Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-thanh-hải. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-thanh-hải. Hiển thị tất cả bài đăng

10/04/2024

Tháng Ba ta năm 2024 và lễ hội Điện Huệ Nam ở Huế (lần đầu có rước bộ 3 km, ngày 10-11/4)

Về điện Huệ Nam và lễ hội tháng Ba tháng Bảy ta tại đây, trên Giao Blog có thể xem lại ở đây hay ở đây (tháng 8 năm 2017).

Bây giờ là cập nhật tình hình năm 2024. Nổi bật là lễ hội Điện Huệ Nam năm 2024 lần đầu tiên tổ chức đám rước bộ (đi bộ khoảng 3 km, sau đó mới lên thuyền).

06/08/2023

Nhắc nhở và chấn chỉnh việc làm sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Quan điểm của cơ quan quản lí hiện nay, cập nhật đến tháng 8 năm 2023, là: không được thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu (Tam Tứ Phủ) ở bên ngoài không gian thờ tự.

16/10/2020

Nhập gia tùy tục : về giấc ngủ buổi trưa ở Việt Nam và các quốc gia La-tinh

Dân chúng ở các nước vùng La-tinh ở châu Âu, như Tây Ban Nha hay Italia, thì có thói quen ngủ trưa dài. Các cửa hàng cửa hiệu sẽ kéo cửa xuống, đi ngủ trưa, có khi phải tới tận 3 h chiều mới mở lại !

Việt Nam thì về cơ bản các công sở cũng có thời gian nghỉ trưa rất dài. 

Rất nhiều năm về trước, du lãng vùng Huế, được anh Phan Thanh Hải (lúc đó là cán bộ của Trung tâm Bảo tồn di tích) cho biết: người Huế công sở thì tầm 11h30 là phi xe về nhà, nấu ăn trưa, rồi ngủ, cho tới 2 h thì sẽ có mặt trở lại ở cơ quan, tức có tới khoảng gần 3 tiếng buổi trưa. Bây giờ, sau nhiều năm, anh Phan Thanh Hải trở thành Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế, mới đây chủ trương mặc quốc phục ở công sở (xem lại ở đây), thì không biết thời gian nghỉ trưa của công sở Huế đang như thế nào ? Rút ngắn đi, hay vẫn duy trì khoảng 3 tiếng như vậy ?

Đi nhiều tỉnh Nam Bộ, cũng thấy người ta nhất định phải ngủ trưa. Dài ngắn là tùy từng công sở liên quan đến tính chất công việc.

10/09/2020

Áo dài nam giới : khởi động từ lâu, giờ thì cựu kinh Huế ra quân

Áo dài của nữ thì không cần bàn nữa rồi. Bởi từ rất lâu, nó đã thành ra một phong cách Việt Nam được thế giới ghi nhận. Ngày xưa, cách nay khoảng 20 năm, các nữ sinh ở Tokyo trường tôi từng phối hợp như sau: trên mặc áo dài Việt Nam, dưới vẫn mặc quần bò. Các em tham dự lễ hội văn hóa thường niên của trường. Nghĩ một chút, thì giờ, các em ấy cũng U40 hay hơn cả 40 rồi !

Còn áo dài nam giới thì là câu chuyện thời sự bây giờ, năm 2020.

Khởi động từ các nơi lâu rồi.