màn phát biểu một cách ngây ngô vừa rồi cho thấy diễn đàn hội đồng nhân dân này chỉ là nơi tụ tập những người không có tâm tốt. 



Nói về các hội đồng nhân dân, phải nói là mô hình chính trị XHCN tệ quá. Đảng đã ôm hết chính quyền từ trung ương đến địa phương, ôm cả quốc hội, thế nhưng vẫn không chừa các hội đồng nhân dân. Lẽ ra những nơi này phải để cho những người là tinh hoa trong địa phương ấy tham gia đóng góp trí tuệ để địa phương có thể phát triển, thì đảng cũng không chừa. 



Tôi lấy thí dụ về vấn đề thoát nước đô thị nói riêng hay phát triển đô thị nói chung, ở Sài Gòn không thiếu các chuyên gia giỏi, thậm chí đẳng cấp khu vực hay thế giới. Thế nhưng nói rằng để những người này ngồi vào vị trí đại biểu ở Hội đồng nhân dân TP.HCM để có những đóng góp thiết thực cho thành phố này thay vì một người ngây ngô như bà Xuân thì chỉ là chuyện trong mơ. Những chia chác ghế trước các kỳ bầu bán của các phe nhóm đã không còn chỗ nào cho những đóng góp thực sự của giới tinh hoa. 


Nên nếu ai đó nói rằng biến Sài Gòn thành Singapore hay Việt Nam thành Hàn quốc hay Nhật bản nghe cũng ngây ngô không kém bà Xuân hoặc là họ không ngây ngô nhưng nói một cách điếm đàng mà thôi.

"
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2489112104477781&set=a.460390747349937&type=3&theater




3.

Nhật Bản không dùng lu chống ngập

19:37 13/07/2019

Những cái lu mà PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là đã được sử dụng ở Tokyo trông ra sao và chúng khác gì với những cái lu bà Xuân đề nghị đưa vào các hộ gia đình nhằm chống ngập?

























Phát biểu sau đề xuất dùng lu chống ngập cho TP.HCM, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân - Trưởng Khoa Đô thị học (Trường đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng, đó là ý tưởng từng được Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị, từng áp dụng thành công ở các nước và khẳng định Tokyo từng dùng lu để chống ngập.
Vậy, những "cái lu" ở Tokyo, ở Nhật trông ra sao và chúng khác gì với những cái cái lu mỹ thuật mà bà Xuân đề xuất?
Nhat Ban khong dung lu chong ngap

Đường hầm thoát nước khổng lồ nằm sâu 50m bên dưới thành phố Kasukabe (Bắc Tokyo)

Được gọi là đường hầm thoát nước hay đường hầm chống ngập, hệ thống Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel của Nhật được xây dựng tại Kasukabe, Bắc Tokyo là một công trình ngầm khổng lồ gồm 5 bồn chứa nước sâu 70m, rộng 32m mỗi bồn và chuyển nước dọc theo một đường hầm dài 6,3km để chứa lượng nước mưa vượt khả năng chịu đựng của thành phố bên trên. Ngoài hệ thống bồn chứa này, công trình còn có thêm một bể chứa trung tâm dài 177m, rộng 78m và cao 25m.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Đường hầm dài 6,3km, với 5 bồn chứa lớn và một bể chứa trung tâm
Trong trường hợp các bồn và bể chứa nước đầy, một tổ hợp 4 máy bơm sức mạnh tương đương động cơ máy bay Boeing 737 sẽ được khởi động để bơm nước khỏi bồn chứa và đẩy ra sông Edo.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Trung tâm điều khiển hệ thống đường hầm thoát nước, chống ngập cho Tokyo
Để hoàn thành công trình được mệnh danh là "Đền Pathenon" này, Nhật đã tốn 13 năm xây dựng (từ năm 1993-2006) và tiêu hết 2 tỷ USD.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Ông Kuniharu Abe - chỉ huy hệ thống đường hầm chống ngập


-





Skip
Tạm chưa bàn đến những công trình phụ trợ, hệ thống điều khiển, nhân công và các phương án đồng bộ khác để chống ngập, tiêu nước thì những bồn chứa và đường hầm khổng lồ ở Tokyo dứt khoát không thể gọi là cái lu và đương nhiên không thể phát cho các hộ gia đình như PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đề xuất.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Khi không có mưa, Sanno 1 là một sân vận động
Tương tự, ở thành phố Fukuoka, ngoài việc mở rộng và nạo vét sông (trong khi ở nước ta là san lấp, lấn sông), chính quyền thành phố đã cho xây dựng hai hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m3. Khi không có mưa bề mặt hồ Sanno 1 là một sân vận động. Khi mưa lớn, sân vận động sâu 1,8m này sẽ thành hồ. Đương nhiên, một cái lu như thế không thể cấp phát cho các hộ dân hoặc đề nghị dân tự sắm.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Hệ thống rào chắn lũ trên sông Thames (London)
Nhằm ngăn nước lụt tràn vào London, từ năm 1974, chính quyền thành phố đã cho xây "hàng rào nước" trên sông Thames là những thanh chắn gồm các ống thép rỗng ruột. Trong điều kiện bình thường, hàng rào này được nâng cao để tàu thuyền có thể đi qua và sẽ hạ xuống để chặn dòng nước lũ.
Ở Hà Lan - quốc gia có phần lớn diện tích nằm thấp hơn mực nước biển, từ năm 1950 - 1997, chính phủ Hà Lan đã cho xây cả một mạng lưới các đập chắn nước, cống, đê để chặn nước và bơm nước ngược ra biển mỗi khi có mưa ngập. Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Hà Lan còn tận dụng các hệ thống đê, đập này để làm thủy điện, phục vụ cho người dân.
Nhat Ban khong dung lu chong ngap
Đường hầm thoát nước kiêm đường cao tốc ở Kuala Lumpur (Malaysia)
Gần gũi hơn, trong phạm vi ASEAN, đường hầm Stormwater Management and Road Tunnel, như tên gọi của nó, là một công trình kết hợp giữa nhiệm vụ thoát lũ và hầm đường bộ. Đường hầm dài 9,7km và rộng 13m được thiết kế làm hai tầng. Khi không có mưa, hai tầng công trình đều là đường cao tốc để xe cộ qua lại. Khi mưa vừa, tầng dưới của đường hầm sẽ hạn chế xe cộ, chuyển sang nhiệm vụ dẫn nước khỏi thủ đô Kuala Lumpur. Khi có mưa lớn, toàn bộ đường hầm sẽ làm nhiệm vụ thoát nước.
Rất nhiều công trình chống ngập khác ở các thành phố trên thế giới đều là những đường hầm, bể chứa khổng lồ, rất dài và rất lớn. Không có cái lu nào được sử dụng cả.
Kể cả công trình hồ điều tiết chống ngập trên đường Võ Văn Ngân (Q.Thủ Đức, TP.HCM), tuy hết sức nhỏ bé so với các công trình trên thế giới, cũng dài 13m, rộng 14m và chứa được... 109m3 nước. Những chiếc lu của PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, khi được đưa vào các hộ gia đình, các căn hộ chung cư, các khu nhà trọ chật hẹp mà mỗi mét vuông đất đều tốn rất nhiều tiền và thu hẹp diện tích sử dụng của dân cư, sẽ chứa được bao nhiêu nước mưa?

