Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

30/08/2023

Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Luận giải này đã được thầy Vượng phát biểu chính thức bằng bài viết học thuật từ đầu thập niên 1990, dựa trên cơ sở khảo sát sử liệu và khảo sát điền dã năm 1991.

Đến năm 1996, thầy cho tập hợp các bài viết và cho xuất bản thành sách như sau:


Trong sách trên, có bài sau:



Đại khái ý chính trong bài của thầy như sau (tôi tạm lấy nguyên văn một số đoạn chính).


1. Mở đầu bằng việc nói về hai ngôi Phủ trong cùng Phủ Giầy:


2. Đại khái khi nói chuyện với các bô lão hai bên, bên Vân Cát và bên Tiên Hương, thầy Vượng ghi nhận nhiều lí giải khác nhau, nhiều câu hỏi khó ! Trong đó, có câu hỏi sau:



3. Sau một thời gian tìm hiểu, có sự giúp đỡ của chuyên gia khảo cổ Nguyễn Hồng Kiên và chuyên gia Hán Nôm Đỗ Thị Hảo, có những gợi ý về cơ cấu làng xã Việt của nhà dân tộc học Nguyễn Từ Chi (Trần Từ), thầy Trần Quốc Vượng đưa giả thiết như sau về Phủ Giầy:


3. Lời kết của bài thì như sau:





4. Như vậy, có thể tóm lược mấy ý chính như sau của nhà sử học danh tiếng Trần Quốc Vượng về Kẻ Giầy và Phủ Giầy ở thời điểm đầu thập niên 1990:

- Xã Vân Cát có từ xa xưa (không rõ có từ khi nào), mà tên quen gọi của khu vực này là Kẻ Giầy (hay Kẻ Dầy).

- Trong xã Vân Cát có 4 thôn/giáp. Trong 4 thôn/giáp, có thôn/giáp gọi là "An Thái".

- Sau rồi, do mẫu thuẫn giữa hai ông Nghè của xã Vân Cát (ông Trần Bích Hoành và ông Trần Kỳ, cả hai đều đỗ tiến sĩ thời Hồng Đức thế kỉ XV), một phần của xã (có bao gồm "thôn/giáp An Thái") đã chạy biệt xã. Tức là, ở khoảng cuối thế kỉ XV gì đó (bản thân Trần Quốc Vượng cũng chưa chắc về thời điểm), xã Vân Cát đã được tách thành hai xã: xã Vân Cát, xã An Thái.

- Sau khi đã tách xã như vậy (khoảng từ cuối thế kỉ XV), bên xã Vân Cát có ông Trần Bích Hoành, còn bên xã An Thái có ông Trần Kỳ. Hai ông Nghè trở thành hai tiên chỉ của hai xã khác nhau.

- Sau khi tách xã, hai bên "bất tri tình" với nhau, tức là không quan hệ gì với nhau nữa, không cho trai gái hai làng/xã được lấy nhau.

Tựu trung, theo luận giải của thầy Trần Quốc Vượng, thì đã có trật tự như sau về đơn vị hành chính ở khoảng cuối thế kỉ XV (trước khi hai cụ Nghè trong xã Vân Cát quyết định tách xã): thôn An Thái - xã Vân Cát - huyện Thiên Bản.

Sau khi đã tách xã thì hình thành hai xã như sau: xã An Thái huyện Thiên Bản, xã Vân Cát huyện Thiên Bản. Đến thời Nguyễn, "xã An Thái" được đổi tên thành "xã Tiên Hương". 

Tháng 8 năm 2023,

Giao Blog


..

Bài toàn văn in trong sách xuất bản năm 1996:



















---

Các entry liên quan đã đi trên blog này:

-  Luận giải của nhà sử học Trần Quốc Vượng về Phủ Giầy (cụm vấn đề Vân Cát - An Thái - Tiên Hương)

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam





---




Nhóm Nguyễn Xuân DiệnTrần Chánh - Hoài Cổ thực sự bất lương khi bịa tạc, dựng chuyện để vu cáo như ở dưới (chép tư liêu vào ngày 30/8/2023)


2.















