Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

Tên báo cáo đúng là: "Vấn đề dân tộc tự quyết và thời kì chuyển đổi bước ngoặt đầu thập niên 1960 trong nghiên cứu người Tày Nùng của Lã Văn Lô".



---





Thông tin nhận chính thức ngày 16/6/2017


"

CHƯƠNG TRÌNH TỌA ĐÀM

NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ DẤU ẤN CỦA DÂN TỘC HỌC XÔ-VIẾT
TRONG NHÂN HỌC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NỬA SAU THẾ KỶ XX

        Thời gian: Thứ Ba, ngày 20 tháng 6 năm 2017
        Địa điểm: Phòng 304 nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Hà Nội
        Đơn vị tài trợ: Wenner-Gren Foundation

8:30-9:00
Đăng ký đại biểu
Phòng 304 nhà E
9:00-9:15
Khai mạc
-          GS.TS. Phạm Quang Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN
9:15:11:30
Tiểu ban 1: Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn vĩ mô
P. 304 nhà E

Chủ trì: GS.TS. Nguyễn Văn Kim, PGS.TS. Lâm Bá Nam

Báo cáo:
1.      PGS.TS. Nguyễn Văn Chính (Khoa Nhân học, ĐHQGHN), Từ Dân tộc học Xô-viết đến Dân tộc học Việt Nam: Nguồn chung, vốn riêng
2.      GS.TS. Ngô Văn Lệ (Khoa Nhân học, ĐHQGTP.HCM), Ảnh hưởng và dấu ấn Dân tộc học Xô-viết trong Nhân học Việt Nam
3.      TS. Lý Hành Sơn (Viện Dân tộc học), Ảnh hưởng một số hướng nghiên cứu của Dân tộc học Xô-viết đến các nhà dân tộc học Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỷ XX
4.      PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp (Khoa Nhân học, ĐHQGTP.HCM), Di sản Dân tộc học Xô-viết và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của Dân tộc học Việt Nam
5.      PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh (Đại học Khoa học Huế), Những dấu ấn của Dân tộc học Xô-viết trong Dân tộc học và Nhân học Việt Nam
10:15-10:30
Tiệc trà
Sảnh tầng 3 nhà E
10:30-11:30
Thảo luận
11:30-13:30
Ăn trưa
Sảnh tầng 3 nhà E
13:30-15:00
Tiểu ban 2: Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn chuyên ngành và thể chế
Phòng 304 nhà E

Chủ trì: PGS. Nguyễn Văn Chính, TS. Nguyễn Thị Thanh Bình

Báo cáo:
1.      PGS.TS. Lâm Mỹ Dung (Khoa Lịch sử, ĐHQGHN), Tác động của Khảo cổ học Xô-viết đối với Khảo cổ học Việt Nam
2.      PGS.TS. Cao Thế Trình (Đại học Đà Lạt), Ảnh hưởng của trường phái Dân tộc học Xô-viết tại Trường Đại học Đà Lạt từ năm 1984 đến nay
3.      TS. Nguyễn Trường Giang (Khoa Nhân học, ĐHQGHN), Bước đầu tìm hiểu về nhân học hình ảnh ở Nga và ảnh hưởng của nó trong nhân học ở Việt Nam
4.      PGS.TS. Phạm Công Nhất (Khoa Triết học, ĐHQGHN), Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lenin và ý nghĩa có nó trong việc giải quyết các vấn đề dân tộc trong thời đại hiện nay
5.      TS. Chu Xuân Giao (Viện Nghiên cứu Văn hóa), Vấn đề dân tộc tự quyết và thời kì chuyển đổi đầu thập niên 1960 trong nghiên cứu người Tày Nùng của Lã Văn Lô

Thảo luận
15:00-15:15
Tiệc trà
Sảnh tầng 3 nhà E
15:15-17h:00
Tiểu ban 3: Ảnh hưởng và dấu ấn của Dân tộc học Xô-viết trong Nhân học ở Việt Nam: Góc nhìn các nhà khoa khoa học
P. 304 nhà E

Chủ trì: GS.TS. Ngô Văn Lệ, PGS.TS. Nguyễn Văn Sửu

Báo cáo:
1.      PGS.TS. Lê Văn Thịnh (Khoa Lịch sử, ĐHQGHN), Liên Xô/Liên bang Nga với công tác đào tạo cán bộ cho Việt Nam – Vài nhận định
2.      Ths. Trần Bích Hạnh (Trung tâm Bảo tồn Di sản Tiến sĩ), Từ những tư liệu tại Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam nhìn về một thế hệ những nhà dân tộc học chịu ảnh hưởng của trường phái Xô viết nửa sau thế kỉ XX
3.      TS. Nguyễn Thị Thanh Bình (Viện Dân tộc học), Về thế hệ cán bộ nghiên cứu ở Viện Dân tộc học được đào tạo từ Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu
4.      TS. Đinh Thị Thanh Huyền (Khoa Nhân học, ĐHQGHN), GS. Phan Hữu Dật: Ảnh hưởng và dấu ấn Dân tộc học Xô Viết đối với dân tộc học/nhân học Việt Nam
5.      PGS.TS. Nguyễn Duy Bính (Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội), Những ảnh hưởng của Dân tộc học Xô-viết đến Dân tộc học Việt Nam: Trường hợp GS. Ngô Văn Lệ

Thảo luận
17h00-17h15
Bế mạc
P. 304 nhà E


"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.