Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-ích-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trần-ích-nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

29/08/2023

Sòng Sơn Thánh Mẫu (Liễu Hạnh công chúa) trong cuốn sách trọng yếu về thần tiên Việt Nam

Đây là một cuốn sách trọng yếu, mà nay đã biết rộng rãi trong học giới Việt Nam và quốc tế, gần đây đã có bản dịch tiếng Việt.

Sách được đạo sĩ danh tiếng Thanh Hoa Tử hoàn thành tại Thăng Long vào năm Thiệu Trị 7 (1847), sau đó được khắc in năm Canh Tuất (nhóm Trương Đình Hòe và Trần Ích Nguyên thì cho là năm 1850, tức là in ngay sau khi bản thảo vừa hoàn thành).

Đó là cuốn Hội chân biên. Trong sách này, truyện "Sòng Sơn Thánh Mẫu" (tức Liễu Hạnh công chúa) được xếp đầu tiên ở phần/quyển Khôn. Sách có phần/quyển đầu là Càn (nam thần), phần/quyển sau là Khôn (nữ thần).

25/07/2023

Hội thảo quốc tế ở Trường Đại học Thăng Long - ghi nhanh

Hội thảo quốc tế Giao lưu văn hóa-văn học giữa Việt Nam và các nước Đông Á thời kì Trung - Cận đại được tổ chức trọn trong một ngày Chủ Nhật vừa rồi (ngày 23/7/2023), tại Trường Đại học Thăng Long (Hà Nội).

Hội thảo có một phiên toàn thể trọn trong một buổi sáng tại hội trường lớn, buổi chiều là dành cho các tiểu ban, cuối cùng là trở lại tổng kết tại hội trường lớn. 

16/10/2017

Thơ trên đường đi sứ Trung Quốc của sứ giả Việt Nam, những phát hiện mới của Trần Ích Nguyên (Đài Loan)

Có nhiều kỉ niệm thú vị với bác Trần Ích Nguyên về mặt học thuật, nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Thánh mẫu Liễu Hạnh nói riêng.

Gần đây, bác đặt nhiều tâm sức vào mảng thơ đi sứ của sứ thần Việt Nam (trước đây là đặt trọng tâm vào Lý Văn Phức, bây giờ mở rộng ra nhiều vị).

31/05/2017

Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây

Đọc cái tên của bài viết, tự nhiên giật mình một cái.

Vì một lúc mới hiểu nghĩa của cái câu ấy là gì.

Hóa ra, nội dung thật sự là "Đánh giá của học giả Trung Quốc, lãnh thổ  Đài Loan về Truyện Kiều trong 10 năm trở lại đây". Tức là, viết về việc các học giả Trung Quốc và Đài Loan đánh giá ra sao về Truyện Kiều trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Có nghĩa là, tác giả quá gò ép mà đưa chữ "lãnh thổ" vào trước "Đài Loan", với ngầm ý chính trị rằng: Đài Loan chỉ là một lãnh thổ thuộc vào Trung Quốc, mà không là quốc gia ngang hàng với đại lục được. Tự nhiên, làm câu văn tiếng Việt trở thành khó hiểu.