THẦY VƯỢNG ĐÃ CẢI CHÍNH MÀ TRÒ GIAO KHƠI BÀI CŨ CỦA THẦY LÊN.
Năm 1991 sau khi GS Trần Quốc Vượng dựa trên lời kể của các cụ bên Tiên Hương mà có bài viết rằng:
"Quan nghè Tiên Hương tên là TRẦN KỲ đỗ Thám hoa và quan Thám không có con nối dõi"
Còn cụ nghè Vân Cát tên là Trần Bích Hoành ( hay Hoằng, Hoàng) đỗ Bảng Nhãn song đỗ sau.
Vì đỗ sau lại đỗ cao hơn nên cụ nghè Vân Cát muốn tranh ngôi tiên chỉ với cụ nghè quan Thám hoa muốn tranh ngôi Tiên chỉ với cụ nghè- quan Thám hoa Tiên Hương đỗ trước . Do vậy mới có xã Vân Cát vốn trước là một trại của xóm (Giáp Nhất) Vân Cát của xã An Thái.
Sau khi có thông tin này, cụ Trần Nhung, người ở Vân Cát là đảng viên và là hậu duệ của ông nghè Trần Bích Hoành đã có thư gửi yêu cầu GS Trần Quốc Vượng thẩm tra khảo cứu lại với lý do:
* GS Vượng cần nghe thông tin từ hai phía và đặc biệt là hậu duệ con cháu các cụ nghè bên Vân Cát hiện còn nhà thờ và sắc phong.
* Không có chuyện cụ Nghè làng Vân Cát đỗ sau cụ nghè làng Tiên Hương và tranh chức Tiên Chỉ với cụ nghè Tiên Hương.
Năm nay (2023) cụ Trần Nhung 97 tuổi, 75 tuổi Đảng, hiện còn khỏe mạnh.
Giáo sư Trần Quốc Vượng sau đó đã thẩm tra lại bằng việc tra lại văn bia gốc tại Văn Miếu Quốc Tử Giám cho ta thấy:
Cụ Trần Bích Hoàng phủ Kiến Hưng, huyện Thiên Bản đỗ Bảng Nhãn năm Hồng Đức thứ 9 (1478 )
Cụ Trần Kỳ huyện Thiên Bản đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân loại 3 (hạng chót) năm Hồng Đức 18 (1487) sau cụ Trần Bích Hoành 09 năm.
Từ bằng chứng GS Vượng đã kết luận không có chuyện ông nghè Vân Cát tranh chức với cụ nghè Tiên Hương và kết luận.
HUYỀN TÍCH MÀ CÁC CỤ TIÊN HƯƠNG (AN THÁI) KỂ LẠI VỚI TÔI RÕ RÀNG LÀ KHÔNG ĐÚNG
Sau khi thẩm tra văn bia tại Văn Miếu, thấy rằng ý kiến của cụ Trần Nhung là chính xác, để thể hiện sự cầu thị sửa sai, GS Trần Quốc Vượng đã viết thư tay tới cụ Trần Nhung về việc sai sót thông tin từ một phía này và có cuộc trao đổi với các cụ làng Vân Cát ngay tại đình làng và xác nhận sẽ có bài cải chính. (Như ảnh đính kèm)
Câu chuyện của GS Trần Quốc Vượng là thế và việc Giáo sư viết thư xin lỗi và đối thoại với các cụ làng Vân Cát về việc sai sót khi tiếp nhận thông tin thể hiện sự cầu thị và phân tích chặt chẽ khi đã có tư liệu gốc. Trong bài cải, chính giáo sư cũng hoàn toàn không nói có việc cụ nghè "thôn" An Thái (Tiên Hương) chạy biệt xã để tự tách ra thành xã An Thái như TS Giao đăng trên Facebook.
Việc "nhét chữ" và cắt cúp không giới thiệu bài cải chính để cố cho rằng có thôn An Thái trong xã Vân Cát nhằm:
- Vì thôn An Thái nằm trong Vân Cát nên nếu nói Mẫu ở Vân Cát tức là Mẫu cũng ở "thôn" An Thái.
Tuy nhiên, việc cứ cố gắng chứng minh "thôn" An Thái tách ra khỏi Vân Cát từ khi hai ông nghè tranh nhau tiên chỉ tức sau khi ôngTrần Kỳ bên Tiên Hương đỗ tiến sỹ vào năm 1487 mà tương truyền mẫu năm năm 1557 mới giáng sinh tại Vân Cát thì Mẫu càng chẳng có liên quan gì đến Tiên Hương cả, thưa TS Chu Xuân Giao.
Xem bài viết lại của GS Trần Quốc Vượng trên Tạp Chí Văn Hóa Dân Gian số 4 (76) 2001 phần Nghiên Cứu Phát Triển mà TS Chu Xuân Giao cắt cúp để biến dạng câu chuyện của GS Trần Quốc Vượng với dân làng Vân Cát.
Ngoài ra tại Luận án của TS Nguyễn Đạt Thức ( Thuc Nguyen ) đã dẫn tư liệu theo sách của GS Trần Quốc Vượng có nội dung như ảnh trong bài. Hoàn toàn không có ý nào như TS Giao đã trình bày về việc "thôn An Thái" tách ra khỏi xã Tiên Hương.

