Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mẫu-Liễu. Hiển thị tất cả bài đăng

02/08/2023

27/07/2023

Địa phương Trà Lũ - qua "Trà Lũ xã chí" và di văn hiện còn (1)

Cụ cử nhân Lê Văn Nhưng có để lại một ghi chép quan trọng bằng Hán văn là Trà Lũ xã chí. Tài liệu này đã được biết đến rộng rãi. Những tài liệu độc đáo dạng như thế này của làng xã Bắc Bộ đã được chúng tôi đọc luân phiên trong các nhóm đọc sử liệu địa phương được tổ chức từ cuối thể kỉ XX, mà là tại Tokyo. Đến khi tôi rời Tokyo đi làm điều tra điền dã dài hạn ở tỉnh xa Tokyo, thì không tham gia được nữa.

Mở một số entry trên Giao Blog để lưu những bài viết mới hiện nay liên quan đến Trà Lũ xã chí và các di văn hiện còn.

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

11/07/2023

Hiện tượng "làm mới sắc phong" hiện nay - ghi nhanh mấy điểm về "sắc phong" Phủ Vân

Hiện tượng "làm mới sắc phong" đang diễn ra ở qui mô toàn quốc. Thuật ngữ "làm mới sắc phong" là do tôi đề xuất trong mấy năm gần đây. Đề xuất chính thức là vào năm 2022, và hiện nhóm chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu chung.

Sắc phong làm mới sắc phong hiện nay tại Việt Nam, là một hiện tượng văn hóa, chúng tôi tiếp cận từ góc nhìn văn hóa. 

Trong nhóm làm việc chung của chúng tôi, có người chuyên về sắc phong và văn bản Hán Nôm, có người chuyên về mảng di sản văn hóa và quản lí văn hóa, có người chuyên về mảng bảo tàng (cơ quan thường phải làm phiên bản cho hiện vật/nguyên vật). 

Làm mới sắc phong, theo phân loại cụ thể của chúng tôi gồm có 8 loại hình (sẽ nói cụ thể ở dịp khác). Làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát (tính từ sau mùa hè năm 2011) là 1 trong 8 loại hình mà chúng tôi đề xuất.

Liên quan đến hiện tượng làm mới sắc phong ở Phủ Vân Cát, hôm nay, ngày 11/7/2023, trước khi cùng học trò đi về xứ Đoài, tôi viết nhanh mấy điểm như dưới đây.

01/07/2023

Cập nhật tình hình nhóm sắc phong ngụy tạo ở Phủ Vân Cát : đã được thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát

 Vào chiều Thứ Tư ngày 28/6/2023, theo thông tin từ địa phương thì:

- 17 tờ tư liệu làm nhái sắc phong đã bị thiêu hủy tại chính Phủ Vân Cát, trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng của địa phương,

- người trực tiếp mang thiêu hủy tại lò hóa vàng của Phủ Vân Cát là thủ nhang Phủ Vân Cát.

Do nhận tin báo rất muộn từ địa phương, chỉ cách giờ thiêu hủy một chút thời gian, mà chiều cùng ngày thì tôi lại đã có việc theo kế hoạch không thể bỏ được (lên lớp theo lịch dạy từ tháng 5), nên không có cách nào bay được về Phủ Giầy để chứng kiến sự kiện. Có cánh cũng không bay về kịp !

Bây giờ, trước hết xem thông tin từ báo chí chính thống - bài báo của tác giả Vũ Dương trên tờ Văn hóa.

15/06/2023

Chúng tôi chuẩn bị du lãng Thất Khê, xem lại giật mình: hồi 1930s, người Kinh cũng mới lên

Chúng tôi sắp đi mạn Bắc, lần này là khu vực thị trấn Thất Khê (huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn). Đại khái, ở mạn Lạng Sơn - Cao Bằng thì có nhiều địa danh nổi tiếng xưa nay, như Thất Khê, Đông Khê, Nà Cham,... Vùng ấy, vốn là địa bàn của các tộc người thiểu số mà trung tâm là Tày - Nùng (cũng có khi được gọi là "người Thổ" hay "người thổ"). Dĩ nhiên, nhóm Kinh già hóa Thổ ở khu vực ấy khá nhiều (truy gia phả một lúc, sẽ thấy là người họ Định, họ Hoàng, họ Bùi,...ở đồng bằng lên từ xa xưa --- gắn nhiều với thời kì Cao Bằng của vương triều Mạc từ khoảng 1593 đến tận 1683).

Xem lại một chút tư liệu cũ, thì cũng hơi giật mình: khoảng 100 năm trước, vào hồi thập niên 1930, người Kinh (với nghĩa là người Kinh mới, không phải "Kinh già hóa Thổ") mới chỉ là thiểu số ở trong vùng ấy.

