Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mai-anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-mai-anh. Hiển thị tất cả bài đăng

29/10/2020

"vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ" (cập nhật vần thơ viết bằng mực tím của 30 năm trước)

Chúng tôi đang chuẩn bị cho một event kỉ niệm 30 năm ngày nhập học (1990-2020). Không phải kỉ niệm ngày ra trường, mà là kỉ niệm ngày vào trường nhé.

Hôm qua, một câu thơ đã được đề xuất, là câu: "vẫn chung nhau những niềm vui lớn nhỏ".

Ý thơ vốn được viết từ 30 năm trước, lúc chúng tôi mới 17 hay 18 tuổi, trên giảng đường nhìn sang bên kia là nhà máy thuốc lá Thăng Long ngày ngày lan tỏa khói thuốc thơm thơm. Thơ viết trên giấy nháp và bằng mực tím. Bản nguyên gốc vẫn được lưu giữ cẩn thận. Màu mực tím vẫn sáng ngời bởi đã được bảo vệ bằng một lớp platic tráng từ khoảng 20 năm trước (hồi đó, có phong trào "ép platic" cái loại giấy tờ hay tài liệu).

19/03/2019

Tuần phim Nhật Bản tại Hà Nội (ngày 25, 27, 29, 30 tháng 3)

Hoạt động chiếu phim này, theo kí ức của mình, là có từ lâu rồi, cỡ khoảng 25 năm về trước. Lần đầu tiên biết đến là lúc nhận được vé mời từ đoàn trường Đại học Tổng hợp (hồi các anh Q.A và A.). Đoàn trường phát về liên chi đoàn các khoa.

Người đầu tiên tự đi học tiếng Nhật của lớp mình hồi đó là M.A. Hết sức thức thời. Mình nhìn vào cuốn giáo trình của M.A mang đến lớp, phát hiện ra bộ chữ cái tiếng Nhật hao hao chữ Hán. Lúc đó chưa hề biết đích xác rằng, đúng thế, từ chữ Hán người Nhật đã chế ra được bộ chữ cái. Chỉ đoán mò vậy. Và phải mấy năm sau thì mới biết thực sự đúng là vậy. Một phần từ sự phát hiện đó, mình đã đi học tiếng Nhật. Bây giờ thì không rõ M.A còn nhớ tiếng Nhật nữa hay không.

Tin cập nhật 2019 lấy về từ trang của Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (trụ sở tại 27 phố Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

03/02/2016

100 năm Xuân Diệu và thói quen "kem trứng đánh đường"

Kỉ niệm được ghi lại sau cả nửa thế kỉ, của nhà thơ Bùi Kim Anh.

Bà vốn là cô giáo dạy Văn phổ thông. Là phụ huynh của một bạn học của chúng tôi. Thời mà Trinh Đường làm tuyển thơ Việt Nam, chúng tôi có dịp liếc liếc. Ông chọn thơ của Bùi Kim Anh vào tập đó, với bản thảo đánh máy, tôi cũng có dịp liếc liếc sau câu tâm sự của ông đại khái: "Hai mẹ con cùng làm thơ. Nhưng mình chọn thơ của người mẹ".

Thói quen "kem trứng đánh đường" của Xuân Diệu làm chợt nhớ về thói quen "no beer no class" (không có bia không lên lớp) của Trần Quốc Vượng.