Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/01/2018

Tấm bia đá mang niên đại cổ nhất Việt Nam ở huyện Thuận Thành (tỉnh Bắc Ninh)

Niên đại đang được xem là thế kỉ 4.

Di vật tìm thấy gần đây ở huyện Thuận Thành - một địa bàn đặc biệt quan trọng, nơi còn thấy các di tích liên quan đến Sĩ Nhiếp và xung quanh thời điểm đó. Cũng liên quan với Sĩ Nhiếp (Nam Giao học tổ) là hệ thống Tứ Pháp.

Tấm bia này thì liên quan tới nhân vật Đào Hoàng - người Hán được cử tới làm quan ở Giao Châu.

14/01/2018

Về dung nhan hoàng đế Quang Trung (stt mới của Trần Quang Đức)

Lúc đã viết xong kì 1 của Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chinh), và đang viết dở kì 2 trên blog này, thì trên Fb, Trần Quang Đức đưa một stt ngắn lên.

13/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 2

Viết dần từ 9/1/2018

Một bức tranh có miêu tả đoàn sứ An Nam với trưởng đoàn là quốc vương Quang Bình trong lễ mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi, do họa sĩ nhà Thanh vẽ vào dịp đó (năm 1790), sau khắc in thành sách (nằm trong một bộ sách lớn có rất nhiều tranh), đã được Nguyễn Duy Chính giới thiệu và phân tích trong bài (tức bài "Đã tìm ra chân dung vua Quang Trung ?" trên Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 4 năm 2017).

Trong bức tranh ấy, theo Nguyễn Duy Chính thì có thấy hình ảnh của quốc vương Quang Bình (nguyên văn ông viết: "trong đó có cảnh vua Quang Trung cùng vương công đón hoàng đế hồi loan." - hoàng đế ở đây là vua Càn Long).

Bác Chính thì sử dụng bản tranh in khắc gỗ mà có màu.

Cũng trang tranh đó, hiện tôi mới chỉ có tư liệu đen trắng (tranh in khắc gỗ nhưng không có màu). Xem trích đoạn ở dưới (tạm thời sử dụng "in khắc gỗ" ở đây, kiểm tra lại sau).

Chân dung vua Quang Trung (bài Nguyễn Duy Chính bản chính thức)

Như đã nói hôm 8/1/2018, ở đây, bản chính thức bài của bác Nguyễn Duy Chính sẽ được tạp chí đưa lên mạng nội trong ít ngày. Thì hôm nay, vào kiểm tra, đã thấy bản chính thức vừa xuất hiện.

11/01/2018

"Lévi-Strauss và Emmanuel Todd" (buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa)

Đến tháng 3 năm nay, thầy Shirakawa - Giáo sư Nhân loại học Văn hóa & Văn hóa Dân gian - của Fukudai sẽ đủ 65 tuổi và về hưu.

Theo thông lệ của đại học ở Nhật Bản, thường sẽ có một buổi giảng cuối cùng của giáo viên chuẩn bị đến ngày về hưu. Buổi giảng cuối cùng của thầy Shirakawa đã diễn ra vào buổi sáng ngày hôm nay, Thứ Năm ngày 11/1/2018, tại phòng học tầng 8 thuộc nhà số 8 trong khuôn viên đại học.

10/01/2018

Hoa hậu vượt khó Niê : Em gái chăn bò người Ê-đê ở huyện Cư M'ga

Niê vừa đăng quang, làm mình nhớ lại lần đăng quang của cô gái người Nùng quê Quảng Uyên (Cao Bằng) của mình nhiều năm trước. Đó là em Triệu Thị Hà, mà nhà ở gần với miếu thổ công ngày xưa mình vẫn tới khảo sát - nay đã thành miếu lớn thờ Nùng Trí Cao (đã kể ở đây, và ở đây). Cũng mới tới khảo sát miếu thờ Nùng Trí Cao gần đây (ở đây và ở đây).

Niê là người ở huyện Cư M'ga, nơi mà rất nhiều năm trước chúng tôi đã du lãng nhiều lần để tìm dấu vết chàng Đăm San, rồi chàng Đăm Di. Hóa ra, nhà của Niê ở rất gần chỗ bãi tắm có tảng đá lớn mà người Ê-đê bây giờ vẫn còn kể đó là nơi hẹn hò của Đăm San.

09/01/2018

Công lý mở đầu năm 2018 : bầy sâu dầu khí, tháng 1

Ngày 8 tháng 1 năm 2018. Bắt đầu.

Đúng 1 tháng. Không chệch ngày nào. Bởi ngày 8/12/2017, thì báo chính thống đã viết (có thể xem bản đầy đủ ở đây):
"Một sự trùng hợp ngẫu nhiên: Chiều thứ 6, ngày 8/12, cơ quan chức năng tống đạt lệnh khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng. Buổi sáng hôm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ra mắt cuốn sách Vững bước trên con đường đổi mới."

07/01/2018

Ngắm kĩ thêm dung nhan hoàng đế Quang Trung (đọc chậm tư liệu Nguyễn Duy Chính) - 1

Có một số bài của bác Nguyễn Duy Chính đã được đưa về blog này từ trước. Ví dụ ở đây (về nhân vật Lê Quýnh, đăng tháng 3 năm 2014). Bây giờ, thì thử đọc chậm tư liệu do bác mới đưa ra gần đây về dung nhan hoàng đế Quang Trung. Tựa như đang có "bão" trên không gian mạng về các tư liệu đó cùng diễn giải của Nguyễn Duy Chính.