Một thế kỉ trước, việc một người Kinh được bầu vào hội đồng làng xã vùng Thất Khê, là một sự kiện đáng quan tâm. Nếu so sánh nhanh, thì khéo từa tựa như việc một người Kinh được bầu vào hội đồng thành phố ở bên Mĩ bây giờ (đầu thế kỉ 21) !

Anh em người Kinh ở Thất Khê lúc bấy giờ tính lập một xã riêng, và dự kiến gọi là "Thất Khê Kinh" (người Kinh ở Thất Khê). Tựa như lập "Hội đồng hương Kinh" ở vùng Thất Khê lúc ấy.

Quả thực, đầu thế kỉ 20, Thất Khê được xem như ngang ngang với "thành phố Lạng Sơn" hay "thị xã Lạng Sơn". Có khi người ta gọi Thất Khê là "thành phố", tức "thành phố Thất Khê". Cũng có khi chỉ gọi "Thất Khê" hay "vùng Thất Khê" một cách phiếm chỉ.  

Bây giờ, năm 2023, thì là "thị trấn Thất Khê". Cái tên "thị trấn Thất Khê" đi kèm với "huyện Tràng Định", để thành "thị trấn Thất Khê huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn" đang được tôi xác định là ngày sau năm 1945. Đến năm 1945, Thất Khê mới chính thức là "thị trấn Thất Khê" thuộc "huyện Tràng Định".

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

07/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghé thăm giáo xứ Xuân Bảng ở quê Thánh Mẫu Liễu Hạnh và mục vụ Đa Minh ở Phú Nhai

 Chúng tôi đang du lãng ở xứ Nam.

Đoàn du lãng liên hợp: có mấy vị từ Huế ra, có mấy vị ở Hà Nội, một vị là người Nhật Bản.

Ở Vụ Bản, một quan tâm của chúng tôi lần này là: để tâm đến Công giáo ở quê hương Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Bởi vậy, chúng tôi đã cùng nhau tới thăm giáo xứ Xuân Bảng (tục gọi là Báng) ở cùng xã Kim Thái - xã có quần thể di tích Phủ Dầy (Giầy/Dày).

Về Trà Lũ, thì chúng tôi tới thăm nhà thờ Phú Nhai và các cơ quan của dòng Đa Minh.

01/04/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Tròn 30 năm Phủ Tây Hồ (3/1993 - 3/2023) và thầy Nguyễn Hùng Vĩ

5 năm trước, năm 2018, đã nói về nhân duyên 25 năm Phủ Tây Hồ (ở đây).

Bây giờ, cộng thêm 5 năm nữa vào, là vừa tròn 30 năm. Mà nhìn vào ngày tháng, thì lại càng giật mình: 27/3/1993-31/3/2023 ! Thật là như sắp đặt ! Mà là sự sắp đặt như đã có từ 30 năm về trước.

Đại khái đều là tháng 3, mà là năm 1993 và năm 2023, khoảng cách vừa tròn 30 năm. 

Ngày 27/3 của năm 1993, thì thầy Nguyễn Hùng Vĩ và mình cùng lên khu vực làng Tây Hồ (chùa Tây Hồ, phủ Tây Hồ,...) bằng xe máy 50 phân khối. 

Ngày 31/3 của năm 2023, thì tối muộn thầy Nguyễn Hùng Vĩ nói chuyện với mình qua zalo và e-mail. Hai thầy trò nói về Phủ Tây Hồ và những chuyến điền dã chung ngày trước, rồi về hội thảo sắp tổ chức ngay tại Phủ Tây Hồ. Đại khái hội thảo đó như sau:

07/03/2023

Câu chuyện xem bói và đi xem bói, từ coi lá trầu đến coi qua mạng

Gần đây, chủ nhân Giao Blog có tham gia vào một buổi nói chuyện về chủ đề xem bói và xem bói qua mạng (xem bói online) hiện nay, tại trường quay của VTC6. Cùng tham gia thì có thanh đồng Trần Quốc Thêm (thường được gọi là thầy Trần). Dẫn chương trình là MC Nguyễn Ngọc Vũ.

23/02/2023

Đọc tiếp "Ân oán còn lâu" - bản cập nhật 2023

Ân oán còn lâu bản cũ 2013 và 2015 thì đọc lại ở đây.

Bây giờ là đọc tiếp, với bản cập nhật 2023.

Trực tiếp là đến lúc ông chủ Đại Nam muốn cơ quan chức năng giám định tâm thần cho bà xã. Nhưng con trai của bà Nguyễn Phương Hằng thì không đồng ý. 