Thành Nhân

https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/nhat-ban-khong-dung-lu-chong-ngap-159860/?fbclid=IwAR21sL_5rzkshzbPKRZyzZx7WQIa2IERjLyNrkFJskisvRDjY6jNHGviTjU



2.




























Chuyện cái lu chống ngập: Nên tìm hiểu trước khi phản đối!

SGGPO Thứ Bảy, 13/7/2019 12:15

Từ hôm qua - ngày 12-7- đến nay, mở mạng lên là tràn ngập "chuyện cái lu". Từ facebook đến báo chí, phần lớn ai cũng lên tiếng cho rằng ý kiến dùng cái lu để chống ngập của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân là không có tính khả thi.
Hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa đối với hộ gia đình ở đô thị gần đây được các công ty tư vấn, thiết kế chú trọng. Ảnh: Shymart
Hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa đối với hộ gia đình ở đô thị gần đây được các công ty tư vấn, thiết kế chú trọng. Ảnh: Shymart

Những người sống ở thành phố, lâu nay thường quen với sử dụng nước máy nên họ cho rằng, điều PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là phi thực tế. Tuy nhiên, những ai đã từng sống ở thôn quê thì có thể hoàn toàn tin vào điều PGS.TS Hồng Xuân nói.
Chuyện cái lu chống ngập: Nên tìm hiểu trước khi phản đối! ảnh 1Một trong những giải pháp xanh cho nhà ở đô thị đó là xây dựng hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa. Ảnh: Shymart
Cái lu là cách gọi của người Bắc, còn người miền Trung tùy theo kích cỡ, hình dáng... mà gọi nó là cái lu, cái ảng hay cái ghè.
Hứng nước mưa để uống, để rửa mặt, để tắm giặt hay để tưới cây... từ hàng trăm năm trước ông bà mình đã dùng rồi.
Chuyện cái lu chống ngập: Nên tìm hiểu trước khi phản đối! ảnh 2Hệ thống lọc nước mưa nhà ở cá nhân. Ảnh: Shymart
Khi ý kiến PGS.TS Hồng Xuân nói đến cái lu để chống ngập cho TPHCM, nhiều người phản ứng vì thấy nước ngập phố như thế thì cái lu làm sao chứa được? Tuy nhiên, người ta làm khoa học, họ tính bằng số liệu, khả thi cả. Vấn đề ở đây, nếu PGS.TS Hồng Xuân đừng dùng CÁI LU mà dùng một cụm từ khoa học hơn đó là HỆ THỐNG THU và TÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA thì có lẽ không bị gặp phản ứng.
Chuyện cái lu chống ngập: Nên tìm hiểu trước khi phản đối! ảnh 3Mô tả hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa. Ảnh: shymart
Ở các nước phát triển, tại các khu đô thị lớn, họ cho xây dựng một hệ thống đường hầm lớn dưới lòng đất để chứa nước. Còn ở các đô thị Việt Nam, khi quy hoạch, họ luôn để lại các hồ chứa lộ thiên mà thường hay gọi là HỒ ĐIỀU TIẾT. Hồ điều tiết này có tác dụng gom chứa nước mưa đột biến tại một thời điểm nào đó qua hệ thống thoát nước để chống ngập. Tuy nhiên, do mật độ dân cư của các đô thị lớn ở Việt Nam quá lớn nên dần dần các hồ chứa bị thu hẹp, sức chứa nước bị hạn chế, cộng với nhiều yếu tố khác như triều cường, tắc cống,... nên bị ngập cục bộ sau những cơn mưa.
Chuyện cái lu chống ngập: Nên tìm hiểu trước khi phản đối! ảnh 4Máng xối lọc rác để thu hứng nước mưa. Ảnh: Shymart
Tại một số nước phát triển, người ta xây dựng hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa cho hộ gia đình, vừa để giảm ngập cục bộ, úng thủy và tái sử dụng nguồn nước. Với hệ thống này, mỗi hộ gia đình, tùy theo nhu cầu mà họ dùng thùng nhựa hoặc bể chứa ngầm dưới 10 mét khối. Lượng nước mưa sau khi được thu gom sẽ dùng vào việc tưới cây, xả bồn vệ sinh,...
Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty khi tư vấn, thiết kế hộ gia đình thì họ đã tư vấn cho gia chủ về giải pháp xanh trong xây dựng nhà ở hộ gia đình, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống thu chứa và tái sử dụng nước mưa.
Với lượng mưa ở Việt Nam, nếu mỗi hộ gia đình có 1 bể thu chứa và tái sử dụng nước mưa chừng 1 đến 3 mét khối thì việc ngập cục bộ tại các đô thị sau các trận mưa lớn đã không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng không nghiêm trọng.
PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân nói là có cơ sở khoa học nhưng vẫn bị cộng đồng dè bỉu, chửi bới âu đó cũng là chuyện thường.
Từ thời Hy Lạp cổ đại cho đến tận thế kỉ XVI, con người vẫn quan niệm rằng Trái Đất đứng yên, là trung tâm của Vũ Trụ, Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác quay quanh Trái Đất. Quan niệm này được nhắc đến trong thuyết địa tâm, có thể tìm thấy dấu vết về mô hình vũ trụ này trong triết học tiền Sokrates. Học thuyết này được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có Aristotle (384-322 TCN), ông được xem là một trong số những nhà triết học vĩ đại nhất thời bấy giờ.
Đến thế kỉ XVI, Nicolaus Copernicus (1473-1543) là nhà thiên văn học người Ba Lan, ông đã đưa ra thuyết nhật tâm (ngược với thuyết địa tâm), cho rằng Mặt Trời là trung tâm của vũ trụ, các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất quay xung quanh trục của nó trong khi chuyển động quanh Mặt Trời. (Trước đó mô hình nhật tâm đã được đề xuất bởi một số nhà thiên văn Hy Lạp, tuy nhiên nó đã bị lãng quên bởi hằng ngày con người chứng kiến chuyển động nhật động và quan điểm duy trì bởi Giáo hội đều chống lại mô hình này). Học thuyết này đưa ra đã gây xôn xao dư luận lúc bấy giờ, nhiều cuộc tranh cãi đã diễn ra. Một trong những người dám đứng ra ủng hộ và bảo vệ học thuyết của Copernicus là Galileo Galilei (1564-1642, là một nhà thiên văn học, toán học, vật lý học và triết học người Italia).
Galileo Galilei đã đứng ra bảo vệ thuyết nhật tâm, ông viết cuốn sách “Đối thoại về hai hệ thống thế giới”, xây dựng lập luận ủng hộ học thuyết của Copernicus, phản đối quan điểm độc đoán của nhà thờ lúc bấy giờ và chống lại thuyết địa tâm đã thống trị từ rất lâu. Học thuyết của Galileo Galilei vừa ra đời đã bị nhà thờ và Giáo hội phản bác, coi rằng học thuyết của ông là dị đoan. Cuối cùng, vào năm 1633, ông bị gọi ra trước tòa án dị giáo, bị kết án và ra lệnh bỏ tù, phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia cho đến khi ông qua đời. Tương truyền rằng, sau khi bước ra khỏi cửa tòa án, ông đã bực tức nói to: “Dù sao Trái Đất vẫn quay!”
Chuyện của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân không hẳn giống chuyện của Nicolaus Copernicus hay Galileo Galilei, nhưng có một điểm chung đó là cái chân lý có thời điểm bị cái giả dùng số đông để phủ định. Nhưng, cái chân lý luôn đúng và sẽ được chấp nhận khi số đông cập nhật kiến thức.
Vậy, để không là kẻ hồ đồ, mỗi chúng ta nên tìm hiểu kỹ trước khi phản đối một luận điểm khoa học còn mới mẻ với chúng ta!
NGUYÊN KHÔI
http://www.sggp.org.vn/chuyen-cai-lu-chong-ngap-nen-tim-hieu-truoc-khi-phan-doi-604572.html






