Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

23/06/2017

Một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước "lừng lẫy" ở miền Nam trước 1975

Học thuật miền Nam trước 1975 có khá nhiều vụ đạo văn lớn. 

Lần trước, blog này đã đi lại một ít tư liệu đương thời (trước 1975) về vụ tác phẩm của Thanh Lãng bị biển thủ trắng trợn (xem lại ở đây). Tạm xem là vụ miền Nam đạo văn của chính miền Nam.

Còn một vụ miền Nam đạo văn của miền Bắc, là vụ Hoàng Trọng Miên (miền Nam) xào luôn một cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi (miền Bắc). Rồi, đáng chú ý là: cuốn sách đạo văn của Hoàng Trọng Miên lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao giải thưởng quốc gia !

20/06/2017

Tọa đàm về ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô, một số hình ảnh

Chi tiết về tọa đàm, thì xem ở các entry trước (ở đâyở đây)

Bô xít Tây Nguyên thu lãi ngàn tỉ, và lỗ theo kế hoạch (tháng 6/2017)

Đây là chính sách của Bộ Chính trị, của Đảng, Nhà nước chứ không phải của TKV, cũng không phải của Bộ Công thương, chúng tôi chỉ là người thực hiện thôi”. (Thứ trưởng Bộ Công thương, tháng 6/2017).

Không nên bỏ qua : thuê bao di động bổ sung ảnh chính chủ, hạn đến 4/2018

Treo ở đây để khỏi quên.

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

Mốt chơi nhà gỗ dạng cổ ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Khoảng từ năm 2005, đi các nơi, thấy mốt chơi này khá thịnh hành. Ở một số làng gần Hà Nội, còn có hiện tượng: dẹp bỏ nhà "tây lai" gạch đã xây trước năm 2000, và chuyển sang nhà gỗ dạng cổ.

Nhiều nơi thì kết hợp đông tây: vừa có nhà "tây lai" vừa có nhà gỗ dạng cổ trên cùng khuôn viên của một gia đình.

18/06/2017

Vào mùa cấy tháng 6 năm 2017 : học sinh trong vùng trải nghiệm công việc đồng áng

Mùa cấy thời Minh Trị và Đại Chính người ta tổ chức các đại hội múa hát. Hát mừng đất trời, mừng nhà vua, mừng vận hội non sông, và tự mừng nhau.

Mùa cấy ở Nhật Bản, thường vào dịp đầu tháng 5 âm lịch, ngang ngang thời điểm bà con Tày Nùng vùng Cao Bằng xuống đồng (xem cảnh xuống đồng năm 2017 ở huyện Quảng Uyên mấy hôm trước tại đâytại đây).

Bây giờ đang là thời Bình Thành.

Học sinh trong vùng được trải nghiệm việc cấy lúa vào thời gian này.

16/06/2017

Tin vắn học thuật : dịch sách của Tạ Đức và Đỗ Lai Thúy sang tiếng Anh

Cuốn sách của học giả Tạ Đức, về trống đồng, thì đã điểm tin ở đây.

Cuốn của Đỗ Lai Thúy thì là về Hồ Xuân Hương.

Trong nhà, mình mới có cuốn của Đỗ Lai Thúy, vẫn chưa có cuốn của Tạ Đức.

Người Việt viễn chinh đầu thế kỉ 21 : trồng cần sa như trồng ngải cứu, ở Nhật Bản

Cần sa (còn gọi là đại ma), hình như được người Việt "viễn chinh" trên toàn thế giới. Ở châu Âu thì rõ rồi. Một số bà bạn của mình ở Hà Lan hay Pháp còn khoe: họ hàng trồng cần sa như cây cảnh !

Ở Nhật thì cần sa được trồng như ngải cứu ! Hiện tượng này là mới gần đây, chứ hồi những năm trước và ngay sau năm 2000 thì chưa. Vì lúc đó, người Việt Nam ở Nhật còn chưa nhiều.

Bây giờ, bà con ta trồng "ngải cứu" khắp nước Nhật. Báo chí Nhật thỉnh thoảng lại rộ lên tin tìm được người Việt trồng ngải cứu !