15/02/2023

Làng chài Nam Ô và các ngôi miếu thờ công chúa Liễu Hạnh, công chúa Huyền Trân - 2023

Mở đầu là video của VTV đã phát vào buổi sáng ngày 13/2/2023. Những thước phim cập nhật về hình ảnh làng chài Nam Ô. Nhà địa phương học Đặng Dùng (Phương Trứ) dẫn phóng viên của VTV đi các điểm di tích trong làng chài, đáng chú ý là có miếu thờ công chúa Liễu Hạnh (hiện có phối thờ công chúa Huyền Trân) và phế tích một ngôi miếu tương truyền là có thờ công chúa Huyền Trân (hiện ở Mỏm Hạc của gành đá Nam Ô).

13/10/2022

Bà Vân thủ nhang Phủ Nấp ở Nam Định đã từ trần (1947-2022)

Về Phủ Nấp - một ngôi đền thờ hệ thần Liễu Hạnh công chúa - ở xã Yên Đồng huyện Ý Yên tỉnh Nam Định, cách Phủ Giầy khoảng 10 km, thì trên Giao Blog có thể đọc ở đây hay ở đây.

Ngôi đền bề thế một thời, được gọi là Phủ Nấp, là bởi đó là làng Nấp (tên gọi dân dã của Quảng Nạp). Tên gọi chính thức là Quảng Cung linh từ

Thời hợp tác xã, Phủ Nấp bị hạ giải toàn bộ. Khu đất đó bị đào thành ao, thả cá, cắm biển "Ao cá Bác Hồ".

Sau Đổi Mới, dân làng đã lấp ao cá, dựng lại đền. Một nhân vật đặc biệt, là bà Vân, vốn chấp tác ở Phủ Giầy và đền Cây Đa Bóng đã tới Phủ Nấp, tái thiết ngôi đền (đọc bài đã đưa lên năm 2018 trên Giao Blog, ở đây). Cô Vân thường giải thích "Phủ Nấp" có nghĩa là: Thánh Mẫu nấp đi, vắng mặt đi một thời gian dài, rồi bây giờ xuất hiện trở lại ở đầu thế kỉ XXI.

02/10/2022

Ngôi đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân đèo Hải Vân : làng chài Nam Ô cập nhật 2022

Làng chài Nam Ô vốn thuộc huyện Hòa Vang phủ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Hiện nay, Nam Ô thuộc quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng.

Về Nam Ô và ngôi đền thờ Mẫu Liễu, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây - đây là lời kêu cứu, đúng như tên bài (bài lên Giao Blog vào ngày 24/3/2018, với tiêu đề "SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay").

Các dự án du lịch đã uy hiếp đến sự sinh tồn của làng chài Nam Ô. Có những lúc, tưởng như làng chài với nghề làm nước mắm Nam Ô nổi tiếng cùng nhiều đền miếu sẽ bị xóa sổ bởi dự án "tàn nhẫn với cư dân bản địa" và "tàn nhẫn với văn hóa".

Đại khái, báo chí hồi năm 2018 cũng đã vào cuộc kịp thời và quyết liệt. Vai trò xung kích của báo chí nói chung và báo chí xứ Quảng nói riêng đã có công lao lớn. Một ảnh ví dụ:

Cũng vào đầu năm 2018 đó, tôi đã viết trên Giao Blog nhân sự kiện thành phố Đà Nẵng (Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ) cho khai trương nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng, rằng:

"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm." (ngày 28/3/2018).

25/09/2022

Phủ Giầy Nam Định 2022 : kỉ niệm 5 năm (2016-2022) thực hành tín ngưỡng được ghi danh, tại Phủ Chính

Hoạt động kỉ niệm 5 năm tại phía Nam, xung quanh Phủ Giầy Sài Gòn, hồi tháng 8 năm 2022, thì Giao Blog đã điểm tin ở đâyở đây.

Bây giờ là đi nhanh một chút về hoạt động tại phía Bắc, xung quanh Phủ Giầy Nam Định, vào hạ tuần tháng 9 năm 2022.

05/09/2022

Phủ Giầy Sài Gòn 2022 : Phiên 2 của Hội thảo chiều ngày 16/8/2022

Trên Giao Blog, ít hôm trước đã nói nhanh về Phủ Giầy Sài Gòn sau 8 năm (2014-2022), ở đây.

Hôm nay, đưa video phiên 2 của hội thảo "Bảo vệ và phát huy giá trị di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt trong bối cảnh hiện nay" tại Phòng Hội thảo - Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (Thảo Điền, thành phố Thủ Đức) vào buổi chiều ngày 16/8/2022 (Thứ Ba).