Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên-họ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tên-họ-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

22/10/2022

Về đền Bà chúa Cột Cờ ở thành phố Thái Nguyên - cảm nhận của Đoàn Đức Phương

Hồi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Tổng hợp Hà Nội, một ông thầy của chúng tôi tên là Đoàn Đức Phương. Ông dạy chúng tôi mảng văn học Việt Nam hiện đại và lí luận văn học.

Còn bây giờ, cũng tên Đoàn Đức Phương, hoàn toàn trùng khít về tên, nhưng là người khác. Về các trường hợp trùng tên kì lạ ở Việt Nam, trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây (đó là các trường hợp Nguyễn Đức Nhuận, Trần Thị Vinh, Nguyễn Thế Kỷ, Nguyễn Minh Đức, Hoàng Hữu Phước).

Bạn Đoàn Đức Phương hiện làm việc tại công an Thái Nguyên, mấy năm trước thì có hoàn thành luận văn học vị Tôn giáo học về người Mông theo Tin lành. Đại khái như sau.

14/12/2019

Trùng họ trùng tên : biết thêm một tác giả nữa tên Nguyễn Thế Kỷ

Trước thì có một vài lần nhắc đến tác giả Nguyễn Thế Kỷ xuất thân xứ Nghệ - người đồng hương với nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, ví dụ ở đây hay ở đây.

Bây giờ, biết thêm một vị nữa, cùng tên Nguyễn Thế Kỷ - quê ở Quảng Ngãi, tức xứ Quảng. Nếu nói người đồng hương thì có thể kể đến cha con Nguyễn Tấn - gắn với trường lũy (ví dụ đọc về Nguyễn Tấn ở đây).

16/12/2016

Việt Nam học 5 : những cặp trùng họ trùng tên (Trần Thị Vinh và Hoàng Hữu Phước)

Trong Việt Nam học 5 (tháng 12 năm 2016, đã đi ở đây và ở đây), có một số cặp trùng họ trùng tên đáng chú ý. Đó là những nhà khoa học cùng họ cùng tên, có thể gây nhầm lẫn.

Tạm thời, ở đây nêu cặp Trần Thị Vinh, và cặp Hoàng Hữu Phước.

14/03/2013

Tưởng là Nam những hóa ra vẫn là Nữ : Người đàn bà trong bốn bức tường

1. Không hiếm phụ nữ mang tên giống giống như nam giới. Ngược lại, cũng không ít đàn ông lại mang cái tên nghe từa tựa đàn bà. Bởi vậy, có cả anh Hiền với chị Hiền, lại có cả chị Hùng lẫn anh Hùng, anh Quế chị Quế, nhiều lắm.

2. Một ông bạn biết chữ Hán, nhưng không biết tiếng Nhật, khi xem một loạt tên trong bảng danh sách, thấy những người có chữ Tử  ở trong tên, thì bảo tôi: "Đàn ông Nhật họ thích dùng chữ Tử nhỉ , chắc kiểu như Mạnh Tử với Khổng Tử đây" !

"Tử" đúng là có nghĩa là "nam giới" hay "thầy". Mạnh Tử là "thầy Mạnh", Khổng Tử là "thầy Khổng". Chắc là ông bạn đinh ninh nghĩ như vậy. 

Oái ăm ở chỗ, tên người Nhật hiện đại mà có chữ Tử  ấy thì đích thị phụ nữ rồi. Âm tiếng Nhật của Tử là "", ta cứ tạm hiểu như là "" (cô bé, cô gái, cô nàng,...) trong tiếng Việt đi cho dễ hình dung. Trước đây, bà Phan Thị Lệ kết duyên với tổ sư dòng Karatedo Việt Nam - võ sư Suzuki Choji - lúc theo chồng về Nhật Bản, đổi tên thành Suzuki Reiko. Reiko ở đây có thể hiểu ngầm ngầm là "Lệ-cô", tức "cô Lệ" hay "bà Lệ".

3. Có người nữ lại tên là Nam

Nhà văn Phạm Thị Hoài hình như cũng vốn có tên thật là Phạm Thị Hoài Nam. Mấy ông nhà văn lớp đàn anh, lúc cho đăng truyện của Phạm Thị Hoài Nam đã bỏ luôn đi chữ "Nam", để chỉ còn "Phạm Thị Hoài" cho đến ngày nay.

Tôi thì lại thấy "hoài" (hoài của) cho cái chữ "Nam" mà chị Phạm Thị Hoài đã mất. Mấy bậc đàn anh hơi vội, không suy nghĩ kĩ thêm một chút nữa, xem vì sao ông thân sinh hay ai đó trong gia đình đã đặt cái tên "Nam" cho "kô/cô" ấy chứ ?

Có thể các cụ thân sinh (hay đời trước nữa) của chị Phạm Thị Hoài có biết Hán văn hay nho ý lí số gì đó. 

Có thể các cụ thân sinh đã sử dụng chữ Nam sau đây để đặt tên cho con gái hay cháu gái của mình: 

.


Chữ này âm đọc là "Nam". Nhưng nghĩa lại là "Nữ" (cô bé, người con gái nhỏ). Đặc biệt hơn, nhìn mặt chữ sẽ thấy một chữ "Nữ" nằm trong một hình vuông. Có cảm giác như là một người đàn bà đang nằm giữa bốn bức tường vậy.

Tháng 3 năm 2013,
Giao Blog