Chửi bới đề xuất dùng lu chống ngập: Facebookers, MXH chỉ chờ có sự việc là... "bật"!

“Những biểu hiện chửi bới, xỉ vả, bôi bác,... với những ý kiến khác ý kiến, khác quan điểm là biểu hiện chưa trưởng thành về văn hóa phản biện. Như vậy chỉ làm vẩn đục môi trường tranh luận và chẳng có ích gì cho xã hội…", PGS. TS Nguyễn Văn Dững nói.



 PGS. TS Nguyễn Văn Dững: Một số facebookers hình như luôn chờ sẵn có sự việc là….bật, kể cả những trí thức, những người có học hành đàng hoàng.
Trả lời phỏng vấn Infonet về việc mạng xã hội (MXH) “lên đồng tập thể” trước đề xuất của đại biểu HĐND TP Hồ Chí Minh Phan Thị Hồng Xuân là dùng lu để chống ngập nước, PGS.TS Nguyễn Văn Dững, giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng “đây là điều đáng tiếc”.
- Thưa ông, MXH hiện nay đang "nổi sóng" trước đề xuất của  bà Phan Thị Hồng Xuân là “phát lu cho dân” để chống ngập nước trong thành phố. Theo ông, việc cộng đồng mạng "nổi sóng" chê bai và chỉ trích đề xuất trên có đúng hay không?
Ông Nguyễn Văn Dững: MXH nổi sóng giận dữ, chỉ trích, theo tôi có thể do tiềm ẩn tâm trạng thiếu lành mạnh trong xã hội chúng ta. Hễ cứ có quan chức nào nêu ra cái gì ngoài chống tham nhũng quyết liệt, thì hầu như đều bị chỉ trích, phản đối và phản bác dữ dội.  Điều này theo tôi  không tốt. Mỗi cư dân trên mạng xã hội nên bình tĩnh xem xét, vì cái chung, vì cộng đồng và đừng vì xả bực bội cá nhân gì đó.
- Như nhiều chuyên gia phân tích, đề xuất này không mang tính khả thi, tuy nhiên vị đại biểu vẫn nói lại rằng "bà không tự nghĩ ra, mà phương pháp này được Nhật Bản và một số nước đã thực hiện". Theo ông, đề xuất như vậy có hợp lý?
Ông Nguyễn Văn Dững: Đề xuất mỗi nhà dùng Lu hứng nước giúp chống ngập khi có trận mưa lớn có ý nghĩa cần kíp như vị đại biểu HĐND là một đề xuất có gốc gác, chứ không bộc phát. Đó là giải pháp dân gian, truyền thống đã được một số nước sử dụng. Có thể nói như kiểu “chiến tranh nhân dân”, huy động sức mạnh toàn dân, thủ công, nhưng hiệu quả.
Một số nước trong đó có Nhật Bản đã sử dụng nó trong một thời gian và có ý nghĩa.
Bởi vì, với những trận mưa lớn xảy ra, nếu có chum, lu hay bể hứng nước có thể giảm rất đáng kể lượng nước mặt tràn gây ngập úng.
Ví dụ một trận mưa đổ xuống khoảng 10 triệu mét khối nước, nếu dùng 3-4 triệu cái chum hay cái lu hoặc bể với sức chứa khoảng 3-5 triệu m3 nước thì đó là cách chống ngập khẩn cấp hiệu quả, chứ không đùa!
Tất nhiên là chỉ những nhà có điều kiện đặt chum, lu hay xây bể và nước hứng được sẽ sử dụng vào rửa, giặt,... cũng tốt. Với những nhà cao tầng, cần nghiên cứu phương án xây bể chứa, cũng tốt.
- Nói như ông thì rõ ràng thì đề xuất trên có căn cứ, chứ không bộc phát. Vậy vì sao không chỉ cư dân mạng mà nhiều chuyên gia trong nước cũng lên tiếng phản đối?
Ông Nguyễn Văn Dững: MXH phản đối dữ dội theo tôi có thể là do đề xuất này chưa được trình bày, giải thích như một phương án hay giải pháp để thuyết phục người khác mà chỉ mới nêu ra đề xuất cái tên sự việc thôi. Một số facebookers hình như luôn chờ sẵn có sự việc là…."bật", kể cả những trí thức, những người có học hành đàng hoàng.
Mặt khác, hình như trong xã hội đang tiềm ẩn tâm lý phản đối tất cả, dù là các đề xuất cá nhân, dù là nghe chưa tường hay chưa xem xét thấu đáo, cũng đã bùng lên làn sóng phẫn nộ, chỉ trích gay gắt. Đây là hiện tượng đáng buồn, cần có chiến lược giải quyết tầm quốc gia về truyền thông và quyết sách KT-XH.
- Thưa ông, lâu nay trước bất cứ một đề xuất "sốc" nào cũng sẽ gặp phản ứng của dư luận và mặc nhiên cộng đồng mạng lao vào lên án, chỉ trích. Vậy theo ông, chúng ta cần ứng xử như thế nào cho phù hợp khi tranh luận trong đời sống thực cũng như trên không gian mạng?
Ông Nguyễn Văn Dững: Theo tôi, tất cả chúng ta, dù là cư dân mạng hay ở đâu và với địa vị pháp lý như thế nào cũng nên làm quen với các ý kiến khác mình, thậm chí là đối lập với ý kiến hay quan điểm cá nhân hay tổ chức - dù đó là đề xuất của quan chức hay công dân nói chung. Và không vì khác ý kiến, khác quan điểm mà chửi bới, làm ầm lên.
Nếu khác ý kiến hay quan điểm nhau thì có thể phản hồi, phản biện lại nhưng khi phản biện hay tranh luận trên MXH, người đưa ra quan điểm tranh luận phải mang tính xây dựng, thái độ góp ý chân thành. 
Việc tranh luận có thể phản bác, nhưng là phản bác có lập luận thuyết phục, không nên chửi bới hay phỉ báng người khác. Nếu không đưa ra được lập luận thuyết phục mà chỉ chửi bới ý kiến người khác thì nhiều người nghe được, đọc được cũng bị ảnh hướng tâm lý và người "được" chỉ trích càng bị tổn thương. Bởi chúng ta đều là con người, có cảm xúc và lý trí cả.
Tất nhiên, là cán bộ công chức thì cần sẵn sàng đón nhận các ý kiến cả khen và chỉ trích khi thực thi công vụ với thái độ cầu thị. Trường hợp ĐBHĐNDTP Hồ Chí Minh trình bày lại ý kiến của mình trên báo chí là rất đúng mực, rất đáng trân trọng. 
Chúng ta mong muốn xã hội có quá trình mở rộng dân chủ nhanh hơn để tranh luận, để đóng góp cho sự phát triển bền vững nhưng đó là sự tranh luận hay phản biện có văn hóa, chứ không phải là tận dụng cơ hội để xả tức bực, để chửi bới, để chì chiết nhau. Như vậy chỉ làm vẩn đục môi trường tranh luận và chẳng có ích gì cho xã hội chúng ta cả. Đó là điều đáng tiếc.
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