https://www.facebook.com/lichsuphuday/posts/pfbid0i6qD2MMMPbjageB7Z5uReN6hcAUK6MCQ2biPqWRUrrdyMpyCshMVo7G8Tv5wh5sSl


1.











Hôm nay 30/8 TS Chu Xuân Giao dẫn trên Blog bài viết của GS Trần Quốc Vượng ghi chép khi điền dã tại Tiên Hương những năm 1990 và TS có các kết luận từ bài viết của GS Trần Quốc Vượng như sau
"Xã Vân Cát có từ xa xưa (không rõ có từ khi nào), mà tên quen gọi của khu vực này là Kẻ Giầy (hay Kẻ Dầy).
- Trong xã Vân Cát có 4 thôn/giáp. Trong 4 thôn/giáp, có thôn/giáp gọi là "An Thái".
- Sau rồi, do mẫu thuẫn giữa hai ông Nghè của xã Vân Cát (ông Trần Bích Hoành và ông Trần Kỳ, cả hai đều đỗ tiến sĩ thời Hồng Đức thế kỉ XV), một phần của xã (có bao gồm "thôn/giáp An Thái") đã chạy biệt xã. Tức là, ở khoảng cuối thế kỉ XV gì đó (bản thân Trần Quốc Vượng cũng chưa chắc về thời điểm), xã Vân Cát đã được tách thành hai xã: xã Vân Cát, xã An Thái.
- Sau khi đã tách xã như vậy (khoảng từ cuối thế kỉ XV), bên xã Vân Cát có ông Trần Bích Hoành, còn bên xã An Thái có ông Trần Kỳ. Hai ông Nghè trở thành hai tiên chỉ của hai xã khác nhau.
- Sau khi tách xã, hai bên "bất tri tình" với nhau, tức là không quan hệ gì với nhau nữa, không cho trai gái hai làng/xã được lấy nhau."
Ngoài ra TS còn chụp hình đoạn kết luận rất của GS Trần Quốc Vượng về việc hai làng đã giao hảo.
"Chứng cớ rành rành vợ chồng ông bà Thủ nhang ở Tiên Hương, một người quê Vân Cát, một người quê Tiên Hương. Vợ chồng ông Trần Viết Đức.
NHẬN ĐỊNH:
TS Giao đăng lại bài của GS Trần Quốc Vượng để chứng minh cho rằng xưa An Thái là thôn cũng thuộc xã Vân Cát.
Các dữ liệu của GS Trần Quốc Vượng dựa theo lời kể của các cụ bên Tiên Hương và chưa kiểm chứng với tư liệu lịch sử về tiểu sử hai cụ nghè.
KẾT LUẬN VỀ GIẢ THUYẾT CỦA GS TRẦN QUỐC VƯỢNG RA SAO SẼ ĐƯỢC TRANH " LỊCH SỬ PHỦ DÀY' ĐĂNG TẢI.
Link bài TS Giao như phần bình luận.

https://www.facebook.com/lichsuphuday/posts/pfbid026FoDfhvWkAR7wowkxForbEwnkAGUysmV1xGV7pPYiZxNSFRHhwg5dLtxwavbJMEKl

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.