TIN LIÊN QUAN


























https://infonet.vn/chui-boi-de-xuat-dung-lu-chong-ngap-facebookers-mxh-chi-cho-co-su-viec-la-bat-post305888.info?fbclid=IwAR2YJJo8jAgLcVb24S5xkb9RDJpnEnbftRGYYI8OdMLb1JX5NDweeSeBZPo






1.



13/07/2019 01:31 GMT+7

TTO - Bị phản ứng trên mạng xã hội về 'dùng lu chống ngập', bà (Phan Thị Hồng Xuân) có suy nghĩ gì? - Tôi dùng từ 'cái lu' vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian, nhưng mọi người lại đẩy câu chuyện quá xa.

Dùng lu chống ngập là kinh nghiệm dân gian chứ tôi không suy diễn - Ảnh 1.
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân phát biểu tại phiên họp chiều 12-7 - Ảnh: TỰ TRUNG
Đại biểu HĐND TP.HCM Phan Thị Hồng Xuân cho rằng giải pháp “dùng lu chống ngập” mình đưa ra không sai nhưng cách nói dân dã đã làm một số người hiểu sai và chế giễu.
Trong phiên họp HĐND TP.HCM vào chiều 12-7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Dân tộc học - nhân học TP.HCM, đã đề xuất trang bị lu cho người dân để chống ngập.
Đề xuất này đã tạo ra "bão" mạng, nhiều người phản đối, cho rằng hài hước, không khả thi. Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với đại biểu Xuân về sự việc này.


Current Time
0:10
/
Duration
1:17
Auto


Đại biểu hiến kế dùng lu chống ngập nước tại TP.HCM
 * Đề xuất “dùng lu chống ngập” mà bà đề xuất là ý tưởng đột xuất hay đã nghiên cứu kỹ?
- Tôi rất buồn trước việc bị phản ứng, chế giễu. Đây không phải là sáng kiến do tôi tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua.
JICA cho rằng nếu TP.HCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3thì vừa góp phần chống ngập vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2015, Trung tâm quản lý nước và khí hậu - ĐH Quốc gia TP.HCM cũng từng đề xuất một đề án làm hồ chống ngập tại gia, theo nguyên lý tích tiểu thành đại, bất cứ công sở, nhà dân nào cũng có thể thực hiện. Báo chí tại thời điểm đó cũng đưa tin rất nhiều về đề án này. Các bài báo đó vẫn còn trên mạng.
* Nhưng có nhiều người cho rằng cách này không khác gì làm ổ cho lăng quăng sinh sôi, gây bệnh sốt xuất huyết?
- Đây chỉ là giải pháp tạm thời, khi hết mưa, nước đó sẽ dùng tưới cây hay lau chùi nhà cửa, rửa xe...
Khi tôi phát biểu, một nữ đại biểu HĐND cũng chia sẻ quan điểm với tôi và cho biết một số nhà dân ở Nhà Bè cũng đang dùng các lu, hồ xây để chứa nước mưa, giảm bớt nguy cơ úng ngập. Tôi đã đề nghị đại biểu đó giơ tay phát biểu để HĐND thấy đây không phải ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, nhưng vì hết thời gian nên không kịp phát biểu.
* Bị phản ứng trên mạng xã hội về phát biểu "dùng lu chống ngập", bà có suy nghĩ gì?
- Góc nhìn của tôi là góc nhìn nhân học, tôi dùng từ "cái lu" vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian, nhưng mọi người lại đẩy câu chuyện quá xa.
Tôi nghĩ nếu mình dùng cụm từ "dụng cụ chứa nước" thay vì nói "cái lu" thì chắc là không bị phản ứng như vậy, không tạo ra hiệu ứng gây phản cảm như vậy.
Tôi cũng không thích dùng từ "chống" trong chống ngập. Bởi dân miền Tây bao đời nay đã sống chung với lũ, với triều cường ngập nước. Cách mà tôi nói còn hàm ý một giải pháp cân bằng với môi trường.
Tôi sinh ra và lớn lên từ nông thôn và không lấy mác PGS, TS để phát biểu mà lấy từ kinh nghiệm gốc gác của mình. Nhưng cách nói dân dã quê mùa lại dễ bị phản ứng. Thay vì nói rõ đây là kinh nghiệm từ JICA (Nhật Bản) thì có lẽ đã được chấp nhận dễ hơn.
Tôi cũng không thích phát biểu như một người đang lên lớp giảng bài. Cho nên tôi nói vắn tắt, dân dã và đáng tiếc đã xảy ra điều như vậy. 
* Sau lần này, với tư cách là đại biểu HĐND, bà nghĩ mình nên có cách nói sao cho mọi người dễ chia sẻ hơn?
- Tôi cũng là một người dân sống trong vùng triều cường, ngập nước, tôi chia sẻ với tư cách đại biểu HĐND, là người dân TP, gần gũi và thực tế. Quả thật không nghĩ rằng có thể tạo ra sự "nổi tiếng" hay "tai tiếng" như vậy.
Vì là nhà giáo, thường tôi chia sẻ rất thẳng thắn với học trò. Tôi không muốn đối chọi lại vì khi mọi người không hiểu theo nghĩa tích cực thì nói lại rất khó. Tôi rất buồn. Tôi nghĩ mình cần được bảo vệ hình ảnh, danh dự cá nhân.
Sau sự việc đáng tiếc này, tôi nghĩ cái gì cũng phải lắng nghe, rút kinh nghiệm. Nhưng bên cạnh đó thì mọi việc cũng cần được nhìn nhận khách quan nhất, thay vì mỗi người chỉ nhìn theo cách và phát triển sự việc theo ý nghĩ của mình.
"Tôi sinh ra và lớn lên từ nông thôn, tôi không lấy mác PGS, TS để phát biểu mà lấy từ kinh nghiệm gốc gác của mình. Nhưng cách nói dân dã quê mùa lại dễ bị phản ứng. Thay vì nói rõ đây là kinh nghiệm từ JICA (Nhật Bản) thì có lẽ đã được chấp nhận dễ hơn".
Đại biểu PHAN THỊ HỒNG XUÂN
https://tuoitre.vn/dung-lu-chong-ngap-la-kinh-nghiem-dan-gian-chu-toi-khong-suy-dien-20190713012930333.htm?fbclid=IwAR1ZWMhHmbdqXQ_e9yU8WjHlWnL3oomd9fOQ1SdFKIkuxuDNueNMofmwvrE






 Đại biểu HĐND TP.HCM Phan Thị Hồng Xuân cho rằng sáng kiến “dùng lu chống ngập” của mình bị một số người hiểu sai và chế giễu khiến bà rất buồn.

Sáng nay, bên lề ngày làm việc thứ 3 của kỳ họp HĐND TP.HCM, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho biết hôm qua bà có đề xuất kiến nghị UBND TP về giải pháp chống ngập bằng lu nước.
“Giải pháp dùng lu chống ngập của tôi đưa ra không sai nhưng cách nói quá dân dã đã làm một số người hiểu sai và chế giễu. Tôi cảm thấy rất buồn” - bà Hồng Xuân chia sẻ.
Nữ đại biểu HĐND cho biết, bà sinh ra và lớn lên từ nông thôn và không lấy mác PGS.TS để phát biểu mà lấy từ kinh nghiệm gốc gác của mình. 
Nữ đại biểu HĐND rất buồn vì sáng kiến 'lu chống ngập' bị hiểu sai, chế giễu
Đại biểu HĐND TP.HCM - Phan Thị Hồng Xuân
Bà cho biết là người dân sống trong vùng triều cường, ngập nước nên bà chia sẻ với tư cách đại biểu HĐND, là người dân TP, gần gũi và thực tế. Do vậy, bà không nghĩ rằng phát biểu của mình có thể tạo ra sự "nổi tiếng" hay "tai tiếng" như vậy.
Nói thêm về sáng kiến dùng lu chống ngập gây ‘bão’ dư luận, bà Hồng Xuân cho biết, sáng kiến trên không phải do bà tự nghĩ ra mà đã được các chuyên gia của JICA (Nhật Bản) nêu trong chương trình lắng nghe trao đổi vừa qua.
JICA cho rằng, nếu TP.HCM vận động mỗi hộ gia đình xây một bể chứa nước 1m3 thì vừa góp phần chống ngập vừa tiết kiệm nước sạch. Không chỉ Nhật mà nhiều nước khác cũng dùng. Đây là giải pháp mềm trong thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bà Hồng Xuân cho biết, theo góc nhìn của bà về nhân học nên bà dùng từ "cái lu" vì muốn nhấn mạnh ở khía cạnh tri thức bản địa, theo phương diện dân gian, nhưng mọi người lại đẩy câu chuyện quá xa. Nếu bà dùng cụm từ ‘dụng cụ chứa nước’ thay vì nói "cái lu" thì chắc không bị ném đá như vậy.
Hôm qua, ngày thứ 2 của kỳ họp HĐND có báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án chống ngập trên địa bàn TP.
Ngay sau đó, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân có đề xuất về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập.
Theo chia sẻ của bà Xuân, đứng trên góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp hiện nay.
“Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước.
Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”- đại biểu Phan Thị Hồng Xuân ‘hiến kế’.
Bà Xuân cũng cho rằng, đây là một sáng kiến, một giải pháp rất dễ và mọi người dân đều tham gia để cùng thành phố chung tay chống ngập do mưa.
Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập

Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập

Đại biểu HĐND TP.HCM ‘hiến kế’ trang bị cho mỗi nhà dân một lu nước to để hứng nước mưa nhằm chống ngập. ....
Tuấn Kiệt



Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập

Đại biểu HĐND TP.HCM ‘hiến kế’ trang bị cho mỗi nhà dân một lu nước to để hứng nước mưa nhằm chống ngập.

XEM VIDEO:
Ngày thứ 2 của kỳ họp thứ 15, HĐND khóa IX, HĐND TP.HCM có báo cáo kết quả giám sát tiến độ và hiệu quả các dự án chống ngập trên địa bàn TP. Sau đó, các đại biểu đã tranh luận sôi nổi trên nghị trường.
Hầu hết, các đại biểu nhìn nhận thời gian qua TP thực hiện nhiều chương trình, giải pháp chống ngập nhưng thông qua giám sát của HĐND TP, nhận thấy nhiều dự án công trình chưa mang lại hiệu quả như kỳ vọng, thậm chí triển khai còn chậm.
Chống ngập do mưa bằng... lu nước
Trước vấn đề chống ngập còn nan giải này, PGS - TS Phan Thị Hồng Xuân - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Dân tộc học - Nhân học TP.HCM đã có đề xuất với UBND TP.HCM về sáng kiến trang bị lu nước để chống ngập.
Theo bà Phan Thị Hồng Xuân chia sẻ, đứng trên góc độ khoa học xã hội và nhân văn, có thể tìm ra sáng kiến chống ngập đơn giản, thay vì chờ các giải pháp chống ngập hiện nay. 
Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập
Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân
“Trước mỗi ngôi nhà ở nông thôn, chúng ta thấy có lu nước rất to để đựng nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa. Theo kinh nghiệm các quốc gia trong khu vực, họ cũng sử dụng cái lu này để chống ngập nước.
Nên chăng, cần suy nghĩ về biện pháp này tại TP bên cạnh các giải pháp chống ngập bằng công trình, phi công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà, một cộng đồng dân cư một lu nước to để hứng nước mưa”- đại biểu Phan Thị Hồng Xuân ‘hiến kế’
Bà Xuân cũng cho rằng đây là một sáng kiến, một giải pháp rất dễ và mọi người dân đều tham gia để cùng thành phố chung tay chống ngập do mưa. 
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng, nhiều dự án được cấp phép xây dựng trên diện tích lấn chiếm kênh rạch… là nguyên nhân ngập khó giải quyết.
“TP đặt ra việc thống kê, rà soát đã nhiều năm mà nay chưa chỉ ra được cụ thể, phải chỉ ra trách nhiệm thuộc về ai, mới khắc phục được. Không nên tiếp tục né tránh nữa, phải chỉ ra được cơ quan chịu trách nhiệm thì cơ quan đó mới đưa ra giải pháp. Đề xuất xử lý nghiêm, nhưng ai xử lý. Cần phải chỉ ra được trách nhiệm”, bà Tâm kiến nghị. 
Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan
Chống ngập không hiệu quả vì thiếu đồng bộ
Trả lời ý kiến của các đại biểu HĐND, ông Võ Văn Hoan, Phó chủ tịch UBND TP.HCM thừa nhận, chống ngập là bài toán nan giải của TP.HCM.
Tuy nhiên, ông Hoan cho rằng trong 3 năm gần đây, ông cảm thấy: “Ngập thì có ngập nhưng không ngập dai dẳng, ngập triền miên. Dân có phản ánh ngập nhưng không gay gắt như các năm trước”.
Theo ông Hoan, TP bị tác động bởi triều, mưa, xả lũ và cả sạt lở… Tần suất mưa vũ lượng lớn ngày càng tăng, có trận mưa lên tới 204mm, triều cường đạt đỉnh cao nhất trong 40 năm qua. Thêm nữa, TP có tốc độ đô thị hóa cao, 5 năm có thêm 1 triệu dân. Thay vì đất để thoát nước mưa, lại đô thị hóa. Nước mưa dồn về hệ thống thoát nước rất lớn.
“Theo báo cáo giám sát, nếu không giảm ngập, chắc chắn đời sống người dân rất khó khăn và hầu như ảnh hưởng đến toàn bộ người dân, ảnh hưởng đến môi trường sống, môi trường đầu tư. Đây là điểm nghẽn phát triển kinh tế”, ông Hoan nhìn nhận.  
Nữ đại biểu HĐND ‘hiến kế’ mua lu chống ngập
Mưa ngập trên đường phố TP.HCM
Phó chủ tịch HĐND TP Phạm Đức Hải cho biết TP không thiếu tiền để chống ngập, nhưng nhiều dự án vẫn chậm tiến độ. Chống ngập không khó, nhưng nhiều nơi, nhiều cơ quan, ban ngành thiếu phối hợp nên công tác chống ngập chưa hiệu quả.
Thay mặt HĐND, ông Hải cho rằng, cần làm rõ thêm các vấn trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc làm chậm tiến độ và không hiệu quả trong công tác chống ngập. Đồng thời yêu cầu UBND TP báo cáo đầy đủ hơn về nguồn lực đầu tư thời gian qua, thời gian tới sẽ như thế nào? 
Góp vốn mua đất 'trên giấy' khiến hàng nghìn gia đình tan nát

Góp vốn mua đất 'trên giấy' khiến hàng nghìn gia đình tan nát

 Hàng nghìn gia đình phút chốc tan nát vì rơi vào bẫy lừa bán nền đất, phân lô trên giấy nở rộ ở Sài ....
Thảo Nguyên
(Nguồn clip: HTV) 

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/bat-luc-truoc-mua-ngap-dai-bieu-hdnd-hien-ke-mua-lu-chong-ngap-549783.html





---

Chuyện cái LON

1.


0.


CHUYỆN CÁI LỒN
- Đinh Thái Sơn -

Mấy ngày qua Miền Bắc nóng vãi lồn. Đi đâu, khắp nơi nơi các chốn đều nóng nực, oi bức. Dân tình mở miệng ra là than thở về thời tiết, chưa bao giờ câu nói “nóng vãi lồn” hợp với ngữ cảnh thời tiết miền Bắc như vậy. Có thể nói, khi được mở miệng sảng khoái để hét lên “Nóng vãi lồn!” trong thời tiết này thì dường như không gian xung quanh dịu mát trở lại, cái nóng như hạ nhiệt được thêm mấy độ. Vậy nóng nực thế này thì liên quan gì tới lồn mà sao sử dụng từ lồn lại có thể diễn đạt được tận cùng cung bậc cảm xúc của sự nóng, mà những từ ngữ khác không thể diễn tả nổi. Nóng quá, nóng lắm, nóng đổ mồ hôi, nóng như lò, nóng cháy da… cũng không có cửa nào so với "nóng vãi lồn".
Trời đã nóng, dân tình chỉ mong được uống giải khát thì nghe đâu Coca-Cola bị cấm quảng cáo vì dùng từ “mở lon” hay “khui lon” gì đó vì sợ bị hiểu nhầm và đọc nhịu thành “mở lồn” và “khui lồn”. Thật hết chỗ nói! Không hiểu có phải vì nóng vãi lồn mà não người ta không được minh mẫn nữa ? Hay là vì quá ảm ảnh bởi lồn mà con người đâm ra không còn bao dung?
Từ khi hình thành, mỗi ngôn từ Việt Nam đều đã được gán ngữ nghĩa rõ ràng. Mỗi một từ ngữ của Tiếng Việt đều được gán một ý nghĩa cụ thể đâu có thể lẫn lộn. Cái lon là cái lon. Từ bao lâu nay khi gọi cái lon bia, lon nước mọi người đều rất rành mạch hiểu là đó là cái hộp kim loại mỏng để đựng nước giải khát. Có ai lo lắng bị hiểu nhầm là cái lồn đựng nước giải khát đâu. Khách vào quán hoàn toàn tự tin gọi chủ quán: “Chị ơi cho em lon bia, Chị ơi cho em lon Coca, Chị ơi cho em lon Pepsi”, và chưa có chị chủ quán nào hiểu nhầm là khách gọi cái lồn bia, lồn Coca, hay lồn Pepsi cả. Nếu giữa từ “lon” và từ “lồn” dễ bị hiểu lầm như truyền thông đang đề cập mấy hôm nay thì khắp nơi nơi, chủ quán và khách đã đập nhau tả tơi rồi vì bị xúc phạm bởi thái độ láo toét, hỗn hào của khách… và xa hơn là mối quan hệ giữa người với người ở nhiều hoàn cảnh khác đã bị đảo lộn, chứ không có bình an như hôm nay.
Vậy Lồn là gì mà lại ám ảnh cuộc sống đến vậy? Lồn xấu đến thế sao? Lồn bậy bạ xú uế, thậm tệ đến vậy à? Chúng ta hãy bình tĩnh nghiên cứu xem Lồn là gì nhé và nó có đáng bị ghét như vậy không?
Lồn là một khái niệm mà đã là dân Việt Nam thì hầu như ai cũng biết. Nó ban đầu là từ để chỉ cơ quan sinh dục của phụ nữ, nhưng qua lớp trầm tích thời gian, người dân Việt Nam đã nâng nó lên thành một khái niệm mang tính nhân văn, triết lý, và mỹ thuật. Ngày nay chúng ta có thể gặp từ “lồn” ở bất cứ nơi đâu trong cuộc sống hàng ngày. Từ ông xe ôm đến bà đồng nát, từ thằng nhóc đánh giày đến các cô sơn móng tay, từ ông bán bánh mì đến các bà bán thịt, từ tiến sĩ, giáo sư cho đến lao động chân tay, từ giới bình dân cho đến hot girl showbiz, người người học nhiều cho đến ít học…Tất cả đều có thể, trong một phút giây nào đó, mởi miệng nói: “Lồn!”.
Nhiều người mở miệng nói lồn nhưng thực ra chẳng hiểu cái lồn gì. Họ chẳng hiểu lồn cụ thể là gì? Cấu tạo thế nào? Cũng tội nghiệp cho nhiều đàn ông Việt Nam. Rất thích lồn nhưng lại lú lẫn khái niệm. Nhiều học viên nam hoang mang hỏi tôi: “Tại sao đàn bà có nhiều cái “âm” thế? Âm đạo, âm hộ, âm vật. Vậy 3 cái âm ấy là cái lồn gì? Cái vùng tam giác đen xì ở háng đàn bà có phải là lồn không, hay gọi cụ thể là gì? Hay âm đạo mới là lồn? Nghĩ đến việc phân loại xác định đúng tên lồn đã loạn cả lên, tẩu hỏa nhập mà rồi. Đéo nghĩ nữa, mệt vãi lồn.
Nói thẳng ra, đến hôm nay lồn đã quá gắn bó và quá thân quen với người dân Việt Nam, vậy thì tại sao chúng ta lại không thể nhìn nhận lại nó một cách trìu mến hơn, nghiêm túc hơn thay vì cứ coi nó là một cái gì xấu xa tục tĩu như đa số người vẫn hằng quan niệm.
Chính vì sự nhập nhằng hiểu sai ý nghĩa của lồn mà vô vàn thầy cô giáo ở Việt Nam đã không biết cách nào để có thể dạy giáo dục giới tính cho học sinh một cách hiệu quả. Nói thẳng ra lồn chỉ là một cái nick name của Âm đạo mà thôi, cũng tương tự như bướm, bím, cô bé, bim bim, hĩm... Âm đạo là từ ngữ chuẩn mực dùng trong sách giáo khoa để nói về bộ phận sinh sản nữ, nhưng khi nhắc tới Âm đạo thì từ thầy cô giáo cho đến học sinh đều ngại ngần đỏ mặt và liên tưởng đến lồn…và từ giây phút đó, không khí lớp học trở nên căng thẳng, thầy cô giảng bài thì mất tự nhiên, học sinh nghe thì như bị tra tấn tinh thần, cười đùa trêu trọc nhau, không còn nghiêm túc. Thất bại của một nền giáo dục trong lĩnh vực giáo dục giới tính chỉ vì không giải thích được cặn kẽ về lồn. Tiếc lắm!
Có những học viên của tôi đã bật khóc hu hu khi được yêu cầu đánh vần và đọc rõng rạc từ “Lồn”. Bạn ấy không thể đọc nổi, một rào cản tâm lý khủng khiếp làm bạn ấy sợ hãi. Mất gần 30 phút lấy can đảm và cho đến khi cả lớp cùng khích lệ “Cố lên! Cố lên!” thì bạn ấy là đọc rất nhanh “Lồn” rồi lao về phía các bạn cùng lớp ôm mặt khóc tiếp. Cả lớp hân hoan vỗ tay chúc mừng ầm ĩ. Tôi hỏi bạn ấy: “Tại sao em khóc?”. Bạn ấy trả lời: “Em khóc vì hạnh phúc quá ạ. Em đã vượt qua được chính mình.”
Từ lồn đâu có xấu xa như những gì chúng ta bị cài đặt. Nếu nó được sử dụng đúng lúc, đúng nơi thì sẽ đem lại những tác dụng vi diệu và niềm cảm hứng sâu sắc, đặc biệt ở chốn phòng the. Trong sinh hoạt đời thường hôm nay từ lồn được sử dụng trong tình huống kể chuyện tục, kể chuyện tiếu lâm, hoặc để người ta văng tục, chửi thề… theo kiểu thiếu văn hóa. Nhưng ở một góc nào đó, sử dụng từ lồn nhằm ám chỉ bóng nói gió đến một ý nghĩa khác mang tính nội hàm cao hơn, chẳng liên quan gì đến bộ phận sinh dục nữ nữa. Ví dụ:
- “Nóng vãi lồn!” - Chỉ là ám chỉ nóng nực quá, không chịu được; 
- “Chán vãi lồn!” - quá chán, chán đến nản;
- “Thời tiết như lồn!” - thời tiết xấu quá;
- “Nhìn cái lồn?” - nhìn đểu gì tao? ;
- “Lải nhải cái lồn!” - đừng nói nữa, nhức đầu lắm rồi;
- “Thằng mặt lồn” - không phải mặt mày giống cái lồn, mà mặt mày đáng ghét; 
- “Lồn không lành, mắng quanh hàng xóm” - Chỉ những người hay chửi bới um xùm, gây khó chịu
- “Đẻ con khôn mát lồn rười rượi, đẻ con dại thảm hại cái lồn” - Đẻ được con khôn thì sung sướng tự hào hơn đẻ ra con dại.
- “Bú lồn bà” - mày là đồ khốn nạn đểu cáng 
- "Đá như lồn ấy" - Đám đông ồ lên thất vọng khi cầu thủ đá trượt bóng ra ngoài cầu môn
...

Không dừng ở đó chúng ta còn dùng từ “lồn” để biểu đạt sự nghi vấn:
- “Cái lồn gì thế?” - cái gì thế nhỉ?;
- “Nó nói cái lồn gì vậy?” – nó nói cái gì, mình nghe không rõ;
- “Thế là thế lồn nào?” – chuyện này nghĩa là thế nào;
- “Thằng lồn nào kia?” - thằng kia là ai? ;
Đa phần trong trường hợp này từ lồn chỉ mang tính chất bổ ngữ, bổ sung sắc thái, nhấn mạnh thêm ý nghĩa của câu.

Cũng có lúc người ta sử dụng từ “lồn” để thể hiện sự phấn khích:
- “Sướng vãi cả lồn” - quá sướng;
- “Đẹp vãi lồn” - đẹp quá;

Nhìn lại thì thấy lồn cũng chỉ là một từ ngữ bình thường như bao từ ngữ khác, chẳng qua cuộc sống đã gán một quy ước là tục bậy cho nó mà thôi. Đến nay, qua nhiều thế hệ, lồn bị hiểu oan quá sâu mất rồi, mà không ai đủ can đảm minh oan cho lồn cả. Tất cả chỉ là quy ước mà thôi. Giả sử một có một chàng trai người Mỹ tên John lần đầu đến Việt Nam học tiếng Việt, tôi sẽ dạy cậu ấy đọc chữ “Lồn” và giải thích với cậu ấy lồn có nghĩa là “Đẹp” thì chàng người Mỹ đó cũng sẽ rất hồn nhiên hiểu lồn là đẹp. Sẽ có một đoạn đối thoại như sau:
- John, mặt bạn như lồn ấy.
- Thank you Sơn, mặt cậu cũng rất lồn.
- Mặt chúng ta đều như lồn cả.
- Uh, Việt Nam các bạn thật nhiều người mặt lồn.

Nói là khuyến khích thì không nên khuyến khích, vì ít nhiều cách dùng này cũng hơi suồng sã và thô tục. Song, bảo rằng ngăn cấm việc sử dụng từ này là không nên, mà thực tế thì "có mà cấm được cái lồn ấy". Vì từ ngàn xưa đến nay nó đã là một công cụ của giới bình dân nhằm giải tỏa những ức chế của cuộc sống. Có chăng, chúng ta cần cân nhắc những tình huống nào thì nên sử dụng, những tình huống nào hạn chế, và những tình huống nào là không nên.
Khi ngồi một mình chán đời mà phọt ra câu đấy có khi lại hay, khiến tinh thần sảng khoái. Khi vui vẻ cùng bạn bè, nói ra từ “lồn” khiến các khoảng cách xích lại gần hơn, vui hơn (chỉ dành cho bạn thân, đồng trang lứa). Dùng để xúc phạm hay lăng mạ một ai đó thì không nên, hoặc chỉ hạn chế thôi. Còn trong các buổi tiệc, hội nghị, ma chay, cưới xin… mang tính nghiêm túc thì cấm chớ có dùng.
Lồn chính nó không bao giờ có lỗi cả. Chỉ do sự u tối của đầu óc, sự suy đồi của tư duy mới làm lồn trở nên bẩn. Vì thế hôm nay chúng ta cố tránh né nó, chê bai nó, khinh ghét nó, thô bỉ hóa nó rồi thay thế bằng các từ khác như “chỗ ấy”, “vùng kín”, “bộ phận nữ tính” để cho ngôn ngữ của mình được sạch hơn… Đã đành là tùy từng văn cảnh cụ thể, nhưng đôi khi người đọc đang cảm thấy bứt rứt, cần “lồn” xuất hiện thì người viết lại không dám cho “lồn” xuất hiện, tạo nên cảm giác hụt hẫng, mất sướng. Chúng ta đang không thành thật với chính mình.
Gần đây tôi thấy một số các tác phẩm âm nhạc dám ngụ ý đặt tên chơi chữ về “lồn” trong bài hát của mình, ví dụ bài hát “Như lời đồn”. Dư luận cho rằng tác giả đặt tên như thế có hàm ý chơi chữ để hiểu nghĩa tục là “Đời như lồn”… và rồi bài hát cũng bị dư luận dập cho tả tơi. Tuy nhiên cũng có những quan điểm thoáng hơn thì cho rằng đừng nên nghiêm trọng quá những chuyện đó. Tội nghiệp tác giả nghĩ mãi ra được bài hát thì bị dư luận đánh tả tơi chỉ vì liên quan đến lồn. Một xã hội ám ảnh về lồn, cả nhạc sĩ lẫn người nghe.
Trong giới đào tạo cũng nổi lên những diễn giả thích văng lồn trên sân khấu, cũng có kẻ thích người chê. Để chửi và văng lồn cho mượt cũng phải đạt đến một tầm nhất định. Lồn ở trên miệng người này, trong một bối cảnh cảm xúc và không gian phù hợp, sẽ có thể làm thay đổi số phận của người kia. Nhiều diễn giả chửi học viên khóc rưng rức – “Dạng mày chỉ về nhà ăn lồn thôi”, nhưng sau lần bị chửi đó, học viên bừng tỉnh, tìm được cảm hứng thay đổi đời mình trở nên tốt hơn. Học viên quay lại cảm ơn thầy, vì được thầy chửi mà em nhận ra chính con người thật của mình. Hóa ra “ăn lồn” để thành người thì cũng đáng nhỉ.
Kể từ đó có rất nhiều người đến các lớp học để được chửi với hy vọng thay đổi cuộc đời. Họ đang tìm kiếm những cú huých tinh thần mang tính cân não, nặng đòn từ bên ngoài. Tôi đã từng được học viên đề xuất: “Em xin thầy. Thầy chửi em thật lực vào. Thầy chửi em nữa đi”. Cuộc sống đến hồi loạn mất rồi. Nói ngon ngọt thì không nghe, chửi “Mày ngu như lồn ấy. Sống như thế chỉ liếm lồn thôi.” thì học viên rưng rưng xúc động “Em cảm ơn thầy!”. Thật bó tay, khích lệ nguồn cảm hứng cũng có muôn ngàn kiểu. Thôi thì nhìn đến cái đích cuối cùng của sự thay đổi một cuộc đời mà tốt đẹp hơn thì cho họ ăn vài cái lồn cũng chẳng tiếc.
Phân tích về lồn thì còn nhiều khía cạnh và nhiều cung bậc lắm. Bài viết này chỉ mong muốn gửi đến các bạn một cái nhìn tích cực và vui vẻ hơn về lồn. Nếu có phải vì lồn mà tâm hồn điên đảo thì cũng chẳng có gì là xấu. Lồn chẳng có ý bậy bạ nào cả, chỉ có những suy nghĩ và thái độ bậy bạ mà thôi. Cái cần kiểm soát lớn nhất trong cuộc sống chính là cảm xúc và thái độ của con người. Nếu chúng ta có cảm xúc tốt đẹp, thái độ vui vẻ thì lồn sẽ thật beautiful. Lồn hôm nay không còn là lồn ngày trước nữa rồi. Nó đã trở thành một cái gì đó có ý nghĩa lớn lao và cao đẹp hơn cái ý nghĩa tục tĩu bị gán cho lúc ban đầu. Lồn rất đẹp và đáng yêu, dễ thương và đáng trân trọng. Tôi mong rằng các bạn hãy thật nghiêm túc yêu quý lồn, chắc chắn cuộc sống của các bạn sẽ chân thành và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Cảm ơn các bạn đã nghiêm túc đọc bài này.
Đinh Thái Sơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.